Hôm nay,  

Viết Vội Về Họp Mặt Việt Báo 2007

06/09/200700:00:00(Xem: 134446)

Bài số 2084-1947-651vb4050907

*

Tác giả 66 tuổi, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, cư dân Riverside, hiện là Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Ông là tác giả 3 bài viết "Người về từ đảo Guam," "Ông Già Bãi Giá", và “Oan Ức Một Thời, Oan Ức Một Đời”. Bài “Viết Vội” sau đây được ông ký “bút hiệu” mới là “Chồng Bà Bích Du”. Bà Đỗ Thị Bích Du là một trong những tác giả nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm nay với bài viết “Một Gia Đình H.O., Cả Nhà Đi Học.” Trân trọng cám ơn bài viết của ông.

*

Hàng năm Việt báo đều tổ chức Lễ trao giaỉ thưởng Viết Về Nước Mỹ cho những tác giả được tuyển chọn vào vòng chung kết, kể cả các giải đặc biệt mang tính chất khích lệ cho những chuyện kể về sự thành đạt của các nhân vật, hoàn cảnh có thật trong quá trình hôi. nhập vào đất nước này.

Năm nay cũng như hàng năm, tháng 8 laị là tháng được chọn cho mùa trao giải và nhân dịp này ra mắt tuyển tập mơí của các tác giả. Đặc biệt là ngoài cuốn Viết Về Nước Mỹ 2007 như thường niên, năm nay còn có thêm cuốn "Viết Về Nước Mỹ: Cay Đắng Ngọt Bùi" mở đầu cho  bộ sách quý bìa cứng tập hợp 70 tác giả đã có những baì viết xuất sắc cho các cuộc thi viết từ nhiều năm trước. Xuất sắc không hẳn mang tính văn hay chữ tốt mà còn có những nét đặc thù của mỗi chuyện vì nó được coi như tiêu biểu cho quá trình traỉ nghiệm của những thân phận, những hoàn cảnh khi chấp nhận xứ Cờ Hoa như quê huơng thứ hai của mình.

Tôi có dịp đi dự Lễ trao giaỉ 2007 tổ chức taị một nhà hàng đường Brookhurst. Khách tham dự khoảng 500 ngươì, vừa tác gỉa trúng giải, tác giả tham gia bài trong năm 2006, vừa khách mơì đủ mọi sắc thaí, các thân nhân, bạn bè, thân chủ bảo trợ cuộc họp mặt và đại diện dân cử địa phương. Bản thân tôi là thành phần ăn theo vì có thân nhân trúng giải nên  đặt thêm bốn xuất mơì bạn bè tham dự cho vui.

Vì có phương tiện taì chánh, laị rút kinh nghiệm những năm trước, nên phải nhìn nhận Ban tổ chức năm nay đã bỏ nhiều công sức cho buôi" họp mặt này. Từ thiệp mời, bảng tên cho từng ngươì, chương trình trao giải, thực đơn, bông hoa, biểu ngữ... được in ấn, trang hoàng rất trang nhã, chưa kể khâu tiếp tân, món ăn (trước và trong khi phát giaỉ) phaỉ noí là ít thấy ở một cuộc họp mặt, hoặc cuộc vui có tầm cỡ. Tôi đang choáng ngợp về phần trang hoàng in ấn, thì bà xã và các con gái tôi laị chú ý và thích màu aó dài của Việt Báo chọn cho thành phần Ban tổ chức và tiếp tân của mình, một màu rất "nhã" như caí tên của bà chủ nhiệm. Một chi tiết cũng lạ là ca sĩ Khánh Ly, tiếng hát được mến mộ của gia đình tôi, hôm nay cũng mặc chiếc áo dài tương tự màu aó của Ban Tổ Chức.

Thành phần quan khách kể cả các nghệ sĩ tham gia, phát biểu cũng đều là những khuôn mặt có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng ở quận Cam và vùng Nam California. Tất nhiên ngoài sự quen biết, giao du rộng rãi của chị Nhã Ca và anh Trần Dạ Từ, thì tiếng nói và vị trí của Việt Báo mặc nhiên được công nhận như một phương tiện truyền thông, một diễn đàn có uy tín của ngươì Việt hải ngoaị tuy mơí chỉ góp mặt 16 năm trên đất nước này.

Cũng theo chị Kiều Chinh cho biết (nữ taì tử này có nhiều gắn bó vơí Giải thưởng Việt Báo ngay từ những năm đầu) tôi không ngờ khi bắt đầu có ý định làm báo, trong túi anh Trần Dạ Từ chỉ đặt cược được số tiền 200 đô la cho ngân sách chi tiêu! Tức cười nhất là có ai cản hay khuyên sao lớn gan vậy thì ông chủ biên tương lai chỉ phát biểu ngắn gọn "không sao đâu". Nhóm từ này, theo chị Kiều Chinh kể, đã khiến một bạn nhà văn  người Mỹ có mặt lúc ấy tặng cho anh Từ  cái biệt danh là "Ông Không Có Sao." Người bạn nhà văn 16 năm trước nay là ông Jim Webb, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ trên vùng Virginia.

Vạn sự khơi" đầu nan, tất nhiên ai cũng phải trả giá cho mộĩ cuộc đôi" đơì hoặc một thách thức mơí vì một sứ mạng, một đam mê nào đó. Cho nên nói thì nói vậy, số tiền tuy nhỏ nhưng sự đầu tư bằng trí tuệ, bằng sự cần mẫn, bằng kinh nghiệm những năm sa cơ, bằng môí quan hệ bạn bè, thân chủ mà hai anh chị tích lũy được mơí là caí vốn đích thực cho một cuộc phiêu lưu.

Cũng trong buôi" trao giải, tôi để ý ngươì trúng giải chung kết là Anne Khánh Vân, một tác giả có lối viết khá độc đáo, dí dỏm và cô được chọn theo tôi đoán vì đã có trên 200.000 lượt ngươì trên Việt báo Online đọc loạt bài gồm 11 truyện của cô. Nếu sự đoán mò của tôi đúng thì các tác giả muốn trúng giải này trong tương lai khó mà dám mơ ước khi phải có số lượng bài viết đóng góp cùng vơí số lượng độc giả kỷ lục như Anne Khánh Vân!Một điều đặc biệt nữa là Giải thưởng VVNM tuy là tập hợp những chuyện kể, truyện ký, tùy bút, hôì ký về đời sống tại Mỹ -càng nhiều chi tiết sống thật càng hay-  như tiêu chuẩn dự thi và chấm giải đã qui định, nhưng Ban chọn giải năm nay, qua sang kiến của anh Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng Ban, còn muốn đi xa hơn khi lập thêm "Giải Việt Bút" dành cho các tác giả đã được giải thưởng những năm cũ mà vẫn tiếp tục viết và viết hay hơn trước. Đây là giải thưởng đòi hỏi trình độ mang tính văn học của những bàì viết đóng góp. Tác giả không còn là những "nhà viết" mà trở thành những "nhà văn". Sự ra đơì của Giải Việt Bút năm nay sẽ là một thách thức mơí cho những ai viết lần đầu cũng như viết nhiều lần cho Giải VVNM.

Tôi đã đọc gần như mỗi ngày trên báo, đọc lại trên On line, tôi ghi nhận và chúc mừng tác giả Lê Tường Vi khi cô trở thành tác giả đầu tiên được bình chọn cho giải Việt Bút 2007. Một thế hệ sau 75 ở hải ngoaị đã được thăng hoa và khi nhà văn Đặng Thơ Thơ -cháu ngoại của nhà văn Hoàng Đạo- được chọn trao giải cho Tường Vi thì tự nó đã là một sự khuyến khích thế hệ mơí hãy viết và giơí thiệu thêm tác phẩm của mình cho nền văn học hải ngoại, không phải chỉ đóng khung cho một cuộc thi viết bình thường mỗi năm.


Có điều hai giải lớn cùng mấy giải có giá trị cao về hiện kim năm nay thì đều thuộc về phái nữ, chẳng phải vì có chị Nhã Ca trong Ban Giám Khảo (vì ba vị thì có tới hai vị nam) nhưng tôi nghĩ họ xứng đáng, hơn nữa các bà các cô vẫn có cái nhìn nhạy cảm, sâu sắc hơn cánh đàn ông chúng tôi đôí vơí những vấn đề gai góc của cuộc sống, đặc biệt trong cái xã hội khá phức tạp này. Cũng nói thêm về các phần thưởng mang tính chất khích lệ tinh thần cho những ngươì được trao giải, tôi bỗng chú ý tới việc bà vợ tôi được trao tơí 6 bằng Tưởng lục (Certificate of Recognition) vừa cấp thị xã, tiểu bang, liên bang.

Cho nên phải noí các ông, các bà dân cử vừa đánh giá cao giá trị của giaỉ, vừa hiểu sự hiện diện của họ trong cuộc họp mặt như thế này là một lôí ra mắt cộng đồng vừa hiệu quả laị đỡ tốn kém nhất. Bắt chước ngươì Mỹ cái gì cũng thống kê, tôi ghi nhận tại buổi họp mặt của giải thưởng Việt Báo, Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Cali Lou Correa có số lượt bắt tay nhiều nhất, Dân biểu Luật sư Trần thaí Văn phát biểu lâu nhất nếu so vơí các đồng nghiệp.

Cũng bên lề buôi" trao giaỉ có vaì mẩu chuyện nho nhỏ khá tức cươì được nghe từ bàn tôi ngôì và bàn bên cạnh. Ông cùng bàn tâm sự, là chồng của một tác giả trúng giải đặc biệt, vì con đau không đi được nên ông đi thế. Háo hức muốn tìm đọc tuyển tập bìa cứng có bài của bà, ông mua luôn 5 cuốn. Đây là loại sách bìa cứng mơí ra lò chỉ khoảng 90 cuốn, laị có chữ ký của một số tác giả tham gia nên được dành để bán vơí giá ủng hộ $100/cuo^'n. Ông bạn tôi cứ tưởng giá bình thường là $25/cuo^'n, ông yêu cầu cô tiếp tân gói cho 5 cuốn. Gói ghém xong rất là trang nhã, cô nhoẻn miệng cươì xin chú cho cháu 500. Ông ù tai tưởng như nghe lầm, hỏi lại thì đúng là 500 chứ không phải 120 như ông tưởng.

Goí rôì, cột rồì, đóng dấu Kính Biếu rôì, từ chôí thì kỳ, vì món quà văn học đâu phải chuyện bán buôn, mà mua thì chưa có ý kiến của bà xã vì đây là số tiền lớn. Sẵn trong tuí có ít tiền chưa kịp trả bills, ông làm cử chỉ đẹp móc tuí lấy luôn 5 tờ 100 trao cho cô tiếp viên, miệng vẫn cươì như biết caí giá phải trả (mãi khi giơí thiệu sách Ban tổ chức mơí thông báo giá ủng hộ, taị ông mau mắn quá).

Nhận sách xong về laị bàn, ông được cô thư ký hỏi tên bà xã ông và trao tặng phần hiện kim, ông giở ra thấy chi phiếu 300 đô, rút cục vợ ông chỉ bù thêm 200 thôi. "Not a big deal," ông lẩm bẩm, an tâm tiếp tục thưởng thức món ăn của nhà hàng. Trước khi chia tay, ngôì lâu thành thân, laị được cươì vụ tiền bills, tôi nói nhỏ vơí ông chia laị cho tôi một cuốn vì tôi cũng muốn có một ấn bản đặc biệt. Ông bảo thôi, gói kỹ rồi cứ để nguyên ra mắt bà xã, tôi đành phaỉ ra bàn tiếp tân.

Chuyện thứ hai, như chương trình đã loan báo, trong buôi" họp mặt có kết hợp phần trao giải Bé Viết Văn Việt bước vào năm thứ năm.Vì không thuộc phạm vi bài viết nên tôi không tiện bàn luận thêm, chỉ được nghe sau khi phát giải cho các cháu thiếu nhi thì một bà ngôì bàn kế bên nói lớn giọng Bắc, "Chắc bố mẹ viết dùm chứ mới 11, 12 tuổi làm sao mà viết được." Tôi không dám phê phán bà nọ, nhưng thực tế là trong chương trình tiểu học tại Mỹ việc tập viết văn kể chuyện là môn học được các thầy cô giáo giảng dạy và cho các em thực tập rất hiệu quả. Lối dạy này chắc cũng được áp dụng trong  cả các lớp dạy Việt ngữ.  Xét cho cùng gỉai thiếu nhi chủ yếu mang tính chất khuyến khích, nói theo kiểu trong nước là "gây phong trào". Vậy thì sao nỡ hẹp hòi vơí mấy em, tất nhiên chúng cũng phaỉ có sự  "gà" hoặc "cho nước" của phụ huynh, giống như phụ homework vậy mà! Cho nên điều cần nói ở đây là các em có "thích' tham gia hay không. Một khi làm được cho chúng thích -như sách "Bé Viết Văn Việt" và triển lãm tranh ảnh thiếu nhi tại Việt Báo đang cố làm- thì bản sắc văn hóa Việt mơí có cơ may nảy nở và điều mong muốn các em các cháu ở Mỹ sau này còn nói tiếng Việt,  viết tiếng Việt mơí có cơ thành tựu.

Xin có ít hàng ghi vôi. những cảm nghĩ chủ quan của chúng tôi về một cuộc họp mặt vui và xin cám ơn Ban Tổ chức Giải Thưởng Việt Báo đã dành cho những giây phút thoải mái của một chiều chủ nhật. Hẹn gặp năm sau cũng vào mùa này và hi vọng tuyển tập mới sẽ có sự đóng góp của nhiều khuôn mặt mơí thuộc thế hệ thứ hai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến