Hôm nay,  

Chuyện Bạn Tù Cải Tạo

21/03/200700:00:00(Xem: 336144)

Người viết: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 1222-1833-540vb4210307

Tác giả Sao Nam Trần ngọc Bình, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện định cư tại Greenville SC., đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Anh Đ. hiện đang ở Cali, nếu tình cờ, anh đọc được bài này thì người viết xin cám ơn anh về cái tài thuyết phục hiếm có và đã mang ra áp dụng đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc đúng đối tượng cũng như lòng can đảm có thừa, dám bứt "râu cọp" mà không hề ngán bị cọp vồ!

Anh L., đang định cư ở tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ, nhưng vẫn lặng lẽ tìm cách để giúp đỡ những người kém may mắn hơn, đặc biệt là các anh em Thương Phế Binh VNCH đang sống khốn cực ở quê nhà.   

Xin phép được kể đôi chút về các anh, vì với những cựu H.O. việc hồi tưởng về những bạn tù là ký ức không thể tách rời, vẫn sống cùng chúng ta ngay trên đất Mỹ này.

*

Lúc đó là cuối năm 79, anh em tù chúng tôi đang bị tập trung ở các trại tù thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn; bỗng nhiên, bị chuyển trại về các tỉnh thuộc miền đồng bằng.                             

Tuy các cai tù cố giữ bí mật nhưng những tin tức về việc Cộng Sản Trung Quốc sắp cho Cộng Sản Việt Nam một bài học cũng không thể giữ kín mãi được, và đến tháng 1/79 thì điều này đã thành sự thật.

  Tại Trại tù Nam Hà, đội Xây Dựng đã phải làm việc mệt nghỉ để xây thêm các buồng tù mới cho kịp đón nhận các anh em tù chính trị từ các tỉnh miền thượng du ở Miền Bắc di chuyển về,  có chỗ ở tù.

Từ trại tù Phong Quang ở Lào Cai, tôi và các anh em cùng cảnh ngộ được chở bằng xe vận tải về trại tù Nam Hà thuộc tỉnh Phủ Lý, trại này có 4 phân trại được đặt tên là A, B, C và Đ.

  Mới đầu, tôi và một số anh em được đưa về phân trại B, sau một thời gian họ đưa chúng tôi về phân trại A, tại đây tôi gặp L. và hai chúng tôi trở nên bạn thân với nhau lúc nào mà không hay.

Chiều hôm đó, sau khi nhập Trại và trở về buồng tù thì L. đến chỗ tôi đang ngồi, anh nói:

- Hôm nay, bà xã tôi ra thăm, có con cua bể luộc, chút xíu nừa B. qua chỗ mình và cùng ăn với nhau nhé!

  L. là một người theo đạo Thiên Chúa thuần thành và hoà nhã.  Đối với bạn bè anh sống chân thực, tin cẩn và sẵn sàng bênh vực bạn khi cần.

  Trong tù, lúc đó anh em đói dài dài, đói đến độ nếm muối thấy muối ngọt. Thế nhưng, L. lại khác với người ta, tuy đã bị cái đói hành hạ nhưng mỗi khi có món ngon miệng là L. tìm đến anh em để chia xẻ.                                                                          

Ở trong tù thì thế, còn  ra khỏi trại tù, sau khi đã định cư ở tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ, may mắn có sức làm giờ phụ trội,  anh đã cố gắng làm thêm và số tiền kiếm được, anh dành riêng, âm thầm  gởi về giúp các anh em thương phế binh VNCH còn ở Việt Nam.                                                                        

Từ năm 1979 trở về trước, CS không cho thăm nuôi, thân nhân của tù tìm cách dọ hỏi, tìm được đến Trại tù của người thân đều bị đuổi về.                                                          

Ngay cả đến những gói đồ tiếp tế của thân nhân gởi đến Trại tù, đều bị cai tù tập trung đưa vào bếp để nấu thành một loại chè hổ lốn phát cho tù.

Khi ăn thứ chè có một không hai trên đời này, có anh đã trúng số khi nhai phải cái gì cưng cứng, lúc mở ra thì có thể là một hoặc 2  tờ 5 hay 10 đồng mà các bà vợ hiền ở nhà đã khéo léo gói vào tờ plastic mỏng dính, rồi nhét vào trong các món đồ ăn gởi cho chồng, nhưng không may đã không đến tay được người mình thương yêu!

 Từ sau năm 79 trở đi, có lẽ nhờ vào áp lực quốc tế và gặp nhiều khó khăn, CS mới  chịu nhượng bộ, cho thân nhân đi thăm tù.                                                                                      

 Khi có thăm nuôi rồi thì không khí trong Trại tù bỗng nhiên bừng bừng sức sống.                                                                  

Mỗi chủ nhật là một “ngày hội “dù là hội trong tù, nếu chỗ này họp các anh em cùng khóa, thì chỗ kia họp các anh em cùng đơn vị ăn, uống ì sèo.       

  Hình như lúc đó ai cũng quên mất là mình đang bị tù! Có lẽ, nhờ dễ quên như vậy và nhờ dễ thích ứng với hoàn cảnh mà chúng tôi đã sống sót để trở về với gia đình chăng"

Đó là đối với tù, còn đối với cai tù thì sao " Mỗi lần có thăm nuôi hay nhận được đồ tiếp tế thì tù phải mở gói đồ cho cai tù xét, rồi mới được đem về phòng.

Từ ngày đó, hình như  lãnh đạo không cần chỉ dẫn như bây giờ là người Việt ở nước ngoài là núm ruột ngàn dậm nữa mà các cai tù đã tìm ra "chân lý”ấy, ở ngay những người tù khốn khổ mà trước khi họ được thăm nuôi các cai tù đã coi họ như kẻ thù, theo như lời dạy của Đảng!

Thế là có một màn nhỏ to anh cho tôi cái này, cái kia  v...và v.., cư "thân mật”như là người trong nhà vậy! Từ đó tù "lên giá".

Thân nhân của các tù nhân khi ra thăm người thân, trước khi trở về nhà, đã gởi lại những số tiền lớn lối 1 hay 2 ngàn đồng, so với giá gạo bao cấp là mấy chục xu một kí hồi đó.  Những số tiền đó được trại tù đổi thành tiền "bìa  " là thứ tiền chỉ để tiêu trong trại tù. Tù nhân không được xài tiền thật vì họ sợ rằng tù nhân có tiền thật thì khi trốn trại sẽ dễ dàng hơn.

 Việc Trại giữ những số tiền của tù do thân nhân gởi lại đã lọt vào con mắt "nhìn xa trông rộng" của vợ viên Trung Tá Công An, Trưởng Trại Tù, thế là cứ cuối tuần, tù nhân muốn bồi dưỡng thì đã có "tay, chân" của bà này mang thịt heo vào trại bán cho tù. Trước tiên, thì còn giữ ý chỉ dùng tiền bìa, sau thì cứ tiền thật mang ra xài tự nhiên.

Mỗi chủ nhật thì cả cái trại tù Nam Hà biến thành cái chợ với đầy đủ ý nghĩa của nó nghĩa là có đủ thịt heo, rau, củ, quả để bán cho tù. 

Hỏi anh tù hình sự bán hàng thì anh khe khẽ bật mí:     Việc mua bán này là do vợ của tù trưởng, tiền thu về mang nộp cho mụ ta.

Khi có người mua, kẻ bán thì tự nhiên sinh ra thị trường tiêu thụ và khi có thị  trường thì lại có nhu cầu.                                                                         

Thế là, do nhu cầu thị trường, trong trại tù bỗng nhiên có hai loại tù: TÙ CHA và TÙ CÔNG.                                  

Tù cha là anh em tù được anh em gán cho danh từ "tư bản", hai chữ này phải hiểu theo nghĩa của tù với nhau là có 1 hay 2 cần xé đồ thăm nuôi và có nhiều tiền bìa để mua đồ ăn.                                                                             

Còn tù công là anh em tù không thăm nuôi, "con của bà phước" được tù cha hay là tù tư bản thấy mặt mũi dễ coi bèn "nhờ nấu cơm, bưng nước" để cùng ăn với nhau.            

Khi ăn xong thì tù công lo dọn dẹp, rửa chén và làm mọi việc linh tinh, rất sòng phẳng giữa người có của và kẻ có công, cùng nương nhau mà sống.  

Phải nói thành thật rằng, nhờ dịch vụ này mà một số anh em tù con bà phước đã sống sót vì được anh em tù tư bản nuôi ăn.

Tại buồng tù nơi tôi ở có anh T. mới đầu chỉ đứng ra ghi tên anh em mua thịt heo, nhờ nhanh trí nên sau đó một thời gian, T. nghiễm nhiên là “đại lý” thịt heo và bánh mì bán cho anh em tù.

  Cứ mỗi thứ bẩy là lính canh tại chòi canh lại làm lơ cho tù hình sự trèo lên nóc tường trại tù, rồi dùng dây để chuyền bánh mì, đựng trong cần xé, vào trại, rồi giao cho T.                   

Lúc còn ở phân trại B, T. rất "nghèo “cứ nằm chèo queo vì không có thăm nuôi. Một lần T.bị cảm, sẵn có chai dầu cù là tôi đưa T. để T. cạo gió, nên khi có “ăn “T. không quên tôi.

Một số anh em tù “tư bản “được thăm nuôi nhiều nên trở nên “giàu “vì “quá giàu “nên bắt đầu giải trí bằng cách đánh bài, nhất là vào tối thứ sáu, thứ bẩy.                                  

T. dặn tôi khi họ kêu “bánh mì “thì tôi cứ lại nơi T. nằm, lấy bánh mì mang cho họ, và T. cho tôi mỗi ổ bánh 10 xu. Nhờ sự biết điều này của T. nên tôi cũng kiếm được lối 1 đồng, đủ tiền để mua 2 phần bo bo đã lột vỏ mà trại phát thay cơm, cho tôi và bác B., xếp cũ, cùng đơn vị với tôi, sống lây lất qua ngày.                                                                    

Hai phần bo bo này, do tù tư bản bán lại vì họ có tiền nên họ mua gạo mỗi khi đi lao động và tự nấu lấy, họ không cần đến khẩu phần do Trại tù phát.        

Thứ bo bo này theo như anh em cho biết chỉ để cho ngựa ăn mà thôi, bây giờ họ mang cho toàn dân ăn kể cả tù.   

Cũng đã có nhiều lần, họ cho tù ăn loại bo bo vẫn còn cả vỏ, thứ bo bo này phải nhai thiệt kỹ rồi nhả vỏ vì bao tử con người không tiêu hóa được cái vỏ của bo bo như ngựa.

Cộng Sản luôn luôn nói một đằng làm một nẻo, nói  vậy nhưng không phải vậy, vì chủ trương của Đảng Cộng Sản là dân càng đói thì càng dễ trị.

Lần tôi bị cảm kéo dài, bị mất sức trông thấy may được anh Th. một người tù cùng buồng tù tặng cho nửa chén đường.                                                                                 

Tới bây giờ cứ nghĩ đến anh Th. là tôi lại nhớ đến nửa chén đường và thấy đường lại nghĩ đến nghĩa cử của anh.

Ít ngày sau, bà xã tôi xoay sở ra sao mà ra thăm tôi được, khi nghe tin thì tim tôi đập liên hồi. Với tôi,  đây là giây phút xúc động nhất trên đời, xúc động hơn cả khi tôi còn mang cấp bậc Thiếu Úy, lần đầu cầm tay nàng miệng nói lời âu yếm rủ “nàng về dinh.”                              

Khi trở về Trại sau khi thăm nuôi, tôi gặp anh Th., thì anh lộ vẻ mừng rỡ và nói: Chị ấy ra kịp lúc để cứu anh đó!

Nhớ có lần, tôi nhận được gói đồ tiếp tế của bà xã  gởi, phía ngoài dính đầy dầu ăn, mở ra thì ai đó đã lấy lon dầu ăn và lấy hết dầu, rồi bỏ cái lon không trở lại!

Thân tù đã khổ thế mà còn bị chuột người ở đâu đó trên đường đi của gói đồ moi móc, để ăn chặn. Hình như lúc đó ông Trời đi vắng.

Một hôm, tôi nhận được gói đồ tiếp tế của chị tôi gởi, gói đồ 5 kí nhưng đã thấy có một lỗ hổng ở bên hông, mở ra thì chỉ còn một ít kẹo và hộp thuốc nhức đầu Aspro 250 viên chỉ còn có 125 viên. Tôi bán 100 viên, được một số tiền và quyết định sẽ buôn bán để kiếm sống như các cụ ta vẫn thường nói:  “Thừa cơ bên Tàu có loạn”

Một anh bạn tù có tài buôn bán, vào một buổi trưa,  anh ta đến chổ tôi nằm than là có mớ cá  bị ế, bán không được.

Tôi nói anh để tôi bán dùm cho. Thế là tay xách ba con cá, tôi qua phân trại tù nhốt toàn là  “bò ngũ “(là danh từ để chỉ những sĩ quan cấp bậc Đại Tá).  Sau một hồi chào mời có ông đại tá đồng ý mua với điều kiện là tôi phải làm dùm ông.

 Dĩ nhiên, tôi OK cả hai tay, mượn con dao nhỏ mà Ông dấu được (trong tù, tù không được giữ dao, kéo hay các vật bén nhọn) bắt tay vào làm 3 con cá trắm cỏ liền và nổi lửa lên, kho liền dùm Ông ta.

Ít ngày sau, khi gặp lại, Ông ta cho biết là cá kho rất ngon và dặn tôi khi có cá nhớ mang qua Ông mua dùm cho. Nghe lời khen tôi bỗng tự bật cười vì tôi có biết kho cá bao giờ đâu. Khi phải kho cá dùm Ông tôi chỉ lập lại những gì  ngày xưa đã từng trông thấy bà xã làm mà thôi.

Sau ngày bán cá cầm tiền về cho bạn tù, khi có mối cá là anh ta giao cho tôi đi bán và cho tôi cứ một con là một đồng.

Ngoài mối cá, tôi còn mua trứng vịt, của mấy người dân bán tại nơi hiện trường lao động quanh trại, rồi luộc chín. Mang vào trong trại, khi đi lao động trở về, để  bán cho các anh em tù "tư bản". Cứ mỗi quả trứng tôi lời được 10 xu, thế là tôi có thêm một đồng nữa, đưa cho bác B. để mua cua đồng của anh em đội nông nghiệp và chúng tôi có một nồi canh cua nóng hôi hổi qua sự khéo tay của bác B.

Chuyện tù hi hữu nhất là thành tích của anh Đ làm  anh em ai cũng thầm cảm phục. Anh ta nói khéo thế nào mà anh chàng cai tù lại mua dùm cho một cái radio. Tiền mua chiếc radio do anh em tù đóng góp mỗi người một chút khi anh Đ. đi quyên tiền và nói rõ mục đích.

Thế là, anh em tù chúng tôi hàng ngày đều có tin tức của đài BBC và VOA, nhưng chỉ sau một thời gian thì Trại tù biết được và anh chàng cai tù bị đi tù. Thế là chúng tôi không    còn có dịp nghe tin tức nữa.

Nếu thông tin là một mặt trận, thì đây quả thật là một    chiến công của anh em tù, và Trại Nam Hà  quả thật đã bị một đòn trời giáng.                                                        

Anh Đ. hiện đang ở Cali, nếu tình cờ, anh đọc được bài này thì người viết bài xin cám ơn anh về cái tài thuyết phục hiếm có và đã mang ra áp dụng đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc và đúng đối tượng cũng như lòng can đảm có thừa, dám bứt: "râu cọp”   mà không hề ngán bị cọp vồ!

Có lần ở trại tù Nam Hà, 2 đội tù cải tạo được lệnh ra lò gạch ở gần Trại để tăng thêm người làm gạch. Chỉ một thời gian sau,  2 đội này bị rút khẩn cấp khỏi lò gạch. 

 Lý do, ngay ngày đầu tiên, các cô thôn nữ làm tại lò gạch đã chỉ muốn nghe nhạc vàng do một anh bạn tù hát chứ không chịu tích cực sản xuất và sau một thời gian thì các cô đã biết chải chuốt và còn biết xức dầu thơm nữa. Gớm sao mà nhạc vàng Miền Nam hay quá vậy kìa!

 Cũng trong thời gian tôi bị ở tù tại Trại Nam Ha, có một phái đoàn quốc tế, nghe nói là của Thụy Điển, được CS cho thăm: ”tù cho biết sự tình “ để thấy tù”sung sướng “như thế nào.

Ngày phái đoàn tới thì buồng tù đang nhốt từ 200 đến 300 tù bỗng nhiên chì còn lối 80 chục tù, vì nơi chúng tôi nằm, CS chỉ cho để “biểu diễn“ 80 cái gối do những cái mền gấp lại để “mà mắt “phái đoàn. Chỉ có 80 cái gối nằm đó mà thôi, còn tất cả anh em tù chúng tôi thì bị đưa vào phân trại B để giấu cho kín!

Trong Trại cũng có một gian nhà dùng làm thư viện "kiểng” nghĩa là chỉ là nơi làm việc của Ban Văn Hóa mà Ban này  thực chất chỉ có nhiệm vụ phát những gói đồ tiếp tế của thân nhân gởi cho tù. Hôm phái đoàn đến, tại Thư Viện, lại có thêm bàn ghế và sách báo để cho “tù giả”là những cai tù mập mạp, có da, có thịt, ngồi đọc sách, đọc báo ung dung cứ y như là tù đang ở trên "Thiên Đàng Cộng Sản!"

Ngoài thư viện kiểng, còn có hồ cá: ”kiểng", khi có khách viếng Trại thì trong hồ  có cá vàng nhởn nhơ tung tăng vui mắt, khi phái đoàn đi khỏi thì cá vàng biến mất!

Bọn tù bệnh nằm ở trạm xá cũng được phát “sữa kiểng” để bầy chơi cho phái đoàn quốc tế thăm trại. Một anh bạn tù đã ”chơi “hết luôn hộp sữa đặc làm kiểng, khi phái đoàn ghé thăm. Sau này, khi bị vặn hỏi anh đã: ”ngây thơ“ trả lời  "tưởng Trại cho bồi dưỡng vì tôi đang bị bịnh mà"!

 Trong Trại lúc đó có một ban nhạc, do tù góp công và góp sức tạo nên, đứng đầu ban nhạc là anh Q., bậc niên trưởng. Khi phái đoàn tới, anh lập tức cho ban nhạc chơi bài "Cầu sông Kwai”như đã định trước với các anh em bạn tù trong ban nhạc.

Bản nhạc này nổi tiếng vì đây là bản nhạc trong một phim cùng tên, nói lên sự tàn bạo của quân phát xít Nhật khi giam giữ tù binh người Anh trong thế giới chiến tranh lần thứ 2, có lẽ các thành viên của phái đoàn biết rõ chúng tôi thuộc thành phần nào khi nghe ban nhạc chơi bản nhạc bất hủ này.

Khi một thành viên trong phái đoàn quốc tế hỏi, anh Q. đã trả lời, điều này đi ngược lại chỉ thị của cai tù, bị vặn hỏi anh cho biết là người ấy chỉ hỏi thăm sức khỏe. Thế nhưng, họ đâu có tin,  sau đó, ban nhạc bị giải tán.

Có lần, trong lúc chờ xuất Trại để đi lao động khổ sai, một anh chàng cai tù tính đánh một anh em bạn tù thì không ai bảo ai tất cả chúng tôi đều nhất loạt đứng lên la hét phản kháng.

Thật là may mắn mà anh  cai tù kia ngừng tay kịp lúc, nếu không, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra!

 Tôi nói như vậy vì khi được thả ra khỏi Trại tù Gia Trung ở tỉnh Pleiku,vào tháng 10 năm 85, trên đường ra quốc lộ để đón xe, tôi gặp một anh cai tù thì anh này đã vô tình cho biết:   Các anh được tha ra là may mắn lắm đó, vì trong suốt thời gian các anh bị giam giữ, nếu các anh bạo động thì pháo binh, đã được canh sẵn, sẽ nã đạn vào các anh không thương tiếc.

*

Trở lại chuyện anh L. hiện định cư ở Vermont. Hai anh em cùng đinh cư một nơi mà đã lạc nhau có hơn 20 năm. Từ cuối năm 79 bước sang đầu năm 80, CS đã phân tán tù nhân từ miền Bắc vô các trại tù ở miền Trung và miền Nam.

Tôi và một số anh em khác bị đưa vào Trại Gia Trung ở Pleiku, còn L. thì may mắn hơn, chúng đưa anh về miền Nam và tôi mất liên lạc với anh từ lúc đó.  Mãi đến năm 2002, do sự tình cờ, khi đọc bài:  "Greenville SC, nơi bạn tôi sinh sống", đăng trên Việt Báo on line, L. kể chuyện một người bạn của L.  là anh H. , khách hàng của công ty bảo hiểm nơi tôi làm, nhờ thế, tôi mới liên lạc được với anh L.

 Anh khuyến khích tôi viết văn, mới đầu tôi còn ngần ngại nhưng khi bài đầu tiên viết và được chọn đăng, thì  cái nghiệp viết văn, dù chỉ là viết  văn tài tử, đã theo đuổi tôi cho đến bây giờ.

L. và tôi, trước 30 tháng 4 năm 75, đều không nghĩ đến viết văn và "bông hoa viết văn”của chúng tôi đã phải ẩn mình đâu đó lối gần 30 năm sau rồi mới có dịp đâm bông dưới ánh mặt trời, nơi đất  "America,The Beatiful”này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến