Hôm nay,  

Vùng Đất Hứa

30/08/200700:00:00(Xem: 124643)

Bài số 2078-1941-645vb5300807

Tác giả sinh năm 1939 tại Saigon, cựu học sinh Lyc1ee Yessin Đà Lạt, tốt nghiệp Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Saigon 1962. Qua Mỹ theo diện HO cuối năm 1989, tốt nghiệp: Physchistric Technician 1992 tại Misson College/ CA, hiện đã nghỉ hưu năm tại San Jose. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà.

*

Khi gia đình tới Mỹ cuối năm 1989 thì tôi đã trên 50 tuổi. Tuổi già thì chưa đến, tuổi trẻ thì qua đã lâu rồi! Hưởng tiền trợ cấp hàng tháng theo diện HO. Thời đó, chính phủ Mỹ cho trợ cấp đến một năm để mình đi học nghề, tìm job, xây dựng tương lai mới trên vùng đất "hứa" này.

   Nói đến chữ "Hứa" làm tôi nhớ lại khi còn ở Việt Nam, hầu như ngày nào ông xã tôi cũng đạp xe ra Nguyễn Du gặp bạn bè bàn luận về thời thế hay lấy tin tức về diện HO. Có hôm, ông hân hoan về kể là có người bạn có bà con ở Mỹ nói là khi các cựu sĩ quan đến Mỹ sẽ được cấp cho nhà ở, xe đi và được lãnh tiền kể từ năm 1975, nghĩa là lãnh "rappel" theo cấp bậc. Ôi! Tin thật là sốt dẻo và đáng mừng quá. Ai cũng háo hức "chạy" để được đi cho sớm, cho nhanh. Nhà "cấp tá" không được bán mà phải biếu cho nhà nước cộng sản trước khi đi. Chúng tôi chấp nhận "biếu"hết, miễn được đi là đúng ước nguyện rồi. Bao nhiêu người đi "vượt biên" có mang gì được đâu" Có người còn phải hy sinh cả mạng sống để tìm "Tự Do"! Ôi! Tự Do muôn năm.

   Đến Mỹ với hai bàn tay trắng với mấy cái vali quần áo cũ, vài món quà VN như guốc và tranh sơn mài do bàn con bạn bè tặng làm kỷ niệm. Của ít lòng nhiều vì vậy mà sau này chúng tôi cũng phải gửi quà về tặng lại gấp bao nhiêu lần hơn.

Qua Mỹ tháng đầu tiên xin trợ cấp ở San Fracisco gặp ngày xui nên đụng ông "worker" hắc búa. Tháng đầu tiên bắt thằng con trai lớn ở Mỹ (còn đang đi học và mỗi sáng phải đi bỏ báo kiếm tiền từ 4 giờ sáng trời rét căm căm,) phải nuôi cha mẹ và hai em. Qua tháng sau mới được hưởng trợ cấp của chính phủ- vì mới qua đâu biết gì, ai bảo sao thì làm vậy, đâu dám thưa kiện ai" Thằng con thuê cho Cha Mẹ và hai em một phòng ngủ nhỏ, có một cái giường lớn, tối kéo ra ngủ, sáng phải xếp lại vô vách để có chỗ tiếp khách và ăn cơm, hai thằng con thì ngủ trong một góc nhỏ. Ôi! Khéo ăn thì no, khéo nằm co thì ấm. Hơn nữa, ở xứ Mỹ lạnh giá này ở càng chật càng ấm mà, chúng tôi tự an ủi như vậy, nhưng đến đêm nằm ngủ, vợ chồng tôi đã rơi nước mắt khóc. Ai có cùng cảnh ngộ chắc là thông cảm hơn. Xong đi làm thẻ ID và Social Sercurity. Đi đâu cũng có tài xế Mỹ đưa đón rất an toàn, nhưng rất mất thì giờ và dễ bị đi lạc vì không biết chuyến xe "Bus" chạy tới đâu! Lúc nào cũng mang địa chỉ nhà theo để có bị lạc mà hỏi đường về. Việc tiếp theo là tìm trường gần nhà để học ESL (English as a Second Language) vì không biết chữ và không biết nói thì không làm sao mà giao dịch cũng như tìm việc làm.

Ngày đầu đi học test để xếp lớp cho đúng trình độ mỗi người, Ông Mỹ hỏi ông xã tôi: "How are you doing"" Nghe đến chữ "doing" ông xã tôi nghĩ là họ hỏi về việc làm, vì đi tù cải tạo lâu quá nên hết chữ, hơn nữa mình ở Việt Nam mình học họ chỉ hỏi: "How are you"". Ai lại thêm chữ "doing" làm gì cho rắc rối! Nghĩ thế nên ông xã tôi trả lời liền "I am jobless"! "Tôi thất nghiệp!". Đó là giai đoạn đầu tiên khi đến Mỹ, sau này tôi hay kể lại cho bạn bè nghe cho vui.

Viết đến đây tôi nhớ lại hôm đi chợ "Safeway" với chị bạn ở VN mới qua như tôi; khi trả tiền thì thấy có một tờ "Đô" bị rách, chị bạn tôi liền đưa lại để đổi, không biết chị nói sao mà ông "cashier" người Mỹ  đưa cho chị một vé số cạo! Chị vừa cười vừa nói: "Bất đồng ngôn ngữ" làm tôi được một bữa cười no nê.

   Thời gian đi học tiếng Anh cũng phải lo đi Interview job. Lúc này ngành điện tử rất lên, phần đông người VN chọn nghề này cho dễ, không cần nhiều vốn Anh văn cũng như không cần nhiều chuyên môn bắt buộc như các nghề khác. Tôi và thằng con trai Út lúc đó 18 tuổi đi interview thử. Chúng tôi được một bà Mỹ interview. Tôi thì khá hơn thằng con, trả lời được, lại trả lời giùm cho con tôi nữa. Kết cuộc họ nhận con tôi, còn tôi thì họ "thanks you" vì chê tôi mắt kém, nhìn không rõ!

Có người khuyên tôi đi học làm "Nails hay Tóc" Ôi! Mấy cái nghề "tỉ mỉ" này tôi nghĩ là không thích hợp rồi. Tôi thì lâu lâu còn "uốn tóc" cho gọn, chứ móng tay và móng chân thì lúc nào cũng ngắn và giữa cho trơn tru vì nghề "nữ hộ sinh" có bao giờ để móng tay dài và nhọn đâu chứ! Phải tôi học thì tôi có lẽ bây giờ giàu rồi. Còn học lại "sage femme" nghe đâu đến 4 năm, tôi thấy không có can đảm.

Có người bạn qua Mỹ từ năm 75 làm nghề "Psychiatric Technician" (cán sự tâm thần) khuyên tôi đi học ngành ấy. Thời gian học 2 năm = 3 semesters, khi ra trường chăm sóc bệnh nhân "Tâm thần". Họ không kén chọn người đẹp hay xấu, già hay trẻ, miễn có sức khỏe và pass interview là được. Nghe nói bên Mỹ này có nhiều dạng "tâm thần" lắm, và rất nhiều người bị "tâm thần", vì ở Mỹ có nhiều "stress" lắm. Như các anh lính Mỹ nào có qua chiến đấu ở Việt Nam, khi về lại Mỹ không ít thì nhiều đều bị "tâm thần", họ gọi là "post-war syndrome", nên hiện tại người ta rất cần chuyên viên về "tâm thần". Thật là buồn ngủ mà gặp chiếu manh! Tôi nghe bùi tai nên nộp đơn xin thi, được thì học, không được thì học ngành khác...

Trong thời gian luyện lại Anh văn và Toán thì tôi xin đi giữ em bé để có tí tiền mà mua một chiếc xe cũ làm chân đi. Thấy báo đăng có người cần một "baby sitter" tôi liền gọi phone xin việc. Nghe tôi nói tôi là Nữ Hộ Sinh ở VN mới qua, trên 25 năm kinh nghiệm là họ chịu liền. Công việc thì cũng dễ đối với người từng chịu "cực khổ" với Việt Cộng như tôi. Chỉ có một việc mà tôi chưa bỏ được, tôi còn Việt Nam quá, ăn gì cũng đợi người ta mời, tủ lạnh đầy thức ăn mà tôi bị "đói" các bạn có biết không" Thức đêm với em bé mà không ăn uống đầy đủ nên mới có 3 tuần là tôi bị đuối sức, nên phải xin nghỉ việc. Vậy mà họ cũng cho tôi hết tháng lương. Thật cảm kích thay cho tình người Việt với nhau.

Các bạn sĩ quan Công Binh với ông xã tôi lên San Francisco thăm, thấy hoàn cảnh gia đình tôi như vậy nên khuyến khích chúng tôi về San Jose sống vì nơi đây nhiều công việc mà đông người Việt Nam cũng như đường xá nhà cửa rộng rãi hơn và ít lạnh hơn. Thế là chúng tôi "moved" về thung lũng hoa vàng điện tử sau 2 tháng ở San Francisco thưởng thức trận động đất lớn nhất thế giới làm sập một nhịp cầu "Bay Bridge" thấy mà hết hồn, hết vía!

Đất lành chim đậu, hai con trai của tôi ngày học Anh văn, tối kiếm thêm việc ở restaurant gần nhà như dọn dẹp và rửa chén để có thêm tiền chi dùng. Chúng tôi đậu bằng lái xe và mua 1 chiếc xe cũ để di chuyển đây đó. Tôi nộp đơn thi nhập học "psychiatric technician program" ở Mission College. Khóa học 2 năm gồm 3 semesters đồng thời xin interview vô làm ở bệnh viện Tâm Thần Agnew's Developmental center vì nghe đâu vừa làm vừa hoc sẽ được hưởng quyền lợi như: khi đi học sẽ được làm Part time, nhưng được hưởng lương full time. Nếu Semester nào mà bị thi lại dù là một môn thôi cũng phải đi làm full time. Mất quyền lợi liền. Còn tự mình ở nhà đi học thì sợ không đủ tiền để ăn đi học. Dù gì mình cũng thử thời vận xem sao"

Đi interview job thì may nhờ người bạn đi trước chỉ cho ít kinh nghiệm nên cũng đỡ lo lắng. Khi vô phòng chờ interview mới biết là ở Mỹ, làm ngành gì cũng có interview, đi giữ em bé cũng bị interview và phải tranh đua với bao nhiêu người khác nữa. Nhìn những người Mỹ trắng hay Mỹ đen to lớn dềnh dàng, đến mấy người Phi cũng to con hơn mình, mà nói tiếng Anh cứ như gió, làm sao mình ganh đua cho được chứ. Thôi thì cứ phú cho Ông Trời!

Có tất cả 5 câu hỏi, hai người hỏi và cuộc đối thoại được thâu vô máy đàng hoàng. Nhìn mình có chút xíu, chắc họ cũng tội nghiệp, hay họ muốn giúp đỡ tị nạn người da vàng đau khổ này mà cho điểm đậu không biết nữa" Thế là được vô làm việc, chỉ là Temporary mà thôi. Sau 6 tháng, nếu thi không đậu vô chương trình học ở Misson College thì họ sẽ cho nghỉ việc.

Bước thứ hai này mới khó vì phải thi viết tiếng Anh văn và Toán trình độ cấp 3. Người bạn đi trước hướng dẫn cho một số bài học để rút kinh nghiệm. Ở Mỹ này, học thi gì cũng có bài tập cho mình học trước nên cũng đỡ khổ. Có lẻ "ý trời" đã an bài nên dù lớn tuổi, dù nhỏ tuổi, dù gì rồi cũng thi đậu để đi học và đi làm trong 2 năm trời, không còn biết lạc thú là gì nữa! Suốt ngày mở mắt ra là đi học, không học thì phải đi làm. Nhờ có ông xã lo cơm nước, cho ăn gì thì ăn nấy, không được khen chê! Sách vở thì cuốn nào cuốn nấy dày và nặng khiêng không nổi, phải mua cái xe kéo sách theo đi học. Bài vở thì nhiều. Có nhiều lúc Thầy nói thầy nghe, vì nhiều quá và mệt quá không còn tâm trí đâu mà nhớ nữa!

Thế mà 3 semesters qua nhanh đến nỗi mình thấy mình chưa học gì nhiều mà đã hết chương trình rồi! Ngày ra trường cũng áo mão cân đai như tất cả mọi người. Nhưng nào đã hết đâu! Phải đi Sacramento thi lấy bằng hành nghề mới xong.

Lần đầu tiên làm bài thi bằng computer nên họ dạy cho 3 nút bấm: 1 bấm câu hỏi, 2 bấm câu trả lời, 3 bấm skip. Phòng thi có 4 máy, bài thi khác nhau, chung quanh là kiếng và 2 giám sát. Thi từ 8AM đến 12PM. Tôi có tật hay đi restroom, vậy mà hôm đó thi quá lo sợ quên luôn! Đến hết giờ ra về, tê chân không đứng dậy nổ! Ra về nghĩ là không làm sao mà đậu được với 400 câu hỏi hắc búa, nhiều câu không biết chỉ đoán mò mà thôi. Vậy mà trời xui đất khiến thế nào 3 tuần sau có giấy báo thi đậu gửi về nhà. Tôi mừng quá sức!

Trong khóa học có 32 học viên, chỉ có mình tôi là người Việt, vậy mà có 7 người rớt phải thi lại. Thi đậu rồi lại phải interview job lần nữa, vì bây giờ mình đã có bằng cấp rồi!

Săn sóc bệnh nhân thường đã khó rồi, nay săn soc bệnh nhân "tâm thần" đâu phải dễ. Lúc nào họ lên cơn mình đâu có biết! Biết bao nhiêu nhân viên, từ bác sĩ cho đến y tá, ai cũng có lần bị bệnh nhân đánh, xô đẩy, có khi nặng phải đi bệnh viện. Có người phải mổ vì gãy xương hay bị giựt đứt cả mảng tóc. Tôi cũng đã bị đánh rồi và đã từng khóc ròng rồi! Sau đó tôi được chuyển về săn sóc bệnh nhân hiền lành hơn, nhưng họ bị tật nguyền, già cả phải ngồi xe lăn (wheelchair) nên phải nâng đỡ họ nhiều hơn. Tôi bị tổn thương cột xương sống 3 lần. Lần sau cùng là nặng nhất: tôi bị đau chân bên mặt, có lúc đi không được. Bác sĩ khuyên mổ, nhưng tôi sợ nên bị tiêm 3 lần Steroid vào cột sống; tuy tổn thọ còn hơn đau đớn! Tôi về hưu năm 62 tuổi.

Bây giờ hưu rồi! An nhàn cuộc sống, có nhà housing, có xe đẹp đi và có tiền hưu SSA hàng tháng, tôi mới hiểu ra hai chữ "Đất Hứa", xứ Mỹ này đúng là "Vùng Đất Hứa"! Đất của cơ hội, đất tạo ra vàng bạc, châu báu cho những ai có chí, chịu khó, chịu cực, chịu học hỏi để tiến thân.

Xin được nói lời "Tạ Ơn" đến Người Bạn Mỹ ở Hiệp Chủng Quốc này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến