Hôm nay,  

Một Tấm Lòng Cho Nhau

13/11/200700:00:00(Xem: 148424)

Người viết: Nguyệt Bình

Bài số 2146-1938-714vb2121107

*

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã có bài tham dự viết về nước Mỹ từ 4, 5 năm trước.   Bài viết mới lần này thể hiện  tấm lòng của người viết, nhân cuộc họp mặt năm thứ 11 của các gia đình  cựu tù nhân chính trị Bình Điền Huế, vừa được tổ chức tại hội trường City Westminster, chủ nhật 11-7-2007.

*

Sáng nay,  11-06-07 trên đài truyền hình SBTN trong chương trình Huynh Đệ Chi Binh do anh Huy Phương thực hiện có cuộc phỏng vấn các chiến hữu VNCH thuộc tổ chức của gia đình cựu tù nhân chính trị Bình Điền, Hue.

Qua những lời giới thiệu của anh Huy Phương rồi tiếp theo là cuộc trò chuyện thân mật giữa anh và hai anh Võ Kỳ Thế, Nguyễn Văn Hòa về tổ chức sinh hoạt của gia đình cựu tù nhân chính trị Bình Điền vào chủ nhật 11-11-07 nhằm ngày Veterans' Day của Mỹ.

Hình ảnh và câu chuyện trao đổi của cuộc phỏng vấn gợi cho tôi những nỗi niềm cảm xúc khôn nguôi về tình huynh đệ chi binh.

Tôi nhớ lại lần đầu tiên họp mặt tại nhà anh Trương Hân - một kỷ niệm thật bùi ngùi khó tả.

Theo tôi được biết các anh em chiến sĩ VNCH có một ân tình đậm sâu, có những bức xúc mãnh liệt -những điều ức chế trong tâm tư không lối thoát sau khi miền Nam bị bức tử 30-4-1975.

Ra khỏi đất nước, đến được miền đất tự do tại Hoa Kỳ các anh mang theo bao nỗi niềm xót xa uất hận, dấy lên từ lòng yêu đất nước quê hương, yêu đồng bào, đồng đội, yêu lý tưởng tự do. Các anh mang theo những kỳ vọng và ý chí từ những  tháng năm bị đầy ải trong lao tù không bản án, không kháng án, một gông xích vô nhân tàn bạo, tham lam, đầy hận thù.

Tôi nhớ cuộc hội ngộ lần đầu được nung đúc vì những bức xúc bất tận ấy.  Bất cứ có cơ hội gặp gỡ nào, nhất là những lần đám cưới con cái  bạn bè là các anh có cơ hội gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi.

Sau bao lần tỉ tê, rù rì giữa anh Nguyễn Đình Khương và anh Hân Trương và sau đó là anh Hồ Xuân Lộc, anh Ngọc Châu, cuộc hội ngộ lần đầu được hình thành:  Một gia đình cựu tù nhân chính trị Bình Điền tuy giản đơn nhưng chứa chan tình huynh đệ.  Đòn bẩy mạnh nhất cho cuộc họp mặt đầu tiên là anh Nguyễn Đình Khương.  Hai anh Khương, Hân đã bỏ ra  nhiều  tháng trời, tìm kiếm, lục danh sách địa chỉ anh em, đánh giấy mời, thảo luận kế hoạch tổ chức.  Ngân quỹ không có, hai anh tự túc lấy.  Mặt khác cổ động anh em tinh thần tự túc họp mặt.  Ai có chi mang tới nấy. 

Lời kêu gọi được hgưởng ứng. Thế là túm lớn, túm nhỏ, thức ăn nước uống có cả bàn ghế con con trên tay, mỗi anh mỗi chị mang tới chung vui.  Gia chủ thì góp sức bằng một quày barbeque ngoài trời.  Nghi lễ được thiết kế một bàn thờ tổ quốc, danh sách các anh em đã vĩnh viễn ra đi. 

Gặp lại nhau ai nấy cũng cảm động nghẹn ngào.  Các ông, mấy anh ôm nhau mừng mừng, tủi tủi, chuyện trò nổ giòn như ngô rang.  Các bà, mấy chị khóc là chuyện thường, đàn ông mấy anh mà khóc thì thật là cảm động.  Tôi nhớ hôm đó có Thiếu Tá Võ Trọng Hầu quận trưởng Thành Nội Huế cũng có đến tham dự và khóc chung với anh em. Hình ảnh ấy ghi đậm trong lòng nhau một tình thương cảm sâu xa. 

Sau đó anh chị em lại xúm xít kể cho nhau nghe chuyện xưa tích cũ.  Chồng thì đằng đẵng trong tù bị hành hạ khổ sai đói khát.  Vợ thì cơ cực vì lao nhọc bên ngoài chân thấp chân cao, tay bế tay bồng chạy gạo nuôi con.  Chưa nói đến nay hăm mai dọa có khi sợ đến té đ. trong quần, đó là trường hợp của tôi đã gặp phải, nên đã bị ướt cả đũng quần.

Mấy chị vừa kể chuyện, nước mắt cứ chảy dài tuy rằng miệng vẫn cười cười, nói nói vì mừng tủi.  Có chị lại bảo:  Thôi đi mấy chị ơi! Quên bớt đi cho rảnh khổ biết bao giờ nói cho hết chuyện gian nan cùng cực.

Làm sao tôi quên được hình ảnh chị vợ anh Thiếu Tá Thuyết giả ăn mày mà buôn bột ngọt trên tàu lửa, có khi chị giả đi kinh tế mới, gồng gánh giống thúng cong queo, soong nồi lỉnh kỉnh lọ nghẹ đen thui bôi đầy mặt mũi, rồi chui dưới gầm ghế toa tàu lửa nằm co ro.  Đi buôn bán nuôi con mà khổ rứa đó!

Làm sao tôi quên được cảnh thăm nuôi chồng mà không cho gặp, không cho nhận đồ ăn mang xách cho chồng bởi chồng phải cái tội "vượt ngục", "cải thiện đời sống" giúp anh em, có nghĩa là bòn kiếm rau má, rau lang giấu trong túi áo về chia anh em ăn cho đỡ đói, tội hát nhạc "phản chiến" v.v… mặc dù tôi đã hết lòng năn nỉ mà vẫn không được gặp.

Có chị lại bảo:  Thiệt ra mình muốn quên đi thì lại càng nhớ thêm.  Bây giờ tạ ơn trời đất chúng mình được xum nơi này thì thật là tràn đầy ân phước rồi đó mấy chị ơi!

Viết đến đây tôi thật âm thầm biết ơn Bác sĩ Tôn Thất Niệm đã giúp tôi giải tỏa gánh ưu phiền trong tâm tư uất nghẹn của những ngày đầu đến Mỹ. thời ấy, tưởng chừng màng óc mình có lúc muốn nổ tung.  B/S bảo:  Cô cứ viết trên giấy những gì cô suy nghĩ - viết ào ào ra cho dù là để đó chơi thôi, rồi dần dà cô sẽ vơi bớt những gì uất ức đè nặng trong đầu cô. 

Thế là từ đó tôi viết, viết bậy viết bạ và bây giờ tôi vẫn tiệp tục viết.

Sau cuộc hội ngộ kiểm điểm thu vén tất cả anh em cũng được hơn 80 người.  Để un đúc tình thương sâu đậm ấy, anh em lại hứa hẹn nhau những lần gặp gỡ cho những năm sau.  Mở rộng tình tương thân tương ái.  Thật là "lửa thử vàng gian nan thử dạ."  Dưới tinh thần gọi là "gia đình CTNCT Bình Điền" không mang bản sắc hội hè đình đám- không nhãn hiệu rườm rà.  Cứ thế và cứ thế tiếp tục mãi với tấm lòng độ lượng gắn bó thương yêu, không lợi danh, không tranh chấp phe phái.  Ai cũng ngạc nhiên khi thấy một tổ chức không có cơ sở kinh tài, không hề tổ chức gây quỹ mà sao vẫn lớn mạnh mãi lấy gì để chi phí khánh tiết, lấy gì để tương thân tương trợ lẫn nhau"!  Các anh trong ban lãnh đạo đồng quan điểm rằng:  Dù ở hoàn cảnh nào, dù đang sống trên đất Mỹ nhưng cũng có người già người trẻ, sức khỏe người tốt người không tốt, người làm ăn may mắn, kẻ kém hơn không đồng đều nên không bày biện chuyện niên liễm miên lỏ gì cả.

Các anh bảo nhau:  Chúng ta liệu cơm gắp mắm, sẵn sàng chia xẻ cho nhau.  Thế là mỗi kỳ hội ngộ đều có một thùng "phước sương" tùy hỉ công đức.  Anh em nào có thì tự động xông xáo hăng hái bỏ vô, anh em nào không có thì cũng OK!  Vui vẻ cả làng.  Ấy thế mà hằng năm đều được tổng kê phụ trội hơn so với tinh thần đứng trên đầu người đóng tiền niên liễm.  Tôi thường thấy anh Hồ Xuân Lộc - tuy không giàu có hơn ai nhưng tinh thần lúc nào cũng xung phong tiền hô hậu ủng.  Những bạn bè  ở tiểu bang xa làm ăn khấm khá cũng bay về dự hoặc gởi tiền về đóng góp tương thân tương trợ cho anh em tại quê nhà.

Thời gian trôi đi thật nhanh như vừa mới hôm qua mà nay đã hơn 10 năm rồi.

Từ lần họp mặt đầu tiên chưa đến một trăm anh em tham dự, những lần kế tiếp lại tăng dần, tăng dần... 200, 300 rồi 400 anh em.

Nhà nhà anh em lần lượt thay phiên nhau ghi danh đến lúc quá đông anh em phải nghĩ cách ra ngoài mướn phòng họp mặt.

Cứ thế tre tàn măng mọc.  Mấy anh em đứng ra tổ chức buổi đầu nay thì hơi hom hem đôi má, tự động nhường bước lùi dần lại phía sau, chia xẻ kinh nghiệm cho những anh em còn trẻ, tiếp tục truyền thống tốt đẹp của gia đình Cựu Tù Nhân Chính Trị Bình Điền.  Tình thương vô ưu, tình đoàn kết đậm sâu, thành  tấm gương tốt cho những thế hệ mai sau.

Từ buổi họp mặt đầu tiên tới nay thoắt đã hơn 10 năm. Tôi ghi lại bài viết này để kính tặng gia đình cựu tù nhân chính trị Bình Điền, nhân ngày họp mặt lần thứ 11 tại hội trường City Westminster.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,254,874
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến