Hôm nay,  

Kít Tồ Deo

27/09/200700:00:00(Xem: 27376)

Bài số 2103-1966-671vb2240907

*

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Đây không chỉ là chuyện về một người, một gia đình, mà còn là những ghi nhận sống động, sâu sắc về cả một giai đoạn lịch sử khai sinh cộng đồng Việt tại Mỹ. Cho tới nay, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California; Công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles, California.

*

Vừa rồi có người bạn gởi điện thư qua cho tôi coi một chương trình nghệ sĩ hề kể chuyện vui trên đài truyền hình.

Chương trình có tên là Nail Salon. Cô hề trẻ trung mảnh dẻ tóc dài tên Anjelah Johnson. Cô đã đem một chuyện về những người làm nghề “neo” ra làm trò cười.

Mới đầu, phê bình theo phương diện nghề nghiệp thì cô kể chuyện rất sống động, nói có duyên và có tài nhại tiếng nói giọng nói quá đúng với nhiều trường hợp nên mình cũng cười vì cô đem ta vô ngay trong tiệm nail với cô, diễn tả cho ta thấy như ta cũng có mặt trong tiệm vậy.

Nhưng, sau đó, mình mới thấy “thấm”.

...

Cô kể: (tạm dịch như vầy)

“ Một ngày nọ, chị em tôi rũ nhau đi làm đẹp bộ móng tay. Tới trước một cửa tiệm, tôi thấy tấm bảng đề tên tiệm là “Beautiful Nail” tôi hơi chưng hửng. Thắc mắc. “Nail"” chữ NAIL không có chữ “s” (số nhiều) có nghĩa là... chỉ làm đẹp MỘT MÓNG TAY thôi sao" Ưhừmh. Thôi kệ, bước vô coi sao.

Bước vô tiệm tôi được bà chủ đon đả nói tiếng Anh xí xô với âm hưởng pha giọng... ngoại quốc, tiếp đón hỏi han theo đúng cách phục vụ tận tình “khách hàng là người quan trọng nhứt”. Bà hỏi:

-Các cô muốn làm neo phải không" Wát é vờ du laý wi đu phò duuu….. (cô muốn làm bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng chìu theo...)

Tôi nói muốn làm nails thì bà hỏi có làm chân luôn hôn" Mới đầu tôi từ chối nhưng bà nói lanh lanh quá, hớp hồn tôi.

-Tại sao không làm luôn bàn chân thì đẹp hơn sexy hơn you muốn thế nào chúng tôi cũng chìu theo hết chúng tôi phục vụ youuuu..... làm chân chỉ 20 đô thôiii...

... khi tôi vừa ngần ngừ rồi bị theo cái đà của bả, gật gật, thì bà mời tôi ngồi bàn số 6 rồi réo cô thợ Mei Ling sẽ làm nails cho tôi rồi ra lịnh cho tôi “sit down”.

Tôi vội ngồi xuống.

Cô Mei Ling bắt đầu cầm bàn tay tôi lên dũa dũa, vừa dũa vừa liếc nhìn tôi, nháy mắt, hỏi:

-You có bạn trai hôn"

Oh my God! (Chúa ơi) hỏi ... hơi kỳ. Mà thôi. Tôi lắc đầu:

-ùmm... ứ ừ... chưa...

Tiếp tục dũa dũa... rồi cô hỏi:

-Tại sao you không có boy friend"... Muốn dài hay ngắn"

Tôi trả lời:

-Ngắn...

Cô ta nói một hơi:

-Tại vậy mà cô không có bạn trai. Làm neo dài ra chỉ thêm 4 đô thôi cho nó đẹp cô xinh xắn giống như ngừơi mẫu như chia lí đơ (cheer leader) như… (""") Muốn làm kít tồ deo không" chỉ thêm có 6 đô thôi.

Tôi """

Tôi chưa hiểu Mei Ling nói gì. Cô hỏi lại lần nữa, hơi gằn giọng cho rõ ràng từ tiếng:

-KÍT TỒ DEO á á á ...Thêm 6 đô làm KÍT TỒ DEO ooo.....

Tôi nhướng mày""" Cảm thấy ngố ngố…

Lần nầy giọng nói nhanh hơn, có vẻ hơi mất kiên nhẫn, Mei Ling cầm cây dũa vừa nói vừa ra dấu chỉ lên trời rồi chỉ ngay tôi vừa nói lăng xăng:

-Kít tồ deo aaá.... kít tồ deo vừa sang trọng vừa bóng loáng như sao trên trời chỉ thêm 6 đô nữa thôi cô không có bạn trai tôi muốn giúp cho cô có bạn traiiii... làm kít tồ deo hônnnnnn....”

Thấy tôi còn ngần ngừ đớ ra, cô nói thêm:

-...... """" !!! """"

Cô còn nói dọc dài nữa càng nói tôi càng ngẩn tò te.

Tôi xây qua ra dấu hỏi chị tôi. Chợt tôi hiểu hiểu!!!.

CRYSTAL GEL!

(Thiệt tình, tôi cũng chả biết crystal gel là cái quái gì, chỉ đoán đó là… cái gì đó có liên quan tới bộ móng tay đang làm)

Tôi vội gật gật, ừmmmm làm thì làm...

Làm xong rồi, phủi tay, cô ra lịnh:

-Ai em đân gô hoát do hen. (I am done go wash your hands).

Tôi nhìn bộ bàn tay của tôi có một móng không đều tôi chỉ cho cô coi. Cô ta dằn bàn tay tôi lên lật lên lật xuống, đưa lên cao ngắm qua ngắm lại rồi nói một câu xanh dờn:

-Cái nầy là tại ngón tay của you nó quẹo... như vầy… vầy. Được. Để tôi sửa cho cô.

Chụp bàn tay tôi hơi gằn một chút vừa dũa cô vừa nói vói qua bàn kế bên, xổ ra một tràng tiếng ... ngoại quốc… lớ lớ cẩm cẩm hày lớ lớ… gì đó rồi hai người bạn lời qua tiếng lại vừa dũa dũa vừa nói nói cừơi cười ha hả vừa đưa mắt liếc qua tôi.

Có lẽ thấy nét mặt tôi có hơi phản ứng hay sao mà cô vội chuyển qua tiếng Anh, đầu thì hất hất qua hướng bạn cô ta vừa cười vừa nói:

-Nó nói cô pí ti.

(Pity nghĩa là tội nghiệp, pretty nghĩa là xinh xắn)

""""

...

Như thế đó. Cô hề nầy nói tới đâu khán giả cười rần tới đó.

....

Chuyện nầy là một trong những chuyện bình thường xảy ra trong tiệm làm nails trên xứ Mỹ và cũng làm tôi nhớ tới một chuyện.

Tôi nhớ lần đi mua xe hơi. Thấy trên báo quảng cáo chiếc xe nầy đời mới mà chỉ có mười lăm ngàn thôi, chỉ có hai chiếc thôi, mua ngay hôm nay thì sẽ được giá Sale một năm chỉ xảy ra một lần duy nhứt mà thôi… tới liền tới liền… tôi xách áo chạy tới liền, nghĩ bụng chaaa… lần nầy mình mua chiếc xe mới toanh mà chỉ có 15 ngàn rẽ quá. Nhưng khi tính ra, anh chàng saleman cho biết giá 15 ngàn là chiếc xe không. Không có tự động không casset, không dĩa không radio không luôn cả đồng hồ!

Trời đất!, trên xe mà hổng có “ba thứ nầy” thì như cùi! Thêm vô “ba thứ nầy” thì tổng cộng giá xe lên gần hai chục ngàn.

Tiền nào của đó.

“Dân làm neo” mình rất khôn ngoan. Sống trên xứ Mỹ mình làm việc y theo kiểu người Mỹ. Mình cũng quảng cáo, mình cũng đón chào khách hàng một cách sốt sắng, trước khi làm việc gì cũng hỏi ý khách đàng hoàng và cho biết trước giá cả, chịu thì làm không ưng thì thôi, danh chánh ngôn thuận, đâu ai bắt buộc ai!!!

Nghề làm nails đã nuôi sống biết bao nhiêu người trong cộng đồng người Việt tị nạn chúng ta. Bao nhiêu người thành công trong nghề, không chỉ nghề làm nails mà còn liên quan tới những vị biết chụp cơ hội, mở hãng sản xúất hoá chất, đồ nghề, đồ phụ tùng và nhứt là những cái ghế làm chân bằng máy (footspas) đang thịnh hành trên khắp nước Mỹ nói riêng và khắp thế giới nói chung.

Bên cạnh những chuyện vui cũng có những chuyện buồn, thành công và thất bại cùng đi đôi với nhau.

Cho dù cô hề có pha trò cách nào đi nữa, qua câu chuyện trên tôi nhận thấy

dù giá làm nails có bị cạnh tranh mà sụt xuống quá thấp đi nữa, người thợ khôn khéo lanh lợi miệng bằng tay tay bằng miệng cũng có cách để moi tiền của khách hàng một cách dễ dàng và công khai.

Cho thiên hạ cứ kiêu ngạo, ai muốn coi thường thì cứ việc, ai muốn cười cứ cừơi, hở một chục hay mừơi hai cái răng gì cũng coi như pha, ngừơi thợ làm nails vẫn đều đều gom tiền và sống thoải mái như thường.

Quí bạn đồng nghiệp của tôi ơi, càng nghĩ tôi càng phục càng “thấm”./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,165,423
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến