Hôm nay,  

Về Nhà

25/08/200700:00:00(Xem: 162822)

Bài số 2073-1936-640vb7250807

*

"Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995."  Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên, khi dự Viết Về Nước Mỹ. Các bài viết "Một Mình Nuôi Con"; "Ba Thế Hệ Một Nhà"; “Chuyện Ông Hàng Xóm” của cô mang lại giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005.   Từ sau năm thứ sáu, Lê Tường Vi n tiếp tục góp bài. Sau khi tham dự họp mặt năm thứ bầy, cô viết “Sưởi Ấm Bữa Cơm Chiều”, kể chuyện “sinh hoạt Viết Về Nước Mỹ trong một gia đình hơn 30 năm bị phân ly đang chờ đại đoàn tụ “Nhịp cầu Viết Về Nước Mỹ nối liền các thế hệ trong gia đình tôi.  Thế hệ nào cũng tìm được tâm sự an ủi cho bản thân. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

Tôi bắt đầu quen thuộc với khung cảnh và những lối đi vòng vo của nhà hospice sau hơn hai tuần ra vào thường xuyên. Phòng của dì Nati nằm cuối hành lang, có cửa sổ nhìn ra bầu trời, khu vườn xinh đẹp của viện.

Càng ngày dì càng sút hẳn. Tuy biết rằng bệnh nhân vô ở hospice rất hiếm ai có thể khỏe hơn khi rời viện, tôi vẫn không kềm chế nỗi xót xa dâng lên hàng ngày mỗi khi nghĩ tới hay gặp dì.

 Khi bác sĩ phát hiện dì Nati bị ung thư tử cung thời kỳ chót cách đây hơn  tháng, sau 4 tuần chạy chửa đủ thứ, dì Nati bắt đầu kiệt sức, bác sĩ cho chúng tôi hay rằng không còn thuốc cứu chữa, khuyên chúng tôi nên cho dì về nhà hoặc chuyển ra hospice trong những ngày cuối của cuộc đời.

Khuôn mặt vốn xinh đẹp ngày nào của dì giờ xanh mướt, ánh mắt không còn tinh anh, hằn lên nét mệt mỏi, rã rời sau khi chống cự với bao thứ thuốc trong mấy tuần qua.

Dì vốn là Mẹ ruột của Kennah, bạn thân của tôi hơn 25 năm nay.  Tuy quen biết nhau từ hồi hai đứa chưa lập gia đình, mỗi lần tới nhà Kennah sau khi chào hỏi là tôi lỉnh vô phòng của nhỏ để tránh gặp mấy người lớn trong gia đình này và những liên hệ tình cảm phức tạp của họ. Trong suốt thời gian  qua, dù là bạn thân nhất của Kennah, chia xẻ bao nhiêu niềm vui, nổi buồn thời con gái, lấy chồng, sanh con, sinh nhật, đám cưới, lễ rửa tội cho con trẻ, giỗ ông bà gia đình, vv... tôi không bao giờ dám tin rằng mình có thể hiểu thấu những gút mắc của gia đình bạn.  

Tôi lớn hơn Kennah và lập gia đình, có con trước nên con trai tôi giờ đã 21 tuổi, rảnh rang hơn bạn mình. Kennah và chồng bận rộn với 3 cô con gái đang ở tuổi mười mấy, thời khóa biểu kẹt cứng với chương trình học, thể thao, âm nhạc, hội họa, múa may nên chuyện viếng thăm mẹ -dì Nati- hàng ngày thật vô cùng khó khăn.  Hiểu hoàn cảnh bạn, tôi tình nguyện thay bạn viếng dì Nati mỗi sáng và chiều ngày lẻ trong tuần.

Thật khâm phục những nhân viên và những volunteer trong hospice. Làm việc trong khu nhà này đòi hỏi một tâm hồn vô cùng quãng đại và nhẫn nại.  Dì Nati được săn sóc chu đáo, sạch sẽ.  Mỗi sáng tôi vô lúc 6 giờ, giúp dì làm công việc vệ sinh cá nhân. Tánh dì vốn rất cẩn thận với diện mạo nên tôi giúp dì trang điểm chút xíu vì sau buổi điểm tâm tới giờ bố Kennah vô thăm dì.

Tôi thường rời hospice trước khi ông vô.  Đây là người đàn ông dì Nati thường gọi là "my devil"  khi dì nhắc tới dù vui hay buồn.

Dì lớn lên ở một làng nhỏ xứ Phi Luật Tân, nổi tiếng đẹp nhất làng. Khi dì làm đám cưới với một sĩ quan hải quân, ai cũng tấm tắc khen trai tài gái sắc.  Sống với nhau 6 năm có con là Kennah, một hôm ông chồng về nhà nói rằng hôm sau ông sẽ đi định cư tại US với một người đàn bà khác và sẽ mang theo con gái 4 tuổi. Dì Nati chưng hửng, nhưng ông trổ tài hùng biện, bảo rằng đây chỉ là vợ ông trên giấy tờ thôi, dì Nati mới chính là vợ của lòng ông. Hỡi ôi, đang mang thai 6 tháng, không nghề nghiệp trong tay, dì đành tin ông, biết làm sao hơn"

Tôi hỏi tại sao dì không làm giá thú sau ngày cưới" Dì trả lời là  giấy tờ tiền bạc dì khoán giao cho ông hết, ông là chồng, dì rất tin tưởng ở ông.

Dì khóc ngất khi chồng ẳm con gái ra đi.  Ba tháng đầu còn thư từ qua lại, khi sanh con thứ hai xong thì ông gởi một số tiền và bặt tin luôn. Sau ba năm vô âm bặt tín, nóng lòng, dì quýnh quáng nghe lời người quen, nhận làm vú em cho một gia đình ở Canada. Gởi con trai nhỏ lại cho gia đình cậu em, dì ra đi. Sau khi ở Canada làm việc 3 năm, dì xin được thẻ xanh trường trú và với số tiền dành dụm, dì tót qua US tìm chồng và con gái. Kiếm ra được thì hay người vợ "giấy tờ" của ông đang mang thai. Dì uất nghẹn nghe con gái mình kêu  mụ kia  là mẹ.  Để được gần con, dì phải thuê phòng ở cạnh nhà họ để có thể chăm sóc con gái mình. Từ đó, Kennah có hai mẹ.  Kennah gọi dì là Mommie, gọi "mụ kia" là Maman.  Dì nghiến răng nghe con mình gọi "mụ kia" như vậy mà không dám hó hé vì trên giấy tờ, Kennah là con gái của mụ.

 

Dì vẫn đẹp, ong bướm vẫn lượn lờ, nhưng dì còn thương ông, nuôi hy vọng ông sẽ trở lại. Chuyện này không hề xảy ra dù dì đi nhà thờ cầu xin, thắp bao nhiêu nến cho thánh Francis.  Khi mụ kia mang cái bầu thứ hai thì dì cay đắng chấp nhận mình thua cuộc. Dì táo gan tính một hôm sẽ bắt cóc Kennha và trốn qua Canada, rồi chạy về Phi luật tân luôn thì hình như ông đoán được, ông nói ông sẽ làm giấy bảo lảnh cho con trai còn ở lại Phi qua US luôn.  Một lần nữa, dì nuốt giận vì tương lai con mình.

Dì đâm ra thù ghét tôn giáo, hận ông trời trêu ngươi với số phận mình. Dì bỏ nhà thờ, vất niềm tin vì mụ kia trở nên ngoan đạo, đi nhà thờ với ông, với con họ và bé Kennah vẫn quyến luyến với mụ hơn. Mụ hiền lành, dì có nói hành nói tỏi, trợn mắt cau mày mụ vẫn cam chịu, vẫn cuối đầu chịu đựng. Sinh nhật dì, mụ cùng ông mang bánh qua dù năm nào dì cũng đổ bánh vô thùng rác. Dì kể có lần dì để bánh trên thùng chờ xe rác tới xúc đi để chọc tức mụ nhưng sao con mẹ này ngu quá, nét mặt chỉ nhuốm buồn chút xíu rồi thôi.  Dì biết mình có tài làm bếp, có nhan sắc hơn nó -ông vẫn qua nhà dì ăn cơm và thường hay khen nức nở các món ăn của dì - nhưng ông không làm sao dứt lòng với mụ. Thật là cảnh dở khóc dở cười.

Dì oán tất cả, oán thiên thần, oán đức mẹ, dì trở nên kẻ vô đạo. Tôi biết vì mỗi lần tới nhà Kennah, dì thích tôi lắm vì nghĩ tôi cũng chung tâm trạng. Tôi không hề tranh cãi với dì mỗi khi nghe dì chua chát trách trời, trách đất.

Một buổi chiều sau khi giúp dì thay bộ quần áo ngủ, tôi đang sửa soạn đọc truyện cho dì nghe trước khi y tá chích thuốc giảm đau, thì dì Nati cầm tay tôi, yếu ớt hỏi nhỏ:

- Con có tin thiên đàng có hay không"

Tôi nhìn sâu vô mắt dì, khẽ nói:

- Có, con tin thiên đàng có thật, dì ạ.

Thoáng ngạc nhiên, dì nhíu mày:

- Sao" Con tin có à" Khi nào con bắt đầu tin vậy"

Tôi gấp sách lại, cầm bàn tay gầy guộc của dì, bóp nhẹ:

- Để con kể cho dì nghe chuyện này...

*

Cách đây 20 năm, tôi có chị bạn quen bị chứng bệnh nan y không cứu được.  Có điều chồng chị ấy quyết định không cho chị biết nên bạn bè thân quyến không ai dám hé môi. Hàng ngày mọi người ra vô thăm chị trong đó có tôi.  Bác sĩ cho hay chị có thể ra đi bất cứ lúc nào, và để giảm đau, cách hai giờ y tá chích moọc phin cho chị giảm đau đớn thể xác.

Tối hôm đó, tôi đang ngồi đọc sách ở phòng chờ thì nghe tiếng la lớn của Bảo, người em họ của chị ấy, tôi vội chạy vô thì Bảo đang nhớn nhác nhìn xung quanh. Tôi chưa kịp hỏi thì chị trách:

- Tại sao chị sắp chết mà bây không cho chị hay"

Con và Bảo đồng thanh trả lời: 

- Đâu có, đâu có chị Tâm...  Sao chị nói gở vậy"

Vừa nói tới đây thì anh Huy, chồng chị bước vô, nói tiếp:

- Em sắp khỏe, rồi sửa soạn về nhà là vừa...

Như không nghe anh, chị xoay mặt nhìn đăm đăm ra khung cửa sổ tối đen (lúc đó gần 10 giờ đêm), nói:

- Đó, họ đang chờ chị ngoài kia kìa...

Lúc đó, cả ba chúng tôi lạnh mình, chưa kịp có phản ứng thì cô y tá bước vào, chích thêm moọc phin, chị lại chìm vô giấc ngủ.

Cả ba người không dám ra ngồi ngoài phòng chờ nữa. Chúng tôi nhìn nhau, không nói nhưng hiểu ai cũng đang nổi da gà.  Cuối cùng anh Huy chạy ra ngoài gọi về nhà, anh đoán chị không qua khỏi đêm nay. Em gái chị bồng bé Ngọc Anh, con gái 5 tuổi của chị vô nhà thương cho chị gặp theo lời anh Huy.  Nhân viên bệnh viện hiểu hoàn cảnh nên họ dể dãi, ngó lơ để thân nhân muốn làm gì thì làm.

Gần 12 giờ khuya, chị Tâm tỉnh một lần nữa, thấy đông đủ mọi người, tuy còn ngấy thuốc, hình như chị hiểu, chị vòng cánh tay yếu ớt ôm bé Ngọc Anh, thều thào: Mẹ thương con lắm, Mẹ phải đi ... Và chị chỉ phía cuối phòng, gượng nói: Hai người họ đang ngồi chờ kìa...

Chị mệt mỏi thiếp luôn và không còn tỉnh nữa".

*

Dì Nati tuy mệt  nhưng vẫn cố nghe tôi nói chuyện.  Tôi kéo chăn đắp cho dì nhưng dì xua tay, ý muốn tôi nói tiếp.  Chìu ý dì, tôi tiếp: 

- Con hay tự vấn về chuyện này, dì ạ.  Nhất là từ ngày sinh cháu Vinh, con càng chắc chắn rằng chỉ có thượng đế mới có thể tạo ra một hài sinh toàn vẹn như vầy. Càng lớn, con càng hiểu rằng thử thách cuộc đời là những bài học giúp chúng ta hoàn hảo hơn. Nhưng đó chỉ là nhận xét của con.

Dì Nati nhắm mắt, hai dòng lệ nóng từ từ chảy xuống.  Tôi hiểu dì có rất nhiều u uẩn trong tâm dù chúng tôi chưa bao giờ mở lời tâm sự với nhau trong 25 năm qua. Cô y tá gỏ nhẹ cửa trước khi bước vô châm thuốc cho dì.

Tôi vừa lái xe trên đường về vừa nói chuyện điện thoại với Kennah. Cô cám ơn tôi và cho tôi biết dì Nati vẫn không bằng lòng cho "mụ kia" vô thăm. Kennah kẹt ở giữa.  Dì Coti -mụ kia- nuôi nấng Kennah từ nhỏ, ân tình đó Kennah không quên. Dì Nati tuy là mẹ ruột nhưng hai mẹ con ít khi dịu ngọt với nhau, ngược lại, dì Coti và Kennah lại thông cảm nhau hơn.  Mỗi lần ông Bố nổi nóng la lối vợ thì chính Kennah là người bênh vực dì. Suy nghĩ vài giây, tôi hỏi Kennah:

- Hay mình mời một vị linh mục tới làm lể cho dì"

Kennah e ngại:

- Không biết bà có chịu không" Hơn 10 năm nay bà bỏ đi nhà thờ, bỏ cầu nguyện, giận hờn tất cả...

Tôi bảo:

- You cứ hỏi xem sao" Biết đâu dì sẽ đổi ý"

- Thôi, you hỏi bà ấy đi. You hỏi có hy vọng bà sẽ bằng lòng hơn.

- Okay.

Sáng hôm sau khi tôi giúp dì rửa mặt và trang điểm sơ qua cho khuôn mặt bớt vẻ nhợt nhạt, dì bổng ra hiệu tôi dừng lại. Đôi mắt dì bổng long lanh, tôi hiểu dì đang sợ hãi. Cúi xuống, ôm thân hình mảnh mai của dì, tôi an ủi:

- Đừng sợ, đừng sợ dì nhé.  Chúa sẽ đến với dì, che chở cho dì.

Dì òa khóc, những giọt nước mắt rưng rưng rơi xuống, bao u uẩn như tuôn trào. Dì thổn thức khóc, tôi vổ về, cứ như thế cho đến khi dì dịu cơn bão lòng, tôi khẽ hỏi:

- Con có thể mời linh mục tới đây được không"

Có lẽ đã suy nghĩ trước, dì gật đầu không chần chờ.  Vừa đặt nhẹ dì nằm xuống thì bố của Kennah bước vào.  Chào ông, tôi ra ngoài, gọi Kennah cho biết tin này.

Tuần sau, dì Nati gần như không tỉnh táo nữa, dì nằm vùi suốt ngày. Những lúc thay quần áo, lau rửa, dì vẫn như ngủ vùi. Giờ chót đã tới, chúng tôi thay phiên túc trực bên giường, tục lệ người Phi không để thân nhân chết trong cô đơn.  Tôi lãnh xuất 6:00am- 8:00am, và 6:00pm-8:00pm. 

Tôi vẫn đọc sách cho dì tuy tôi không chắc dì có nghe được. In những mẫu chuyện đời tị nạn trong loạt bài Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo, tôi vừa đọc vừa dịch qua Anh ngữ. Thường đây là những bài viết ngắn, tôi có thể vừa đọc vừa dịch xong trong vòng một giờ. Dì rất thích các mẩu chuyện vượt biên, gia đình tan tác, đặc biệt là những câu chuyện của những gia đình HO. Gia đình nào thành công dì mừng, gia đình nào tan tác dì chép miệng thấu hiểu. Những hoàn cảnh éo le của đời tị nạn giúp dì hiểu thêm ngoài dì ra, còn biết bao nhiêu người khác bị hoạn nạn, có khi còn thê thảm hơn hoàn cảnh của dì.

Dì không còn tự thở được nữa. Nhìn dây nhợ gắn khắp thân dì, tiếng sè sè của máy móc, tôi vô cùng ái ngại. 

Đang đọc câu chuyện người lính di cư diện HO vừa đăng, bỗng tôi thấy mắt dì chớp chớp như đang cố gắng thức dậy, tôi chạy vụt ra ngoài gọi Kennah. Hai chúng tôi đứng hai bên giường, Kennah khóc, cầm tay dì, gọi:

- Mommie, mommie..

Dì mở mắt, cố dơ tay như muốn rút cái ống trong miệng ra. Tôi gọi to cho cô y tá:

- Kim, Kim, bà ấy muốn nói...

Cô y tá chạy vào, nhìn Kennah. Kennah khẽ gật đầu, cô y tá rút ống hơi ra khỏi miệng dì. Sau vài giây, dì thều thào:

- Mẹ thương con...

Kennah òa khóc, cô vùi đầu vô thân hình mỏng manh của dì, thổn thức đáp lại:

- Con thương mẹ lắm, Mẹ ơi!!

Dì cố gắng khó nhọc quay nhìn tôi, ánh mắt như rạng lên nét sáng hiếm hoi, tôi cúi xuống hôn nhẹ khuôn mặt gầy guộc, nói nhỏ:

- Dì đi bình an.

Khẽ gật đầu, dì dơ cánh tay trơ xương về phía trước, nhếch miệng như muốn nói gì đó. Tôi hiểu, tôi hiểu rồi. Tôi nhìn về hướng tay dì chỉ, hỏi:

- Họ đến rồi à"

Dì chớp mắt vài cái, nét mặt mãn nguyện, nhắm mắt lại. Cô y tá vội đút ống thở vô. 

Dì Nati không tỉnh lại thêm lần nào nữa. Hai hôm sau, Kennah quyết định tắt mọi thứ máy móc chung quanh dì. Tôi tin rằng dì đã về nhà sau chuyến hành trình vất vả. Và tôi tin rằng nơi ấy, dì tìm được sự ấm áp của tình thương.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,669,319
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến