Hôm nay,  

Thần Đồng

06/08/200700:00:00(Xem: 146332)

Người viết: Nguyễn, Quang
Bài số 2058-1921-625vb8050807

Tác giả Nguyễn Quang, cựu sĩ quan, cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O. từ 1990 và là cư dân quận Cam. Vì không an lòng khi phải hưởng trợ cấp xã hội, ông đã  không ngại vất vả đi làm việc nặng nhọc. Sau đây lá câu chuyện của ông, được viết được kể bằng một giọng trực tiếp và thẳng thắn hiếm có. Bài đang 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

Tôi trở thành thần đồng ngày 29 tháng 7 năm 1992.  Ngày hôm đó cũng đúng là ngày sinh nhật thứ 48 của tôi.  Ở tuổi ngũ tuần, tôi mới được những con người có tâm hồn và thể chất đặc biệt của đất nước Hiệp Chủng Quốc Vĩ Đại phát hiện và công nhận khả năng trí tụê siêu việt của tôi.

Gia đình tôi đến Mỹ cuối năm 1990 theo diện HO.  Chúng tôi được chính phủ Mỹ chu cấp tiền bạc, food stamp.  Mấy tháng đầu, cuộc sống của chúng tôi chật vật vì tiền thuê phòng apartment chiếm gần hết số tiền mặt lãnh được hàng tháng.  Appartment tôi ở là loại deluxe, mới có hai tuổi đời.  Sở dĩ ông anh tôi thuê phòng tại apartment này vì ông tin vào câu truyện Mẹ thầy Mạnh Tử với thuyết gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.  Apartment ở ngay trước mặt trường Highline High School.  Appartment toàn người Mỹ,  không có một người Việt Nam nào để bầu bạn.

Thứ hai đến thứ sáu, vợ chồng tôi đi học ESL, hai cô con gái học trường Highline High School, còn cậu con trai học trường Hazel Elementary.  Ngày cuối tuần là ngày buồn của cả gia đình.  Không có xe chở vợ con đi chơi, cả nhà quanh quẩn trong phòng.
Sáng thứ bẩy, sau khi ăn bánh mì nướng quết bơ hoặc bánh mì trứng gà ốp la, chúng tôi dắt díu nhau lên chợ Việt Nam để mua thực phẩm.  Buổi trưa cả nhà lếch thếch xách những gói thực phẩm mua được về nhà từ trạm xe bus cách appartment khoảng hai trăm mét.

Ngày đầu tiên ở Mỹ, ông anh tôi nói: "Ở Mỹ, cái xe là quan trọng nhất.  Cầm tay lái xe, vần qua, vần lại giống như vần nồi cơm.  Có xe mới kiếm được việc."  Cả nhà hy vọng vào tôi.

Tuần thứ hai ở Mỹ, tôi đi thi bằng viết lái xe và tôi phải thi đến hai lần.  Lấy bằng lái xe quả là thật vất vả vì tôi phải thi đến ba lần mới giật được mảnh bằng  lái xe quí giá.  Lần thi đầu tiên, giám định viên là một người đàn bà Mễ.  Bà Mễ này nổi tiếng kỳ thị thí sinh Việt Nam.  Nhiều người nói với tôi rằng chưa người Việt nào được bà Mễ chấm đậu.  Sau khi khám đèn và thắng xe xong, bà Mễ bảo tôi dời Liscensing Office đường 35 SW AVE.  Mới ra khỏi Parking Lot, tôi gập ngay một bảng STOP.  Tôi cẩn thận ngừng, liếc phải, liếc trái, rồi rẽ tay mặt theo lệnh của bà Mễ. Xe tôi vừa vào đường 115 SW ST, bà Mễ bảo tôi quay trở lại parking.  Bà đưa cho tôi tờ phiếu điểm và bảo tôi vào văn phòng làm hẹn khác, không thèm nói lý do.  

Sau này, vợ tôi cũng gập bà giám định Mễ trong lần thi lái xe đầu tiên.  Vợ tôi kể lại.  Bà Mễ hỏi emergency brake.  Vợ tôi không biết.  Có ai dậy tôi emergency brake là cái gì đâu mà tôi truyền lại cho vợ tôi.  Bà Mễ kéo mạnh thắng tay lên với một thái độ tức giận.  Mười phút sau, vợ tôi vô văn phòng để làm cái hẹn khác. 

Đến lượt tôi đưa Trần Quân đi thi lái xe.  Trần Quân đến Mỹ sau tôi hai năm.  Ở Việt Nam, Quân thường xuyên lái xe số tay từ Đà Lạt về Sài Gòn. Trước khi đi thi, Quân dõng dạc nói với tôi: "Tao mong gập bà Mễ".  Đúng như mong ước của Quân.  Giám định viên của Quân là bà Mễ.  Mười phút sau, Quân trở về bãi đậu xe.  Bà Mễ bước ra khỏi xe của tôi với bộ mặt hân hoan và kiêu ngạo y hệt như hai năm về trước.  Tôi đưa Quân vô văn phòng làm hẹn khác với niềm vui.  Tôi vui vì Quân không đậu.  Nếu Quân đậu, hắn sẽ cho tôi là thằng ba hoa, mới qua Mỹ trước nó hai năm mà đã bầy đặt dọa nạt người mới. Lần thi thứ hai, giám định viên của Quân là ông Mỹ trắng mập.  Quân đậu với số điểm rất cao, 94 điểm. 

Trở lại việc thi lái xe của tôi. Giám định viên lần thứ hai là ông Mỹ trắng gầy.  Ông nầy cho tôi lái khoảng 20 phút rồi bảo tôi quay trở lại parking.  Ông ta giải thích những khuyết điểm của tôi như rẽ trái cán lên vạch vàng phân chia đường, đậu xe xa lề ... Ông ta đưa cho tôi phiếu điểm và bảo tôi vào văn phòng làm hẹn khác. Nhìn phiếu điểm với con số 68, tôi biết mình lái xe còn rất yếu. 

Lần thi thứ ba, giám định viên là người Ấn Độ.  Ông Ấn Độ cho tôi lái khoảng nửa tiếng rồi bảo tôi quay về parking rồi từ tốn giải thích những khiếm khuyết của tôi.  Tôi vội cắt lời ông, trước khi ông bảo tôi vào văn phòng làm hẹn khác.  Tôi nói với ông Ấn Độ: "Tôi vừa xin được việc làm.  Tôi cần bằng lái xe để đi làm.  Ơ nước tôi, tôi đã lái xe và tôi lái rất cẩn thận (tôi nói dối, ở Việt Nam tôi đi xe gắn máy, tôi chưa hề lái xe hơi).  Xin ông giúp tôi.  Tôi hứa với ông tôi lái xe cẩn thận..."  Ông Ấn Độ tử tế sửa lại điểm của tôi từ 72 thành 80.  Tám mươi là điểm trúng tuyển.  Mười năm sau, tôi mới tiết lộ bí mật này với vợ tôi.  Tôi nói với vợ tôi:

"Nếu anh là Tổng Thống, anh sẽ mời ông Ấn Độ làm chánh án. Ông ta là người nhân hậu. Ông xử án công bằng có tình có lý." 

Sau này, chúng tôi xin được một căn nhà trong khu housing Park Lake Home.  Đời sống gia đình tôi thoải mái hơn.  Tiền bạc thong thả hơn nhờ giảm được khoản tiền thuê nhà.  Tiền thuê nhà của housing chỉ bằng một phần tư tiền thuê phòng ở Appartment Montrachet.  Điện, điện thoại được hưởng gia rẻ, nước xài miễn phí. 
Ở trong Park Lake Home, tôi học được nhiều điều mới mẻ nhờ những người hàng xóm Việt Nam.  Thứ nhất, tôi có chỗ sửa xe vừa rẻ tiền, vừa khai đúng bệnh của xe bằng tiếng Việt.  Tiệm Ty’s Auto Repair chủ là người Mỹ gốc Việt Hoa. Thứ hai, tôi đi xin thực phẩm bằng xe hơi. 

“Đi Xin Thực Phẩm Bằng Xe Hơi” là cụm từ thằng bạn hàng xóm đặt cho dân đi xin Food Bank. Thằng bạn tôi không có ý khinh miệt những người đi xin Food Bank.  Thứ ba hàng tuần tôi và nó đều có mặt tại văn phòng Food Bank Park Lake Home.  Thằng bạn tôi chỉ muốn ca tụng nước Mỹ nước giàu có và nhân hậu. Thứ ba, thỉnh thoảng có ông hàng xóm Việt Nam rất thân thiết rủ đi làm chui lấy tiền mặt.  Vợ chồng tôi đi học, con cái tôi đi học. Thứ bảy, Chủ Nhật tôi lái xe đưa vợ con đi chơi đây đó. Nhà ở đầy đủ tiện nghi.  Nhà có vườn để vợ tôi trồng hoa, trồng cây vốn là sở thích của vợ tôi.

Một hôm tôi đọc được thư của con gái tôi viết cho con bé Kim, bạn học lớp 8 trường Cao Bá Quát, Phú Nhuận.  Trong thư có câu: "Mọi việc đều tốt đẹp, chỉ quê là gia đình còn ăn trợ cấp".  Tôi thấy buồn.  Tôi lâm vào tình thế khó xử.  Đi làm thì mất trợ cấp, không được ở nhà giá rẻ, không được đi học.  Không đi làm thì con cái mang mặc cảm ăn bám, thua kém. 

Một hôm sau giờ học, tôi đi lang thang quanh cafeteria.  Thằng Ghi từ trong nhà bếp đi ra.  Lâu ngày không gập nhau nên hai đứa tôi vào cafeteria ngồi tán dóc.  Thằng Ghi nói với tôi :
- Tao vừa mới quit job.  Làm được bao nhiêu welfare trừ hết.
Tôi hỏi cặn kẽ về công việc nó vừa xin thôi.  Ghi nói :
- Tao làm được một tháng.  Lãnh được hai cái check tổng cộng năm trăm hai chục.  Welfare chỉ cho lại bốn mươi hai đồng, nên tao quit job.
- Tao muốn làm
- Ngu chi mà làm.  Làm cả tháng chỉ kiếm thêm được bốn chục bạc.  Để thì giờ làm việc khác.
- Tao muốn làm  

Thằng Ghi về, tôi vô văn phòng để xin việc thằng Ghi vừa xin thôi.  Tôi muốn làm, không phải tôi muốn có thêm bốn chục bạc một tháng.  Đây là giải pháp tôi tạm giải quyết được khó khăn với những đứa con tôi.  Đi làm mà không bị cắt trợ câp. 
Sau này tôi sững sờ khi tôi đi khai thuế.  Đi khai thuế tôi chỉ hy vọng lấy lại tiền tôi đóng cho nhà nước liên bang trong năm.  Khi anh Charlie Đặng, chuyên viên khai thuế, cho biết số tiền tôi nhận lại là một ngàn bẩy trăm, tôi ngơ ngẩn không hiểu nổi tại sao tôi tôi lại nhận được số tiền lớn như vậy.  Anh Charlie Đặng chỉ nói với tôi ngắn gọn: "Chính phủ credit thuế để giúp những người low income".  Bấy giờ tôi mới hiểu rõ hơn câu nói của nhiều người Việt nói với tôi: "Mỹ cộng sản hơn Việt Nam".  Ý họ muốn nói Nước Mỹ Tư Bản lo cho người nghèo tốt hơn nhà nước Việt Nam Cộng Sản. 

Nước Mỹ đã cho tôi quá nhiều.  Tôi có tâm trạng hối hận vì mình chưa làm được gì tốt cho nước Mỹ. Tôi nghĩ nhiều người di dân trong đó có tôi đã làm mất dần thời Nghiêu Thuấn tốt đẹp của nước Mỹ.

Tôi trở thành nhân viên làm temporary part time của trường South Seattle Community College. Để được nhận vào làm việc trong nhà bếp, tôi phải đến Health Department ở đường số 8 SW AVE thi lấy một chứng chỉ về vệ sinh.  Tôi mất 5 đồng lệ phí và hai tiếng rưỡi đống hồ để lấy được chứng chỉ tốt nghiệp.  Một tiếng rưỡi để đọc hết cuốn sách mười trang chỉ dẫn về vệ sinh trong khi làm việc tại Restaurant, nửa giờ để làm bài thi trắc nghiệm và nửa tiếng chờ đợi để lấy giấy chứng nhận.

Trong trường dậy nấu ăn và làm bánh có nhiều công việc.  Những công việc nhẹ đã dành cho bọn sinh viên làm work study.  Tôi là nhân viên làm part time nên phải làm công việc nặng trong bếp. 

Nhiệm vụ của tôi là rửa những nồi, chảo và dụng cụ nấu ăn và khuôn làm bánh tại bếp dậy nấu ăn và bếp dậy làm bánh.  Công việc của tôi gần giống như việc chúng tôi rửa gamem sau bữa ăn ở Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ, nhưng vất vả hơn nhiều vì nồi chảo gang nặng gấp cả ngàn lần cái gamem. 

Học trò để nồi chảo và dụng cụ nấu bếp dùng xong vào một chỗ được chỉ định.  Tôi lấy những thứ bẩn này nhúng vô thùng nước xà bông,  rồi chuyển đồ này qua thùng nước sạch và dùng bàn chải rửa sạch.  Giai đoạn 3, đem đồ này qua một thùng nước sạch nóng để tráng sạch.  Giai đoạn cuối cùng là treo đúng chỗ theo từng loại.  Vất vả của công việc là làm sao đem những nồi, chảo và khuôn làm bánh to như cái chuông lớn từ thùng nước này qua thùng nước khác.  Cái khó thứ hai là đem treo nồi, chảo cho đúng chỗ.  Tôi được anh chàng co- worker chỉ cho tôi cách làm sao đem nồi, chảo và khuôn làm bánh từ thùng này qua thùng khác thật nhẹ nhàng như nhúng gamem từ thùng nước này qua thùng nước khác ở Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ.  Còn treo nồi chảo chỉ có cách bắc ghế không có cách gì khác cho bớt nặng nhọc.

Cùng làm với tôi là một anh chàng Tàu to lớn và trẻ chừng hai tám, ba mươi.  Anh chàng người Hoa này có tên Mỹ là John.  John làm việc full time từ 9 giờ 30 đến sáu giờ chiều.  Tôi làm từ năm giờ đến chín giờ tối.  Một giờ chúng tôi gập nhau để bàn giao công việc.  John thường nói với tôi:  Không ông thầy dậy nấu ăn nào dám cho hắn lại gần lúc các ông đang dậy.  Tôi hỏi tại sao.  Hắn trả lời:  Tụi nó sợ mất việc.  Tôi hỏi John:  Mày nấu ăn giỏi tại sao mày không mở tiệm ăn "  John không trả lời.  Mặt nó có vẻ trầm ngâm buồn buồn.  John mới từ Trung Hoa Lục Địa tới Mỹ được một năm. Vợ con John vẫn còn ở Thượng Hải. Tôi khuyên thằng John tìm việc ở nhà hàng lớn.  Sau này vợ con qua Mỹ thì mở tiệm. 

Một tháng sau, tôi không thấy thằng John đi làm.  Thay thằng John cũng là một anh  Tàu trẻ chừng hai mươi bốn tuổi, cũng có tên Mỹ, Clifford.  Clifford làm việc từ 8 giờ 30 đến 5 giờ.  Tôi vào đến chỗ làm việc, thường thì Clifford đã đi về, nếu có gập nó thì chỉ kịp nói có một câu trước khi nó bước ra khỏi nơi làm việc: "Hi, Clifford. How are You"".  Clifford để lại cho tôi một đống nồi niêu song chảo.


Nghỉ hè, tôi mất việc vì trường dậy nấu ăn và làm bánh không có lớp hè.  Một tuần sau tôi gõ cửa phòng bà Cathy, giám đốc phòng Student Sucesses.  Tôi nói với bà Cathy :  "Tôi bị mất việc.  Xin bà kiếm cho tôi một công việc Part Time". Bà Cathy nói với tôi   :"Hiện nay có một lớp học dành cho những học sinh handicap.  Mục đích lớp học này là để thí nghiệm phương pháp dậy học cho những người handicap.  Tôi cho phép ông theo học lớp này ..."Tôi chưa kịp phản ứng để từ chối thì bà Cathy nói tiếp: "Ông được xếp vào loại handicap về ngôn ngữ.  Học ba ngày một tuần: thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều.  Lương 8 đồng một giờ".

Lớp Thí Nghiệm Phưong Pháp Dậy Học Cho Người Handicap của tôi gồm ba mươi học sinh, được chia thành 6 nhóm.  Mỗi nhóm ngồi quanh một bàn hình tròn.  Mỗi học sinh được phát tập, viết bi, viết chì và một máy tính nhỏ. Nhóm tôi lại có thêm một bà làm thông dịch viên cho một cô bé câm và điếc. Cô bé câm điếc, Liza,  mỗi khi có gì không vừa ý là la hét  khiến cho tôi hoảng sợ, trong khi bọn học trò khác tỉnh bơ.  Có một lần Liza đưa tay lật tờ giấy ghi câu trả lời một bài toán của tôi.  Tôi kéo tờ giấy không cho Liza xem câu trả lời.  Sở dĩ tôi không cho Liza xem câu trả lời vì tôi muốn cho nhóm tôi làm việc, không dựa dẫm vào tôi.   Tuần đầu, chúng tôi làm những bài toán cộng trừ nhân chia,  phân số hoặc xếp hình. Tôi làm cả lớp kinh ngạc về khả năng làm toán nhanh, không cần máy tính.  Bà giáo vừa mới ra đề toán, chỉ vài giây sau là tôi đã  có câu trả lời chính xác.  Xếp hình thì chỉ cần xoay qua xoay lại một hai phút là xong.  Học trò handicap thán phục trí thông minh của tôi thì không đáng nói, bà giáo cũng công nhận tôi là học sinh handicap thông minh nhất lớp. 

Bà giáo tổ chức một buổi thảo luận đề tài: "LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỎI TOÁN NHƯ QUANG " Cả lớp đều đồng ý rằng không thể nào học giỏi toán như tôi được.  Bà giáo xin tôi cho cả lớp biết bí quyết để trở thành học sinh giỏi toán.  Tôi phát biểu ngắn gọn: "PRACTICE, PRACTICE, PRACTICE EVERY  DAY".  Ngày hôm sau trên bảng bà giáo viết bằng phấn xanh, trắng, đỏ thật to: PRACTICE, PRACTICE, PRACTICE EVERY DAY. 

Nhóm tôi luôn luôn đứng nhất lớp tất cả các môn học.  Học trò nhóm tôi sinh ra lười biếng.  Chúng không làm toán.  Chúng chỉ nhìn tôi và đọc đáp số trên tờ giấy của tôi.  Do đó, tôi viết nhanh đáp số rồi lật úp tờ giấy để không đứa nào nhìn được đáp số.  Lần này Liza chồm lên bàn giật tờ giấy của tôi.  Mặt Liza đỏ bừng.  Liza la lớn trong họng những tiếng ú a u ớ.  Tôi hoảng sợ.  Tôi đưa tờ giấy cho Liza và xin lỗi...

Ngồi bên phải tôi là con bé Linda da trắng nói ngọng.  Tôi nói, Linda hiểu.  Linda nói thì tôi nghe tiếng được tiếng  không. Điếc hay ngóng, ngọng hay nói, Linda nói luôn miệng. Linda nói với tôi, tôi luôn luôn gật đầu tỏ ý hiểu, mặc dù tôi không hiểu nó nói gì.  Mày nói mặc mày, tao nói mặc tao.  Một hôm Linda nói với tôi, tôi không hiểu nhưng tôi gật đầu  đại, và nói YES.  Một lúc sau, Linda lại nói với tôi đến hai lần với giọng không mấy hài lòng.  Lần này tôi hỏi thằng John:
- Linda nói gì vậy John"
- Nó bảo you trả lại cái ví cho nó.
- Tao đâu có lấy ví của Linda
- Linda hỏi you có lấy ví của nó không "  You trả lời yes.
Tôi nói với Linda :
- Linda, tao không lấy ví của mày
- You nói you lấy cái ví của tôi.  Bây giờ you nói you không lấy
- Tao không lấy
- Vậy ai lấy ví của tôi
- Tao không biết

Một lúc sau, Linda tìm được cái ví của nó ngay dưới ghế của nó.  Nó mở ví, lấy mấy đồng bạc lẻ ra đếm.  Nếu Linda không tìm được cái ví của nó thì thật là khó xử cho tôi.
Ngồi bên trái tôi là thằng John da đen.  John nặng một tạ.  Tôi nghĩ nó thuộc loại OVER WEIGHT HANDICAP.  John luôn luôn đội mũ ngược ngay cả khi nó ngồi trong lớp. Tôi nói với nó:  trong lớp không mưa , không nắng tại sao mày đội nón.  John trả lời nó thích.  Tôi hỏi nó đi ngủ mày có đội nón không"  Nó trả lời ban ngày nó ngủ nó đội nón, ban đêm thì không.

Ngồi trước mặt tôi, cạnh con Liza và thằng John là thằng bé bị bệnh down, Jimmy.  Jimmy lúc nào cũng cặm cụi làm việc.  Khi thì nó viết, khi thì nó vẽ, khi thì nó bấm máy tính. Jimmy làm việc không ngừng nghỉ như một con ong, con kiến.  Jimmy là học sinh chăm chỉ và ít nói nhất lớp.

Thứ tư, ngày 29 tháng 7 năm 1992 lúc mười một giờ hai mươi lăm phút, tôi được cả lớp công nhận là thần đồng.  Sự việc xẩy ra rất đơn giản, không có gì là kỳ bí.  Chín rưỡi sáng ngày hôm đó, cả lớp tôi đang nói về ngày mãn khóa học.   Có một đứa hỏi :
- Mãn khóa học ngày thứ mấy"
- Thứ sáu
- Tuần sau phải không"
- Không, tuần sau nữa"
- Thứ sáu, hai tuần nữa là ngày mấy"
Không có ai trả lời, tôi nói:
- August Fourteenth.

Cả lớp nhốn nháo tìm quyển lịch.  Trong lớp không có quyển lịch.  Bốn đứa chạy lên văn phòng mượn quyển lịch.  Nửa tiếng sau chúng đem về quyển lịch treo tường.  Quyển lịch được treo lên bảng.  Thằng Robert và thằng Chris dở từng tờ lịch.  Chúng dở trang lịch tháng Bẩy và tháng Tám.  Chúng đếm đi đếm lại.  Bỗng thằng John hét lớn như ông Archimede la lớn khi nhẩy ra khỏi bồn tắm:
- August Fourteenth.  Quang nói đúng
Cả lớp bỗng ồn ào, xôn xao như ong vỡ tổ:
- Tại sao Quang biết"
- Why he knows"
Thằng John nói:
- Quang biết mọi việc.  Tao chưa thấy ai thông minh như Quang.
Nhiều tiếng la lớn:
- John, you are right. Quang knows everything.  He is the most intelligent person in the united states
- Yes, yes, yes.

Cả lớp vỗ tay. Tiếng vỗ tay kéo dài năm phút.  Tiếng vỗ tay chấm dứt lúc mười một giờ hai mươi lăm, ngày hai mươi chín, tháng bảy, năm một ngàn chín trăm chín mươi hai.  Tôi trở thành thần đồng của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Một tuần trước ngày mãn khóa, bà Cathy gọi tôi lên phòng Students Sucesses,  bà Cathy nói:
-  You speak a lecture at our graduation ceremony.
Toát mồ hôi, tôi lắc đầu:
- Cathy, i can’t do.  You know i am a language handicap.
- Yes, I know.  But after the class, your english is better. I decide you speak a lecture.
Buổi lễ mãn khóa có bà phó hiệu trưởng trường South, bà Cathy, thầy cô giáo tham dự. Sau bài diễn văn ngắn của bà Vice President of Instruction, tôi được mời lên phát biểu. 
Tôi nói:
- Lady, gentlemen and my friends,
Dr. King has a dream, i have a dream too.
Tôi hỏi tụi học trò
- Do you have a dream"  Yes or no "
Tụi học trò đồng thanh đáp:
- Yes, we have a dream too
Tôi nói tiếp
- Dr. King has a dream
Tôi vỗ vào ngực tôi:
- I have a dream too
Tôi đưa tay chỉ đám học trò.  Chúng nó hét lớn:
- We have a dream too
Tôi nói tiếp:
- I have a dream:  I want  to become a good man.  Do you know what is a good man" Yes or no"
Tụi học trò lắc đầu:
- No.
Tôi nói:
- a good man is the one who wants to help people.  A good man is the one who loves another person like himself. Now do know what is a good man" Yes or no"
Tụi học trò trả lời
- Yes.
Tôi hỏi:
- do you know how to become a good man" Yes or No"
Tụi học trò lắc đầu
- No.
Tôi nói:
- If you want to helf somebody. Do it right away. Then you are a good man.  If you want to give money to the needy, do it immediatlely. Then you are a good man.  If you want to give food to the hungry, do it right away. Then you are a good man.  Do right now what ever you think is good for people.  Then you are a good man.  Now do you know how to become a good man" Yes or no"
Tụi học trò trả lời:
-Yes.
Tôi chỉ thằng Jonh, tôi nói:
- John, do you want to become a good man" Yes or No"
John trả lời:
- Yes.
Tôi hỏi:
- it rains in our class"  Yes or No"
Học trò trả lời:
- No.
Tôi hỏi:
- The sun rises in our class" Yes or no"
Học trò đáp:
- No.
Tôi nói:
- No rain, no sun in our class, so take off your hat, right away. Then you are a good man.  Take off your hat, rihgt now, John.
Thằng John lưỡng lư không chịu bỏ nón.  Thằng Matthew hét lớn:
- John, quang knows everything.  Take off your hat rihgt now, john.
Cả lớp chỉ tay vào thằng John, thét lớn:
- Jonh, take off your hat right now.
John lấy nón trên đầu và để trên bàn.  Tôi nói:
- John, now you are a good man.  Congratulation, John.
Cả lớp vỗ tay.  Tôi nói:
- Dr king has a dream.  I have a dream too.
Tôi đưa tay chỉ tụi học trò.  Chúng nó hét lớn:
- We have a dream too.
Tôi nói:
- I love you very much.
Tụi học trò hét:
- Do right now.
Tôi nói
- Thank you very much.
Tôi đi xuống bắt tay những đứa học trò giống như ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ đi vận động tranh cử.
Tôi về đến nhà trong lòng còn vương vấn những khuôn mặt ngây ngô khờ dại nên trông rất thật thà trong trắng.  
Đang nhớ tới những người phục mình như một kiệt xuất của nước Mỹ, tôi giật mình tỉnh mộng.  Vợ tôi hỏi tôi:
- Hôm nay có gì vui mà tủm tỉm cười hoài vậy.  Tôi chờ anh về trồng cây Azelea, tôi mới mua về.
- Anh coi xong trận baskett ball Sonic và Laker ...
- Coi xong thì trời tối thì còn trồng trọt gì nữa. Trồng ngay cho tôi. Nhớ lấy đúng chai phân nước tôi pha sẵn, đừng có lấy lộn chai clorox làm chết cây của tôi như lần trước.
Đem cuốc xẻng ra vườn, tôi nghĩ:  “Do right now, then you are a good husband.

Ý kiến bạn đọc
05/12/201706:49:44
Khách
Chuyện vui, dễ thương!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến