Hôm nay,  

Ông Già Bãi Giá

18/06/200700:00:00(Xem: 129643)

*

Ngươì viết: Xuân Đỗ

Bài số 1275-1886-591vb2180607

Tác giả 66 tuổi, cư dân Riverside, hiện là Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông mới đây kể về số phận nghiệt ngã của một  cựu đaị úy phi công về từ đảo Guam và trở thành người bạn đồng tù với tác giả. Bài mới lần này là hồi ức ngày vượt biển.

*

Ông không nhớ ngươì ta đặt cho ông caí tên Ông già Bãi Giá từ hồi nào, nhưng có điều ông nhớ chắc chắn địa danh Baĩ Giá là nơi ông đã đào huyệt chôn hai cô gái cùng vượt biên với ông vào giữa thập niên  80.

Ông vốn ngươì Bắc di cư, quê quán chẳng ăn nhập gì vơí cái xã nằm bên bờ sông Hậu. Nhưng số phận đẩy đưa, đến nơi ấy. Nói cho ngay, nếu cộng sản đừng bắt giam ông mất 8 năm tại Tuy hòa, thì chưa chắc ông đã bỏ nước ra đi. Ông nói "bắt giam" chứ không phải "caỉ tạo" như người ta quen goị, vì ông thuộc diện tù binh bị bắt tại chiến trường Phan Rang sau ngày Tây nguyên di tản. Thôi chuyện cũ không nhắc đến nữa.

Trở laị chuyện vượt biên, số ông thuộc loại không suông xẻ.  thày bói cũng đã bấm quẻ nói ít ra vài ba lần mới thoát, mà nếu không thoát thì chuyện tù tôị là tất nhiên, nhưng phước cho ông không chết vì sông nước.

Đường vào nước Mỹ cũng lắm gian nan, nhưng năm lần bảy luợt quyết chí ra đi, nếu không bỏ xác trên biển Đông thì cũng có ngày tới bến tự do. Trường hợp của ông không nằm trong ngoại lệ. Tới Mỹ, ông làm lại cuộc đời muộn màng của mình bằng một nghề nặng về chân tay, nói cho nó xôm thì là làm "landscape". Làm gì thì làm, miễn  ra tiền, ông chẳng quan tâm. Cảm thấy an phận, chẳng còn lo chuyện kềm kẹp, áo cơm nên cứ đặt lưng xuống là ngủ.

Chẳng hiểu ông đọc được ở đâu một câu đại để là “nếu anh không chôn quá khứ thì quá khứ nó sẽ chôn anh". Cho nên dù quá khứ cũng một thời lon lá nhưng vì nó mà làm ông lao đao, nên ông cho chôn luôn cả hai món tù tội và vượt biển trong đáy sâu ký ức.

Sau 18 năm làm vườn kiếm ăn trên đất khách, ông sang lại chiếc truck và toàn bộ đồ nghề cho người bạn làm chung, đi vào tuổi nghỉ hưu.

Ở buổi xế chiều, lúc này ông mơí có dịp hồi tưởng lại những ký ức thời thơ ấu: dòng sông Đáy nơi ông vẫn tắm truồng với đám trẻ chăn trâu, cánh đồng chiêm vào mùa gặt, cảnh vỡ đê sông Hồng mùa nước lũ, nạn đói năm Ất Dậu ngươì trong họ phải lên Nam Định ăn xin, mùi hoa bưởi vườn bà ngoaị, lễ hội Phủ Giày, món mắm rươi đặc sản quê ông... ôi, trăm thứ bà rằn vương vấn tim ông. Laị có chứng nhức moỉ, không dễ ngủ như trước mà hay thức giấc nửa khuya, tâm tư ông thôi thúc hình như muốn về thăm quê một chuyến, nhưng còn ngaị ngùng vì món "lý lịch trích ngang".

Ông đem tâm sự giãi bầy với cô em gaí, có chồng di tản hồi 75, lúc này cơ ngơi cũng khá. Vốn thương anh, bà nhanh nhẩu góp ý "để em về coi tình hình xem sao". Ít lâu sau, bà sang lại Mỹ, nói mọi chuyện đã đôỉ thay. Bà còn khoe nhà nước đã khẳng định, "Việt kiều là một bộ phận không thể thiếu trong tiến trình đoàn kết của cộng đồng dân tộc Việt" và còn khuyến khích "các ngươì con xa Tổ Quốc" về thăm laị quê hương! Ông vốn chẳng lạ gì chuyện, "đừng nghe những gì cộng san nói, mà.......", nhưng ai nói thì ông chưa tin, chứ em ông nói thì ông tin. Thế là ông lên đường về quê dịp Tết năm ngoái.

Lâu lắm mới lại đi máy bay, kể từ khi rời traị tỵ nạn ở Phi. Chiếc phi cơ của hãng Eva nhẹ nhàng hạ cánh xuống Taipei. Từ đây, ông được chuyển sang phi cơ của Hàng không Việt nam để bay chặng chót về Saìgòn.  Bay qua biển Đông, nhìn xuống các lượn sóng bạc đầu tiếp nôí xô nhau trên làn nước biếc, lòng ông lẽ ra phải thanh thản, nhưng những hồi tưởng về quá khứ mà ông đã đào sâu chôn chặt lại lóe lên trong tâm trí ông.

. . .

Năm ấy, khoảng giữa thập niên  80, qua mối manh ông được giơí thiệu cho một bà chủ ghe chuyên tổ chức vượt biên.  Chuyến đi này là chuyến làm ăn chót của bà vì gia đình bà cũng... đi luôn. Thông cảm hoàn cảnh của ông, bà không lấy tiền trước, cho nợ qua tới Mỹ sẽ trả, với điều kiện khi lên tàu ông sẽ lo phụ vấn đề an ninh và bảo vệ gia đình bà khi có chuyện.  Như bắt được của, ông hoan hỉ nhận lời.

Rời Saìgòn, ông đáp xe đò xuống Sóc Trăng. Đầu đội nón cối, vai đeo chiếc ba lô bạc màu, ông cố gắng đóng vai một cán bộ già miền Bắc, nhưng tơí đâu ông cũng cảm thấy lộ bài, vì trông tướng ông là ngươì ta biết ngay là cải tạo mới về: tóc bạc muôí tiêu, gầy, xanh, giọng Bắc di cư, vẻ thiếu tự tin... Điểm hẹn là quán ăn lộ thiên gần chợ huyện. Vừa vào quán, chưa kịp kêu món ăn, bà chủ quán đã nhanh nhảu hỏi chắc bác ở Saigòn xuống. Vậy là bả đã ngầm hiểu là đi đâu chứ... không phaỉ đi công tác! Ăn xong vôị vã đứng dậy, thì một cháu gaí trạc 14,15, chạy tới nói bác cứ ở đây, "họ" sắp tới đón. Chẳng kịp hỏi tên, nhưng bản năng mách bảo có thể tin cô bé này được. Ông nhờ cháu kiếm cho cái túi cũ. Sau đó trút bỏ lốt cán bộ già, ông lặng lẽ theo tốp người đáp xe ra bến bãi.

Tới bãi, người thì đông, địa điểm cạnh bến sông trông dễ lộ. Gió thôỉ mạnh từ hướng sông nhưng không khí vẫn ngột ngạt. Hỏi ra thì tiết trơì đang mùa gió chứơng.  Ông linh cảm chuyến đi này khó xuông xẻ, lòng bất ổn, định lỉnh ra một mình kiếm cách trở lại Saigòn.  Chợt cô bé lại tới, không hiểu sao nó lại chỉ để ý đến ông. Cô đưa cho ông  một túi cơm vơí con khô sặc bảo ông giữ lấy mà ăn, đừng đi đâu kẻo lạc. Nể lơì, ông quay lại và kiếm một gốc cây ngôì chờ.

Moị việc rồi cũng sắp xếp ổn thỏa, từng tốp ngươì lên chiếc ghe lớn chuẩn bị rời bến. Ông thầm phục bà chủ ghe đã lót tiền cho công an "mua bãi" an toàn.  Lên tàu, lúc này bà chủ ghe mơí xuất hiện và ra hiệu muốn gặp ông. Ông theo bà xuống khoang lái và được giới thiệu vơí đám tài công cần gì cứ gặp BácÚt (bí danh của ông). Thật sự là bà  không muốn ai biềt bà là chủ tàu vì vấn đề an ninh cá nhân. Kiểm lại trên tàu vừa già vừa trẻ đúng 97 người, trong đó một phần ba là thành phần đi hôi. 

Tàu xuôi dòng nghe chừng êm ả, cứ đà này chỉ mấy tiếng đồng hồ nữa ra cửa sông là có cơ may đi thoát.  Bỗng tiếng máy tàu như nghẹt bô, tốc độ chậm dần như muốn khựng laị. Lát sau anh phụ lái hớt hải lên kêu,"Bác Út! Bác Út! Sao ghe chạy không nôỉ, có gì kẹt lạ lắm, Bác xuống coi dùm." Vốn là tay bơi giỏi, ông lặn xuống  khảo sát thân tàu, sửng sốt khi phát hiện chân vịt mắc cạn trên cồn cát.

Ông huy động gần hai chục thanh niên xuống phụ, vừa chống sào, đẩy ghe, vừa phối hợp đồng bộ với hiệu lệnh nổ máy, con tàu như được sốc lên, vượt khỏi baĩ cát lầy. Mấy ngươì đi hôi thuộc đường đất cho biết đây là Bãi Giá có cồn cát trải dài ra giữa sông. Vì nước sông lênh láng, tài công nào không chuẩn được dòng nước tàu sẽ mắc cạn. Tàu tiếp tục chạy ra hướng cửa sông, bà con trên tàu một phen hú vía. Họ thầm cám ơn ông già Bắc kỳ này, coi vậy mà tháo vát, nên về sau cứ gọi ông là "ông già Bãi Giá".

Mới rít xong điếu thuốc lào, ngồi chưa kịp ấm chỗ, ông lại nghe như có tiếng ghe đuôi tôm đàng xa chạy theo tàu mình. Tiếng ghe mỗi lúc một rõ hơn, định hình ông thấy có 4,5 ngươì trên ghe, mặc đồ nửa như công an, nửa như dân phòng thậm chí có người mặc xà lỏn ở trần. Bỗng  một tràng tiểu liên bắn bổng lên không trung như ra hiệu cho ghe ngừng lại. Ông vôị trao đôỉ vơí bà chủ ghe, bà chủ bảo cứ chạy, sắp ra tơí cửa sông rồi. Chiếc ghe đuôi tôm vẫn bám sát, lần này không bắn chỉ thiên hàng loạt mà bắn sẻ chĩa thẳng vào tàu. Một vài người trên tàu đã trúng đạn. Bà chủ ghe chừng như thất vọng, đành vôị vã âm thầm trút túi vàng ròng xuống sông để dễ chôí vụ chủ ghe. Số vàng được tích lũy qua các lần làm ăn, nay rải ra cứ như lúa đổ xuống sạp, ông ghé mắt nhìn theo, bẵng quên đi nỗi sợ trong lòng mà tiếc cho những thỏi vàng vô chủ.

 Các loạt đạn uy hiếp vẫn tiếp tục, cuôí cùng tàu đành cặp bến sông. Đám người bất hạnh lần lượt lên bờ. Ông lên chót. Chợt tên dân phòng quay laị hét lớn, "Sao hai con bé kia ngôì đó mà chưa lên. Muốn chết hả"" Hét thì hét, hai cô gái vẫn bất động. Tên dân phòng tới kiểm tra, sau đó ra hiệu cho ông và một thanh niên quay lại tàu. Té ra, hai cô gái bị bắn xuyên táo, một cô lòi ruột đã tắt thở, một bị thương nặng còn thoi thóp. Ông nhận ngay ra cháu gaí ông quen, cô bé đã gặp ông ở quán nước, đã cho ông túi cơm ở bến sông. Theo lệnh, ông lo cõng cô cháu, anh thanh niên lo cho cô kia.

Dọc đường ông vẫn cảm nhận được nhịp đập phập phồng vô thức của khúc ruột bị bắn trổ từ sau ra trước. Máu từ khúc ruột vẫn chảy làm ướt đẫm vạt sơ mi sau lưng ông. Bây giờ ông mới nghĩ đến thân ông và thấy sợ cho những ngày tù tội trước mặt. Bất giác như một kẻ bị hẫng hụt tâm linh, chẳng còn biết nương tựa ai, ông tự xin cô bé bất động trên lưng mình bằng lời cầu xin tự phát, nếu sống khôn chết thiêng xin cháu phù hộ cho ông ... đừng ở tù lâu!

Về đến chỗ tạm giam, một bãi chăn vịt gần trụ sở xã thì trời cũng xẩm tôí. Ông được bồi dưỡng một ổ bánh mì thịt, sau đó ông cùng hai thanh niên vạm vỡ luân phiên đào huyệt chôn cô bé gaí. Đêm hôm đó ông ngủ say như chết.

Hai bữa sau, người ta lại đưa xác cô kia về, về sau mơí biết họ là hai chị em. Ông cùng hai thanh niên lại được gọi đi làm cái công việc đào huyệt, đã làm cho cô em.

Mấy tháng sau ông được tha về. Có thể vì đám vượt biên không nguy hiểm bằng tụi "ngụy", một phần vì lý lịch ông khai gian, tuồng chữ lại như gà bới, muốn đọc lại cả ông lẫn đám công an xã cũng chịu thua. Từ biệt Bãi Giá  lòng ông ngậm ngùi thương cho hai cô gái.  Nhưng  về  đến Saigòn, nghỉ ít bữa ông lại tính chuyện vượt biển tiếp...

. . .

 

Có tiếng vọng từ phòng lái làm ông giật mình quay về vơí thực taị. Hình như họ thông báo phi cơ sắp hạ cánh.

Xuống sân bay, ông và đoàn khách mỗi người được tặng một bó hoa tươi xinh xắn, hỏi ra vì trùng hợp với ngày  phát động "Năm Du Lịch Thành Phố", nên có sự đôí xử khác các chuyến bay thường.

Dọc đường về thành phố, không khí tết nhộn nhịp hẳn lên, các biểu ngữ chào mừng du khách, đặc biệt "các ngươì con xa Tổ Quốc" về quê ăn Tết được treo dán khắp nơi. Ông trộm nghĩ giá hai cháu gái bị bắn xuyên táo năm xưa còn sống sót và về quê ăn Tết dịp này chắc cũng được tặng hoa và đón tiếp nồng nhiệt như ông.

Xe dừng trước nhà người em họ ông tạm trú, ông cố tình để lại bó hoa trên tắc xi, như một cử chỉ ngầm dành cho hai chị em đã bạc mệnh trong chuyến đi mùa gió chướng. Phần ông, ngày mai sẽ lấy vé đi thẳng Hà nội, rồi từ đấy về quê cho kịp giao thừa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến