Hôm nay,  

Bến Tre Hội Ngộ

26/07/200700:00:00(Xem: 134051)

    
Tác giả: P.N.T.
Bài số 2050-1913-617vb5260707
 
Người viết là một thầy giáo từ Việt Nam, đi dạy đã gần 30 năm, qua Mỹ theo diện ODP. Đang làm manager tại một Trung Tâm dạy kèm sau giờ học. Ông là tác giả bài “Vào Mỹ theo diện ODP” đã phổ biến, và sau đây là bài viết mới nhất.

Tôi nhận Email của Kim Ngân đã hơn tháng nay, báo tin cho biết là có một cô học trò ngày xưa ở Bến Tre sắp từ bên Đức qua Mỹ du lịch. 

Kim Ngân học với tôi ở các lớp 10, 11, 12, và qua đây Thầy trò vô tình gặp lại sau gần 40 năm xa cách.  Ngân như một gạch nối giữa Thầy trò ngày xưa ở Bến Tre, nhờ vậy mà tôi đã liên lạc được hầu hết với các đồng nghiệp và các học sinh cũ hiện đang ở khắp nơi trên thế giới: anh Hiệu Trưởng TKQ ở Đức, anh HND ở Pháp, anh PNG ở Canada, các anh BVT và TTN ở Mỹ, anh chị Phu, gs Triết, đi đi về về giũa Mỹ và Việt Nam, hoặc các anh chị còn ở VN, như NQP, bạn học cụa tôi ở Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, như NHN, ĐQH, như họa sĩ TN, anh PTC, anh TTC....

Khi có bất cứ ai "dân Bến Tre" đến Mỹ là thế nào cũng nghe Kim Ngân réo gọi om xòm trên mạng mời mọi người cùng đến họp mặt. 

Cách đây mấy năm, có Thu Thủy từ Úc sang, chính Ngân là người tổ chức buổi họp mặt đầu tiên tại Cali mà tôi được mời tham dự.  Lần đó cô nàng chưa xông xáo lái xe từ San José xuống như bây giờ.  Mấy chị em đi xe đò Hoàng xuống nhờ tôi ra đón ở bến xe trước chợ Viễn Đông lll. 

Lần thứ hai là Tết năm ngoái tại nhà anh chị Kiều văn Chương, cũng là Giáo Sư Pháp Văn Trường Kiến Hòa ngày xưa.  Dâu rể Bến Tre hiện diện khá đông đủ.  Máy ảnh thay phiên nhau bấm không ngừng .  Ánh Flash loé lên liên tu bất tận.  Ít lâu sau đã thấy cô nàng post tất cả hình ảnh lên trang Web của Bến Tre rồi!  Nhìn thấy ai cũng "ăn uống nhiệt tình", hát hò và chuyện trò sôi nổi, và nhất là cười toe, vui quá xá cở! 

Nhiều em học sinh đã nói với tôi: "Thầy ơi, nơi nào mà có mặt chị Ngân bảo đảm nơi đó nổi đình nổi đám!".  Hình như chất tếu khi nói chuyện, khi làm quản trò trong các cuộc họp mặt đã tiềm ẩn trong con người Kim Ngân từ bao giờ!

Họp mặt lần nầy cũng thế.  Trên Email thì hẹn 12 giờ trưa Chủ Nhật 15 tháng 7 tại nhà Thầy Chương, nhưng mới tối thứ năm Kim Ngân đã gọi tôi, đưa cell cho Tường Vi cô học trò từ bên Đức qua nói chuyện (theo sự "chỉ đạo" của cô nàng!): "Thưa cho em nói chuyện với anh Tr. ạ" Nhìn trên screen đã thấy tên Kim Ngân rồi nên tôi tỉnh bơ trả lời: "Anh Tr. đây, có phải em Tường Vi và em Ngân đó không"".

Con người từ Germany qua, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, thành viên BCH Trung Tâm văn bút Châu Âu... coi vậy mà cũng "hơi thỏ đế" nên bèn "tự thú trước bình minh" ngay trước khi bị "tra khảo": " Thưa Thầy em là Tường Vi đây.  Chị Kim Ngân xúi em gọi như vậy để phá Thầy đó.  Có gì Thầy xử chị Ngân nghen Thầy" Em vô tội hoàn toàn!" Tôi nghe tiếng cười dòn tan của cả hai cô học trò trên máy.

"Thầy ơi, ngày mai thứ sáu tụi em lái xe xuống dưới đó, khoảng 4,5 giờ sẽ đến. Tối thứ sáu Thầy có rảnh không mời Thầy Cô đến nhà anh Tám Thu, anh của Ngọc Hà để mình hát hò, coi như tổng dợt trước  cho ngày chủ nhật nghe Thầy" Thầy nhớ mang cây đàn guitare và nhạc theo nghen!".

Tối thứ sáu có mặt khá đông đủ những khuôn mặt Bến Tre: Ngô Bá Thu và bà xã, Hoa Mai, Ngọc Ánh, Kim Ngân, vợ chồng Tường Vi, và Châu, "chuyên viên đi lạc", mãi gần 9 giờ tối mới đến (vì mới sơ sơ đi lạc có gần 2 tiếng) và vợ chồng người bạn của Ngân. 

Sau khi ăn uống no say (đầu bếp là chị Châu, dâu Bến Tre, bà xã của Tám Thu), mọi người đã bắt đầu thấy máu văn nghệ nổi lên nên yêu cầu chủ nhà chuẩn bị dàn âm thanh.  Bắt đầu là những bản nhạc vui "trình bày tốp ca nữ", những bản nhạc làm nhớ lại thời kỳ đi trại hoặc sinh hoạt trong chương trình CPS tại Trung Học Kiến Hòa ngày xưa. Tiếp theo là những tình khúc của một thời dạy học sau gần bốn mươi năm lại được Thầy trò hát lên. 

Nhớ quá những năm tháng làm văn nghệ ở Kiến Hòa!  Trong số những ca sĩ cây nhà lá vườn (vườn dừa") đó có một giọng hát rất lạ.  Chị là dâu của Bến Tre, gốc Bắc, nhưng "nói giọng Nam Kỳ" ngon ơ!  Lại hát cả dân ca Nam Bộ nữa!  Bài "Phải lòng con gái Bến Tre" đã được chị hát cho nghe ở những lần họp mặt trước với tiếng guitare đệm của ông xã Bến Tre, nhưng lần nào nghe lại cũng thấy thấm thía.  Tôi đùa vui với mấy cô học trò cũ:" Uổng quá hén!  Phải chi hồi đó Thầy "phải lòng con gái Bến Tre" thì giờ nầy chắc là dzui lắm!"

Có hai tiết mục bất ngờ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn: khi "tốp ca nữ" Bến Tre đang hát bài "Trường làng tôi" thì Tường Vi, tay chân lúc đó có lẽ đã thấy ngứa ngáy lắm lắm, bỗng la lên: "Tốp lại! Tốp lại!  Thầy và các anh chị đợi em chút xíu để em tập múa lại bài nầy.  Hồi xưa em múa bài nầy được lắm!" Và Tường Vi đã biểu diển múa ngon lành , y hệt như cô học trò trong ban văn nghệ Hương Sống ngày nào! 

Thấy Tường Vi "làm coi  được quá", mọi người yêu cầu cô nàng "làm" thêm một bản nữa, bản "Nụ cười sơn cước" Chẳng cần đợi diển viên múa có đồng ý hay không, mấy cô bạn đã lăng xăng chạy đi tìm áo quần để hóa trang Tường Vi thành một "sơn nữ Phà Ca"

Có lẽ đã quen với không khí trình diễn bất ngờ bên trời Tây trong các buổi hội hè đình đám nên Tường Vi đã "nhập vai sơn nữ" nhanh chóng.  Những ánh Flash lại tiếp tục lóe sáng để nắm bắt giây phút xuất thần nầy, để nhớ lại tuổi học trò ngây thơ ngày nào đã mất dần trong cuộc sống đầy dẫy những lo toan cơm áo gạo tiền.  Múa hát, cười đùa và ôn lại những kỷ niệm Thầy trò ngày xưa mãi đến nửa khuya lúc nào chẳng ai hay!  Thầy trò từ giã ra về và hẹn trưa chủ nhật gặp lại.

10 giờ sáng thứ bảy, tôi gọi điện thoại mời cả nhóm đi ăn.  Ngọc Ánh hỏi tôi có biết quán Hợp ở góc Brookhurst - Mac Fadden không và hẹn gặp lúc 11giờ tại đó. Nhưng có lẽ vì mải mê chuyện trò quên cả giờ hẹn nên mãi đến hơn 12 giờ "phái đoàn" mới lục tục kéo đến. Có một màn xin lỗi xin phải tùm lum với vô số các lý do! Ôi đàn bà!  Thật là nhiêu khê!

12 giờ trưa chủ nhật vợ chồng tôi mang thức ăn và nước uống đến.  Tất cả đã đông đủ.  Theo "ban tổ chức" cho biết buổi họp mặt hôm nay sẽ có ba phần: ăn uống, văn nghệ và buổi ra mắt 2 tập truyện ngắn và thơ của Tường Vi "Đây mưa kia nắng" và "Tình yêu nuôi tôi lớn" Số tiền đóng góp sẽ được tác giả bảo trợ nuôi các trẻ em nghèo tại quê nhà. Hai tuyển tập nầy đã được in và phát hành tại Pháp và Đức, nơi Tường Vi sinh sống cùng với gia đình.  À thì ra cô nàng nầy đa tài quá! Mới bắt đầu chương trình văn nghệ thì có "phái đoàn" Hội Ái Hữu Bến Tre do nhạc sĩ Trúc Giang và 2 cô Thủy Tiên và Nhất Phương hướng dẫn đến tặng một chiếc bánh trông thật hấp dẫn cho những người con Bến Tre xa xứ.  Chuyện trò một lúc thì "phái đoàn" phải ra về vì còn một buổi họp mặt khác. Màn ra mắt 2 tuyển tập thật xúc động.  Mỗi một câu chuyện kể trong đó là một kỷ niệm đong đầy nước mắt.

Tôi đã nhiều lần tham dự những buổi hội ngộ của Hội đồng hương QNĐN , của các cựu học sinh Liên Trường, của Trung Học Kiến Hòa, ngôi trường đầu tiên tôi theo dạy, hay của Phan Châu Trinh nơi cuối cùng tôi làm thầy giáo trước khi sang Mỹ, và lần nào tôi cũng thấy hình ảnh của một nơi mình sinh ra, lớn lên, đi hoc và làm việc.  Học sinh của chúng tôi hầu hết đã thành công trên mọi lĩnh vực, những người đồng hương của chúng tôi cũng thế. Cứ mỗi lần xem báo, xem TV hay nghe radio thấy gương thành công của những người tôi quen biết, tôi bỗng thấy trong lòng thật nhiều tự hào.
                                 
Thân tặng các đồng nghiệp và các em học sinh THKH- Riêng tặng anh Khánh và Tường Vi để nhớ ngày hai người Mỹ Du!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến