Hôm nay,  

Nghiệp Nail Cũng Lắm Nỗi Niềm!

20/06/200700:00:00(Xem: 144397)

Người viết: Đặng-Xuân-Hường

Bài số 1277-1888-593vb4200607

 

Tác giả 46 tuổi, hiện là cư dân Moreno Valley, Californis; Nghề-nghiệp: Hairdresser. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là kể chuyện hành nghề làm tóc dưỡng da. Bài mới nhất của ông, thêm một lần nói lên nỗi niềm của nghề nail, nghề tóc.

*

Mấy mươi năm trước, chẳng ai có thể ngờ được bây giờ hầu hết ở các thành phố, các Shopping Mall hay Shopping Center lớn nhỏ ở California, đều có tiệm Nail của người Việt Nam mình! Không những ở California mà hầu hết các tiểu bang trong nước Mỹ cũng đều có nhiều hay ít tiệm làm móng tay do người Việt làm chủ điều hành.

Đi đâu muốn tìm một người Việt Nam để hỏi thăm, không gì bằng chạy lòng vòng nhìn vào các Shopping Center, thấy tiệm Nail ghé vào là chắc chắn có dân ta! Một vài bà lớn tuổi ở các tiểu bang ít người Việt, lâu lâu cũng tới tiệm nail làm móng tay chỉ là để có dịp chuyện trò vài mươi phút với cô thợ Nail đồng hương cho đỡ buồn!

Để có "cơ ngơi cắt móng" hôm nay, nhiều năm trước đây một phần lớn bà con ta đã trải qua thời kỳ "tập sự" cắt chỉ. Mới qua Mỹ, chưa có nghề nghiệp ổn định, nhất là bà con lớn tuổi đều tìm được job cắt chỉ dễ dàng ở các shop may trong vùng, nhất là Nam California. Lúc đầu cắt chỉ rồi sau đó ngồi vào máy may, máy vắt sổ, chẳng mấy chốc đạp vèo vèo như ai. May đồ công nghiệp cũng tương đối dễ! Vải được xếp chồng lên hàng mấy chục lớp, cắt theo size theo cỡ, cứ thế mà ráp nối.

Công việc làm ở shop lại càng mau gọn, chủ phân công mỗi người may ráp một phần theo "dây chuyền công nghiệp", ai nấy cũng mau thành thạo. Lớp trẻ chỉ trong một vài tuần là chẳng mấy tay muốn "cắt chỉ" nữa mà đổi qua may, "lốc". Có anh khá hơn qua đóng khuy, đóng nút...Làm nhiều ăn nhiều, tính theo cái nên ai cũng hì hục cắt may cả ngày!

Khi đã thành thạo, nhiều người mua máy may, máy lock về đặt ở nhà để làm cho tiện. Vừa trông con, chở con đi học, đón con về, vừa may, lại có thể làm "overtime" thoải mái nữa!  Lãnh hàng về nhà may, "lốc"...xong xuôi đem giao cho shop rồi lại lãnh hàng mới! Thế là cứ cuối tuần tính sổ lãnh tiền "thoải-mái"!

Một số các ông làm ăn khấm khá hơn nhờ job cắt cỏ. Công việc thì có vẻ nặng nhọc, nhưng đối với dân mình chịu khó thì chẳng nhằm nhò gì. Nhất là những người đã quen với công việc ruộng vườn, lao động chân tay  ở Việt Nam rồi! Chăm sóc cây cối, cắt tỉa đám cỏ...thật là qúa giản dị so với cày sâu cuốc bẩm, trông đợi vào mưa thuận gió hoà của Trời đất ngày nào! Hàng ngày lái chiếc xe truck với đầy đủ máy móc dụng cụ cắt cỏ, chạy một vòng theo thứ tự những khách hàng đã có list sẵn, mỗi tháng một hay hai kỳ đều đã được "hợp đồng" bằng miệng với chủ nhà!

Chẳng mấy chốc, cắt chỉ, may, "lốc", đóng khuy, đóng nút...rồi cắt cỏ cũng không hấp dẫn bằng đổi qua "cắt móng"! Dân Mỹ rất thích ăn diện, làm đẹp. Cái khoản làm móng tay nghe đâu là xuất phát từ vùng đất dập dìu xe ngựa giai nhân tài tử Hollywood, chủ yếu là các tiệm Mỹ làm đẹp cho các người nổi tiếng trong giới điện ảnh hoặc dân giàu có, sau đó người mình học được nghề rồi mới lan rộng ra như hôm nay. Người Việt-Nam mình nổi tiếng khéo tay, chịu khó nên rất dễ dàng để làm những công việc này.

Làm một bộ móng bột cắt giũa thật là tỉ mỉ, nhưng xem ra có phần đơn giản hơn là cắt, nhuộm, uốn tóc. Vì móng tay thì dù Mỹ đen, Mỹ trắng hay Mễ hoặc từ một xứ Trung-đông nào đó thì móng tay cũng na ná như nhau, còn tóc thì chưa sờ vào đã thấy khác hẳn rồi!

Dân Mỹ trắng tóc nâu nhạt tự nhiên, dễ nhuộm dễ chải bới. Dân Mễ thuộc loại "tóc rễ tre", vừa nhiều tóc, vừa sợi nào sợi nấy như "dây thừng", được cái tính tình dễ dãi! Qua dân gốc từ Châu Phi thì vừa nhìn thấy đầu tóc họ là thấy "nản chí" rồi! Vừa rậm như rừng Phi châu, vừa xoắn lấy nhau như thể một năm tam ba bận chải đầu! Đã thế chẳng "dễ chịu chút nào"!

Thợ nail nhìn móng tay là đánh giá làm được như thế nào ngay, còn đến tóc, thì còn phải "động não" xem nó sẽ ra như thế nào sau khi bôi màu, hoặc uốn! Khách làm nail chọn màu sơn nào thì chắc chắn sẽ có bộ móng màu đó, lắm lúc sơn xong khách đổi ý thì cũng chỉ năm ba phút sau là bộ móng đã đổi màu, còn tóc dù thợ có kinh nghiệm thì kết quả cũng"chưa chắc lắm là trăm phần trăm"!

Đã có người ví von: làm nail như làm toán pháp, dù sao thì cũng biết trước là cộng trừ nhân chia rồi, chỉ cần đáp số trúng là OK. Còn làm tóc như làm toán đố, chẳng biết là sẽ cộng hay trừ, nhân hay chia đây" Lò mò vừa làm vừa hồi hộp, chẳng biết "bà thầy" có OK không"

Cho nên đa số bà con ta chọn theo ngành nail cho chắc ăn! Vừa mau kiếm được tiền vừa khỏi sợ "đau tim", lại tốn ít thì giờ, tiền học phí, thi cử cũng có vẻ dễ dàng hơn, chưa kể supply nail rẻ hơn những thứ làm cho tóc nữa! Chỉ sau vài năm kinh nghiệm dũa móng là mở tiệm như ai. Bởi vậy tiệm nail mọc như nấm là phải!

Bây giờ, những "nam thanh nữ tú"chuẩn bị xuất ngọai theo chồng theo vợ, ngay cả một số đi du học cũng đã ghi tên học trước một khóa làm nail ở Việt Nam cho "quen tay", để khi đến nơi là đã có chút kinh nghiệm rồi. Có cô còn học bao luôn cả nghề tóc lẫn nail, có gì làm nấy. Đặt chân đến Mỹ là tính chuyện lấy bằng lái xe rồi sau đó là bằng nail để có nghề nghiệp kiếm tiền xây dựng gia đình và quay ngược lại giúp bên quê nhà.

Dân ta có duyên với nghề có chữ "cắt", ngay cả một số bà con đi làm hãng điện tử như ở Long Beach, Cali khi được hỏi công việc như thế nào thì có người trả lời:

- Cũng như cô vậy! Cô thì cắt dũa móng tay, tôi thì cắt nối dây điện, chỉ khác cái cô thì làm cho người, còn tôi làm cho máy!

Mặc dù chữ "cắt" có vẻ không được "êm tai", không "thanh nhã" gì mấy, nhưng từ cắt chỉ may quần áo, đến cắt cỏ chăm bón vườn tược, qua cắt tóc, cắt móng săn sóc tay chân đầu tóc, bà con ta đã chẳng mấy chốc "cất" được nhà! Thật là một phép mầu kỳ diệu!

Hàng ngàn tiệm nail dân mình làm chủ, và cũng có hàng trăm ngôi nhà được cất lên từ chữ "cắt"! Chưa kể là ngoài những cơ ngơi ở Mỹ, bà con ta còn cất nhà cho cha mẹ, anh chị em ở quê nhà nữa! Có lẽ bên quê nhà, nhiều người không hiểu sao chỉ làm móng tay, cắt cỏ trong vườn mà bên Mỹ dân mình làm nhiều tiền thế!

Bà con bên Việt Nam đâu biết rằng, nhiều thợ nail làm ngày cả chục tiếng, có khi làm luôn bảy ngày, chỉ nghỉ mấy dịp lễ lớn. Ngày ngày "trụ trì" ở tiệm nail, sáng đến tối, chẳng có thì giờ đi chơi đi mua sắm, hoá ra lại chẳng tốn tiền!

Dù sao thì dân mình cũng đã đóng góp rất nhiều công sức về mặt thẩm mỹ cho dân Mỹ, từ vườn tược đến móng tay, móng chân, mái tóc...Tất cả đều được hưởng nhờ từ đôi bàn tay khéo léo, chăm chỉ, chịu khó của dân mình.

Cái mặt nổi thành công của dân mình về kinh doanh tiệm nail thì có lẽ dân Mỹ cũng thừa nhận. Tuy vậy, còn một vài điểm mà dân mình không phải là không quan tâm, nhưng thật ra có khi là "bới lông tìm vết" của một số khách hàng khó tính, đó là vấn đề vệ sinh, mặc dù cũng đã có một số tai nạn xảy ra, nhưng so với số lượng khách hàng thì rất nhỏ nhoi, và luật pháp hay chính quyền thì đương nhiên họ sẽ bảo vệ khách hàng khi có sự việc xảy ra gây thương tích như nhiễm trùng, hư phần chân móng...

Đó là vấn đề với khách hàng, ngược lại, những hóa chất làm nail mà người thợ tiếp xúc hàng ngày có nguy cơ gây tác hại cho chính họ. Mỗi thợ Nail hầu như hàng năm đều nhận được thư cảnh giác từ Professional Beauty Assocation, Nail Manufac-tures Council: "Hơi bốc lên từ nhiều sản phẩm chùi móng tay có chứa chất toluene, và các loại sản phẩm sơn móng tay có chứa chất Dibutyl Phthalate (DBP) là những hóa chất theo sự hiểu biết của Tiểu bang California gây ra khuyết tật cho thai nhi hoặc những nguy hại khác cho cơ quan sinh sản" (Mọi thắc mắc có thể gọi (800) 468-2274).

Như vậy, người thợ Nail đã phải trả giá tương đối mắc cho cái nghề được coi là dễ kiếm tiền này. Do đó, dân mình muốn làm ăn lâu dài, muốn bảo vệ sức khỏe tốt cần phải quan tâm hơn đến những sản phẩm mình sử dụng, đến tình trạng thoáng khí trong tiệm...để giảm thiểu việc tiếp xúc với những chất nguy hại.

Rất nhiều cô gái trẻ đã năm này qua năm khác chăm chỉ dũa móng tay kiếm tiền cho gia đình, mà có thể chưa biết hay chưa thấy, hoặc là lo làm quên mất cái nguy hại cho chính bản thân mình và di hại cho cả con cái mình nữa! 

Ngoài ra về mặt tinh thần, với nhiều người chủ hoặc thợ làm không nghỉ, nghĩa là bảy ngày một tuần, quanh năm như thế, chỉ nghỉ những dịp lễ mà thôi, mỗi ngày ở tiệm Nail từ chín hay mười giờ sáng đến bảy tám giờ tối, tất nhiên ảnh hưởng đến gia đình không ít.

Có lẽ dân mình, nhất là thợ làm Nail đã nghe biết nhiều chuyện xảy ra trong gia đình, thí dụ những chuyện xảy ra như: có cặp vợ chồng kia cả hai cùng làm nail, khi còn làm thuê thì rất êm ấm, sau khi dành dụm đuợc vốn liếng mở tiệm, do chịu khó, tay nghề giỏi nên chẳng bao lâu phát tài thấy rõ, thế rồi ông chồng đâm ra ăn chơi bài bạc, bà vợ cũng khoái shopping nhảy đầm... bỏ bê công việc, tiệm xuống dốc, vợ chồng xung khắc, cuối cùng đổ vỡ dẫn đến ly dị!

Có bà mẹ ngày ngày đi làm Nail từ sáng đến tối, có đứa con gái trong nhà mới lớn chừng mười sáu tuổi, mười bảy tuổi nghĩ rằng con còn nhỏ chẳng để ý gì, hơn nữa ngày ngày đi làm tối mịt mới về, thấy con cũng vẫn ở nhà lại càng yên chí, ai ngờ đến khi phát giác ra những thay đổi trong người con bé thì mới chưng hửng ra nó đã có bầu đến cả năm sáu tháng! Chẳng biết làm sao đành phải nuôi đứa cháu "mồ côi cha" từ trong bụng mẹ!

Rồi một gia đình kia, cũng cả hai vợ chồng đều làm Nail, mở tiệm xa nhà, ngày ngày đi làm đến tối, mấy đứa con ở nhà cứ đi học có xe bus đưa đón. Cha mẹ làm có tiền cũng cho con chút ít tiền bạc xài, ngày qua ngày, đám con cứ được tự do trong độ tuổi High School. Cha mẹ vùi đầu vào cái tiệm Nail  chẳng biết con cái bỏ bê việc học, theo bè bạn ăn chơi trộm cắp. Cuối cùng cả mấy đứa dính vào một vụ trộm, bị bắt ngồi tù cả mấy năm!

Một bà chủ tiệm Nail kể lại, tiệm bà có đến bảy tám người thợ, toàn là các cô có chồng con lớn con bé cả rồi, trong đó có một cô đã ly dị, chẳng hiểu những lúc rảnh rỗi xì xầm to nhỏ thế nào mà chỉ trong hai năm có thêm ba cô nữa cũng ly dị chồng! 

Tất nhiên những chuyện đó thì cũng chẳng nhiều gì so với hàng ngàn dân mình làm thợ Nail, tuy vậy, những ảnh hưởng nho nhỏ thì có lẽ không tránh khỏi. Cái nghề tương đối tự do thoải mái, dễ kiếm tiền, nhưng vẫn không ít nhức đầu cho những người biết lo xa đến sức khỏe, đến đàn con nhỏ và hạnh phúc gia đình. Đàng sau tiệm Nail vẫn có những khắc khoải, lo âu...chứ không chỉ là tiếng kể chuyện vui, cười đùa của những người thợ trong lúc rảnh rỗi chờ khách hàng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến