Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Thân Phụ

10/06/200700:00:00(Xem: 125750)

Người viết: Nguyễn Thanh Sơn

Bài số 1267-1878-583vb8100607

*

Tác giả, theo nội dung bài viết cho thấy, là một Linh Mục. Sau nhiều năm phục vụ tại Los Angeles,  ông đã về ở San Jose sống bean cạnh thân phụ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về thân phụ nhân mùa Lễ Cha đang tới.

*

Cha mẹ tôi sinh thành ở làng Dục Đức, tỉnh Ninh Bình, Phát Diệm, bắc Việt Nam. Là người con thứ hai sinh ra đời, lớn lên tôi gọi cha mình là "thầy", thay vì là "bố" như đại đa số người miền bắc quen dùng.

Năm 1954, theo làn sóng di cư tránh nạn cộng sản, gia đình tôi gồng gánh vào miền nam. Sau khi rời trại tỵ nạn ở Phú Thọ, Sàigòn, gia đình tôi đi định cư tại Hố Đồn, thuộc tỉnh Tây Ninh, nơi tôi nhìn thấy núi Bà Đen cao lớn sừng sững trên nền trời. Vài năm sau, thầy mẹ tôi về lập nghiệp tại Chí Hòa, gần Ngã 3 Ông Tạ, quận Tân Bình.

Từ đây, thầy tôi đi làm công chức trong phi trường Tân Sơn Nhất, mẹ tôi buôn bán thêm để nuôi nấng các con còn nhỏ bé. Tôi còn nhớ kỷ niệm rõ nét nhất về thầy tôi, đó là mỗi buổi chiều đi làm về, người tắm rửa cho tôi thật kỹ càng.

Thầy tôi nghỉ hưu trí được vài năm thì biến cố tháng Tư Đen 1975 xảy ra. Nhằm cứu vãn tương lai của 7 người con, hai gái và năm trai, thầy mẹ tôi đã kiếm thuyền cho chúng tôi ra đi. Tôi và 2 em vượt biển chuyến đầu tiên vào tháng 5, 1979 và đến được bến tạm dung ở Indonesia (Nam Dương), sau đó 3 người em đã vượt thoát thiên đường XHCN (xếp hàng cả ngày!) trong hai chuyến hiểm nguy, nhưng được bình yên. Thế là chỉ còn chị cả tôi, nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi (gần nhà thờ Chí Hòa), ở lại với cha mẹ.

Ngày 27 tháng Ba năm 1991, thầy mẹ và chị tôi cùng một cháu gái, con của người em kế tôi, được sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình (ODP). Ôi biết bao mừng vui khi gia đình chúng tôi được xum vầy đầy đủ tại thành phố San Jose, CA, sau nhiều năm xa cách! Thầy mẹ tôi, tuy đã bước vào tuổi hạc, nhưng còn khoẻ mạnh bình thường.

Tôi phục vụ Chúa và bổn đạo Công giáo tại Los Angeles, CA, chị tôi về tu viện ở New Orleans, Louisiana, còn thầy mẹ tôi an vui sống với các em và các cháu tôi tại San Jose. Hằng năm hai chị em chúng tôi đều về thăm cha mẹ yêu thương...

Khoảng tháng Tư năm 2002, một cơn "bão dữ" đã đổ xuống cuộc đời nhỏ bé của tôi, khiến tôi phải về với gia đình. Tuy bàng hoàng về những chuyện bất hạnh xảy đến cho tôi, thầy mẹ tôi đã đón nhận người con khốn khổ của mình. Có cha mẹ nào lại không thương đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau và dày công nuôi nấng trong bao năm trường"

Tôi chấp nhận hoàn cảnh khổ đau của mình, coi nó như một sự an bài nhiệm mầu của Đấng Tối Cao toàn năng, và sống ẩn dật, âm thầm với cha mẹ mình, nay đã già yếu. Thầy tôi từ từ sút giảm sức khoẻ thấy rõ, đôi chân của người yếu ớt, không còn đi đứng vững vàng được nữa, phài dùng cây gậy chống đỡ từng bước. Kể từ năm 2006, thầy tôi phải vào bệnh viện nhiều lần để điều trị vì các chứng bệnh khởi phát do tuổi già đã trên 90. Tận tình chăm sóc cho thân phụ, tôi thương yêu người vô cùng! Trong phòng riêng, tôi quỳ gối cầu nguyện cho thầy tôi phải trải qua các lẽ thường tình của thân phận làm người: sinh-lão-bệnh-tử.

Tháng Hai, 2007, thầy tôi lâm trọng bệnh, chúng tôi lại phải đưa người vào nhà thương Santa Clara Valley Hospital ở San Jose. Thầy tôi dần dà chỉ còn da bọc xương, thế mà bác sĩ bắt phải lấy máu để thử nghiệm cứ 6 giờ một lần. Mỗi khi y tá vào phòng để lấy máu thầy tôi, tôi không dám nhìn cảnh tượng này vì lòng dạ mình cảm thấy quá xót xa, tôi đã vào nhà nguyện nhỏ trong bệnh viện để quỳ gối cầu nguyện cho cha mình đang phải chịu đau đớn vì bệnh tật.

Một đêm vào trung tuần tháng Ba, 2007, thầy tôi không ngủ, tỉnh táo khác thường, để nói những lời trăn trối cho thân mẫu và chị em chúng tôi. Cha tôi nói: "Thầy thương mẹ (tức thân mẫu chúng tôi) và các con cháu chắt lắm!" Rồi thầy tôi bật khóc, nhưng người liền can đảm nói: "Thầy bằng lòng đi theo Chúa ... Thầy vui mừng được về với Chúa và Mẹ Maria ... Trên thiên đàng Thầy sẽ phù hộ cho mẹ và các con cháu chắt." Qua tình cảnh này, tôi thấy cha chúng tôi yêu thương cuộc sống của mình, yêu thương người bạn đời và các con cháu chắt, cũng như họ hàng thân thuộc và bạn hữu vô cùng, nhưng biết rằng mình sắp phải ra đi, phải từ biệt tất cả mọi người. Cha tôi dặn dò chúng tôi: "Các con hãy sống đẹp lòng Chúa ... hãy thương yêu mẹ, săn sóc chu đáo cho mẹ, và hãy thương yêu nhau, bớt công ăn việc làm để có thời giờ cầu nguyện". Tôi hứa với cha mình trong giây phút thiêng liêng này với nước mắt: "Chúng con sẽ sống và làm theo ý nguyện của thầy!" Cha tôi cũng dặn dò: "Lúc thầy sinh thì, mẹ và các con đừng khóc, hãy cầu nguyện cho thầy về với Chúa..."

Một dấu chỉ về đức tin vào Thiên Chúa rất sâu xa của cha tôi, đó là khi biết mình sắp lìa trần, thân phụ chúng tôi không dùng chữ "chết", mà chỉ nói: "Thầy đi theo Chúa ... Thầy về với Chúa ở trên thiên đàng."

Ngày thứ ba, 24-4-2007, cha chúng tôi đi tiểu ra máu; đến chiều chúng tôi đưa người vào nhà thương. Ngay đêm này, bác sĩ đã gọi điện thoại cho chúng tôi báo tin đau buồn: "Ông Cụ sắp qua đời" (He is dying), vì thận bị hư. Nhà thương đã cho thầy tôi một phòng riêng rộng rãi để người nằm hấp hối. Bên ngoài cửa phòng, y tá gắn một tấm hình chụp chiếc lá khô mầu tím rơi rụng, là dấu hiệu cho biết bệnh nhân sắp đi.

Thầy tôi nằm im, không cử động tay chân nữa, mắt nhắm lại, chỉ còn tim đập và hơi thở nhờ oxygen. Thầy tôi nằm hấp hối như thế trong 3 ngày, đến ngày thứ nhì thì chị cả chúng tôi từ New Orleans đã về tới nhà thương. Chúng tôi thường trực bên cạnh người, cầu nguyện với Đấng Tối Cao đã tạo nên thân phụ mình và đọc Kinh Mân Côi kính Đức Mẹ. Cả đời cha tôi đã có lòng yêu mến Mẹ Thiên Chúa; trong lúc bệnh nặng, người đã thầm thì khấn xin: "Con muốn về với Mẹ, xin Mẹ đến đem con về với Mẹ. Ave Maria! Ave Maria!"

Vào khoảng 11:30 đêm thứ sáu, 27-4-2007, hơi thở của cha chúng tôi yếu dần, yếu dần, rồi đến 11:45, người trút hơi thở cuối cùng trong khi chúng tôi phó linh hồn cho người: "Giêsu Maria Giuse, chúng con xin phó dâng linh hồn Phêrô thân phụ chúng con cho Ba Đấng." Thế là người cha kính yêu của chúng tôi đã được "sinh vào cõi trời" trong an bình và thánh thiện như đi vào giấc ngủ, đúng như Thánh Gioan-Kim Khẩu đã nói: "Chết là một giấc ngủ dài hơn giấc ngủ thường."

Ngay bên cạnh thi hài cha tôi còn nóng, tôi và cả gia đình đã bùi ngùi dâng Thánh Lễ tiễn đưa linh hồn người về với Chúa. Sau đó, nhà quàn đã đến đưa xác người đi; chúng tôi rời bệnh viện, đau đớn lặng lẽ trở về nhà...

Sau 2 ngày cầu nguyện cho thân phụ tại nhà quàn, vào trưa thứ ba, mồng 1-5-2007, tôi dâng Thánh Lễ An Táng cho chính người cha thân yêu của mình. Ôi, không có những giây phút nào xúc động hơn cho cuộc đời linh mục của tôi! Đoạn chúng tôi đưa người đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Los Gatos Memorial Park ở thành phố Los Gatos, CA.

Thầy kính yêu, Thầy đã về với Chúa, được hưởng hạnh phúc ngàn thu bên Người cùng Mẹ Maria và các Thánh Nam Nữ trên cõi phúc, còn mẹ và các con cháu chắt ở lại cõi tạm này, trong thương nhớ Thầy muôn đời (forever in our hearts).

Vĩnh biệt Thầy trong lòng biết ơn sâu đậm của chúng con: Công cha như núi Thái Sơn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,802,573
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến