Hôm nay,  

Ấn Tượng Đầu Đời

25/04/200700:00:00(Xem: 285342)

Người viết:

NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

Bài số 1249-1860-566vb4250407

*

Diệu Hương là tác giả đã hai lần được tặng giải thưởng viết về nước Mỹ. Ngay từ năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, cô nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước My 2005, với bài viết về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong dịp 30 lần thứng Tư tại Mỹ, và bài "Cầu Vồng Giữa Mùa Hè", về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

   *

Cuộc cắm trại ở Yosemite mở lại ký ức của tôi về thời Trung Học mới lớn của thập niên tám mươi. Những cây cổ thụ và phong canh hoang dã của công viên quốc gia ở miền Trung của California mang tôi về lại vùng khai hoang kinh tế mới của núi rừng Khánh Sơn ở ngoại ô Nha Trang, miền Trung Việt Nam.

   Hồi đó, để được thi tốt nghiệp Trung Học, chúng tôi phải đi lao động hai tuần, đốt rẫy, và đốn cây, xây nhà ở vùng "kinh tế mới". Những lớp chuyên Toán bị đày đi trước vì đó là những lớp mà chín mươi phần trăm là nam sinh, ít nhất có thể nhấc cuốc, vung xẻng cao hơn nữ sinh, có thể có "năng suất" và "hiệu quả lao động" cao! Sau Tết vài tuần, chưa kịp thi học kỳ II trong năm, chúng tôi bị đưa lên rừng núi Khánh Sơn bằng những chiếc xe tải, loại xe chở trâu bò ở nông trại, không có ghế ngồi. Lúc đầu, chúng tôi còn đứng, về sau mỏi chân quá, đành phải ngồi bệt xuống sàn xe, vừa dơ, vừa nóng. Ngồi trên xe bao quanh là cuốc xẻng, dù có lạc quan đến đâu, đứa nào cũng thấy tương lai rất là mù mờ, ảm đạm, mặc dù lớp chúng tôi là lớp giỏi nhất của khối chuyên toán, với triển vọng nhiều hứa hẹn nếu không có "bức tường lý lịch" và quan niệm "hồng thắm chuyên sâu" ngăn cản. Trên đường ra khỏi thành phố, mặt chúng tôi chảy dài, cười không nổi vì thấy mình giống thú vật hơn là giống người. Bạn có tưởng tượng được những học sinh lớp mười một ở tuổi mười sáu đẹp nhất đời người, lại là những học sinh chuyên toán, nguồn chất xám không dễ kiếm ở bất cứ một đất nước nào, chưa một lần cầm cuốc xẻng, bị đưa bằng xe chở súc vật đi khai hoang ở núi rừng hoang vu" Hình ảnh đó tương phản với hình ảnh những học sinh Trung Học ở Mỹ đi fieldtrip hay summer camping trên những chiếc xe bus màu vàng có hai hàng ghế nệm màu đen chạy song song. Đó là lý do tại sao thế hệ chúng tôi trưởng thành, sâu sắc và khôn hơn tuổi thật của mình. Đó là lý do tại sao chất xám Việt Nam luôn luôn chảy đến quê người.

   Chiều hôm đó, chúng tôi và thầy, cô hướng dẫn bị bỏ xuống ở ven rừng Khánh Sơn, hoang vu, không một bóng người chỉ có chim kêu vượn hú, bụi đất và cây rừng. Nữ sinh chúng tôi đã bắt đầu rơm rớm nước mắt. Các bạn Nam sinh, đúng nghĩa phái mạnh, mạnh hơn cả về thể lực lẫn tinh thần, đi gom những thanh cây rừng về đốt lửa lên, vừa để thú vật khỏi đến gần, vừa có ánh sáng, và vừa để sưởi ấm. Một số khác căng lên ba lều lớn cho thầy và chính mình, và một lều nhỏ cho cô và các nữ sinh. Dũng, "lớp phó lao động" còn cố cười, cái cười gần như mếu:

- Đừng khóc nhè, nước mắt không giải quyết được gì hết! Cố lên, tụi mình chỉ ở đây hai tuần thôi. Soạn đồ ra ăn, để tụi này còn có sức căng lều, không thôi phải ngủ giữa rừng, vừa lạnh, vừa nguy hiểm.

   Đêm đó, chúng tôi ăn uống đồ nguội mang theo từ nhà dưới ánh lửa bập bùng, trông rất giống "caveman", người tiền sử của thời kỳ đồ đá. Đúng như lời một nhà Triết Học đã khuyên "Thà bật một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối", giữa rừng thưa buồn, chuyên môn thuốc men lại chẳng có, nên bệnh gì cũng cho uống thuốc "xuyên tâm liên". Người ta đến phòng khám để tìm một lý do hợp pháp được miễn lao động hơn là hy vọng được chữa bệnh bởi những bác sĩ "Xuyên tâm liên". Do vậy hai người bạn của chúng tôi phải uống những viên thuốc còn lại từ trước 75. Đã quá date, expired từ lâu, nhưng "có còn hơn không"! Sức khỏe ở giai đoạn sung mãn của "tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu". Những viên thuốc trị sốt rét quá hạn từ lâu cũng giúp các bạn hồi phục dù rất chậm. Cách duy nhất chúng tôi có thể giúp bạn là thay phiên nhau ghi chép bài cho bạn.

   Về lại thành phố, trở lại lớp, từ lúc đó cho đến cuối năm học, sĩ số lớp học cứ nhỏ dần, nhỏ dân vì rất nhiều người bạn cùng lớp đã "bỏ cuộc chơi", bỏ lớp chuyên toán, không phải để lấy vợ hay theo chồng mà để tìm một quê hương khác, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, ở đó không có cảnh học sinh Trung Học bị đưa lên lao động giữa rừng rú xa xôi, hui quạnh. Đến lúc chúng tôi thi tốt nghiệp Trung Học thì lớp học chỉ còn vỏn vẹn 32 học sinh so với 48 học sinh của đầu niên khóa. Lúc đó, một số bạn chân ướt chân ráo ở quê người, một số còn đang tạm cư ở trại tị nạn, và một số đang chuẩn bị "bỏ cuộc đời".

   Những năm cuối Trung Học của chúng tôi, cứ mỗi sáng đến trường, một chỗ ngồi nào đó bỏ trống, không hẹn mà cả lớp cũng không nhắc đến bạn, và cũng thầm cầu nguyện cho người bạn cùng lớp của mình được may mắn "xuôi buồm thuận gió", "chân cứng đá mềm" đến bờ bến tự do. Chúng tôi còn tìm cách bao che cho bạn mình khi thầy chủ nhiệm (là một thầy giáo miền Bắc mới vào Nam sau tháng 4/75) hỏi về chỗ ngồi bỏ trống. Những thầy cô giáo miền Nam thì thông cảm hơn, không hề hỏi đến những học sinh vắng mặt, và còn chia xẻ nỗi ưu tư với chúng tôi bằng ánh mắt ái ngại và thương xót. Đôi khi, không may, chuyến vượt biên không xuôi lọt như dự định, bạn quay về, đầu bị cạo trọc như tài tử Bruce Willis của Mỹ, mắt sâu hơn, một chút xíu hồn nhiên còn lại cũng biến mất. Dưới ánh mắt quan sát cú vọ của một vài "Đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản" học cùng lớp, chúng tôi không dám hỏi bạn, chỉ chia xẻ nỗi niềm bằng ánh  mắt thông cảm.

   Sau này, khi đã gặp lại nhau "bên đời lưu lạc", chúng tôi vẫn bùi ngùi nhắc lại những kỷ niệm chua xót, nhiều hơn là ngọt ngào thời Trung Học của mình. Nhưng có lẽ cũng nhờ lớn lên trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, không hề có một chút mơ mộng của thời mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy, không có áo dài trắng thướt tha, không có đồng phục học sinh, và không có hồn nhiên của tuổi học trò, thế hệ chúng tôi thâm trầm và khôn ngoan từ tuổi mười bốn, mười lăm, hơn các em học sinh Trung Học bây giờ rất nhiều. Dạo đó, các thầy cô đã nói chuyện với chúng tôi:

- Các em có khuôn mặt hãy còn bún ra sữa, nhưng có một cái đầu cứng đủ để chọi lại với mọi bức tường.

   Ỏ Mỹ, các em học sinh Trung Học có "Senior Prom", có xe Limousine đưa các em đến dạ hội cuối năm lớp mười hai, có quần là áo lượt. Ở Việt Nam, đầu thập niên 80 có xe chở súc vật đưa chúng tôi đến lao động khổ sai ở rừng thưa hoang vu, vắng vẻ, áo quần tối đen như màu sắc của tương lai, có những cơn mưa rừng ào ạt đổ về, mái lều yếu ớt không chịu nổi cơn cuồng nộ của thiên nhiên, mặt đứa nào cũng ướt, không biết là do mưa rừng, do nước mắt, hay cả hai" Buồn bả, quạnh hiu, một cây guitar cũ được mang theo cùng với cuốc xẻng và thức ăn khô, đã giúp chúng tôi có những buổi cắm trại đêm với những bài hát hướng đạo bên lửa trại bập bùng.

   Ở một xó rừng hoang vu, hẻo lánh, không có những "Đoàn viên Thanh niên Cộng sản" luôn để mắt theo dõi để báo cáo cho "Đảng và Đoàn" chúng tôi tha hồ hát những bài hát phản ảnh đúng tâm trạng chúng tôi:

   "Trong đêm u tối có bao lời trăn trối, trong đêm u tối có bao lời trăn trối..." rồi "Một ngày đã qua đi mà không cho ta gì, mà không cho ai chi là một ngày mất đi, tuổi thơ đâu có chờ, thời gian đâu có đợi... "

   Hai tuần sau đó, ban ngày nam sinh vào rừng đốn cây, dựng những chòi lá, nữ sinh ở lại lều, nấu một nồi cơm và một nồi canh to, mà chúng tôi vẫn đùa là "cơm canh toàn quốc". Nước lấy từ suối về, được chúng tôi nấu kỹ lưỡng để khử vi trùng. Bếp là ba khúc cây được đặt thành ba cạnh của hình vuông, củi khô được một số bạn nam sinh mang từ rừng về. Những lúc trời mưa, củi ướt đẫm, học trò con gái chúng tôi cong lưng vừa quạt, vừa thổi bếp, khói tỏa mù mịt, nước mắt chúng tôi lăn dài, không biết vì khói bếp hay vì tủi thân" Chuyện ăn uống cũng tàm tạm nhờ những thức ăn khô chúng tôi mang theo từ nhà, nhưng chuyện vệ sinh mới là cơn ác mộng cho bọn con gái chúng tôi. Vì thế chúng tôi chỉ ăn uống một lần trong ngày. Khác hẳn chúng tôi, các bạn trai cùng lớp phải làm việc nặng cả ngày, lại sắp bước vào tuổi "mười bảy bẻ gãy sừng trâu" nên vẫn ăn như tằm ăn rõi mặc dù cơm được nấu bằng gạo mốc (dạo đó hình như gạo lúa mới được chính quyền đương thời đem trả nợ cho Trung cộng và cả Liên Xô, gạo bán cho dân miền Nam là gạo tích trữ từ bưng biền, từ núi rừngTrường Sơn để nuôi "bộ đội" trong "cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước"), canh thì toàn là rau trái vừa cũ, vừa héo. Có lần, các bạn vào rừng đốn cây, tìm được một ít nấm rừng, trắng như tuyết giống nấm rơm, chúng tôi bỏ lên nấu, mùi thơm lừng, nhưng rồi lại đem đổ, do các thầy cô sợ chúng tôi bị ngộ độc vì ăn nấm lạ! Những lúc mưa rừng kéo về, quất những làn nước xối xả lên cây cối, lên những cánh lều mong manh của chúng tôi, lúc đó cả lớp và thầy, cô ăn toàn những thỏi lương khô (làm bằng bột, muối và đường), con trai không thể vào rừng đốn cây khai hoang, con gái không thể nấu nướng, chúng tôi vẫn hát hò, vẫn cười đùa, mặc dù ánh mắt ngây thơ của tuổi mười sáu đã bắt đầu vẩn đục như suối giữa rừng sau cơn mưa. Hiểu rõ là ở đâu cũng có "tai mắt của cách mạng, của Đảng và Đoàn", không đứa nào dám nói ý nghĩ thật của mình, nhưng những ánh mắt đăm chiêu đã biểu lộ một cách lặng lẽ những ý nghĩ của chúng tôi.

   Hai tuần "lao động khổ sai" rồi cũng qua để lại trong chúng tôi những vết trầy, vết xướt trên tay chân, lành lặn sau một vài tháng, nhưng những vết hằn trong tâm hồn vẫn hiện hữu trong tâm tưởng chúng tôi mãi mãi không nhòa! Địa danh Khánh Sơn cũng lại trong mỗi chúng tôi những ký ức buồn nhiều hơn vui của thời mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy; trong đó, có những đêm dưới ánh lửa bập bùng, nước mắt chúng tôi đã ứa ra khi nghĩ đến những ông bố đang bị đầy ải trong các trại cải tạo ở miền Bắc đầy âm u, chướng khí, chắc chắn là bi thảm gấp trăm lần chúng tôi, hay khi nghĩ đến tương lai của mình mịt mù như bóng đêm của núi rừng "kinh tế mới" Khánh Sơn.

   Lần đó, hai người bạn quên uống thuốc ngừa sốt rét, bị sốt rét phải nằm nhà gần cả tháng vì thời đó "hệ thống y tế xã hội chủ nghĩa" không có thứ thuốc nào khác ngoài "xuyên tâm liên", một viên thuốc bột, không có chữ, ngây ngấy mùi lá khô, mùi cỏ mục, để chữa tất cả mọi bệnh tật trên đời. Các bác sĩ quân y và phần lớn bác sĩ dân sự đang bị "tập trung cải tạo", những người làm việc ở các phòng khám bệnh địa phương vừa thiếu trình độ.

   Ở Mỹ, ngày nay, các em mới lớn được ăn uống đầy đủ, đến độ một phần ba các em có trọng lượng ở mức độ "overweight", có đủ phương tiện học hỏi, giải trí. Ở Việt Nam, sau năm 1975 chúng tôi luôn luôn đi học với cái bụng rỗng, không được ăn điểm tâm, ở tuổi "mươì ảy bẻ gãy sừng trâu", lâu lâu lại nghe tiếng sôi vì bụng đói của đứa bạn ngồi cạnh, chợt nhớ là mình cũng đang đói meo, vì từ bữa cơm bảy giờ chiều qua đến cuối buổi học sáng nay, gần mười hai giờ trưa mà không có thêm gì vào bao tử.

   Ở Mỹ, các em có đủ loại đèn vừa với tầm mắt để học. Ở Việt Nam, một thời gian rất dài, nhiều năm sau tháng 4/1975, mỗi tuần ba đêm chúng tôi học bài dưới ánh đèn dầu, tù mù như tương lai, đưa đến hậu quả là hầu hết chúng tôi bị cận thị.

   Ở Mỹ, trẻ em được bảo vệ tối đa, không ai làm tổn thương lòng tự trọng, nhân cách và niềm tin của các em, các em được phép nói lên điều mình nghĩ. Ở quê nhà, những ngày mới lớn, tuổi mười lăm, mười bảy của chúng tôi bị "công an khu vực" chỉ mặt mỗi ngày, nhắc cho chúng tôi nhớ là ba mình có 'nợ máu với nhân dân, bản thân phải lao động tích cực hơn"! Chúng tôi vẫn phải cúi đầu nhẫn nhục, cam chịu vì biết mình đang là cá nằm trên thớt.

   Nhưng tất cả khó khăn đó chưa làm chúng tôi nản chí, cho đến khi chúng tôi thi đại học. Nhưng đứa có ba đang đi "học tập cải tạo" bị xếp vào thành phần thứ mười bốn, thành phần cuối cùng của  "xã hội chủ nghĩa' dưới cả những người đâm thuê chém mướn, bị "công an phường" ghi vào bản khai lý lịch "Cha có nợ máu với nhân dân", vẫn cắm đầu học, nhưng biết thân biết phận, thay vì thi vào những trường Đại Học lớn ở Saigon, chúng tôi thi vào "Đại học Tây Nguyên" ở miền khỉ ho cò gáy. Năm đó, trường tuyển 150 sinh viên năm thứ nhất, chỉ có 120 thí sinh dự thi trong hai ngày. Ngày đầu tiên, một số đã bỏ cuộc, hình như họ là "bộ đội phục viên" vừa đọc xong đề, có lẽ không hiểu nổi đề thi, họ bỏ ra khỏi phòng thi. Ngày thứ hai, bốn phòng thi dồn lại chỉ còn hai, vì nhiều người bỏ cuộc, đến cuối ngày, chỉ còn khoảng hơn 50 học sinh cho một con số dự tuyển là 150. Vậy mà chúng tôi, những học sinh chuyên toán, tốt nghiệp Trung học với điểm cao gần như tuyệt đối vẫn không được nhận vào học ở khoa Toán của trường Đại học Tây Nguyên. Đó là một nghịch lý rất lớn có tác hại mãi đến bây giờ mà vì u tối và ấu trĩ, người ta không thấy được hậu quả! Từ đó chúng tôi bắt đầu tin vào những gì mình đã thấy, đã trải qua hơn là tin vào những gì mình đã được nghe trong giờ "chính trị" ở trường vào những năm học sau tháng 4.1975.

   Cũng như chúng tôi, những người bạn đã may mắn rời quê nhà từ cuộc di tản của tháng 4 năm 75 cũng có nhiều khó khăn của những ngày đầu lưu vong. Đến Mỹ, không còn giấy tờ gì mang theo ngoài khai sanh, bạn chúng tôi phải thi xếp lớp, và vì trình độ tiếng Anh rất hạn chế, nên hầu hết sinh viên Việt Nam di tản bị học lại một lớp, chậm nhất một năm. Ở trường, chưa quen với đới sống mới lối giao tiếp phóng khoáng của Mỹ, các bạn vẫn thơ thẩn ở một góc sân trường, phải tự điều chỉnh cách sống rất nhiều để hòa vào dòng sống của quê người. Ở nhà, cha mẹ của các bạn phải bươn chải để gầy dựng lại cơ nghiệp từ bàn tay trắng, từ số không của những ngày đầu lưu vong. Do vậy, các bạn cũng khôn ngoan hơn các bạn Mỹ cùng tuổi.

   Ở hai phía của địa cầu, chúng tôi cũng chịu đựng nhiều hơn là tận hưởng thời mới lớn. Nhưng hơn hẳn chúng tôi là thấp thoáng trong ánh mắt các bạn lưu vong từ cuối tháng tư rất buồn của đất nước có tương lai màu hồng lạc quan hay màu xanh hy vọng, không phải là màu xám cùng quẫn hay màu đen mù mịt như chúng tôi ở trong nước.

   Giữa thập niên tám mươi, những gói quà đầu tiên từ thế giới tự do gởi về kích thích đủ cả năm giác quan của những người dân miền Nam đã có thâm niên mười năm ngửi mùi của gạo mốc, của khoai sùng, của "dược phẩm trị bá bệnh: xuyên tâm liên": Cũng như nhiều người miền Nam nhận được những gói quà từ thân nhân, và cả từ bạn bè. Hầu hết quà đó được mang ra chợ trời bán để lấy tiền làm nhiều chuyện khác, kể cả chuyện tích lũy dần dần đủ để mua một chỗ ngồi nỏ nhoi trên chiếc ghế vượt biển mong manh, đầy tôi nghiệp.

  Mãi cho đến bây giờ, mỗi lần thấy những gói kẹo chocolate MM hay Hersley, chúng tôi vẫn ngậm ngùi nhớ lại những gói kẹo ngày xưa được mang bán ở chợ trời,mặc dù đứa nào cũng thầm tưởng tượng đến vị ngọt của sữa, của đường, vị béo của đâu phụng sau lớp kẹo màu.

   Mãi cho đến bây giờ, mỗi lần nghe giọng nói ở cùng địa phương với giọng nói của những người đã khủng bố tinh thần chúng tôi từ thời mới lớn, "cơn ác mộng" vẫn kéo về, không còn đau xót như thời mới lớn, nhưng vẫn đủ để nỗi ngậm ngùi nằm tận đáy lòng, dâng lên như nước thủy triều.

   Cầu mong các em mới lớn bây giờ không bị những vết hằn buồn thảm trong tâm hồn non trẻ như chúng tôi ba mươi năm trước. Tâm hồn và đầu óc tinh khôi thời mới lớn của chúng tôi bị mỗi ngày từ trường, về nhà. Cầu mong các em mới lớn bây giờ ở quê nhà bên kia bờ đại dương có được tự do học hành, được tự do thực hiện mơ ước, và có đủ niềm tin để bước vào cuộc đời. Và cầu mong cho hơn tám mươi triệu đồng bào trogn nước có được tự do, được nói, nghĩ và làm bằng ý nghĩ của chính mình như cả triệu người khác ở Mỹ, ở các nước tự do.

(Viết cho 11C6 ngày xưa đang lưu lạc ở Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Úc để nhớ một thời mới lớn cay đắng nhiều hơn ngọt bùi)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến