Hôm nay,  

Ví Dầu Mình Có Muốn Thôi

16/05/200700:00:00(Xem: 20509)

Tác giả: Chúc Chân

Bài số 1265-1876-581vb4160507

*

Tác giả  tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, bà còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

*

Thiệt tình chị cũng chẳng biết gì hết ráo khi chị lái chiếc xe vào Trung Tâm Thần Kinh Trị Liệu nầy. Có lẽ nhờ bề trên dẫn dắt cũng nên.

Cũng may cho chị nhờ chị tự dẫn xác vô đây nên chị không bị bó buộc vào ai hết để được xuất viện. Nêu không hắn đâu có chịu ký giấy chấp nhận mang chị về nhà. Và phần đời còn lại của chị sẽ chôn luôn trong trung tâm thần kinh nầy cho hắn được tự do tung hoành ngoài đó.

Nếu chị không tự nhập viện thì hắn với quyền Power Attorney muốn xử chị ra sao cũng được. Nếu chị không tự nhập viện, hắn được tự do tác yêu tác quái trong căn nhà của chị với cái con đó. Nếu chị không tự nhập viện, chị đâu có ngày trở về căn nhà của chị. Nếu chị không tự nhập viện, chị đâu được quyền đưa trát tòa ly dị hắn. Nếu chị không tự nhập viện, chị đâu được có quyền sống phần đời còn lại của chị.

 Chuyên vợ chồng chị lúc đó nói ra đau lòng lắm. Nhưng bây giờ chị không còn buồn hay xúc động gì hết về chuyện nầy nữa. Đó là một phần đời xót xa đã qua của chị. Coi, hình như em xúc động. Mắt em chớp nhanh kìa.  Em sắp rơi nước mắt kìa. Không, chuyện đó bây giờ đâu có gì đáng để em hay chị rơi nước mắt nữa.

Bây giờ chị đã hồi phục gần như hoàn toàn nhờ vào một đống thuốc uống hằng ngày và một lô tâm lý trị liệu kéo dài cả năm nay. Một năm dài chị hoàn toàn không biết mình là ai, tại sao mình có mặt nơi đây, và có mặt trên cõi sống nầy.  Một năm dài chị chìm hoàn toàn vào cõi vô thức vô cảm. Trong một bóng tối dầy đặc.

Chị sống trong một cái xác không còn hồn. Người ta bảo chị làm gì, chị làm vậy. Chị biết đi, biết nằm, biết ngồi, biết ăn, biết tắm khi nào người ta bảo chị.  Khi người ta không bảo, chị không biết mình phải làm gì. Nhiều lúc chị ngồi hàng giờ trong căn phòng ăn trống không. Hay trên cái hàng ba thênh thang ngoài sân sau. Chị trông về cõi một xa vắng nào đó. Trong cái cõi ta-bà không thời gian và không gian, chị không còn biết đến quá khứ, cũng không biết đến hiện tại và tương lai của mình.

Những khi chị lên cơn điên loạn, chị khóc, chị cười, chị la, chị rống, chị gào, chị chửi bới loạn cả lên. Chị như con thú hoang lạc rừng. Chị xé nát áo quần mình. Chị cào cấu nát mặt mình, máu me lu bù. Chỉ một điều lành chị chỉ hành thân mình thôi, nhưng không đập phá hay làm tổn thương người khác. Trong những cơn điên loạn như vậy, cô y tá phải gọi một anh bạn đồng sự trợ lực, ôm chị lại và chích cho mũi thuốc làm chị mê. Họ mang chị về phòng và khoá tay chân chị lên giường.

Mãi cho đến mấy tháng sau khi nhập viện, sau khi họ thử nhiều thứ thuốc mới cho chị, phần trị liệu thuốc bắt đầu thấy hiệu nghiệm.  Chị mới bắt đầu tỉnh táo đôi chút giữa những cơn điên loạn. Khi chị bắt đầu có chút ý thức về mình, về chung quanh mình, bà bác sĩ tâm lý trị liệu bắt đầu thử nói chuyện với chị. Cũng may chị khá thông thạo tiếng Anh nên vấn đề ngôn ngữ không trở ngại gì trong việc trị liệu.

Luôn mấy tháng trời, trong những lần trị liệu, chị chỉ ngồi khóc thôi.  Khóc cho đến khi hết session, bà bác sĩ bảo chị đi ra, hôm sau trở lại. Ít ra lúc đó chị cũng đã ý thức được chuyện đời mình và biết khóc bằng ý thức. Không khóc sao được em" Những chuyện làm nát lòng mình mà!

Từ từ chị tuy vẫn còn khóc mỗi khi vô nói chuyện với bác sĩ Valdez, nhưng chị đã bắt đầu có được những mẫu đối thoại ngắn trong buổi trị liệu. Những tháng kế tiếp, bà bác sĩ Valdez đã nghe những mẩu chuyện trong ngày tháng tăm tối của chị, những khoảng đời chị đã hoặc vì mang mặc cảm, hoặc vì sợ hãi dấu nhẹm.

Qua nhiều lần nói chuyện với chị, lúc chị tỉnh hoặc giữa cơn mê, bác sĩ Valdez lần lượt ráp nối lại được phần đời lộn xộn của chị.

*

Thương anh bảy núi cũng trèo, chín chiêng cũng lội, mười đèo cũng qua.

Chị thương hắn tới vậy đó. Khi đó chị đang học trung học Bác Ái, còn hắn học Quốc Gia Hành Chánh. Chị cành vàng lá ngọc con của một gia đình đại phú thương ở Chợ lớn. Được bạn bè tôn vinh hoa khôi, nhưng chị rất nhút nhát. Còn hắn lúc đó người đẹp trai, cao gần thước tám, nói năng hoạt bát pha lẫn chút tiếu lâm nên những lần gặp hắn chị cảm thấy vui vô cùng. Thế rồi chị thương hắn và hắn thương chị. Đám bạn chị tắm tắc khen vừa đôi. Năm sau chị vào văn khoa.  Mặc dầu nhút nhát nhưng chị dám cúp-cua dài dài theo hắn đi rong chơi.

Rồi cũng tới lúc chị phải đem hắn về nhà "trình làng".  Ba má chị tiếp đãi hắn tuy có thân thiện nhưng hết sức nghiêm túc.  Và hình như có một khoảng cách nào đó. Nhưng chị và hắn lúc đó đâu có để ý thấy gì. Yêu nhau chỉ nhìn nhau thôi.

Khi hắn bảo chị gia đình hắn muốn qua hỏi cưới chị sau thi hắn tốt nghiệp đại học, chị vui như mở cờ. Tưong lai hắn sáng sủa. Gia đình hắn cũng giàu có và nổi tiếng ở Sài Gòn, hai gia đình rất môn đăng hộ đối lắm.

Chị và hắn cùng nhau họa một bức tranh gia đình tương lai thơ mộng lắm. Một căn biệt thự nhỏ xinh xắn ở Đà Lạt, nếu hắn được bổ nhiệm về đó ba má hắn sẽ cho hắn. Trước cổng vào chị sẽ cho trồng một dàn hoa giấy trải đỏ những cánh hoa mùa kiếng sen hường thẫm. Dọc con đường từ cổng vào chị sẽ cho trải sỏi, và trồng mớ bông tím nhỏ có cái tên rất dễ thương Forget Me Not, Đừng Quên Em.  "Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng hạ", chị không nhớ tên tác giả bài thơ nầy, nhưng chị rất thích căn nhà đỏ đó.

Khi chị thủ thỉ với má chị về dự định gặp mặt dạm hỏi của ba má hắn. Má chị trầm ngâm một chút rồi thở dài - Chắc ba con không chịu đâu. Chị nghe má nói như sét đánh. Sao vậy má" Nhà ảnh đàng hoàng và ảnh học hành đâu vào đó! Nhà nó có oan gia. Câu chuyện oan gia đã xảy ra từ đời trước. Ba má sợ lời nguyền mang theo đời con cháu.

Sau đó khỏi nói, chị khóc lóc với má chị thảm thiết. Chị bỏ ăn, bỏ uống. Chị hăm dọa ba má chị, đòi sống đòi chết theo hắn nếu kiếp nầy chị không lấy được hắn. Cuối cùng vì thương con sót dạ, ba má chị bằng lòng gả chị cho hắn.

Hắn tốt nghiệp xong, ba má hắn qua nhà chị làm quen. Hai gia đình hình như có quen biết xưa kia dưới lục tỉnh Hậu Giang. Sau đó ba má hắn làm đủ lễ rình rang theo phong tục, bắt đầu từ lễ sơ vấn, rồi đám ăn trầu định ngày hỏi cưới. Rồi đám hỏi và đám cưới.

Gia đình đôi bên đều giàu có, nên chị tha hồ mua sắm thả dàn chuẩn bị cho đám cưới của chị. Đám cưới của chị khỏi nói nó linh đình đến đâu. Những lời chúc tụng trai tài gái sắc, hay xứng đôi vừa lứa, không là sáo ngữ chút nào. Thật là vẻ vang hai họ.  Nhưng sau vẻ mặt vui mừng, ba má chị vẫn không dấu được chút áy náy khi dặn dò tương lai cho con. Chị khi đó quá hạnh phúc, không biết lo âu.

*

Một mai thiếp có xa chàng, đôi bông thiếp trả, con chàng thiếp xin.

Cuộc đời trôi chảy êm đềm và trọn vẹn cho chị khi hắn được bổ nhiệm về Đà Lạt như ước muốn. Nhưng chị chưa kịp dựng căn nhà đỏ trên đồi trăng hồng hạ, thì cuộc đổi đời tháng Tư xảy ra. Cả hai gia đình chị và hắn may mắn ra đi an toàn.

Chị và hắn làm lại cuộc đời tuy ở Mỹ tuy hơi vất vả nhưng vẫn còn hơn rất nhiều người.  Nhờ có ba má giữ hộ đứa cháu ngoại nên chị đi làm được. Chị ráng chịu cực đi làm, lo cho hắn đi học lại. Đương nhiên gia đình chị đôi lúc cũng khá căng thẳng. Con còn nhỏ, tài chánh eo hẹp. Thằng con của chị lại hơi cứng đầu. Đôi khi không nghe lời bố mẹ. Hắn mặc dầu rất thương vợ và con, nhưng thỉnh thoảng cũng nổi cáu với con. Nhiều khi không kiên nhẫn hắn đã xán cho con nhiều bóp tay nẫy lửa. Dần dần hắn đánh chị luôn những khi nóng ruột chị bênh con. Chị biết hắn rất thương yêu chị, thương yêu thằng Nhân, nhưng khi cơn nóng nổi lên, hắn như một con thú dữ. Sau những trận đòn đánh con, đánh vợ, hắn rất ăn năn. Hắn xin lỗi chị và hứa hẹn sẽ dằn lòng. Nhưng càng ngày hắn càng hung tợn hơn trong những lần xung đột.

Ban đầu chị tội nghiệp hắn. Hắn vừa đi học toàn phần, vừa đi làm, vừa lo gánh nặng gia đình vợ con mình, vừa phải lo cho bố mẹ và hàng trăm thứ linh tinh khác. Cuộc sống vì thế khá căng thẳng cho hắn. Chi hy vọng sau khi hắn tốt nghiệp và nhận được việc làm kỹ sư, gia đình chị sẽ khá hơn, vì tài chánh không còn là gánh nặng. Chị hy vọng hắn sẽ đỡ ra. 

Sau khi hắn ra trường và kiếm được việc làm tương đối thoải mái, hắn có khá hơn đôi chút, không nổi nóng dễ dàng như xưa. Những trận cuồng phong bây giờ tuy ít xảy ra  hơn, nhưng lại bạo tàn hơn. Sau những trận cuồng phong, hắn bây giờ còn kèm theo cơn cuồng dâm.

Có lần trong một trận hành hung, chị chống cự lại cơn cuồng dâm của hắn. Hắn bóp cổ chị. Mắt chị nổ đom đóm, rồi tối tăm, chị cố vùng vẫy nhưng vẫn không thoát khỏi đôi bàn tay hắn. Khi chị nhắm nghiềm mắt lại chờ trút hết hơi thở cuối cùng, chợt hắn buông tay. Chị hớp chút không khí như con cá vàng hóp nước và cảm thấy nhẹ nhàng. Em nhớ không có một dạo chị đi làm, giữa mùa hè nóng bức mà chị mặc chiếc áo đan cổ cao không. Đó là để che kín vết bầm trên cổ chị.  Vết bầm đó cả tháng sau mới tan đi.

Nhiều lần chị muốn tính dứt khoát, nhưng rồi mềm lòng. Khi hắn thủ thỉ bên tai và hứa hẹn biến cải, chị lại bỏ qua ý định. Có lẽ tại chị yếu lòng, và có lẽ tại chị bị hổ thẹn. Làm sao chị có thể nói cho ba má chị biết lý do dứt khoát. Làm sao chị nói với ba má chị, vì ngày đó chị đã tự mình quyết định lấy hắn, chống lại ý muốn của ba má chị. Chị sẽ không dám về bên cha mẹ nương tựa. Chị sẽ bơ vơ. Chị lo cho thằng Nhân không được lớn lên bên một người cha.

Đối với bên ngoài khi qua thăm gia đình ba má chị, hay ba má hắn, hắn lúc nào cũng cư xử ngọt ngào với vợ con, tỏ ra một người cha mẫu mực, một người chồng luôn luôn chăm sóc vợ.  Chị chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt, khóc thầm trong bụng.

Nhưng chị đã sai lầm khi lo cho thằng Nhân lớn không có cha. Nhân càng lớn càng chống đối hắn ra mặt, nhứt là sau những lần bị bố đánh. Sau nầy hắn không còn đánh Nhân nữa vì sợ nhà trường sẽ biết và cảnh sát sẽ bắt hắn. Nhân bây giờ đã hiểu biết, những lần chị bị hành hung, nó đòi gọi cảnh sát, khiến chị phải khóc lóc năm nỉ nó xin nó bỏ qua.

Vậy mà chị có mang sau một trận cuồng dâm của hắn. Bên ngoài hắn báo cho mọi người bây giờ gia đình khá rồi, hắn không muốn chị đi làm cực khổ nữa, ở nhà sanh xong nuôi con thôi. Đương nhiên chị vui vẻ trước mặt mọi người và tỏ ra lăng xăng chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời.

Khi bé Liên được năm tuổi, Nhân vào đại học và nhất định dọn ra khỏi nhà. Nó còn thề từ đây về sau, nó không nhìn bố nó nữa. Chị chỉ biết khóc thôi. Từ đó chị bắt đầu lâm vào chứng bịnh depression khá trầm trọng.  Sau những năm tháng bầm dập chị đã bị bịnh trường kỳ. Chị càng ngày càng ít ra ngoài giao thiệp. Chỉ cuối tuần chị mới qua thăm ba má chị và thỉnh thoảng đi chợ.

Bên ngoài vợ chồng chị trông vẫn rất đầm ấm. Nhưng chị đã cuốn rút vào trong như mấy con ốc ngoài vườn rau. Cuộc sống vợ chồng của chị lẫn lộn những khắng khít yêu thương thân tình và những cơn cuồng phong thịnh nộ. Chị sống lẫn lộn trong những ngày tháng bình thường nắng đẹp và những ngày tháng nặng trĩu xám xịt với những cơn depression, suy nhược tinh thần cùng thẫm.

Bé Liên năm đó đã là một thiếu nữ và đã vào trung học. Con bé đẹp và hồn nhiên. Hắn thương con vô cùng, và hãnh diện về con bé vô cùng.  Không biết sao hắn thương bé Liên quá như vậy. Nâng bé Liên như nâng trứng. Hắn nói chuyện với bé Liên rất ngọt ngào và không hề la lối bao giờ. 

*

Hôm ấy một ngày nắng đẹp trong hồn chị, nên chị lái xe ra khu siêu thị mua chút ít đồ cần trong nhà. Khi chị chạy xe vòng tìm chỗ đậu thì thấy hắn đang đi với con đó. Họ nắm tay nhau và ôm nhau thân thích. Chị không lầm được. Chính hắn và con đó, một người đàn bà còn khá trẻ. Hắn và con đó lên xe chạy ra con lộ chánh, quẹo mặt và khuất đi trước mắt chị.

Hôm ấy chị hỏi hắn về con đó.  Hắn chối -  Em trông lầm rồi, con bé Liên chớ ai đâu. Anh đưa nó đi chợ mua mấy thứ cần cho concert trên trường. Không, tôi không lầm đâu.  Thế là cuộc cãi vả đổ ra. Hắn lên cơn cuồng phong. Không gian xám xịt của chị bây giờ đổ thêm những đốm lửa đỏ rực. Chị gầm. Chị thét. Hắn bịt miệng chị. Chị cào. Chị cấu. Chị xé. Chị cắn.  Những vết cào, vết cắn của chị làm hắn thêm phẫn nộ. Hắn móc khẩu Colt trong ngăn kéo, kê vào đầu chị. Chị đột nhiên tỉnh lại. Chết câm. Lặng lẽ.  Và hắn bắt đầu cơn cuồng dâm. Khi hắn bỏ ra khỏi nhà đêm ấy chị đã mất trí hòan toàn. Chị ra xe, nổ máy và bắt đầu lái xe đi không định hướng. Chị không biết mình đi đâu. Không biết mình đang làm gì. Chị chạy xe vào xa lộ, nhưng may không xảy ra tai nạn gì cả.  Và khi bánh xe ngừng lại, chị đang đậu trước cửa Trung Tâm Thần Kinh Trị Liệu.

*

Ví dầu tình bậu muốn thôi, bậu gieo tiếng giữ cho rồi bậu ra.

Hắn nói với mọi người chị bị depression bao nhiêu năm nay rồi. Hắn đưa chị đi lo thang thuốc đủ hết mà chị cứ bỏ thuốc hoài không chịu uống. Hắn nói với mọi người chị ghen tuông quá đáng. Hắn nói với mọi người chị ghen đến độ hắn đi với con Liên, chị cũng ghen luôn. Hắn nói với mọi người chị ghen quá nên mất trí.

Bác sĩ Valdez kiên nhẫn sau cùng đã gỡ ra hết những rối rấm trong đầu chị. Mở cho chị một cuộc đời mới, không có hắn.

Chị được hội thiện nguyện bảo vệ phụ nữ và trẻ con bị bạo hành tìm luật sư và họ đã giúp chị hoàn thành thủ tục ly dị. Họ bắt hắn phải trả tiền bồi thường thiệt hại cho cuộc đời chị và cấm hắn không được tới gần chị. Họ đòi hắn phải giao căn nhà cho chị. Họ đòi hắn phải trả tiền cấp dưỡng cho chị mười năm. Và tòa đã đồng ý hoàn toàn những điều kiện luật sư của chị đưa ra.

Ngày xuất viện ba má chị tới đón chị. Tôi nghiệp hai cụ bây giờ đã già, lụ khụ, nhưng rất vui mừng tới đón đứa con gái thân yêu của mình trở về.

Coi, hình như em lại xúc động nữa rồi. Mắt em chớp nhanh kìa. Em sắp rơi nước mắt kìa.

Dưới đây là Hội Thiện Nguyện giúp đỡ những gia đình Á Châu bị bạo hành. Căn cứ ở Austin, nhưng hoạt động trên toàn nước Mỹ.

http://www.saheli-austin.org/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến