Hôm nay,  

Về Đâu?

10/04/200700:00:00(Xem: 138479)

Người viết: Trần Thiên Thịnh

Bài số 1237-1848-554vb2090407

*

Tác giả chuyển bài tới bằng e-mail, cho biết đang là nhân viên chính phủ, làm việc tại một tiểu bang xa California. Bài viết là một tự truyện nhẹ nhàng. Nhân vật xưng tôi trong bài là một thiếu nữ Việt...

*

Về đâu" Đó là một câu hỏi trong mỗi một con người chúng ta. Nhất là những khi chúng ta gặp điều không may trong cuộc sống.

Tôi gặp và quen biết anh rất tình cờ. Lúc đó tôi vừa mới từ Việt Nam qua du học. Nơi một thành phố có rất đông người Việt Nam cư ngụ. Trường của tôi học cũng vậy, học sinh Việt Nam cũng khá đông so với các sắc dân khác. Tôi thầm hy vọng mình sẽ không cô đơn lạc lõng nơi xứ người. Tuy vậy, nhưng tôi chưa một lần dám bắt chuyện làm quen với bất cứ một người nào. Vì mặc cảm bởi những người Việt tị nạn cũng như hầu hết sinh viên ở đây, đối với họ, tất cả du học sinh đều là con cháu, hoặc có liên hệ gần gũi với những người trong chính quyền cộng sản Việt Nam. Trường hợp của tôi hoàn toàn khác hẳn.

 Trời bên ngoài đang đổ mưa. Nỗi nhớ nhà của người con trẻ xa gia đình lần đầu tiên trong đời se sắt tim gan tôi. Cơm chiều xong, trời hãy còn sớm. Chưa biết làm gì cho qua buổi chiều hiu hắt cô đơn. Tôi thả bộ đến thư viện để tìm tài liệu cho đề tài tôi sắp sửa thuyết trình. Thư viện vắng tanh. Đang lay hoay với đống "Journal" ngổn ngang, tôi bổng nghe một giọng tiếng Anh rất Á Châu sau lưng.

"Cô đang cần tìm gì vậy""

"Vâng". Tôi trả lời, cũng bằng tiếng Anh. Dù rằng tiếng Anh của tôi lúc đó không khá gì mấy.

"Tôi có thể giúp cô tìm được không"" Anh nói.

Tôi đưa tên tập tài liệu cần tìm cho anh. Anh bỏ đi, không nói một điều gì. Lát sau, anh quay lại và đưa cho tôi tập tài liệu cần tìm. Tôi nói lời cám ơn anh và đi tìm một góc vắng để đọc. Anh cũng trở lại với công việc của mình.

Hết giờ, thư viện đóng cửa. Tôi ra quày để đăng kí mượn tài liệu để về nhà đọc tiếp. Anh đứng đó, và tôi biết được anh phu làm ở đây sau những giờ học.

Nhìn vào thẻ sinh viên của tôi. Anh ngước mắt nhìn, mỉm cười và hỏi.

Người Việt Nam hả" Đến đây học lâu chưa" Sao nãy không trả lời bằng tiếng Việt. Tôi nghĩ thầm. "Già này đúng là vô duyên. Ai biết ông người gì mà kêu người ta trả lời bằng Tiếng Việt". Nhưng tôi cũng cười trả lời anh. "Cứ tưởng anh không phải người Việt Nam nên không dám. Sợ bị lầm".

Việt Nam quá đi chứ! Anh vừa cười, vừa nói.

Từ dạo đó tôi quen anh. Lúc đầu tôi cũng chỉ nghĩ rằng anh cũng như bao người khác. Cuộc sống đua chen theo nhu cầu vật chất nơi một đất nước tự do, người ta chỉ biết chăm lo cho hiện tại, làm sao để học mau ra trường, kiếm được việc làm nhiều tiền, sắm nhà cao, xe đẹp. Hưởng phước an nhàn theo chủ nghĩa hiện tại trước đã. Làm gì có ai để tâm đến cuộc sống đời sau. Dẫu rằng trong lúc lâm nguy trên những chuyến hải hành vượt biển, hay trong những lúc khốn khó cuộc đời. Không ít người khấn vái, cầu xin cho qua được cơn bỉ cực, sẽ làm những điều thiện phước để đền ơn. Nhưng có một ai, khi đã qua khỏi đoạn trường, nhớ lại những lời khấn hưá ấy. Dù chỉ là một chút mảy may.

Càng tiếp xúc với anh, tôi thấy anh rất khác. Một con người bình lặng, có pha chút bất cần đời bên ngoài. Nhưng trong tâm hồn là cả một trời dậy sóng. Chúng tôi thường gặp nhau, ngồi với nhau những lúc rảnh rỗi sau mùa học hay cuối tuần, thường là nơi những quán cà phê Starbucks. Vì nơi đó, theo anh nó có một chút gì đó lãng mạn, một chút tĩnh lặng không gian để cho anh có thể hồi tưởng lại những tháng ngày đã qua. Những lần như thế, qua làn khói hương cà phê, trong ánh mắt nhìn xa xăm, và trong những câu chuyện anh kể. Tôi đọc được nỗi băn khoăn đang cày xới trong tâm hồn anh. Có lẽ anh sẽ phải gậm nhấm câu hỏi Về Đâu" suốt đời mà vẫn không tìm được câu trả lời. Cuộc đời của anh là những chuổi ngày dài tìm kiếm câu trả lời của sự hiện hữu và thinh không. Những lúc đó, anh kể cho tôi nghe những năm tháng thăng trầm của anh và gia đình anh ở quê nhà. Những khi anh phải đối diện với tử thần trong những chuyến hải hành vượt biển. Những khốn khó anh đã phải chịu đựng suốt thời gian dài trong các trại tị nạn. Những ê chề anh đã gặp phải khi bị trả về nơi chính anh đã trốn chạy để ra đi. Những lúc đó, tôi thầm nghĩ rằng một con người bình thường, nếu không nói là có chút khắc khổ như anh làm sao có thể chịu đựng được những thăng trầm trong cuộc sống như thế"

Bản thân tôi, cũng là một con người như anh, chỉ có phần tuổi đời của tôi nhỏ hơn anh chút ít. Nhưng nào tôi được nếm một chút khổ đau như anh, như bao con người khác còn bị đọa đày trên thế gian này. Anh tâm sự. Cũng đã có đôi khi, tưởng như không còn chịu đựng nỗi. Anh đã muốn tìm đến cái chết để mong cầu giải thoát những khổ lụy trần gian. Nhưng bản thân anh, vốn là một tín đồ Công giáo thuần thành. Anh vẫn còn giữ vững được niềm tin, và chính niềm tin của anh không cho phép anh làm những việc điên dại như thế.

Những lần nghe anh nói chuyện như vậy. Tôi chỉ biết ngồi lặng im, lắng nghe những gì anh nói. Chỉ duy nhất một lần, tôi nói với anh như an ủi. Em nghĩ rằng đời anh đã qua hết cơn bĩ cực rồi đó, chắc là sắp đến hồi thái lai. Anh thở dài. Lúc trước anh cũng nghĩ như em vậy. Nhưng càng đi, càng sống anh càng cảm thấy thất vọng. Không biết nơi đâu là chốn cùng đích của đời sống này. Với anh bây giờ, sống với hiện tại là một niềm vui. Mỗi giây phút qua đi là mình còn biết được mình vẫn hiện hữu. Một ngày qua đi là mình biết mình vẫn còn được sống trong cõi trần gian này khi sớm mai thức dậy.

Cứ thế, tôi càng thân với anh hơn. Anh đến với tôi những lúc cần thiết, những lúc tôi cần có người nghe để chia sẻ những uẩn ức và u buồn trong cuộc sống. Và, bao nhiêu lần tôi gọi là bấy nhiêu lần anh đều có mặt để nghe tôi thở than. Không một lời  phàn nàn. Và, cũng bấy nhiêu lần tôi nhận được nhiều điều ủi an từ tấm lòng, từ trái tim lương thiện sẻ chia của anh. Có những lúc tâm hồn trống trải khi thiếu vắng anh, trong tôi dấy lên nỗi bâng khuâng đợi chờ. Tôi tự hỏi lòng mình. Phải chăng tôi đã yêu anh"

Anh ra trường, đi làm xa. Chúng tôi không còn được gặp nhau thường như trước. Tôi cảm thấy cô đơn lạ. Tôi không còn những lúc được ngồi nghe anh kể chuyện đời anh. Không còn nghe anh nói về những triết lý của thế thái nhân tình. Thỉnh thoảng, tôi và anh nói chuyện với nhau qua điện thọai. Qua những câu chuyện thường ngày, tôi vẫn thấy anh chưa tìm được câu trả lời cho chính bản thân anh trong cuộc sống hiện tại. Những lúc cảm thấy anh vui. Tôi đùa. Chắc bây giờ anh đã tìm được con đường về của anh" Anh trả lời tôi vẫn vậy. Anh không chắc bao giờ mới tìm cho mình được con đường về. Tôi nói. Sao anh lại bi quan như thế" Tôi vẫn tự hỏi rằng, một con người trông thật bình thường như thế sao lại có quá nhiều uẩn khúc.

Bẵng đi một thời gian khá lâu, phần vì bận bịu bài vở bảo vệ luận án ra trường. Phần phải bươn chải tìm kiếm công việc làm sau khi tốt nghiệp để khỏi phải về nước. Như anh thường căn dặn tôi lúc đang còn đi học. "Ra trường cố gắng tìm kiếm một việc làm để ở lại đây thì tốt hơn". Tôi không liên lạc thường với anh nữa. Tôi vẫn luôn hy vọng rằng anh sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, và sẽ quên đi những nhọc nhằn đã qua. Tôi vẫn thường cầu nguyện cho anh như thế.

Hôm nay, sau khi hoàn tất chương trình học. Tôi gọi để thông báo cho anh tin mừng ngày tôi ra trường và cũng đã kiếm được việc làm ngay tại nơi này. Nơi mà tôi đã được gặp anh mấy năm về trước. Tôi muốn mời anh về dự lễ ra trường của tôi hôm đó. Tôi muốn nói với anh lời cám ơn anh đã chia sẻ với tôi trong những năm tháng lưu học nơi này.

Điện thoại của anh không còn nối mạng nữa. Tôi đành lục tìm trong trí nhớ trong số những người quen biết anh để hỏi về anh. Câu trả lời bên kia đường dây làm tôi choáng váng, ngất xỉu. Người em cho biết rằng anh đã qua đời sau khi trải qua căn bệnh ngặt nghèo ung thư. Một căn bệnh đã lấy đi sinh mạng Ba của anh vừa cách đây mấy năm. Tôi ngậm ngùi xúc động nói lời chia buồn cùng với người em và gia đình. Không biết làm gì hơn trong lúc này.

Trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng chắc bây giờ, ở đâu đó. Anh đã tìm được câu trả lời Về Đâu" Một câu hỏi mà anh tìm kiếm câu trả lời gần bốn mươi năm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến