Hôm nay,  

Tình Đồng Đội

29/04/200700:00:00(Xem: 148434)

Tác giả: NGUYỄN DUY AN

Bài số 940-1540-264-vb4021506

*

Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic. Năm 2006, ông là tác giả được trao tặng giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ.

Bài viết của ông cho tháng Tư năm nay kể lại câu chuyện 32 năm sau của đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ cuối cùng đến Việt Nam để di tản Tòa Đại Sứ và nhân viên Hoa Kỳ ở Sàigòn vào cuối Tháng 4, 1975, với những chi tiết xúc động do chính các cựu chiến binh trong đơn vị kể lại.

*

Tôi suy đi nghĩ lại cả tuần lễ nhưng không tìm được tựa đề thích hợp cho bài viết này; do đó, để vinh danh tinh thần của những cựu chiến binh Hoa Kỳ đã không bao giờ quên những "đồng đội cuối cùng" hy sinh thời chiến tranh Việt Nam, tôi quyết định đặt tên bài viết này là "Tình Đồng Đội".

Một buổi chiều đầu Tháng Tư 2007, tiến sĩ Robert Ballard rủ tôi cùng đi ăn cơm tối với hai người bạn mới là cựu chiến binh Hoa Kỳ để bàn về một dự án mà ông ta nói liên quan tới "Việt Nam của cậu".

Từ khi National Geographic tổ chức cuộc triển lãm những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, mỗi lần nói chuyện gì liên quan tới Việt Nam, Bob (tên tắt của Robert) đều bảo tôi "Việt Nam của cậu". Nếu có ai thắc mắc, Bob luôn luôn vui vẻ trả lời "vì John được sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến ở Việt Nam," nhưng ở chỗ riêng tư, Bob tâm sự: "Càng biết nhiều về Việt Nam, tớ càng cảm nhận được lý do tại sao lúc nào cậu cũng hãnh diện là người Việt Nam."

Tiến sĩ Robert Ballard là một trong những "Explorer-in-residence" của National Geographic. Tên tuổi ông ta gắn liền với nhiều cuộc thám hiểm, nghiên cứu, và tìm kiếm các di tích lịch sử chìm sâu dưới lòng đại dương, chẳng hạn như các con  tàu và chiến hạm Lusitania, Bismarck, Guadalcanal, hay USS Yorktown, và đặc biệt nhất là việc ông tìm ra chiếc tầu R.M.S. Titanic. Tôi quen thân với Bob vì kính nể tài năng của ông, và nhất là thỉnh thoảng được ông "bật mí" trước một vài dự án sắp thực hiện cũng giúp ích rất nhiều cho công việc của tôi khi phải cung cấp thiết bị máy mo'c, hệ thống liên lạc và tiếp tế cho những công trình nghiên cứu của ông ta. Do đó, khi nghe Bob rủ đi ăn tối, tôi vui vẻ nhận lời ngay để thỏa mãn tính tò mò muốn biết cái dự án "liên quan tới Việt Nam của cậu" là gì.

Lúc tôi đến nhà hàng, Bob không biết từ đâu ào ào hiện đến, một tay cầm ly rượu vang, một tay kéo tôi đi như chạy về phía cuối nhà hàng:

- Kẹt xe hả" Tớ chỉ sợ cậu không tới được. Từ nãy giờ hai tay kia cứ dồn tớ vào chân tường với bao nhiêu câu hỏi dồn dập vì tớ lỡ giới thiệu cậu xuất thân là một thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam.

Vừa tới bàn, Bob rộn rã giới thiệu:

- Đây là John tôi nói với mấy ông từ nãy tới giờ đó. Không có cậu này thì hai năm trước đoàn thám hiểm của tôi bị nhốt ngoài "Biển Chết" mấy tháng trời không có email, điện thoại hay truyền hình gì cả. Cậu ta lo hết máy móc điện toán, điện thoại, vệ tinh& đủ thứ từ sa mạc tới đại dương hay giữa rừng già Phi Châu cho National Geographic đó.

Bob nói liên tu ti bất tận trong khi tôi bắt tay làm quen hai người bạn mới khá lớn tuổi. Giọng Bob vẫn đều đều bên tai tôi:

- Ông này là sử gia cận đại, Alan Harbour; còn đây là Stephen Wills. Cả hai đều là cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam. Họ đang tìm cách vớt xác hai đồng đội cuối cùng đã hy sinh thời chiến tranh Việt Nam ở ngoài khơi Vũng Tàu. Hình như mùa hè năm ngoái, lúc về Việt Nam cậu đã "du hý" ở Vũng Tàu một tuần, phải không" Thôi. Xin lỗi nghe. Tôi nói nhiều quá. Này, Alan, ông kể cho John nghe về dự tính của các ông đi.

Ông Stenphen Wills, mặc dầu tuổi đã lớn nhưng cũng còn "oai phong lẫm liệt" như một vị tướng; riêng ông Alan Harbour, tôi không thể nào hình dung được ông đã từng là một chiến sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến: Người dong dỏng, trán hói, đôi mắt rất sắc sảo đằng sau cặp kiếng dày cộm, miệng lúc nào cũng chúm chím sắp cười.

Ông Alan từ tốn lên tiếng:

- Thật may mắn cho chúng tôi! Bob lúc nào cũng ca ngợi John hết mình. Chúng tôi thuộc đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến cuối cùng đến Việt Nam để di tản Tòa Đại Sứ và một số nhân viên Hoa Kỳ ở Sàigòn vào cuối Tháng 4, 1975. Tôi thuộc nhóm trên bộ, lo bảo vệ an ninh cho chương trình di tản, còn Steve là trưởng toán kỹ thuật của đoàn trực thăng vận. Lúc đó chắc John còn trẻ lắm, phải không"

- Vâng. Tôi vẫn còn là học sinh. Những ngày cuối Tháng Tư năm đó, tôi đã vào Tòa Đại Sứ hai lần nhưng vì không phải là nhân viên sở Mỹ nên chẳng ai cho lên máy bay. Tôi cũng vào bên trong phi trường Tân Sân Nhất mỗi ngày bằng cách chui hàng rào, nhưng sau vụ pháo kích vào phi trường tôi không dám bén mảng vô đó nữa. Số tôi không may mắn vì đã có lần leo lên được trực thăng nhưng bị một anh lính mang tên W. N. Walker đẩy xuống. Bây giờ ông ấy là bạn tôi đấy, có thể các ông cũng quen.

- John cũng có mặt trong phi trường Tân Sân Nhất hôm bị pháo kích hả" Hai người lính trẻ của chúng tôi, những người cuối cùng hy sinh trên đất Sàigòn vào ngày 29 tháng 4, 1975 trong trận pháo đó: Hạ sĩ Charles McHahon, Jr. và Binh Nhất Darwin Lee Judge. Ôi! Mấy chục năm qua rồi mà những hình ảnh ngày đó vẫn còn hiện rõ trong tâm trí tôi như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua!

Tất cả chúng tôi cùng im lặng. Tâm trí tôi quay cuồng nhớ lại những ngày bi thương thuở ấy. Suốt 10 ngày cuối Tháng Tư 1975, tôi chạy đi chạy về từ Toà Đại Sứ ra phi trường Tân Sân Nhất hay bất cứ nơi nào nghe tin sẽ có trực thăng tới bốc người di tản... Rồi ở Bến Bạch Đằng tôi cũng không trèo lên được chiếc xà lan cuối cùng rời bến nên đành "nằm gai nếm mật" suốt 8 năm trời mới đặt chân tới đảo Galang, Indonesia bắt đầu cuộc sống tha hương.

Bob đánh tan bầu không khí tĩnh lặng:

- Phút mặc niệm đã qua, các ông nói với John về dự án vớt xác trực thăng và phi công ngoài khơi Vũng Tàu đi.

- Vâng. Như tôi vừa nói, Charles và Darwin là hai người lính trẻ cuối cùng hy sinh trên đất Sàigòn nhưng họ không phải là hai chiến sĩ cuối cùng hy sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Tôi xin nhường lời lại cho Steve vì anh ta đã chứng kiến tận mắt.

Với một giọng nói hùng hồn của một "võ tướng", Steve dõng dạc lên tiếng:

- Tôi, phải, chính tôi đã tận mắt chứng kiến chiếc trực thăng YT-14 chìm sâu xuống lòng biển Thái Bình Dương mang theo hai chiến sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ là Đại Uý phi công William Craig Nystul và Trung Uý phụ lái Michael John Shea vào khoảng nửa đêm 29-30 tháng 4, 1975 gần sát bên Hàng Không Mẫu Hạm USS Hancock. Họ là hai chiến sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến cuối cùng hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, và xác họ vẫn còn bị chôn vùi với chiếc trực thăng bị nạn ở tọa độ N 09 55' 32" E 107 20' 06" cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 30 hải lý. Đám cựu chiến binh chúng tôi không hiểu tại sao Chính Phủ và Bộ Quốc Phòng không chịu tìm kiếm và đưa xác hai người đồng đội cuối cùng của chúng tôi về nhà mặc dầu cuộc chiến đã kết thúc hơn 30 năm rồi! Với kỹ thuật hiện đại, tôi thiết nghĩ đây chỉ là một chuyện rất nhỏ và rất dễ dàng thực hiện nhưng không ai chịu làm. Người ta chỉ muốn quên đi vết thương cuộc chiến Việt Nam, nhưng chúng tôi, những người đã từng sống chết bên nhau, chúng tôi không bao giờ quên đồng đội của mình, và nhất là chúng tôi còn có trách nhiệm với gia đình và thân nhân của đồng đội chúng tôi nữa. Hai chiến sĩ bỏ mình tại Tân Sân Nhất đã được hồi hương năm 1976: Charles đã trở về Woburn, Massachusetts và Darwin cũng đã về nhà ở Marshalltown, Iowa. Chúng tôi đang tìm cách gây quỹ, vận động Chính Phủ, Quốc Hội liên hệ với Việt Nam, và hy vọng các ông có thể giúp chúng tôi về việc tìm kiếm vì đó là nghề của National Geographic, phải không"

Tôi thở phào nhẹ nhõm khi Steve dứt lời. Ông ta nói một hơi không ngừng nghỉ với tất cả tâm hồn và nhiệt huyết như đang thuyết trình trước đoàn quân trước giờ lâm trận. Tôi phải công nhận giọng nói và cách diễn tả của ông Steve quá sống động và khích động lòng người. Mấy lời tâm huyết của ông đã giúp tôi hiểu được ý nghĩa đích thực về tình động đội của các chiến sĩ, không phải chỉ trong lúc đánh trận mà mãi mãi đến hết đời của họ. Có lẽ Bob cũng rất cảm kích vì những lời nói của Steve nên mạnh dạn lên tiếng:

- Khi hoàn cảnh cho phép và giấy tờ thủ tục xong xuôi, chúng tôi sẽ tận dụng hết khả năng. Phải không John" Nếu tụi mình dính vào cái dự án này, bọn tớ khỏi cần thuê thông dịch viên. Tớ bảo đảm cậu không thể nào từ chối việc tháp tùng vì việc này liên quan đến "Việt Nam, Quê Hương yêu dấu của cậu" mà. Đồng ý chứ"

- Mình chẳng ngại gì cả, nhưng giấy tờ thủ tục chắc còn nhiêu khê lắm. Đầu tiên là tiền đâu, nhưng rồi cũng còn nhiều khó khăn và ràng buộc khác, đúng không"

Ông Alan bình tĩnh lên tiếng dẫn giải:

- Phải, nhưng chúng tôi rất vui vì được hai vị đồng ý giúp đỡ. Chúng tôi sẽ vận động gây quỹ. Chỉ cần Bob nhận lời và cho biết chi phí cho công việc và đứng ra hướng dẫn là chúng tôi mừng lắm rồi. Chúng tôi cũng biết những khó khăn và tế nhị giữa quan hệ của hai chính phủ Việt - Mỹ. Chúng tôi cũng hiểu rằng sau hơn 30 năm, với bao nhiêu trận động đất và sóng thần xảy ra ở Thái Bình Dương, việc này không phải đơn giản như Steve nghĩ đâu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần cố gắng hết sức mình, tôi tin chắc sẽ thành công. Tất cả chúng tôi đều đã già và từ từ rụng xuống.

Hai mắt ông Alan long lanh ngấn lệ. Giọng nói ông nghẹn ngào, đứt quãng:

- Chúng tôi muốn cho thế giới và linh hồn của đồng đội của chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không bao giờ bỏ rơi đồng đội của mình. Chúng tôi đã "van xin" và chờ đợi quá nhiều năm rồi. Chúng tôi mong ước rằng công việc này sẽ được hoàn tất trước khi người cựu chiến binh cuối cùng thời chiến tranh Việt Nam trở về cùng đất lạnh. Tất cả chúng ta rồi sẽ có ngày gặp nhau "bên kia thế giới" và chúng tôi không muốn phải hổ thẹn khi gặp lại đồng đội ngày xưa của mình. Tôi xin thay mặt cho tất cả đồng đội của mình, đặc biệt là hai chiến sĩ đang chìm sâu dưới lòng biển Thái Bình Dương, thành kính cúi đầu cám ơn quý vị. Bill ơi! Mike ơi! Bọn tớ sẽ đưa hai cậu về nhà. Hãy chờ nhé!

Một vài giọt lệ nhỏ xuống mặt bàn.

Ôi! Cảm động quá! Đẹp quá!

Tôi không biết làm sao để diễn tả hết ý nghĩa về tình đồng đội, tình chiến hữu qua tâm tình của mấy người cựu chiến binh Hoa Kỳ tôi vừa mới quen.

Mà sao bồi hồi quá!

Vì lòng riêng, không thể không nhức nhối. Thêm một lần Tháng Tư đang trở lại. Những ngày này năm xưa, biết bao chiến sĩ và đồng bào của chính mình đã gục ngã, xương cốt còn vật vờ trong đất, khuất tất trong đại dương. Bao giờ và cách nào để tất cả "về nhà""

Ý kiến bạn đọc
21/11/201922:01:28
Khách
Bai viet hay qua. Uoc mong tac gia viet phan hai (Part 2) ve ket qua cua du an nay.
Cam on!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,122,833
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến