Hôm nay,  

Tính Sổ

30/03/200700:00:00(Xem: 180450)

Tác giả: Phạm Minh Châu

Bài số 1227-1838-545vb3270307

*

Tác giả Phạm Minh Châu sống và làm việc tại Linz,    Austria, Âu châu. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt về những kinh nghiệm sống của người Việt tại nước ngoài. Sau đây là bài viết mới nhất.

*

Có lẽ cũng không khác xa gì mọi người, đối với tôi, những ngày tháng cuối năm thường là thời gian bận rộn nhất trong năm. Bên cạnh việc chuẩn bị mọi thứ để đón chào năm mới, tôi thường có thói quen kiểm tra lại những ghi chú linh tinh của mình trong quyển lịch bỏ túi, để coi còn thiếu sót việc nào đó chưa hoàn tất hay không.

Xem đi xem lại, tôi cảm thấy vui vì không có gì để bận tâm, ngoài một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng, do vậy nhấc phone lên và tôi quay số:

- Hallo, Hoàng đây, cho nói chuyện với Trung được không"

- À! anh Hoàng đó hả" Ông xả em đi làm xa rồi!

Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi nghe Loan, bà xả của Trung nói thế, dù mới tháng vừa rồi trước khi quậy cho hảng đuổi việc để mong được lãnh một số tiền bồi thường ít ỏi không cần thiết, hắn còn cam đoan như đinh đóng cột:

- Anh qua hãng mới lại gần nhà và lương cao hơn nhiều, không làm ở cái hãng với đồng lương đàn bà chết đói này nữa. Ngoài ra còn thiếu tiền của Hoàng nên không đi đâu hết...

Biết là hắn đang giở trò để trấn an như vẫn thường làm, nên tôi mặc kệ vì đó là bản tính của hắn khó mà thay đổi được. Tôi chỉ mắc cỡ dùm, vì hình như hắn tưởng rằng tôi qúa thơ ngây đến nỗi không đọc được những suy nghĩ với đủ thứ mưu mô trong đầu của hắn.  Mà hình như không bao giờ hắn biết nói thật hay nhìn vào sự thật thì phải. Thí dụ như việc muốn nghỉ làm, thì chỉ việc nói với Chef là xong, chứ cần gì phải quậy phá linh tinh làm chi để ảnh hưởng tới những người đồng hương khác đang khổ sở tìm kiếm một công việc. Chắc hắn cũng không quên những ngày tháng cực nhọc mới đây thôi, khi chưa vào quốc tịch, chính hắn cũng đã nhờ đủ thứ người tìm việc dùm, nhưng không ai muốn nhận một người luôn đòi hỏi thu nhập cao mà lại không nghề nghiệp không ngoại ngữ như vậy. Nhất là trong tình hình hiện nay rất nhiều hãng xưởng đã chuyển công việc sang các nước Châu Á với mức lương công nhân rẻ hơn nhiều, nên bất cứ một người bình thường nào ở đây kể cả người bản xứ cũng có thể cảm nhận được sự khó khăn đang đến và lo sợ nếu chẳng may bị thất nghiệp. Nhớ ngày mới bước chân vào hãng, hắn thủ thỉ để lấy lòng tôi :

- Ở đây có hai anh em mình thôi nên phải đoàn kết lại với nhau để khỏi bị tụi nước khác ăn hiếp...

Làm gì phải lo xa đến như thế nhỉ" Tôi đã làm việc tại nhiều nơi khác nhau nhưng đâu có bao giờ sảy ra vấn đề như hắn nói. Đúng ra chỉ cần hoàn tất công việc được giao và vui vẻ với mọi người một tí thôi thì ai mà bắt nạt mình được. Hắn cũng dư sức hiểu được lý do được nhận vào làm, là vì ông chủ tôi cứ nghỉ rằng người Việt Nam nào cũng có cách thức làm việc và cá tính như tôi. Tuy nhiên, nếu biết được trong qúa khứ hắn đã từng đánh lộn gây thương tích cho những đồng nghiệp tại các nơi đã làm qua, thì có lẽ cái quan niệm tốt đẹp về người Châu Á của ông ta sẽ thay đổi ngay.

Cứ tưởng hắn đã biết suy nghĩ và tu chỉnh lại cuộc sống để yên ổn làm việc nhưng chẳng được bao lâu mọi người bắt đầu nhìn thấy khuôn mặt nhăn nhó cùng những lời than van và so bì về lương bỗng với những người có thâm niên hoặc có trình độ và bằng cấp chuyên môn, thay vì hắn nên  chứng tỏ khả năng làm việc của mình thì hợp lý hơn. Nhiều khi không hài lòng, hắn tuyên bố :

- Đời con của tao sẽ làm Chef cho tụi bay biết tay!

Tôi cũng hy vọng hai thằng con mà hắn đã từng bỏ rơi để chạy theo những phụ nữ ăn chơi khác, sẽ được như mơ ước nếu như bây giờ hắn dùng hết thời gian cho riêng mình để quan tâm đến chúng. Việc gì cũng cần phải có đầu tư và kế hoặch lâu dài thì mới thành công được. Rất nhiều người cảm thấy bất lực khi con cái trở nên hư đốn dù họ chu cấp tiền bạc hay mua sắm đầy đủ kể cả việc gởi đến trường lớp học hành, nhưng họ lại quên rằng, trẻ em luôn cần đến sự gần gủi chăm sóc giáo dục của cha mẹ hằng ngày, nhất là khi đang sống tại xứ người...

Mới đây, sau khi vào quốc tịch, hắn khoe đi London thăm viếng ai đó rồi trở về với một tâm trạng vui tươi một cách lạ thường so với bản tính lầm lì có sẵn. Những người đồng nghiệp khác màu da trong hãng tôi thắc mắc:

- Thằng Trung khoe là sẽ qua London để trồng cỏ, công việc nhẹ nhàng mà thu nhập thì cao lắm! Nó cam đoan là chỉ một năm sau, sẽ xây được biệt thự và sống cuộc đời sung sướng! Tao chẳng biết công việc đó là gì mà nó lại dám ngang nhiên bỏ mọi thứ đang ổn định ở đây cùng với vợ con...

Tôi chỉ biết lắc đầu cười trừ, vì sự việc này tôi hoàn toàn không quan tâm và cũng không có nhu cầu biết đến. Tuy nhiên trong những lúc cao hứng, hắn mập mờ thổ lộ niềm sự niềm suy tư:

- Người địa phương ở đây còn thua xa mấy thằng da đen ở bên London, tụi nó chơi toàn Mecedec và vòng vàng đeo đỏ cả người. Còn dân nhà mình ở bển thì khỏi nói, tiền sài như nước, thật là sung sướng chứ không nghèo khổ như ở đây... Mình chỉ cần chịu khó trồng vài vụ cỏ là giàu to, không thua thằng nào hết...

Ai cũng cười và cho rằng hắn giỡn cho vui, vì cây cỏ ở xứ sỡ này mọc tự nhiên nhiều lắm, làm gì phải đi xa xôi như thế mà trồng. Tuy nhiên qua báo chí thỉnh thoảng tôi biết được những tin tức về việc cảnh sát bắt được những băng nhóm tội phạm rửa tiền hay trồng Cần Sa ở đâu đó mà hắn mô tả theo từ lóng như trên. Mới đây tại Anh quốc, chính quyền ở đó cũng có kế hoặch trục xuất chừng hai trăm thiếu niên Việt Nam vượt biên lậu về nước chứ đâu có được tiền trợ cấp gì như hắn đã kể. Chẳng cần nói gì xa xôi, một người em trai của hắn bị tù tội từ nhiều năm qua tại Hongkong cũng vì vấn đề liên quan tới Ma Túy hay Cần Sa , nên đây là việc phạm pháp thì cho dù ở Áo, Đức, London, Mỹ hay Việt Nam cũng đều mang tội như nhau hết. Hắn vẫn gân cổ bào chữa:

- Trời, làm gì có chuyện cấm đoán. Ở bển đó luật pháp khác ở đây mà! Thiếu gì người trồng cỏ và không bị ai làm khó dễ gì hết. Vài gia đình ở đây kéo nhau qua bển có mấy tháng mà phất lên nhanh dử dội. Ngoài ra họ còn được tiền trợ cấp đàng hoàng nữa chứ đâu khổ cực như ở đây...

Tôi nghĩ thầm, nếu sự thật có chuyện đó thì có lẽ mọi người ở đây kể cả dân bản xứ đã kéo nhau qua London để hưởng tiền trợ cấp từ lâu rồi, đúng không"

Ước mơ giàu sang sung sướng là một ước mơ tốt đẹp, nhưng để trở nên giàu có bằng cách thức như hắn luôn nghĩ tới thì bất cứ một người có đầu óc lương thiện bình thường đều từ chối ngay. Nếu nói vì qúa túng thiếu phải làm liều, thì tôi không bao giờ tin. Bởi vì với mức lương cơ bản mà hắn thu nhập được giống tôi, cùng với thu nhập của vợ và đủ thứ tiền bòn móp từ qũy xã hội thì không cần phải làm những chuyện như thế, cũng có thể sống qúa  sung sướng với đầy đủ tiện nghi mà hắn thường khoe mà, đâu cần gì phải làm chuyện phi pháp!

Khoe tới khoe lui rồi thì cái điều tôi muốn tránh né cũng đã đến, với lý do cần tiền để tổ chức sinh nhật cho thằng con trai để nở mặt mày với thiên hạ đã làm tôi mềm lòng móc hầu bao cho hắn mượn tiền. Tuy nhiên, điều nực cười là tôi không có tên trong danh sách khách được mời tham dự! Mà cũng thật là kỳ cục, trong lúc vợ chồng hắn có xe hơi đời mới để đi chu du đó đây thì quanh năm tôi vẫn cọc cà cọc cạch với chiếc xe đạp của mình hoặc sử dụng xe công cộng dưới bất kể thời tiết nào. Số tiền tiết kiệm này tôi thường dùng để giúp đỡ vài sinh viên nghèo khổ ở quê nhà mỗi dịp xuân về. Nó cũng chẳng nhiều gì nhưng đó là tất cả những gì tôi có thể làm được để mang lại niềm vui cho những em sinh viên thiếu may mắn. Nay đã gần một năm trôi qua mà lời hứa vẫn còn qúa xa xôi. Không biết hắn là con người thế nào khi nợ cũ chưa thanh toán mà lại cứ muốn vay mượn thêm.

- Anh tìm nhà em có gì không vậy"

Giọng nói của Loan vang lên qua Phone nhắc nhở tôi trở về hiện tại.

- Có chứ!  Điều thứ nhất là muốn hỏi thăm sức khỏe và công việc của Trung dạo này ra sao" Còn điều thứ hai là...

- Là gì vậy anh"

Tôi do dự đôi chút nhưng làm gì mà không nói, mình đi đòi nợ chứ có đi vay mượn ai đâu mà ngại. Vả lại chắc chắn vợ hắn cũng dư biết, bửa tiệc sinh nhật có được là do tiền vay mượn từ tôi mà!

- Ông xả Loan còn thiếu Hoàng một số tiền đã khá lâu và trước khi nghỉ việc, hứa tháng này sẽ trả.

- Thế à! Vậy ông xả em mượn của anh bao nhiêu, anh đến nhà, em sẽ thanh toán lại cho. Chồng mượn thì vợ trả có sao đâu, anh đừng ngại gì hết!

Tôi cảm thấy vui với lời đề nghị của Loan, đúng là một phụ nữ biết điều chứ không như những lời xì xầm to nhỏ của thiên hạ bấy lâu nay vẫn được nghe qua.

Y hẹn, tôi đến gặp với một tâm trạng thật vui, trong đầu đã vạch sẳn ra một kế hoạch là sẽ gởi tặng cho hai thằng con của họ một phần tiền, phần còn lại tôi sẽ làm từ thiện theo như dự định của mình. Như vậy là vui vẻ cả hai bên.

Tuy nhiên, ngay tại cửa ra vào, cô ta đã oang oang nói ngay:

- Em có phone cho ông xả em rồi và ảnh nói là mượn hồi nào"

Dù đã chuẩn bị trước những tình huống khó sử, nhưng tôi vẫn cảm thấy như bị một lon nước lạnh được tạt thẳng vào mặt mình. Bây giờ lại có tình tiết thú vị này sảy ra nữa hay sao" Thật là hết ý kiến! Tôi lắc đầu rồi cho Loan coi ngày tháng với số tiền đã cho hắn vay mượn ra sao trong quyển lịch bỏ túi mang theo...

- Nhưng ảnh nói là không có mượn thì làm sao mà em trả được!

Tôi cảm thấy hụt hẫng thật sự khi không ngờ hắn lại là một con người trở mặt như thế! Trên đời này, không biết ngoài tôi ra còn ai là nạn nhân của hắn nữa không"

- Ông xã Loan chơi như vậy là không đẹp rồi! Khi cần thì biết dùng mọi lời lẻ hay đẹp kể cả van lạy để đạt được mục đích, thì cũng phải biết cách trả lại cho người ta chứ! Nếu không có khả năng trả thì tốt hơn đừng nên mượn, hoặc ít nhất cũng nên thật lòng nói thẳng ra, Hoàng sẽ tặng hết số nợ ngay. Đằng này làm như vậy thì đúng là một người không có tư cách tí nào! Người Việt chúng ta ở đây không có nhiều, ra vào vẫn còn gặp nhau hoài, chẳng lẽ ông xả Loan không biết thế nào là xấu hổ với lương tâm sao"

Bực mình nói vậy, chứ tôi dư sức hiểu, hắn có biết xấu hổ là gì đâu. Có lần cho tôi xem một ngón tay bị cụt hết phân nữa rồi tự hào khoe khoang:

- Hồi đó anh tưởng sau khi tự chặt ngón tay này để chứng tỏ tình yêu là con bé đó sẽ tin và sống tiếp với anh, nhưng không phải thế! Hên là lúc nhảy lầu có thằng cháu nó can ngăn... ha ha ha...

Trời ơi, vậy mà cũng cam đảm kể ra nữa!  Sự thật cô gái bán hoa kia cũng đủ khôn ngoan để biết rằng, một kẻ sẵn sàng phản bội vợ con và đem hết tài sản cho gái ăn chơi thì làm sao mà hiểu được thế nào là tình yêu và sự chung thủy.

Người ta vẫn không quên hình ảnh hắn cố tình dùng cô tình nhân để công khai khiêu khích và xỉ nhục người vợ bất hạnh lúc nào cũng khóc đỏ mắt kia đến nỗi phải ra tòa ly dị để hắn được tự do hơn. Do vậy, họ cũng ngạc nhiên khi thấy cô ta mở cửa đón nhận một người tàn tạ trắng tay trở về mái ấm cũ như là một phép nhiệm màu mà hình như ít có người phụ nữ nào muốn làm điều đó...

- Em nghĩ tới các con lớn lên không có cha, nên tha thứ cho ảnh hết. Với lại, có lẽ cái nghiệp em còn nặng nên kiếp này đành phải gánh chịu đau khổ thôi. Chồng em đã biết ăn năn xám hối nên em tin lắm. À, ảnh mới thú nhận với em là có mượn tiền anh, nhưng trả hết rồi mà!

Nhìn thẳng vào mặt Loan và cặp mắt cô ta bỗng cụp cuống, nên tôi hiểu sự việc sẽ chẳng đi tới đâu khi người ta cố tình dối trá. Thôi đành chấp nhận sự ngu si vì qúa tin người của mình để khỏi thấy ngượng khi nghe những lời thánh thiện từ người phụ nữ đang ngồi trước mặt mình.

Tôi biết, trong quan hệ vợ chồng, vấn đề tin tưởng nhau rất cần thiết vì nó là nền tảng để bảo vệ tổ ấm dài lâu. Sự thật tôi chẳng trách gì Loan hết, có thể cô ta vô tội trong việc này. Tuy nhiên, tôi cảm thấy thương hại cho cô ta vì vẫn tiếp tục bị chồng lừa dối mà không nhìn ra, nếu như cô ta không cùng chồng lập mưu lừa gạt người khác. Đúng là trong tình yêu thì người ta đều mù quáng hết! Nếu hắn là một người thành thật, thì cần gì phải dấu diếm vợ từng tí rồi chỉ thú nhận từng phần khi bị lép vế. Đúng ra, chỉ cần nói sự thật hay nói khéo là:

- À, đúng rồi, vào ngày tháng đó anh có mượn nhưng quên khuấy mất...

Thế là mọi chuyện sẽ trở nên êm suôi và vui vẻ bình thường, nhưng hắn lại hèn nhát qúa!

Ngồi nghe hai vợ chồng hỏi tội nhau qua Phone như cảnh sát hình sự đang làm việc, làm cho tôi thấy mắc cười qúa. Thế mới biết một người luôn chứng tỏ là đàn anh thiên hạ cũng biết thế nào là sợ vợ. Hắn sợ cũng đúng thôi, vì không sống nhờ vợ, thì chỉ nguyên việc trả tiền con theo pháp luật thôi, hắn cũng chẳng còn lại gì để sinh sống chưa kể đến tiền nhà tiền xe. Bao nhiêu gả đàn ông trong chốc lát bỗng trở thành những người vô gia cư là tấm gương mà hắn đã nhìn thấy rõ về tương lai của mình. Nên việc hắn sẵn sàng gạt bỏ ân nhân qua một bên để tỏ lòng trung thành với vợ con trong lúc này là một điều quyết định sống chết rất quan trọng.

Thật tai hại, tại sao phải sống dối trá mãi để rồi phải sợ hãi khi sự thật được phơi bày. Người phụ nữ kia có thật sự tin tưởng hắn như đã nói, hay là cô ta cũng đang đóng kịch với tôi dù dư sức biết hắn còn đang dấu diếm nhiều điều khác nữa"

Trong những lần lục đục chuyện gia đình, hắn thường ngêu ngao với bạn bè:

- Mấy con đàn bà ở đây vừa gìa vừa xấu mà lại làm cao, cho tụi nó ế hết. Đàn ông chúng ta, gìa hay xấu xí cỡ nào về Việt Nam cũng có khối em trẻ đẹp đeo theo...

Cứ cho là hắn đúng về quan niệm này đi, nhưng nếu không có tiền hơạc tài danh thì cũng chẳng có con ma nào thèm ngó tới đâu. Đúng ra hắn nên sống tử tế và thật thà với vợ mình thì hay biết mấy. Hắn dư sức biết rằng, tôi chỉ là nạn nhân duy nhất một lần và rồi sẽ tránh xa hắn, còn người phụ nữ kia thì suốt cuộc đời phải làm nạn nhân của sự lừa dối đó.

- Kể từ khi ảnh quay lại với vợ con, mỗi lần về Việt Nam là em thường đi Chùa dâng cúng và làm từ thiện. Trước đây em là dân hàng thịt, nên bây giờ em phải tu chỉnh lại chứ sẽ bị qủa báo. Tuy nhiên không phải như thế mà em không có thể cầm dao giết chết được con đàn bà lăng loàng giựt chồng kia, nhưng nghĩ tương lai của con cái mình nên em đành thôi...

Tôi nghĩ thầm, nếu có lòng tin tưởng như vậy thì rất tốt vì nó sẽ làm cho lòng mình nhẹ nhỏm và dịu lại trước những nỗi đau. Còn nếu có trách, thì người đáng trách là chồng Loan chứ không phải cô gái bán hoa kia, vì đó là nghề nghiệp của người ta mà. Nếu hắn đàng hoàng chung thủy thì chẳng ai có thể dụ dỗ gì được hết, đơn giản vậy thôi.

Ngày xưa, tôi thường nghe nói, đời cha ăn mặn đời con khát nước. Nhưng bây giờ nhìn chung quanh thì thấy ngay, người ta không không cần phải đợi lâu đến như thế nữa. Chính hắn đã bật mí cho tôi biết là một thằng em họ trong lúc say xỉn đã tự ủi xe vào một hầm cầu đúng ngay ngày mẹ nó bị tử thương do người cha gây ra cách đó mười năm. Hắn thở dài nhận xét:

- Bởi vì cha của nó ăn ở thất đức, làm tan nát bao nhiêu gia đình người khác, nên bây giờ nó phải gánh chịu mọi tội lỗi đó. Mới hai mươi tuổi đời mà đã nằm bại liệt một chỗ như vậy! Gía như chết được thì là một niềm hạnh phúc lớn cho tất cả mọi người trong gia đình,  đằng này dở sống dở chết như vậy mới đau khổ chứ!

Tưởng qua đó hắn sẽ rút ra bài học qúy giá cho bản thân, nhưng sự thật thì không như vậy. Thế mới biết lòng tham luôn làm người ta mờ mắt và lao đầu vào mọi tội lỗi để có tiền dưới bất kể hình thức nào. Tuy không ra mặt, nhưng sự bằng lòng cho chồng mình đi trồng những cây Cần Sa như vậy cũng đủ cho tôi biết Loan không thuộc về những người mà tôi cần quan hệ. Tôi tuyên bố:

- Hoàng sẽ không bao giờ đòi lại số tiền này nữa, do vậy nếu vợ chồng Loan muốn trả thì thật sự Hoàng cám ơn. Còn không muốn thì cũng không sao hết, cứ coi như số tiền này được tặng để Loan nuôi dạy hai đứa con nên người tốt.

- Em không dám nhận số tiền này đâu!

- Nếu không muốn nhận mà cũng không muốn trả lại, thì khi nào về Việt Nam hãy dùng nó làm việc từ thiện dm Hoàng.

- Cái này tự anh làm đi. Em cũng muốn trả lại tiền cho anh, nhưng chồng em nói là đã trả rồi mà. Nói thiệt, ảnh đang đi làm nhà hàng cho một bà chị ở Canada chứ không qua London đâu. Ai đó nói tầm bậy!

Mệt qúa, bây giờ Loan lại muốn nói dối tôi nữa sao" Đang có công việc ngon lành rồi bỏ vợ con đi làm chui xa xôi như vậy làm chi" Ở đây  thiếu gì nhà hàng đang cần người nè! Mà tôi đến đây để đòi nợ chứ không phải để nghe những lời gỉa dối hay bàn chuyện riêng tư của gia đình Loan. Biết là người ta cố tình lừa gạt nên tôi không thèm bận tâm nữa, gây lộn thì cũng không giải quyết được gì nên coi như là mình sui xẻo hay không có gì sảy ra hết cho cuộc sống nhẹ nhỏm thêm.

Thú thật tôi cũng chẳng nghèo đi tí nào khi mất nó mà vợ chồng hắn cũng chẳng giàu có thêm khi đã chiếm đoạt được. Cái mất mát ở đây là niềm tin mà họ đã cố tình tạo được nơi tôi. Cái được ở đây là tôi đã học được một bài học quý gía và chắc chắn sẽ không bao giờ tạo cơ hội cho vợ chồng hắn đến gần nữa. Điều làm tôi buồn là, năm mới sắp đến rồi  mà không có điều kiện để đem lại những niềm vui nhỏ cho những em sinh viên nghèo khổ nơi quê xa. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng dù có hay không sự giúp đỡ này, các em  đó vẫn quyết tâm học hành để vươn lên và sẽ chiến thắng sự nghèo khổ bằng kiến thức của mình, chứ không phải như chuyện của hắn.

Nếu dựa theo lời Loan nói thì biết đâu, cái nghiệp kiếp trước của tôi cũng còn vương vấn một tí gì đó nên kiếp này phải tiếp tục trả và coi như tôi đã trả xong, thật là nhẹ nhỏm. Còn hắn thì vẫn vướng vào cái nghiệp mà chưa biết bao giờ mới thoát ra được.

Cuộc sống luôn quay vòng, có vay thì phải có trả, không lúc này thì cũng vào lúc khác, không ai thoát được cả. Tôi vui khi nhìn được chân lý đó nên cố gắng sẽ sống cho tốt để không vướng bận vào cái vòng vương vấn đó.

Giờ đây ở phương xa, không biết hắn có hiểu rằng, mẹ hắn vừa bị một cơn gió độc thổi qua làm mặt mày méo xẹo tốn kém rất nhiều tiền bạc để điều trị không" Số tiền hắn thu đạt được từ việc đầu độc thanh niên các nước Tây Âu, qua việc trồng Cần Sa phạm pháp đó, không biết có đủ để làm cho gương mặt của mẹ hắn trở lại bình thường như xưa được không nhỉ"

Tôi hy vọng trong số những người thường đến chùa chiền cúng kiếng, sẽ không có ai bỏ thật nhiều tiền của ra để mong cho vơi bớt đi những nỗi ám ảnh về tội lỗi trong qúa khứ đã gây ra, vì tiền không thể xóa tan được tội lỗi qúa khứ. Tốt nhất là đừng gây ra tội lỗi và nên sống thật thà lương thiện với chính mình cùng mọi người thì không có gì phải hối hận ăn năn cả.

Tôi cũng mong rằng hai thằng con của hắn sẽ không vướng vào cái vòng luẩn quẩn như việc hắn đang làm vì trên đời này, người ta đã chứng kiến rất nhiều cảnh con cái phá tan sự nghiệp của cha mẹ gầy dựng chỉ trong giây lát. Phải chăng đó là của Thiên trả Địa"

Austria

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến