Hôm nay,  

Tâm Tình Gởi Mẹ

08/05/200700:00:00(Xem: 117569)

Người viết: Green Frog

Bài số 1259-1870-575vb3080507

*    

Biệt danh Green Frog là bút hiệu của một bà mẹ trẻ gốc từ quê hương Bình Giả, tác giả bài “Thằng Tom” đã được phổ biến. Lần này, là bài viết đặc biệt mùa lễ Mẹ, với lời ghi”Nhân dịp lễ Mother's Day, xin thương tặng mẹ và tất cả những người đã làm mẹ lời tâm tình này như một bó hoa tươi trong ngày lễ.

*

"Anh ơi, anh ơi... mình có con rồi" đó là giọng rất vui của mẹ nói với ba, sau khi mẹ nhìn thấy kết quả thử nghiệm thai.

Đúng vậy, tôi đã hình thành trong bụng mẹ cách đó hai tuần. Sự hiện diện của tôi đã làm cho cơ thể mẹ thay đổi, tôi cũng thay đổi rất nhiều thói quen và tánh tình của mẹ. Tôi bắt mẹ phải ăn trong lúc đêm khuya, khi mọi người đang yên giấc và đôi lúc còn làm cho mẹ nôn ói, cáu gắt với mọi người, chắc mẹ mệt lắm nhỉ! nhiều khi tôi nghịch ngợm đá lung tung làm mẹ phải giật mình, tôi mỉm cười khoái chí&, mẹ nói với tôi: "Con à, để cho mẹ yên được không"" Tiếng của mẹ nghe thật ngọt ngào và êm tai, những lúc như thế tôi cố gắng ngồi yên không phá nữa, nhưng có những lúc vì muốn nhắc nhở mẹ về sự hiện diện của mình, tôi đá "giò lái" mấy cái làm mẹ giật nẩy mình.

Ở trong bụng mẹ thật sự rất ấm và an toàn, mẹ ôm chặt tôi phía trước và mang tôi đi bất cứ nơi nào mẹ đi qua. Ngày sanh tôi, mẹ quằn quại trong đau đớn. Tôi biết chứ, nhưng vì cứ tưởng sẽ xa mẹ vĩnh viễn nên không chịu ra đời, sự rụt rè của tôi đã làm cho cơn đau của mẹ kéo dài. "Xin lỗi mẹ! xin lỗi mẹ! nhưng mà mẹ biết không, vì không muốn xa mẹ và muốn được làm một với mẹ nên con cứ ì ra không đi đâu cả." Khi vừa lọt lòng mẹ, tôi sợ hãi vì thế lấy hết sức mình khóc thật lớn và nghĩ thầm: "Sao ở ngoài này lạnh thế kia" Đây là thế giới ồn ào, hoàn toàn khác biệt với thế giới mà mình đã từng sống. Liệu mình còn có những ngày an bình như ở trong lòng mẹ không"" Nhưng chỉ vài giây thôi, một vòng tay mềm mại ôm lấy tôi, giọng nói ấm áp quen thuộc vang lên: "Nín đi con&cục cưng của mẹ sao khóc lớn vậy"" Nhờ giọng nói êm ái đó, tôi lấy lại bình tĩnh và mỉm cười. Lần đầu tiên trong đời nhìn thấy mẹ, một cảm giác gần gũi trong tôi vì suốt chín tháng cưu mang mẹ và tôi nối liền nhau, cảm nhận được những niềm vui và nỗi buồn của nhau.

Lúc tôi chập chững những bước đi đầu đời, mẹ là người nắm tay dẫn tôi từng bước, đỡ tôi lúc té ngã, chỉ cần mẹ ôm tôi vào lòng xoa nhẹ lên chỗ đau thì vết thương như đã lành hẳn, tôi quên mất mình vừa bị té. Nhớ ngày đầu đi học, tôi nhút nhát sợ hãi đứng thập thò ở cửa lớp, nhưng mẹ đã giúp tôi thêm can đảm, bịn rịn bước vào với nụ cười gượng gạo để giấu đi giòng lệ đọng trên khoé mắt. Những trưa hè tan học, tôi chui vào lòng mẹ để được nghe những câu ru hời, những lời vỗ về, để được mẹ xoa vào cái lưng bé xíu. Ôi! bàn tay mẹ sao mát lạnh và dễ chịu quá, khiến cho giấc ngủ trưa đến với tôi thật êm đềm& Lúc ốm đau, mẹ là người ngồi cạnh, có lúc đã phải thức trắng đêm vì tôi. Mẹ như muốn gánh đi sự đau đớn mà tôi đang có vì cơn bệnh, mẹ hoàn toàn chia sẻ mọi vui buồn cùng tôi. Khi tôi lầm lỗi, vấp ngã bị mọi người chê cười, ruồng bỏ nhưng mẹ vẫn dang rộng đôi tay đón tôi vào lòng, dùng tình thương để nâng tôi dậy... chỉ có mẹ là người duy nhất có thể làm điều này thôi! đó là bao dung chấp nhận, hy sinh cho con cái của mình cho dù những đứa con của mẹ đã bao lần lạc lối.

Ở tuổi mới lớn, tôi ngơ ngác, sợ hãi trước những thay đổi của cơ thể, mẹ là người chỉ dẫn cho tôi, giúp tôi hiểu rõ đó là việc tự nhiên của tạo hoá. Lúc tôi trưởng thành, mẹ dạy tôi phải làm gì để luôn là đứa con gái ngoan, ngõ hầu sau này trở thành người mẹ, người vợ tốt trong gia đình. Ngày tôi lên "Xe Hoa", nhìn mắt mẹ rưng rưng ngấn lệ, tôi hiểu phần nào nỗi lo lắng và ưu tư của mẹ, mẹ lúc nào cũng lo lắng và hy sinh cả tuổi xuân vì tôi cho dù con của mẹ đã lớn. Đúng là "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình..." Tôi càng hiểu rõ hơn sự bao la ấy khi tôi thực sự làm mẹ, như người đời thường có câu:

"Thức đêm mới thấy trăng sao

 Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy"

Đúng thế, tôi cảm nhận tình thương sâu xa của mẹ dành cho tôi nhiều hơn khi lòng mình quặn thắt vì nhìn thấy con tôi té ngã hoặc chảy máu, mơ hồ như có ai đang cào xé trong lòng vậy. Mỗi lúc thấy nụ cười ẩn hiện trên gương mặt non nớt của con mình, tôi cũng hân hoan. Khi con sà vào lòng, ôm ghì lấy tôi thỏ thẻ: "Me, con nhớ mẹ quá!" cảm giác hạnh phúc len vào trong tôi, những mệt mỏi sau một ngày làm việc bỗng biến mất. Có lẽ đây là liều thuốc thần dược giữa tình mẹ con mà không bút mực nào có thể diễn tả hết được.

Cũng như mẹ, tôi luôn hướng lòng về con cái của mình, luôn mong những điều tốt đẹp đến với con mình, và cầu mong chúng được hạnh phúc.

*

Cám ơn mẹ đã cưu mang, sinh ra con, cám ơn mẹ đã cho con giòng sữa ngọt, đã dạy dỗ, dìu dắt con trên đường đời. Mẹ ơi! Lắm lúc con và mẹ đã không hiểu nhau vì sự cách biệt về tuổi tác, thay đổi của xã hội nhưng con không cố tình làm mẹ buồn đâu, chỉ mong mẹ luôn vui và sống với chúng con. Đừng để chúng con mồ côi mẹ nhé!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến