Hôm nay,  

Duyên Số

11/09/200700:00:00(Xem: 148926)

Bài số 2090-1953-658vb3110907

*

Tác giả là cư dân Virginia, tự sơ lược về mình: Rời VN từ năm 1978 nên tiếng Việt không giỏi, tiếng Anh cũng không thông vì học tắt nên mất căn bản! Nghề nghiệp hiện tại: Nội trợ. (Ông xã thân thương phong cho làm "domestic engineer", săn sóc ông ấy và 3 nhóc tỳ nhưng to cao hơn mẹ). Chào mừng thêm một tác giả từ Virginia, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà tiếp tục viết.

 *

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu đến thăm cậu Toàn hồi cậu mới sang Mỹ. Cậu là em út của Mẹ tôi. Hôm đó là ngày Mùng Hai Tết Âm Lịch hơn 20 năm về trước. Tôi hớn hở vui mừng lúc tìm ra địa chỉ căn chung cư của cậu út, nhưng tới nơi, tôi hơi thất vọng vì người ra mở cửa không phải cậu, nhưng là một gã thanh niên lạ hoắc!

Với bộ quần áo "lính" và mái tóc ngắn như con trai, nhìn lại mình trong gương trước khi ra khỏi nhà, tôi nhủ thầm: "cũng 'oai' ra phết đấy chứ!" Tôi còn thói quen thích đeo kiếng mát, mà phải là kiểu kiếng nào nhìn "đêu đểu một chút!" Lúc đó, tôi nhớ mình mang mắt kiếng bóng như gương soi. (Ở ngoài nhìn vô không thấy mắt mình, nhưng mình nhìn ra trông rất rõ... đối thủ!) Cũng nhờ đôi kiếng này mà tôi đỡ bối rối vì cái gã thanh niên đó cứ đăm đăm tôi nhìn tôi chằm chặp. Hơi mất bình tĩnh một chút nên tôi ngập ngừng hỏi:

- Xin lỗi... Đây có phải nhà của Cậu Toàn" Cậu Toàn có nhà không"

Hắn nhìn tôi, vẫn cái nhìn làm tôi khó chịu! Không những không trả lời tôi, hắn còn nghênh nghênh như khiêu chiến, trông phát nực, rồi quay về phía sau gọi lớn:

- Toàn ơi. Có cô bé nào kiếm mày kìa!

Tôi thật sự an tâm khi thấy cậu tôi xuất hiện. Hai cậu cháu ngồi nói chuyện một lúc, rồi cậu dắt tôi vào phòng ngủ của cậu, với tay lấy cuốn album trên kệ sách đầu gường chỉ cho tôi xem hình gia đình bên ngoại, và những lá thư bên nhà mới gởi qua... Tôi mở album, lật xem từng trang, nhưng không biết từ lúc nào, cái thằng cha khó ưa kia đã đi vào phòng cậu tôi, lặng lẽ đứng khoanh tay gần đấy, miệng nhai kẹo cao su... đang thưởng thức cậu cháu tôi nói chuyện! Tôi nghĩ thầm: "Người chi mà vô duyên tệ!"

Vừa xem xong, tôi nhìn chung quanh phòng ngủ của cậu, và điều đầu tiên đập vào mắt là tôi thấy trên gường cậu có tới những hai cái gối đầu! Bấy giờ tôi mới nhìn kỹ hơn, đó là loại gường dành cho hai người nằm, phải cỡ "King" hoặc "Queen size". Tôi đánh bạo hỏi:

- Cậu nằm chi cái gường lớn vậy"

Cậu hướng mắt về phía hắn ta, rồi tỉnh queo trả lời:

- Ồ Cậu với Bình ngủ chung.

Tôi nhắc lại như tưởng mình nghe lầm:

- Cậu... ngủ... chung... với... cái... ông kia"

Và để nhấn mạnh lại câu hỏi, không đợi cậu trả lời, tôi nói luôn:

- Hai người đàn ông... ngủ chung một gường"

Cậu tôi, chắc lúc đó mới "nhìn" ra thắc mắc của tôi, nên trả lời:

- Hôm dọn về đây, không có gường hay bàn ghế gì cả, gọi điện thoại lên Bộ Xã Hội, sau đó một tuần nhà thờ Tin Lành họ chở tới cho cái gường này& vì cậu với Bình "share" (ở chung) một phòng, nên có muốn nằm riêng cũng đâu có gường khác mà nằm. Mi lại nghĩ tầm bậy cái gì nữa đấy"

Tôi hơi quê quê khi có người đọc được tư tưởng của mình, nên vội chữa:

- Đâu có! Cháu chỉ nghĩ... hai người đàn ông ngủ chung một gường nó kỳ... kỳ làm sao ấy, nên hỏi vậy thôi.

Xong nhưng chưa hết thắc mắc, tôi tiếp lời:

- Mà chỉ ngủ thôi, chứ đâu có làm gì khác... phải không cậu"

Cậu Toàn như biết được ý đồ không ngay chính của tôi nên lừ mắt bảo:

- Đừng có nghĩ bậy bạ!

Tôi giả bộ ngây thơ:

- Được rồi& Không nghĩ thì không nghĩ!

Từ nãy giờ tôi quên mất cái thằng cha dễ ghét kia, hắn "nhập cưộc" ngay từ đầu, nghe không sót một câu, lại còn tủm tỉm cười nữa chứ. Hắn làm tôi nóng mặt lên được. Người gì... bất lịch sự!

*

Ba biết tôi đã liên lạc được với cậu út, nên thỉnh thoảng tôi có xin phép đến thăm cậu, ba cũng vui vẻ đồng ý. Tôi nhớ có lần ba tôi bảo:

- Ừ. Con tới xem cậu cần gì, có đi chợ đi búa thì chở cậu ấy đi. Mới qua chắc chưa có xe cộ gì đâu, thỉnh thoảng con chạy qua chạy lại thăm chừng kẻo mai kia mẹ sang, bà ấy lại trách không "chăm sóc" em của bà. Con đi thay cho ba vậy.

Thế là tôi "anh dũng hiên ngang thi hành nghĩa vụ." Chứ bình thường, thật tình mà nói, nếu như xin phép ba tôi để đi đâu một mình là phải "nín thở qua sông" rồi. CHO, ông cũng chẳng "YES", mà KHÔNG CHO, ông cũng chẳng "NO". Có cần đi đâu, xin phép mà không nghe thấy ông trả lời, thì coi như là tôi cứ việc "a lê hấp" ở nhà!

Vào dịp Đại Hội Hoa Anh Đào năm đó, tôi đến rủ cậu đi xem Hoa Anh Đào nở, nhưng Cậu tôi có vẻ dửng dưng, không thích cho lắm. Cậu bảo:

- Người thật thì cậu ngắm, chứ hoa với hoét, chán chết! Thôi, cháu với thằng Bình có đi thì đi, cậu không đi đâu!

Trời đất! Tôi nghĩ thầm mà tức anh ách& Tôi rủ cậu, chứ có "mời" cái thằng cha kia đâu, bây giờ cậu nói, làm hắn mừng ra mặt, mau mắn trả lời ngay:

- Vậy& Mình đi Phượng nhé"

Trời ơi là trời! Lúc đó tôi ở vào tình thế dở khóc dở cười& Nhớ lại trên đường đến nhà cậu, tôi tự tin là mình sẽ mời được ông cậu ra khỏi nhà, để đi chơi. Dù gì tôi cũng là dân ở Mỹ lâu hơn cậu, nào là hôm nay cháu sẽ làm "hướng dẫn viên" đưa Cậu đi một vòng bờ sông Potomac ngắm Hoa Anh Đào& Tôi diện thật kẻng để "bát phố" với ông cậu, thế mà bây giờ... đành "ngậm một mối căm hờn trong cũi sắt!"

Cũng vì cái mác "dân ở Mỹ lâu" nên tôi đành làm "hướng dẫn viên bất đắc dĩ" đưa hắn đi bắm Hoa Anh Đào ở vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn (Washington, DC). Rõ khổ, tự dưng tôi phải làm tài xế cho hắn, vô lý hết sức! Tôi vừa lái xe vừa "rủa thầm trong bụng", còn hắn ngồi một bên như một ông chủ bự, lại còn phì phèo điếu thuốc lá trên môi, lâu lâu hắn thả khói bay cuộn thành vòng tròn bay ra cửa kiếng phía bên hắn ngồi& Rồi khi gặp gió thổi lùa vào, tôi lãnh đủ! Tôi lạnh lùng vừa chăm chú lái xe, vừa nghiến răng trèo trẹo!

Đầu óc tôi hoang mang quá nên lấy lộn "exit" làm con bé phải chạy thêm một vòng. Tôi phải đi đổ một bình xăng đầy, và tiếp tục chạy& Ai đã từng đi lạc đường, nhất là đường sá bên Mỹ này, mới hiểu cho tôi trong tình huống ấy. Ngày đó tôi chỉ mới học xong trung học, vừa có "driver license" được mấy tháng nên vẫn còn lạng quạng lắm, phải mất gần một tiếng sau tôi mới tìm lại được I-395 để vào Thủ Đô!

Trời mới vào xuân và thỉnh thoảng mưa phùn bay lất phất, trên-trời-dưới-đất-chung-quanh hắn và tôi như lạc vào giữa rừng hoa... Bước chân đưa chúng tôi vào Japanese Garden (Vườn Hoa Nhật Bản), tôi còn nhớ, hắn và tôi cùng dừng lại ở một nơi thật nhiều hoa pensée, đủ mọi màu sắc. Bỗng trước mắt chúng tôi xuất hiện một cặp lớn tuổi, trông như người bản xứ. Họ đứng ôm nhau, hôn say đắm. Nhẹ như hơi thở, hắn nói:

- Anh cũng muốn như vậy!

- !!!

Giả bộ như không nghe gì hết, tôi vội bước thật nhanh sang những luống hoa khác. Lúc đó tôi chỉ mong cho thời gian qua mau để đưa hắn "trở về nguyên quán!" Thật ra tôi không tệ lắm đâu, vì tôi cũng "làm phước" chụp cho "hắn" vài "pô" hình. Coi như kỷ niệm lần đầu "Ra Tỉnh!"

Sau đó, những lần đến thăm cậu, tôi thấy hắn cứ lân la như muốn nói chuyện "làm quen" với tôi. Nói thì nói, tôi nghĩ "có chết thằng tây nào đâu!"

Về cách xưng hô, lúc đầu tôi gọi hắn bằng CẬU, lý do rất đơn giản, vì hắn là bạn của cậu tôi, hơn nữa hắn và cậu tôi cùng tuổi, có nghĩa là hơn tôi đến bảy tuổi, nhưng rồi hắn gạt phăng đi, và nói:

- Anh đâu có phải là "cậu" thật như thằng Toàn!

Tôi tròn mắt hỏi lại:

- Chứ gọi bằng gì bây giờ, "Ông Nội""

- Gọi bằng gì cũng được, nhưng không gọi bằng cậu; không được gọi bằng "Ông Nội" luôn! (Nói xong, hắn liếc xéo tôi một cái!)

*

Hắn kể đủ thứ chuyện& Tôi thật sự "tội nghiệp" khi nghe hắn nói tới đoạn mỗi ngày hắn phải đi và về mỗi lần năm chuyến xe buýt mới đến chỗ làm, hoặc về nhà. Vậy mà hắn vẫn kiên trì... đi cày như thế; gặp tôi, chắc công việc đó chỉ "thọ" một tới hai bữa là nhiều. Sau này hơi quen quen, hắn đưa tôi xem Văn Bằng Đại Học mang qua từ Việt Nam, tôi buột miệng nói:

- Sao anh không ghi tên đi học lại, anh học tiếp đi, bỏ như vậy uổng lắm! (Nói thật, tôi chẳng quen gọi ai bằng anh, có lẽ tại tôi không có anh lớn trong nhà, nên mỗi lần tôi "sử dụng" chữ "anh", nó ngượng nghịu làm sao, phát âm muốn quẹo cả lưỡi!)

Rồi tôi cũng quên bẵng cái việc khuyên hắn đi học lại. Trong lúc đó, ông cậu tôi lại "khó chịu" khi "chúng tôi" thân với nhau. Một hôm Bình gọi điện thoại cho tôi:

- Thằng Toàn nó bảo nếu anh đi chơi với em, nó không chơi với anh nữa!

- Rồi anh nói sao với ông ấy"

- Anh bảo: Tao đi chơi với Phượng vui hơn, đi chơi với mày có cái mẹ gì đâu!

- Chết, anh nói vậy, ông ấy giận cho xem.

- Kệ nó chứ.

- Anh không được gọi cậu em bằng "thằng"!

- Nó là bạn anh mà.

- Em không cần biết... Ông ấy là em ruột của mẹ em!

- OK, thì không gọi... Nhưng cái "thằng" cậu của em hâm lắm!

- Nữa!

- Gì"

- Lại gọi "thằng"!

- Xin lỗi. Anh quên!

- Anh nói ổng "hâm" mà "hâm" làm sao"

- Nhớ tuần trước mình đang nói chuyện điện thoại, "nó" giựt sợi giây ra. Anh bực mình quá, quát nó một trận! Không biết ba em với ông cậu có chuyện gì xích mích, mà lúc trước anh toàn nghe cậu em nói... làm anh không có cảm tình với gia đình em!

- Trời đất!

- Đó cũng là lý do, trước tết mấy bữa "nó" nói với anh là "cháu nó" đến chơi, anh đã định bụng sẽ xin nghỉ ở nhà xem mặt cháu nó "khó ưa" ra sao! Lúc gặp, em lại đeo cái "kiếng râm", nên anh chẳng nhìn thấy mắt em gì cả! Anh ghét em mang cái kiếng hôm đó ghê! Còn kên kên với người ta nữa!

- Vậy em có "khó ưa" không"

- Còn hỏi nữa, anh "hôn" bây giờ!

- Dám!

- Sao không! Thách đi, anh "mi" cho xem!

Tôi sợ quá, phải "tỉnh táo" mới được, "ngu" gì "thách" cái kiểu chết người đó hở trời!

*

Một hôm, Bình báo tin cho tôi biết chàng phải kiếm chỗ ở khác, vì ông cậu của tôi trả nhà, không muốn chàng share "ở chung" nữa, vì chàng đã vi phạm luật: "Dám" quen với tôi, cũng đồng nghĩa là KHÔNG CHƠI với Ông Cậu tôi nữa!

Vài tuần sau, Bình cho tôi biết chàng dọn về mướn phòng bên ông Bảo, cùng khu chung cư gia đình tôi mướn, chỉ cách hai con đường. Mấy lần gặp chàng lang thang đi quanh quẩn ngoài đường, tôi lấy làm lạ, vì trên con đường lái xe về nhà tôi phải đi ngang qua con đường trước mặt khu chung cư của Bình. Có những cuối tuần tôi gặp Bình cứ hết ngồi lại đứng ở cầu thang chung cư hay lang thang ngoài bãi đậu xe... Một hôm tôi ngừng xe lại hỏi:

- Sao anh không vô nhà mà cứ ở ngoài đường hoài vậy"

Bình trả lời tôi với giọng buồn hiu hắt:

- Đâu có vô nhà được!

Tôi ngạc nhiên quá, rồi bỗng nhớ ra một điều, tôi hỏi:

- Anh để quên chìa khoá ở trong nhà"

Bình lắc đầu buồn bã:

- Không phải. Người ta có khách, mình không vô nhà được!

Tôi vẫn không hiểu:

- Có khách thì kệ người ta, anh mướn nhà trả tiền mà& Dã đi làm năm ngày, được có hai ngày cuối tuần nghỉ ngơi, Phượng thấy anh cứ ở ngoài đường hoài vậy làm sao mà nghỉ ngơi được"

Bình nhìn tôi thật buồn:

- Người ta tiếp khách, khoá chốt cửa bên trong. Anh có chìa bên ngoài, có muốn mở cũng không được!

Tôi lại thắc mắc:

- Sao anh không gõ cửa để họ mở cho.

Bình nhỏ nhẹ giải thích:

- Vì họ không muốn có mình trong nhà, nên họ khoá bên trong luôn mà!

Tôi càng không hiểu:

- Nhưng anh phải nói với ông Bảo chứ. Ông ấy tiếp khách gì thì kệ ông ấy, ai đời lấy tiền phòng, rồi bỏ con người ta đứng khơi khơi ngoài đường, trời mùa hè nóng phát điên lên, họ làm vậy sao được"

Bình nhìn tôi rồi nói:

- Mang tiếng là thuê phòng, nhưng đó chỉ là một góc ở phòng khách, họ kê cho anh một cái gường và một cái bàn học nhỏ thôi, không phải phòng riêng Phượng à& Nên chẳng lẽ khi họ tiếp khách, nói gì hoặc... làm gì, vả lại khách lại là phụ nữ... nếu anh ở trong nhà, có lẽ... không tiện lắm!

Lúc đó tôi chịu thua, vì Bình càng giải thích, tôi lại càng không hiểu gì cả.

Nhớ lần đầu tiên, tôi học làm một chiếc bánh bông lan có quả blueberry trộn lẫn trong đó. Không biết tôi làm sai điều gì, khi chiếc bánh chín tới thì mọi quả blueberry đều chìm xuống mặt dưới khuôn đổ bánh! Trên đường đi làm, tôi ghé ngang đưa cho Bình và nói:

- Ăn đỡ nghe, không biết Phượng làm thế nào mà không giống hình ở trong sách!

Bình đỡ lấy cái bánh từ tay tôi có vẻ cảm động lắm!

Sau này, tôi còn nhớ khi lần đầu đến nhà tôi chơi, Bình gọi ba tôi bằng "anh" - tôi nghe giận tím cả rưột. Bình hỏi gì tôi cũng không nói, mãi sau chàng đoán là tôi giận điều gì đó, hỏi dò mãi, tôi lên tiếng:

- Anh gọi ba em bằng "anh" thì em gọi anh bằng gì bây giờ"

Và tôi ra thêm một "tối hậu thư": Nếu như anh còn xưng hô gọi Ba em bằng "anh" và xưng "em" với ba em thì "Mình Không Còn Gì Để Nói Nữa!"

Chàng như hiểu ra, và sau đó chàng đổi cách xưng hô, gọi Ba tôi là "Bác".

*

Sau này nhờ một gia đình quen cho thuê lại căn phòng trong nhà, gần bên trường Đại Học, bao luôn ăn chung với gia chủ, thế là Bình có cơ hội đi học toàn thời gian. (Nếu như người Ân Nhân của chúng con đọc những dòng này, con xin cảm ơn Ông Bà đã giúp đỡ nơi ăn chốn ở cho nhà con lúc mới chân ướt chân ráo mới sang đây... Và đã giúp đỡ bằng mọi cách khi chúng con mới lập gia đình còn rất là nghèo!)

Về sau chúng tôi thân với nhau hơn, những buổi đi chơi, phần nhiều hai đứa ghé chợ Việt Nam mua hai ổ bánh mì thịt và hai loong sữa đậu lành& Mọi người có biết chúng tôi đi chơi ở đâu không" Chín phần mười là chúng tôi vào nghĩa trang, kiếm chỗ nào có bóng mát trải tấm bạt ăn "picnic"! Bây giờ nghĩ lại mà lạnh xương sống vì tôi là chuyên viên "sợ ma"! Nhớ lại, thỉnh thoảng có hôm người ta đang hạ huyệt, bên này chúng tôi cứ "tỉnh như rưồi"... ngồi xơi bánh mì, uống nước, và nói chuyện trên trời dưới đất. Ngày xưa chúng tôi nói chuyện gì mà nhiều đến thế không biết!

Tôi phải công nhận là Bình học giỏi thật... và đặc biệt hơn nữa chàng ra trường hai ngành một lúc (double majors). Không những vậy, chàng còn là một trong những sinh viên ra trường với Hạng Danh Dự nữa: Khi ra trường, được đeo giây màu vàng ở mũ và khăn vàng choàng qua ngang vai, khác với sinh viên thường, họ chỉ mặc toàn màu đen.

Thỉnh thoảng tôi vào trường để đưa cho chàng ổ bánh mì và lon sữa đậu nành, chứ biết chàng đi học mà cứ xơi mì gói hoặc bánh mì sandwich với bơ đậu phụng tôi thấy thắt cả ruột! Có hôm lòng vòng chẳng thấy Bình đâu cả... Đi ngang qua "tutorial office" (kèm học), mọi lần Bình vẫn hay ngồi đấy, nhưng hôm nay lại không thấy đâu cả. Từ đàng xa, tôi nhìn vào phòng ăn của trường, đã thấy một đám đông, thôi thì vòng trong vòng ngoài kín mít, tôi nhìn quanh quất vẫn không kiếm được chàng. Cái đám đông kia không biết họ làm gì mà ồn ào náo nhiệt quá, tôi tò mò cố mãi mới chen vô được bên trong... Thì ra không biết một người nào đó với Bình đang cá độ cờ tướng. Có lẽ đang ở hồi gay cấn, nên dù biết tôi đứng bên cạnh, Bình cũng không nói gì. Tôi chỉ thấy tức cười, vì người kia và chàng cứ lầm lầm lì lì như bị ... táo bón ba ngày!

*

Sáu tháng sau khi Bình ra trường và có việc làm, chàng nhờ người đến nói chuyện với ba tôi. Mùa thu năm đó chúng tôi làm Lễ Đính Hôn và hè năm sau Đám Cưới. Mới đó mà đã 20 năm rồi, nhưng tôi vẫn thường nhớ lại câu mình hay nói với chàng lúc xưa:

- Thôi, cho em xin hai chữ "bình an".

Bình đâu có chịu thua tôi, chàng nói:

- Lấy anh rồi em sẽ có "Bình An"!

Tôi cảm nhận được mình rất may mắn vì duyên số dẫn dắt cho tôi gặp chàng. Tuy rằng trong cuộc sống gia đình đôi lúc cũng sóng gió, phong ba... và mỗi khi tôi gặp khó khăn, bất kể đó là vấn đề gì, chàng luôn luôn đem lại "bình an" cho tôi. Nghĩa vợ chồng, theo tôi, ngoài thương yêu và tin tưởng lẫn nhau, chúng tôi hầu như luôn tôn trọng lẫn nhau, thì dầu gió bão cấp mấy, cả hai chúng tôi cùng vững tay chèo chống rồi mọi sự cũng qua mau. Tôi viết lại những lời này để bày tỏ lòng "yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời tôi."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,276,895
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến