Hôm nay,  

Đến Mỹ Theo Diện Du Lịch

08/07/200700:00:00(Xem: 130907)

Người viết: Đỗ Thị Nga
Bài số 2038-1901-605vb8080707

Tác giả Đỗ Thị Nga 61 tuổi,  du lịch Mỹ để thăm các em của bà ở Pasadena, Nam California. Và đây là chuyện  kể khi bànhập cảnh Mỹ: “Lúc đến phiên tôi vào, gặp một ông Mỹ người da màu, rất trẻ, chắc khoảng chừng hơn 30 tuổi. Sau khi xem xong giấy tờ của tôi, ông hỏi: Three"  Nghe chữ Three, tôi nghĩ chắc ổng hỏi tôi ở đây 3 tháng được không" Tôi lắc đầu, đưa ra 6 ngón tay. Ông ta cười, nói: OK. Thế là ông đóng dấu vào hộ chiếu của tôi cho ở 6 tháng.”

Đây là lân đầu tiên tôi được đặt chân đến một đất nước, mà khi ở VN, chúng tôi gọi nôm na là thiên đường của hạ giới. Hôm phỏng vấn ở SGN, nhân viên của phòng lãnh sự quán Mỹ hỏi, tôi trả lời thật thà rằng: Lâu nay tôi vẫn mơ ước có một lần được đi Mỹ, vì tôi biết rằng đất nước này rất đẹp, rất tự do. Tôi muốn gặp lại các em của tôi mà có em đã 30 năm chưa được gặp. Vậy là tôi được chấp nhận đến Mỹ.

Sau 16 giờ bay mệt mỏi, tôi cũng đã đến được nơi mà tôi mơ ước, đến sân bay Los Angeles lúc 19:30 tối. Trời lạnh và tối, mang tâm trạng háo hức được gặp lại các em, nên tôi không kịp nhìn ngắm gì cả, Suốt đoạn đường dài từ phi trường đến nhà em tôi ở Pasadena, chị em mừng rỡ, mãi trò chuyện nên tôi chưa có ấn tượng gì về nước này.

Sau 3 tháng trời ở đây, tôi đã được đi và nhìn thấy nhiều cảnh đẹp. Đôi khi tôi có cảm tưởng, tôi là một mụ nhà quê mới lên tỉnh trước mọi thứ, từ đường phố ngăn nắp, sạch sẽ, đến sự lưu thông trật tự làm sao. Đường phố ở đây quá sạch, và đẹp. Nhất là ở những khu nhà ở, cơ man nào là hoa. Hoa ôi thôi đủ màu rực rỡ. Tôi không biết kể sao cho hết. Nhất là hoa hồng đủ màu, đủ loại. Lại có cả hồng leo mà lại trồng trước sân nhà. Tôi hỏi em tôi: Sao người ta lại trồng hoa ở trước sân thế, không sợ ai đó hái hay con nít phá à" Em tôi nói: Ở đây người ta tôn trọng cái đẹp lắm. Không ai đi ngắt bông hay phá hoại cây trái của ai cả.

Tôi tròn mắt: Thật là một nước văn minh!

Tôi được các em chở đi xem Disneyland. Tôi thật sự cám ơn Trời Phật đã cho tôi thấy một nơi mà người ta nói là thiên đường hạ giới. Thật đúng không sai.

Tôi đã đọc nhiều kinh sách nói về thiên đường thì đây cũng chính là thiêng đường gần gụi nhất của con người chứ còn gì nữa. Tôi tự nghĩ nơi nào không có cảnh chen lấn, dành giựt là thiên đường rồi. Ở đây trật tự được tôn trọng và mọi người đều ý thức điều đó.

Ở Huntington Library, tôi được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật, được ngắm các vườn hoa, được các em tôi giải thích và nói rõ tiểu sử của thư viện này. Nó được ông bà Huntington hiến tặng. Tôi thực sự xúc động khi biết điều đó. Ở thời buổi kim tiền hiện nay mà có người sẵn lòng cống hiến tiền bạc xây dựng nên một ngôi thư viện vĩ đại để cho mọi người cùng hưởng thí thật là hiếm có. Tôi vô cũng ngưỡng mộ lòng từ ái của hai ông bà này.

Vì thương chị, các em tôi đã cho tôi đi xem rất nhiều, nhiều nơi khác nữa như The Getty Museum, North Berry Farm, Palm Springs. Rồi tôi còn được đi nhiều siêu thị do người Việt Nam làm chủ như chợ Viễn Đông, Chợ Rose Mead, chợ Hawaii, v.v.
Nhưng khi đến thăm khu Phước Lộc Thọ ở Little Saigon thì tôi thích hơn cả. Trong khu này có nhiều cửa hàng bán đầy đủ mọi thứ từ quần áo, đồ điện tử, đến thức ăn, và nữ trang. Ôi thôi nhiều vô số kể. Kể hoài cũng không hết!



Một trong những nơi đến thăm đã lưu lại trong tôi một niềm cảm xúc nhiều nhất là tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ. Tôi đã thắp nhang cầu nguyện cho linh hồn của tất cả những người đã bỏ mình trong cuộc chiến tại Việt Nam được yên nghỉ. Tôi xin ghi nhớ công ơn của chư vị.

Tôi đã kể sơ về cảm nghĩ của tôi lúc mới đến Mỹ. Thời gian còn lại sẽ rất ít vì mới đó mà đã hơn 3 tháng trôi qua. Nhớ lại hôm ở phi trường LAX, lúc làm thủ tục hải quan, tôi sợ quá vì một tiếng Anh cũng không biết ngoài hai chữ YES, NO. Tôi túm lấy một anh VN cũng đi trên chuyến bay để nhờ vả. Tôi nói: Anh ơi, tôi không biết tiếng Anh, lát nữa nếu họ hỏi gì, thì anh giúp tôi nhé. Anh bảo: Chị ơi. Em cũng như chị, chỉ biết lăng nhăng vài chữ thôi.

Lúc đến phiên tôi vào, gặp một ông Mỹ người da màu, rất trẻ, chắc khoảng chừng hơn 30 tuổi. Sau khi xem xong giấy tờ của tôi, ông hỏi: Three"  Nghe chữ Three, tôi nghĩ chắc ổng hỏi tôi ở đây 3 tháng được không" Tôi lắc đầu, đưa ra 6 ngón tay. Ông ta cười, nói: OK. Thế là ông đóng dấu vào hộ chiếu của tôi cho ở 6 tháng.

Lúc qua cổng xét hành lý, xách tay của tôi bị giữ lại. Tôi sợ quá, vì mình không biết tiếng làm sao giải thích cho họ rằng trong xách tay có hộp chả cá Thát Lát mà tôi đã tự tay làm để mang sang cho các em. Ông ta chỉ vào cái hộp chắc là muốn hỏi tôi cái gì đây, tôi vội lấy tờ giấy mà không có cây viết. Quýnh quá, tôi rút đại cây viết cài trên túi áo của ông ta, rồi tôi vẽ hình con cá. Ông ta lại cười và cho qua luôn. Thật là cám ơn Trời Phật một lần nữa. Sao mà người ta làm việc dễ dãi và tươi cười như vậy không biết nữa. Thật khác xa ở bên mình. Trong lúc bối rối, tôi lại vô ý quên nói cám ơn ông ta nữa. Thật bậy hết sức!

Thời gian bận rộn lúc đầu đã qua, nay tôi quen hơn với đời sống hàng ngày ở đây.
Mỗi sáng sau khi ai nấy đều đi làm, tôi ở nhà sáng tụng kinh niệm Phật xong, ra vườn tưới cây, quét dọn. Ngày hai buổi lo cơm nước cho các em. Buổi trưa rảnh thì đọc sách, truyện, kinh của Phật giáo. Nhờ vậy mà tôi hiểu biết về Phật pháp nhiều hơn trước. Tâm đạo của tôi nhờ đó cũng tăng trưởng thêm lên. Lâu nay ở VN tôi chỉ biết tụng niệm như vẹt chứ không biết về nguồn gốc, sự tích của những lời kinh trong sách.

Tôi nhận thấy ở đây hầu như ai cũng tất bật làm việc với tác phong công nghiệp, dù là làm việc văn phòng, không như ở bên mình, phần đông quá lè phè, sáng cafe, chiều quán nhậu, thảo nào mà đất nước mình không tiến nhanh được, bởi vì làm thì ít mà hưởng thụ thì quá nhiều, nhất là những thành phần con ông cháu cha.

Các cháu tôi hỏi: Con thấy nhiều người VN qua đây chỉ một thời gian là than buồn đòi về, bởi vì ai cũng đi làm cả, tại sao Dì không chán như họ. Tôi nói: Bởi vì thứ nhất là Dì đã lớn tuổi, không ham chơi bời, lại thích yên tĩnh để đọc kinh sách, nên ở đây thật hợp với Dì.

Ngồi tụng kinh lúc sáng sớm với cánh cửa chính mở rộng mà không sợ trôm cắp nên lòng tôi rất yên tịnh, tâm không tán loạn thì thật không gì quý hơn. Ngoài phố, ai muốn nói gì thì nói, đi đâu thì đi, không phải trình báo với ai cả. Thật đúng là thiên đường hạ giới. Mai đây chắc sẽ khó mà tạm biệt nơi này. Xin tạm biệt nước Mỹ của các bạn. Ước mong Đất Trời run rủi, biết đâu tôi lại được đến đây một lần nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến