Hôm nay,  

Tấm Lòng Của Người Tù

30/07/200700:00:00(Xem: 185473)

Người viết: Dương, Thịnh
Bài số 2054-1917-621vb8290707

Tác giả Dương Thịnh chuyển bài tham dự bằng email. Mong ông tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm địa chỉ liên lạc và sơ lược tiểu sử.

*

Hắn đứng đó, hai tay khoanh trước ngực, khuôn mặt lạnh như tiền, cặp mắt luôn chăm chú nhìn các đội tù đang ngồi chôm hổm trước sân trại, chờ điểm danh, mở cổng đi lao động. Hắn có thân hình cao lớn, vạm vỡ, nước da trắng trẻo trông rất đẹp trai và ít khi thấy hắn cười cũng như không có biểu lộ tình cảm nào trên nét mặt. Nghe nói hắn có đệ tam đẳng huyền đai về Karate, và là một sĩ quan Không Quân.

Hắn làm Trật-tự-viên trại, được ban lãnh đạo Quản giáo rất tin dùng, vì hắn làm việc rất đắc lực. Nhiệm vụ cuả hắn là sáng cũng như chiều đứng trước cổng trại phụ giúp cán bộ trực trại diểm danh tổng số tù nhân đi và về, kiểm soát xem có bất cứ ai  mang bất cứ thứ gì ở bên ngoài vào trại hay không. Sau khi các tù nhân đã đi lao động hết, hắn còn có nhiệm vụ đi vòng vòng quanh khu trại, vào các phòng ngủ tù nhân xem xét coi có điều gì khả nghi, có vấn đề gì không ổn cần phải báo cáo lên trên, Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của hắn vẫn là theo dõi hành vi của các tù nhân và kiểm tra các đồ thăm nuôi

Hắn được đặc ân ăn riêng ngủ riêng, ít ai dám tiếp xúc với hắn, mà hắn cũng không muốn tiếp xúc với ai. Nhiều anh em trong binh chủng Không Quân biết hắn, xì xào bàn tán về hăn. Hắn biết, hắn hiểu, nhưng không tỏ thái độ gì hờn giận với họ. Rảnh thì giờ hắn chỉ đọc sách.

Có một lần tôi thấy hắn khóc, khóc nức nở ngon lành như một đứa trẻ như khi bị ai đó giựt đi món đồ chơi qúy gía của mình mà không thể nào lấy lại được. Đó là một ngày vợ con hắn lên thăm nuôi - cũng trùng với ngày thăm của tôi - Thường ngày trông hắn lạnh lùng bao nhiêu, giờ thì hắn vui tươi bấy nhiêu. Vợ hắn đẹp, sang, qúy phái, đối với hắn thật xứng đôi. Qùa thăm nuôi của hắn rất nhiều, người đi theo phụ vợ hắn gánh oằn cả vai.

Trong nhóm đợt thăm nuôi hôm đó, có một anh không hiểu vì lý do bực bội, uất ức gì đó đã nhìn vợ hắn, chỉ vào hắn nói như mạt sát:
"Chị không nên cực khổ đi thăm nuôi anh ấy, anh làm trật tự trại, làm ăng ten, đã hại biết bao nhiêu anh em. Đồ ăn chị mang về, cho chó ăn còn có ích hơn."
Hắn tím mặt. Tôi cũng bất mãn, bất nhẫn về thái độ bất lịch sự này, bèn quay qua kẻ phát ngôn bừa bãi:
“Đây là nhà thăm nuôi nơi chốn đông người, anh không nên làm mất mặt người ta như vậy! Hãy ý thức lời nói của mình."
Vợ hắn mắc cở cầm tay con kéo ra cửa đi như chạy, không quay đầu trở lại. Qúa bất ngờ, hắn chỉ kịp ú ớ nói với theo:
“Em.....con...!!
Những người đi thăm nuôi nhìn kẻ phát ngôn với vẻ khinh rẻ, khó chịu.

Nửa giờ thăm nuôi đã qua, mọi người lục tục xách bao bị theo tên công an bảo vệ  đi về hướng trại. Hắn không mang theo thứ gì, chỉ lầm lũi đi theo sau.
Trong khu trại, mọi người thăm nuôi đứng hàng ngang, qùa thăm nuôi bầy ra trước mặt như bán chợ trời. Tên cán bộ trực trại và hắn đi tới trước mặt từng người bắt giở áo lên, lục túi quần trên dưới coi xem có ai giấu thứ gì không Lần lượt hững gói qùa được kiểm tra một cách nhanh chóng. Tôi và anh bạn "vô ý thức" đứng hàng cuối cùng. Qùa của tôi chẳng có gì đáng kiểm, chỉ lèo tèo vài gói mì, ít ổ bánh và vài nải chuối. Tên cán bộ cầm cây gậy lật qua lật lại những gói qùa của anh bạn bên cạnh và đầu gậy dừng lại trên gói qùa đã được gói cẩn thận. Tên cán bộ ra lệnh cho trật tự trại mở ra. Hắn cúi xuống cầm lấy gói qùa từ từ mở ra Tôi nhận thấy anh bạn tù nét mặt có vẻ hốt hoảng, sợ sệt. Tôi đoán chắc bên trong đó có điều gì không ổn đây. Sau khi những lớp giấy báo, ny lông đã được mở ra, Hắn đưa gói đồ trình lên tên cán bộ:
“Báo cáo cán bộ, đây chỉ là lọ mắm ruốc, không có gì khác."
“Thôi, bỏ đi." Tên cán bộ nói.
Những người thăm nuôi vội vàng quơ quào những gói qùa lăn lóc trên mặt đất bỏ vào bao bị, trở về phòng mình Tôi không biết hắn đang nghĩ gì, nhưng chắc chắn hắn thừa biết rõ: dưới đáy lọ mắm ruốc kia có dấu ít tiền.

Từ ngày đó tôi đã có hơi cảm tình với hắn, và tò mò để ý đến hành động của hắn nhiều hơn.
Trong những trại cải tạo cộng sản, vấn đề bệnh hoạn, đói ăn là lẽ bình thường.Thức ăn không đủ  lại bị ẩm mốc, hôi hám đầy mùi cứt chuột , cứt gián nên không ai nuốt nổi. Để bảo tồn sự sống, để chống lại cơn đói cồn cào, các tù nhân cải tạo mỗi khi đi lao động bên ngoài đều cào cấu bất cứ cái gì có thể ăn được để nhét vào bụng, ăn ngay tại chỗ hay dấu diếm mang về trại, từ rắn, nhái, bù tọc, chuột đến những loại rau cỏ dại, bất cứ thứ gì ăn được là làm tuốt. Những anh em nào may mắn phục vụ trong các đội rau xanh thì "chôm chỉa" ít bầu, bí, mướp, củ khoai, củ mỳ, rau cải mang về nấu nướng linh tinh. Đồ chôm được, có anh lận trong lưng quần, bó dưới chân, có anh cắt nhỏ bỏ bào lon gô, hay thùng nước. Muốn làm trót lọt được những điều này thật sự không phải dễ dàng, làm sao qua được những cặp mắt cú vọ của những tên bảo vệ luôn luôn rình rập, theo dõi như những con diều hâu sớt mồi. Làm sao qua được những bàn tay khám xét của những tên trật tự khi vô cổng trại. Tôi đã để ý và biết rõ nhiều lần hắn đã tảng lờ coi như không biết, không thấy những gì các tù nhân mang theo vô trại, mặc dù hắn tỏ ra rất hăng say hùng hổ trong việc khám xét này

Đối với những anh em tù cải tạo, hắn là người đáng khinh, đáng ghét, nhưng đối với tôi hắn là người đáng thương. Qua những công việc hắn đã làm trong mấy tháng qua, nhất là sau ngày hắn thăm nuôi cùng một lượt với tôi, tôi nhận thấy hắn thật có tấm lòng tốt. Anh em ghét hắn chẳng qua vì thành kiến, vì khuôn mặt lạnh lùng cùng sự hăng say làm việc của hắn và cho rằng hắn nịnh bợ, báo cáo nhiều, hại nhiều người nên mới được làm công việc này. Thành thật mà nói chưa ai thấy hắn hại ai bao giờ. Theo tôi tụi cán bộ Việt-Cộng xử dụng hắn chỉ vì hắn to con, có võ, muốn chơi trò "gậy ông đập lưng ông" hoặc chơi kiểu tù trị tù.

Trong hai năm qua có 3 sự kiện mà tôi biết rất rõ (có thể còn nhiều vấn đề khác mà tôi không được biết) có sự giúp đỡ của hắn.
Anh bạn tôi, một người có khí phách ngang tàng, cương trực, không sợ trời, không sợ đất, đã tham gia vào cuộc nổi loạn nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc. Ngày mồng một Tết Âm lịch anh đã cùng một số người tổ chức một buổi văn nghệ ngoài trời bằng hình thức vừa đàn vừa ca, họ đi tới từng phòng ngủ của tù nhân, kêu gọi mọi người hãy thức dậy nối vòng tay lớn. Từng lớp, từng lớp người nắm tay nhau đi ra khoảnh đất trống trước hội trường. Họ ngồi thành vòng tròn, vỗ tay cùng nhau hát những bản nhạc hùng, nhạc xưa. Mở đầu phần văn nghệ là chào quốc kỳ Việt-Nam Cộng-Hòa, vài phút mặc niệm, suy tôn. Rồi sau đó họ say sưa hát, quên ăn, quên đói. Cuộc nổi loạn ngắn ngủi này dù không gây được tiếng vang nào đáng kể, nhưng cũng gây cho các tù nhân một niềm hứng khởi khoan khoái, làm hâm nóng lại bầu nhiệt huyết khi xưa.

Những ngày sau đó, những kẻ chủ chốt xách động cuộc nổi loạn bị những tên ăng ten chỉ điểm bị bắt hầu hết. Có kẻ vô biệt giam, có kẻ bị phân tán đi nơi khác, trong đó có anh bạn tôi, may mắn là anh còn được ở lại trại cũ
Trong thời gian bị biệt giam, hắn đã âm thầm giúp đỡ anh rất nhiều như: phần thức ăn, nước uống có nhiều hơn, lâu lâu lại có vài viên thuốc dấu dưới đáy bát cơm, nhất là những lời an ủi, cổ động tinh thần, giúp cho anh ta cố gắng chịu đựng.

Sau này khi được ra khỏi cảnh biệt giam ra ngoài, anh thú thật với tôi:
"Nếu không có hắn chắc tôi chết mất!"
Một nhóm người khác có âm mưu trốn trại. Không hiểu vì sao có một kẻ nào đó biết được báo cáo lên ban quản-giáo, một màn lưới vây bắt được giăng sẵn . Hắn tình cờ biết được, vội âm thầm nhờ anh bạn tôi thông báo cho nhóm người trên. Nhờ báo kịp thời, mẻ cá đã thoát nạn.
Một anh bạn khác của tôi, trong một lần thăm nuôi, không hiểu người nhà vô tình hay cố ý, đã lấy nhầm một tờ báo có nội dung "phản động" cuả nhóm phục quốc đang hoạt động ở ngoài để gói đồ ăn. May mắn trong khi phụ kiểm tra thăm nuôi, hắn đã nhanh mắt đọc được, vội bẻ gói qùa ra, miệng hô lớn:
“Gói  qùa này không đúng tiêu chuẩn, mất vệ sinh, giụt bỏ."
Anh bạn tiếc của nhìn hắn đầy căm tức. Tên cán bộ trực trại nhìn cách làm việc của hắn có vẻ hài lòng.
Tháng sau anh lại được thăm nuôi. Gặp gia đình, anh có than phiền món qùa kỳ trước không hiểu ở nhà gửi thứ gì mà bị tên trật tự trại vất bỏ. Nghe anh ta nói vậy chị vợ thở phào nhẹ nhõm, và kể lại cho anh nghe về sự dại dột cuả mình. Nghe vợ trình bầy, anh toát mồ hôi hột thầm cám ơn.....anh trật tự viên. Nếu chẳng may tờ báo này lọt vào tay tụi cán bộ, anh sẽ bị ghép vào tội chuyển tài liệu phản động vào trong trại, mạng sống của anh không biết sẽ ra sao!"

Những việc làm âm thầm của hắn, ít ai biết được. Kẻ mang ơn muốn gặp hắn để nói một tiếng cảm tạ, nhưng hắn luôn lẩn tránh. Không phải hắn không muốn tiếp xúc với họ, có lẽ vì hắn không muốn họ bị anh em hiểu lầm.

Gần sáu năm sau tôi được tha. Vì cuộc sống khó khăn, vì công việc làm ăn vất vả, tôi hầu như không còn suy nghĩ đến hắn. Thấm thoát tôi ra khỏi tù cũng được hơn một năm, công việc làm ăn của tôi hiện thời bán thuốc tây lậu, nguy hiểm nhưng có ăn. Một hôm tôi mua được một thùng thuốc, tính ra cũng lời được một phần ba, Sau khi trả tiền, tôi tới địa điểm đã hẹn trước để nhận hàng. Người giao hàng lại là.....hắn. Gặp nhau đột ngột tôi và hắn cùng ngỡ ngàng. Sau vài giây phút im lặng, chúng tôi ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, rôì cùng kéo nhau ra quán cà phê tâm sự.
-"Cuộc sống của anh hiện giờ thế nào rồi" Tốt đẹp chứ"”Tôi mở đầu.
Hắn cầm muỗng ngoáy ngoáy mấy cục đá trong  ly cà phê. Giọng có vẻ buồn:
-"Tôi sống lang thang, không có chỗ ở cố định, nay ngủ ở nhà bạn hàng này, mai nghủ ở nhà bạn hàng kia. ăn thì cơm đường cháo chợ. Khi đi tù về, tôi có trở lại Nha Trang nơi quê vợ và cũng là nơi tôi phải trình diện. Vợ và con tôi đã vượt biên, hiện đang sống ở California, cha mẹ vợ tôi còn ở lại quê nhà. Anh còn nhớ ngày vợ tôi thăm nuôi cùng với anh không" Vợ tôi bị cú sốc nặng qúa, nàng đã khóc qúa nhiều, chán nản,  đau đớn, cuối cùng nàng dắt con ra đi. Từ đó đến giờ tôi không hề nhận được một lá thư nào, hay bất cứ một tin tức nào về cuộc sống của hai mẹ con nàng bên xứ người. Tôi trở về lại Sài Gòn sống cuộc đời gió bụi này."


Tôi ướm thử:
"Hay là anh về sống với vợ chồng chúng tôi""
Hắn cười cười:
-"Cám ơn lòng tốt của anh. Tôi sống như vầy dễ chịu hơn. Anh nên nhớ, đối với tụi Cộng Sản vấn đề cư trú không phải là dễ đâu! Thân anh lo chưa xong còn bầy đặt đèo bồng!

Hắn nói đúng. Gia đình tôi thường xuyên bị tên công an khu vực kêu lên, kêu xuống nhiều lần, hăm dọa, hù hoạ đủ điều, mục đích là bắt ép tôi phải đi kinh tế mới, mặc dù gia đình chúng tôi đã ở đó lâu đời.

Chúng tôi lan man nói hết chuyện nọ đến chuyện kia, ngay cả đến chuyện tính tình ít giao thiệp, ít nói cuả hắn trong trại cải tạo.
Hắn cười gượng:
“Đã mang thân tù tội còn có gì nữa mà vui , mà nói nữa hả anh, ráng nhịn nhục mà sống cho qua ngày đoạn tháng, hầu còn có ngày trờ về với vợ con. Trong tù nên "im lặng là vàng" nói nhiều, nghe nhiều, đàn đúm nhiều không tốt đâu anh. Gia đình tôi: cha me, anh em đều bị chôn vùi dưới đống gạch vụn của trái hỏa tiễn 122 ly, con người tôi coi như đã chết từ đó"
“Xin lỗi, tôi đã gợi lại ký ức đau thương của anh!".

Từ đó, chúng tôi trở nên đôi bạn thân thiết. Hắn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công việc buôn bán làm ăn. Hàng nào hiếm, rẻ, có lời là hắn giao cho tôi. Nhiều lúc tôi cảm thấy ái ngại, khó xử khi tôi chia tiền lời cho hắn, Hắn không chịu nhận còn mắng tôi xối xả"
“Đàn ông con trai gì mà tánh như đàn bà con gái, anh phải lo cho vợ 2 con, còn tội chỉ một thân một mình, ăn uống bao nhiêu".
 Nhiều lúc thấy hắn buồn buồn, tôi gợi ý:
“Hay là anh kiếm cô nào gioi giỏi, mang về nâng khăn sửa túi, chứ cơm đường cháo chợ như vầy hoài, trong lòng tôi cảm thấy xót xa làm sao ấy!".
Hắn cười khà khà:
“Nâng ly sờ túi thì có chứ nâng khăn sửa túi gì!. Đừng có quân tử tầu nữa ông ơi!
Tuy nói cứng vậy, nhưng tôi cũng thấy hắn rơm rớm nước mắt. Hắn thương nhớ vợ con rất nhiều, lúc nào buồn lại lại lấy hình ra coi.

Thời gian thấm thoát trôi qua, cuộc sống lây lất của hắn ngày càng mệt mỏi chán nản. Nỗi nhớ vợ con trong lòng hắn càng ngày càng ray rứt, hắn như muốn kiệt quệ. Tôi cũng không làm gì được hơn, chỉ lấy mắt ngó thương cảm.

Không hiểu trời xui đất khiến hay sao, chương trình HO được thông báo trên toàn Thế Giới, ngay cả các cơ quan nhà nước CS cũng kêu gọi những ai cải tạo trên 5 năm nộp hồ sơ đi Mỹ. Nghe được tin này hắn ôm chầm lấy tôi sung sướng la lớn:
“Chúng ta sống rồi, chúng ta sống rồi!".
Thế là chúng tôi bỏ hết cả buôn bán, lo chuẩn bị giấy tờ cho vấn đề điđứng. Hắn tức tốc bay về Nha Trang. Tiẽn hắn ra bến xe tôi rất mừng, mừng cho tôi thì ít mà mừng cho hắn thì nhiều. Với tài lanh lẹ, khôn ngoan của hắn tôi nghĩ hắn có thể đi trước tôi
Đúng thế, không những hắn lo giấy tờ đầy đủ ở địa phương, mà còn chạy ra Bắc. Hắn giựt đưỡc mảnh bằng HO.2. Đầu năm 1990, hắn rời Viet Nam đi Mỹ. Tiễn hắn ra phi trường, tôi là người vui nhất.

Qua năm 1992 gia đình tôi mới đặt chân tới Mỹ. Ra đón ở phi trường có hắn và người em bà con Spon-sor cho tôi. Hắn lo cho tôi đủ mọi thứ: từ thuê nhà, lo chở đi làm giấy tờ, chở đi mấy cơ quan thiện nguyện xin đồ đạc cũ. Hắn nói:
“Đừng mắc cở , tự ái gì hết, tạm thời xài ba cái đồ này, Mai mốt đi làm có tiền tính sau."
Tôi như cái máy, hắn bảo gì làm nấy. Ba cái công việc lẻ tẻ này hắn làm gọn ơ, ngon lành, vì hiện thời hắn đang làm worker trong sở xã-hôi, lo vấn đề welfaire cho người tỵ nạn. Tôi có hỏi hắn sao lại làm nghề này" Hắn chỉ nói cộc lốc:” Để giúp đỡ mọi người".
Còn vấn đề vợ con của hắn, tôi nóng lòng muốn biết, thì hắn lại ỡm ờ không nói rõ ràng. Nói tóm lại hắn chưa sống chung với vợ con, nghĩa là vẫn còn ở....một mình.
Có lần, tôi không thể chịu nổi thái độ tơ lơ mơ này, bèn đến sờ làm của hắn, đợi hắn ra về đón đường hỏi cho ra lẽ:.
“Hôm nay anh phải nói rõ ràng cho tôi biết, chứ tôi ăn ngủ không yên".
Hắn kéo tôi vào xe, từ từ giải thích:
“Qua đây, được bữa trước bữa sau là tôi vội tức tốc đi kiếm vợ con liền. Lần theo địa chỉ của cha mẹ vợ đưa, tôi kiếm ra chỗ ở một cách dễ dàng, tính đến gõ cửa, muốn tạo cho nàng một sự bất ngờ, nhưng kịp suy nghĩ lại. Tôi tự hỏi là có nên làm như vậy không" Cuộc sống của nàng có thay đổi gì không" Nàng có lập gia đình khác không" Nàng có chấp nhận sự đối diện qúa đột ngột này không" Chắc phải có chuyện gì không ổn đây! Tại sao mấy năm qua nàng không hề viết cho tôi một lá thư, hay là nàng còn giận tôi" Nghĩ thế, tôi đứng ở chỗ xa xa chờ đợi. Chẳng bao lâu vợ con tôi đi ra, lên xe rồ máy lái đi. Vợ tôi không thay đổi bao nhiêu, chỉ con trai tôi thay đổi qúa nhiều, nó cao lớn qúa! Tôi chợt nhớ ra hôm nay là ngày chúa nhật, chắc nàng đi nhà thờ, tôi hỏi đường tới nhà thờ gần nhất, qủa nhiên trời không phụ lòng người, tôi thấy hai mẹ con nàng trong nhà thờ.

Do đó Chủ nhật nào tôi cũng đi nhà thờ để nhìn ngắm hai mẹ con. Cũng hơn một năm rồi cứ thế, tôi không giải quyết được gì
Nghe hắn diễn giải, tôi cứ tức anh ách, và đề nghị:
“Hay là anh để tôi nói thẳng với chị ấy xem sao, biết đâu lại có kết qủa tốt"..
Hán vội vã khua tay:
“Nàng không tin đâu, phải có cơ hội mới được, tính nàng tự ái cao, cương trực, không thể chấp nhận một thằng chồng làm "Ăng ten" như tôi đâu!"
Một lần sáng Chủ Nhật, tôi đến cái nhà thờ hắn kể tìm gặp hắn, lẳng lặng đứng bên  hắn. Thấy cách hắn dấu mình trong đám đông nhìn người vợ cũ, thật muốn đứt ruột. Hắn nói đúng. Không thể đột ngột được. Phải chờ dịp nào đó.

Ngày tháng sau đó, vợ chồng con cái tôi lo đi học chữ, học nghề.Tôi kiếm được một việc làm trong ngân hàng, thi giờ rảnh tôi cùng vài người quen mở lớp dậy kèm toán, luyện thi SAT.

Một ngày nọ, tôi thấy một em trai đang đứng lảng vảng trước cửa lớp, như đang trông ngóng chờ người nhà đến đón về, trong khi các em khác đã ra về gần hết. Tôi ra đứng cạnh em, chờ cho đến khi người nhà của em tới đón, tôi mới ra về.

Từ xa, bóng dáng một thiếu phụ đang đi tới, tiến về phía chúng tôi. Vừa thấy thiếu phụ trái tim tôi như muốn ngừng đập, mắt tôi mở trừng trừng . Không thể nào nhầm lẫn được, người thiếu phụ đó chính là vợ hắn, vợ người bạn thân nhất của tôi. Thiếu phụ tới gần nắm tay con nói sorry, cúi đầu cám ơn tôi, xin phép thầy đưa cháu về. Tôi chưa kịp định thần, chưa nói được câu gì thì hai người đã đi xa. Sự gặp gỡ tình cờ này tôi nhất định không báo cho hắn biết.

Buôi dậy học hôm nay, tôi cảm thấy trong người nao nao, hồi hộp lạ thường, mong sao cho mau đến giờ tan học. Sau giờ học, tôi lân la đến gần cậu trẻ làm quen:
Chào con. Hôm nay mẹ con lại đến đón nữa phải không" Gia đình không có ai phụ giúp sao"
“Nhà con không có ai hết, chỉ có hai mẹ con con không à".
“Thế ba con đâu""
“Ba con còn học tập cải tao bên Việt Nam".
“Thế, con có nhớ ba con không""
“Con nhớ lắm chứ!" Vừa nói cậu ta vừa móc bóp lắy ra tấm hình đưa cho tôi coi. Hình chụp một anh chàng Đại úy Phi công đang ẵm một đứa nhỏ 4 tuổi.
“Còn mẹ con. Mẹ con có khi nào nhắc đến ba con không "
“ Dạ có, đôi lúc con nhìn thấy mẹ ngắm hình ba treo trên tường khóc hoài."
Cứ như thế, mỗi lần có giờ dậy học, tan lớp tôi lại trò truyện với cậu nhỏ. Có lần tôi xin được gặp mẹ cháu để bàn về chuyện học hành liên quan đến bài làm của cháu.
Từ đó chúng tôi trở nên thân quen, nói năng không còn ngại ngùng như trước. Không thể

 chần chừ được nữa, lần sau gặp nàng tôi nhất quyết phải xin nàng cho một ít thì giờ để kể về câu chuyện của hắn, xem phản ứng của nàng ra sao..
Không ngờ, sự việc lại mang đến nhiều kết qủa tốt đẹp. TRong câu chuyện tôi không trực tiếp chỉ về hắn mà mang hình ảnh của người bạn nào đó ra làm thí dụ. Tôi bắt đầu câu chuyện từ lúc ngày thăm nuôi, có lời mạt sát của một người tù nóng tính đối với một người bạn. Kể lại những việc làm tốt mà anh bạn đã từng giúp đỡ anh em. Kể lại những nỗi nhục nhằn mà anh phải chịu đựng trong tù,  nhưng nỗi đau đớn nhất của anh ta là vợ anh, người đã từng đầu gối tay ấp với nhau trong suốt bao nhiêu năm trời, đã hiểu rõ tính tình cuả nhau, thế mà không chịu tìm hiểu rõ đầu đuôi sự việc, đã trách móc , bỏ rơi anh trong suốt nhiều năm qua. Còn anh ta thì lúc nào cũng nghĩ đến vợ con, lo lắng đến sự sống của vợ con bên xứ người. Tôi càng kể thiếu phụ càng khóc rấm rứt nhiều hơn. Nghe hết câu chuyện, thiếu phụ không nói gì, xin phép đứng dậy ra về.

Hai hôm sau thiều phụ đến đón con sớm hơn thường lệ, nàng trực tiếp đến gặp tôi hỏi và yêu cầu:
“Dạo này anh bạn của thầy thế nào, có khỏe không" Đã lấy vợ khác chưa" Thầy có thể sắp xếp cho tôi gặp mặt anh bạn của thầy được không""
Nghe thiếu phụ yêu cầu, tôi sung sướng như muốn điên lên.

Hôm nay là ngày lễ Thanksgiving, ngày lễ truyền thống của dân tộc Hoa-Kỳ, ngày đền tạ trời đất và con người. Nhân dịp này, tôi cũng mời vài người bạn đến để chung vui với gia đình chúng tôi. Một người là bạn tù cũ, và người kia là hắn. Người bạn tù là người đã từng mạt sát hắn trong lần cùng thăm nuôi trước kia,  mấy năm nay anh đã bị lương tâm dầy vò cắn rứt vì lời nói thiếu suy nghĩ của mình. Nay anh muốn tới đây để nói một lời xin lỗi, cùng cảm tạ người đã âm thầm giúp đỡ anh. Hắn cảm thấy sung sướng, sung sướng vì ít ra cũng có người hiểu mình. Còn tôi cũng nói lời cám ơn hắn đã giúp đỡ, dẫn giắt tôi trong vấn đề buôn bán trong lúc thời buổi khó khăn. Nghe tôi nói hắn cười lớn. Vừa lúc ấy vợ con hắn cũng từ trong buồng bên cạnh bước ra tiến tới bên bàn ăn và họ nhận ra nhau.

Sau giây phút xúc động, người vợ  ôn tồn nói với tôi:
“Tôi rất cám ơn lòng nhiệt thành của anh đã giúp vợ chồng chúng tôi có ngày đoàn tụ hôm nay."
Thật là một cuộc đoàn tụ đầy bất ngờ và xúc động. Chắc hắn không thể nào ngờ tới được. Tôi háy mắt nhìn hắn. Trông hắn bây giờ thiệt tội nghiệp: ngỡ ngàng, lúng túng như một đứa trẻ con.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,938,672
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”