Hôm nay,  

Gã Từ Thức Về Trần

23/07/200700:00:00(Xem: 228281)

Tác giả: Chúc Chân
Bài số 2048-1911-615vb2230707

 Tác giả  tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, bà còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, với lời ghi chú nhắc lại tựa đề tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Vỹ “Một câu chuyện cuả ‘Tuấn Chàng Trai Nước Việt‘ sống ở Mỹ.

Ông Tuấn bắt đầu hồi hộp khi chiếc máy bay 747 giãm vận tốc. Tiếng người phi công rè rè thông báo cho các tiếp viên chuẩn bị đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Đây đâu phải lần đầu tiên ông Tuấn qua Việt Nam. Vậy mà ông Tuấn hồi hộp quá. Nhìn qua khuôn cửa nhỏ, những mãng ruộng xanh thẫm lớn dần.  Rồi kìa thành phố Sài Gòn chen lấn chằng chịt phía dưới. 
Ông Tuấn hít một hơi mạnh cố dằn xuống nổi nôn nao đang chôn chao trong lòng. Chôn chao như ngày nào chàng thanh niên Tuấn ôm mối tương tư ở trường Trung Học Bạc Liêu, cuối cùng đánh bạo, hồi hộp trao một mảnh giấy nhỏ với vỏn vẹn hai chữ, Je t’aime.

Nàng có đôi mắt to, thật thà và thông minh. Mà Tuấn công nhận nàng rất thông minh.  Cầm tờ giấy Tuấn đưa, đôi mắt nàng hơi ngạc nhiên ngước lên nhìn Tuấn một thoáng. Giởn hoài! Thiệt mà! Tiếng kẻng vào lớp vang ngoài hành lang. Nàng nhoẻn miệng cười hồn nhiên, vò vội mảnh giấy và bước đến sọt rác gần đó.
Mối tình Tuấn nằm trong sọt rác không lâu, Tuấn phải rời trường và thành phố. Cũng từ đó Tuấn có viết khá nhiều thơ tình. Những bức thơ tình lâm ly, gởi cho nhiều người đẹp mà Tuấn đã gặp trên đường phiêu bạt của mình.  Nhưng chưa có người nào có đôi mắt to, thật thà và thông minh như nàng. Đôi mắt Bạc Liêu của Tuấn.
Hồi ông Tuấn trôi theo dòng kinh xáng Bạc Liêu ra biển tưởng không bao giờ có ngày về. Vậy mà ông Tuấn đã có ngày về. Hai mươi mấy sau ông Tuấn đưa vợ và hai đứa con về thăm quê nội lần đầu. Thành phố Bạc Liêu nhỏ ngày nào đã thoát xác, chật hẹp và xô bồ hơn. 

Như những người khách lạ, vợ và con ông Tuấn vào Bạc liêu như đi khám phá một thế giới mới. Còn ông Tuấn"  Ông Tuấn đi tìm hoài không ra chốn củ.  Như Từ Thức xưa kia về trần, ông Tuấn bị lạc ngay trong thành phố Bạc Liêu. Ông bị lạc luôn ngay trong chính mình. 

Bồn binh Ngã Tư Quốc Tế củ kỷ khi xưa ông Tuấn còn nhỏ đạp xe mòn bánh.  Lớn chút chàng Tuấn lả lướt với chiếc Solex đen, về sau với chiếc Honda Dame, vần đão quanh chiếc bùng binh đó nhuyễn như cháo.  Bây giờ đứng tại ngã Tư Quốc Tế, ông Tuấn thấy  lạ hoắc. Cái bồn binh bây giờ được tân trang, có hoa và kiễng được cắt xén tươi tắn. Ngọn đèn lưu thông ba màu xanh đỏ vàng, đứng sừng sững, vắt vẻo, đang nhìn ông Tuấn như muốn bảo, "Đứng sớ rớ làm gì đó" Đi lẹ đi cha nội!"
Ông Tuấn không tưởng được mình bị lạc trong Xóm Đạo, nơi ông đã thuộc nằm lòng những hang cùng, đường tắc, ngỏ ngách khi xưa. Ông Tuấn không còn nhận ra chút gì trong khu xóm nhà mình nữa. Căn nhà ba má ông Tuấn vẫn ở chỗ củ trong Xóm Đạo, nhưng những dãy nhà mới đã biến dạng hẳn khu xóm nhỏ khi xưa.

Trước mặt ông Tuấn bây giờ là những dãy nhà lầu của lớp nhà giàu mới Bạc Liêu, dựng lên hai bên con lộ từ Trà Văn dẫn vào thành phố, dài dọc xuống tận miễu Tiên Sư. Những tiệm điện, tiệm sắt, tiệm sữa xe, tiệm cell phone, và đủ thứ tiệm tạp nhạp khác lấn sát hai bên, làm con đưòng hẹp hẳn lại với xe hơi, xe gắn máy chạy ngược xuôi tấp nập 

Cái sân đất hồi đó bao quanh bằng hàng rào dâm bụt sau chiếc cổng bằng hoa giấy đã biến mất, nhường chổ cho mấy căn nhà lầu, hai ba từng cao thấp không đều như hàng răng sún mới mọc lại. Những căn nhà lầu đúc bê tông, xây gạch, trước mặt tiền trét đá rữa, mọc san sát, lấn bít con ngõ dẫn vào nhà ông Tuấn. Cái ao bèo và hàng sô đủa sau nhà thì nhường chổ cho căn nhà lợp tôn ba má Ông Tuấn mới cất thêm cho mướn.
 Hàng lô quán cà phê, quán nhậu, quán karaoke mọc lên đầy rẫy, lấp kín con rạch dẩn lên cầu Hứng Gió, nơi những ngày tuổi thơ ông Tuấn thả diều êm ả. Ban đêm những ánh đèn mầu tỏa ra từ các quán nầy nhấp nháy, kêu gọi, mời mọc và khiêu gợi.  Tiếng nhạc inh ỏi vang dội, đập tan hết thanh tịnh của dỉ vãng, của những đêm mưa đi coi hát bội về trên quảng đường tối lầy lội. 

Con đường dọc bến xe vào thành phố không còn những cánh đồng xanh bất tận, nhấp nhô sóng lúa đùa nhau như những lần ông Tuấn ngồi xe đò trở về Bạc Liêu. Bây giờ dọc con lộ những quán bia mọc nhan nhản với những cô gái ôm thùng Henekein đứng chào mời táo bạo(*). Trái với những tên gọi như Thằng Bờm, Quạt Mo, Phú Ông, Nắm xôi Bờm cười, Trùm Sò, nghe thật thà vô tư, các quán nhậu nầy xô bồ, ồn ào..... “Cứ thoải mái đi, Xứ Công tử Bạc Liêu mà!" (*)

Dốc cầu quay bây giờ kéo dài ra thêm tới tận tiệm uốn tóc Nguyễn Văn xưa. Quán mì hoành thánh Bà Xây ngay dốc cầu cũ nơi ông Tuấn đã xơi những tô mì nóng hổi, với cọng mì tan mềm, được muốt xuống thoải mái trong buổi điễm tâm, bây giờ không còn nữa. 

Ông Tuấn cũng như nhiều người mới tới Bạc Liêu không ngờ thành phố bé nhỏ khờ khạo khi xưa bây giờ có tới hai vũ trường bề thế (*), với những cô tiếp viên mặc tối thiểu, nhưng nói năng chịu chơi tối đa.

Ông Tuấn tìm về ngôi trường củ. Mảnh sân trường chổ chào cờ hàng ngày đã không còn. Ngôi trường được cất lại hoàn toàn. Những dãy lớp trên nền cao với nóc ngói củ, khung mắt cáo đóng từ bờ tường lên đến trần và những dẫy hành lang dài, đã được thay thế bằng các dẫy lớp học thấp lè tè, lợp tôn , chen chúc nhau trên khung viên nhỏ bé, chật hẹp. Khung trời bên kia cửa sổ ngày nào ông Tuấn trao vội mảnh giấy nhỏ với hai chử  Je t aime đã tan biến. Dửng dưng và trơ trẻn. Ông Tuấn nín thinh đứng nhìn.
Ông Tuấn trở về lần nầy một mình, khẩn cấp. Ba ông Tuấn bị tai biến mạch não. Lúc ông Tuấn còn đang ngồi trên máy bay trên đường về thăm cha, ông cụ mất. Khi ông Tuấn về đến nhà thì đám ma chay đã bắt đầu, đang chờ ông Tuấn về làm lể phát tang. 
Ông Tuấn nán lại thành phố Bạc Liêu vài ngày sau khi ma chay ông cụ xong. Ông Tuấn có rảo qua nhà nàng. Căn nhà bây giờ là văn phòng mậu dịch thành phố. Tìm vài người quen trong Bac Liêu hỏi thăm. Theo lời chỉ, ông Tuấn qua Lò Gạch, xuống Xóm Làng, lên Xóm Mới. Ông theo xuống tận Vĩnh Trạch. Nàng ở đâu vẫn mơ hồ. Và ông Tuấn trở về Sài Gòn.

Ông Tuấn tìm về ngôi nhà nàng trọ học lúc nàng ở Sài Gòn. Hỏi han. Chỉ dẩn. Người ta vẫn không rõ nàng bây giờ ra sao. Hình như nàng có lập gia đình. Cuối cùng ông Tuấn tìm được một địa chỉ của nàng.  Nàng làm ở đó hay sống ở đó, không chắc.


Đột nhiên ông Tuấn lo. Người con gái Bạc Liêu có đôi mắt to, thật thà và thông minh đó chắc có lẽ đã phải bươn chải trong những năm tháng tả tơi. Đôi mắt đó bây giờ chắc có lẽ đã mờ nhạt sau những ngày thống khổ, như những người thiếu phụ ông Tuấn đã gặp.  Ông Tuấn chợt nghe lòng mình xôn xao.  Je t’aime.

Đó là một ngôi biệt thư nằm trên con đường Sài Gòn quen thuộc xưa với cái tên đường mới nghe lạ hoắc. Hàng cây me dài khi xưa, bây giờ bị cắt ngọn cụt cởn đang cố đâm chồi mới. Chỉ có lớp cỏ Nhật ngắn bò sát mặt đất ôm những viên gạch lót đường được vén cắt kỹ luỡng như khi xưa, như những ngày ông Tuấn buông gót lãng tử lang thang phố Sài Gòn. Hàng dậu rào quanh khung cửa sắt khép kín vẫn cao khỏi tầm mắt, vẫn bưng kín riêng tư những gì nằm bên kia bờ rào. Vẫn bí ẫn.

Ông Tuấn tưởng tới đôi bàn tay thuôn dài, trắng mềm mại, như bàn tay Quan Âm.  Ông chỉ ước ao được nắm lấy, dù chỉ trong một sát na. Tôn thờ. Đôi bàn tay Quan Âm  đó giờ đang làm gì phía sau cánh cửa đang khép kín nầy" Bây giờ đôi bàn tay đang ban những phép lành hay đã bị tàn phá theo tháng ngày lam lủ"

Không hiểu sao, ông Tuấn có linh cảm nàng Quan Âm của ông đã phải tranh sống trong cỏi trần gian nầy như mọi người phàm tục khác. Đột nhiên ông Tuấn nghe xót xa.
Ông Tuấn có mang theo vài ngàn đô la, nếu cần ông hy vọng đủ mang đến nàng chút tiện nghi tạm thời. Cho đến khi ông Tuấn làm xong áp phe, ông có thể mở cho nàng một cửa hàng bán cell phone để nàng có phương tiện sống tốt đẹp hơn. Đương nhiên, vợ ông Tuấn không bao giờ nhúng tay vào công chuyện làm ăn của ông. 

Có lẽ nàng cũng đã lập gia đình rồi. Vả lại ông Tuấn chỉ muốn giúp đở người xưa qua cảnh khốn khó thôi. Je t aime là khi xưa kia.  Je t aime bây giờ chỉ là một ký ức củ thôi.

Ông Tuấn đưa tay bấm nút chuông điện gắn ngoài cổng và bồn chồn đứng chờ. Có tiếng bước chân xào xạc trên sỏi phía bên kia bờ rào. Tiếng xào xạc gần hơn và ngưng phía bên kia, chỉ cách ông qua khung cửa nặng. Tiếng người đàn ông vọng lên bên kia khung cửa
-  Ông cần chi"
- Tôi muốn hỏi có bà Phan Ngọc Thương ở đây không"
- Xin lổi ông là ai"
À, nàng có ở đây, ông Tuấn thở phào.
- Tôi Lê văn Tuấn, một người quen dưới quê bà Thương.
- Ông chờ tôi một chút.
Tiếng bước chân lao xao xa dần khung cửa. Bây giờ ông Tuấn nóng ruột ra mặt. Thọc tay vào túi quần, ông Tuấn bước qua bước lại trước khung cửa sắt. Phút chốc đó sao ông Tuấn nghe dài dăng dẳng, mấy chục năm qua sao nghe không lâu bằng.
Bước chân lao xao khi nãy lại tiến gần khung cửa. Lần nầy có tiếng mở khóa cửa lắc cắc, cái lách cửa được đẩy lên. Khuôn mặt đen đủi hơi khắc khổ của người quản gia tuổi trung niên hiện ra giữa khe cửa đang mở rộng dần.
- Ông chủ cho mời ông vô nhà.
Ông chủ nhà, Trần Khải Học, một tên tuổi lớn ở Sài Gòn. Ông Tuấn biết rất rõ. Trước khi tới căn biệt thự nầy ông dã điều tra và biết được chủ nhà là Trần Khải Học. Nếu nàng phải giúp việc cho căn nhà nầy, thì may cho nàng, chủ nhân là người khá rộng rải.

Nhưng ông Tuấn đã quyết định, bằng mọi cách ông phải đem lại cho nàng một cuộc đời thoải mái hơn từ đây. Một cuộc đời của riêng nàng, tùy nghi theo nàng. Je t’aime, chỉ có thế thôi, chút kỷ niệm xa xưa của ông Tuấn. Ông Tuấn không muốn lãng mạn hay đèo bòng, dan díu gì hết. Vậy thôi. Ông Tuấn chợt nghe dể chịu hơn.
Khu vườn trước sân ngôi biệt thự được thiết trí và chăm sóc tinh xảo. Những khóm hoa, bụi cây cảnh, gốc ngọc lan... hài hòa bên nhau. Con đường đi trải sỏi lượn vòng thoai thoải đưa đến bậc thềm lót đá cẩm thạch.

Người quản gia đẩy cánh cửa rộng ra và mời ông Tuấn vào nhà. Người quản gia đưa ông đi qua một sảnh rộng, qua một hành lang ngắn và vào một phòng khách sang trọng.
- Mời ông ngồi. Xin ông cho biết muốn dùng chi.
- Ông cho tôi xin ly nước lọc.
Người quản gia trở lại phòng khách mang cho ông Tuấn một ly nước lọc.
- Xin ông chờ một chút ông chủ sẽ ra ngay.
Ông Tuấn nôn nóng hỏi.
- Bà Thương có ở đây chớ"
- Thưa ông có, nhưng bà ấy đang bận tay.

Ông Tuấn đưa mắt thẩm định. Trên tường, bức tranh sơn mài sắc sảo,  Cô Gái Ba Miền, thể loại biễu tượng của Đinh Quán. Khó mà có được một bức tranh bằng sơn mài tân thời mà sống động như vậy. Trần Khải Học còn là một nhà sưu tầm và buôn tranh tầm cỡ quốc tế, ông Tuấn có biết.
Có tiếng nói sau lưng ông Tuấn.
- Chào ông.
 Ông Tuấn vội đứng lên.
- Chào ông. Tôi là Lê văn Tuấn.
Người đàn ông mới bước vào đưa tay bắt tay ông Tuấn. Nắm tay chặt chẽ, người thẳng thắn, ông Tuấn nghỉ.
- Tôi là Học.
Ông Học ngồi xuống chiếc ghế bành đối diện ông Tuấn.
- Ông xơi nước sao" Cho tôi mời ông một ly Cognac nhé. Khách đường xa đến nhà nầy uống nước lã coi sao được"
- Cám ơn ông, vậy cho tôi xin một ly.
Ông Học bước qua tủ buffet, mở chai rượu Cognac trên mặt bàn rót hai ly, thả vào vài viên đá lạnh.
- Mời ông.
- Cám ơn.
- Không biết ông đến đây có chuyện chi.
- Thưa ông, tôi từ San Jose, California qua đây. Tôi có người quen cùng quê ở Bạc Liêu tên Phan Ngọc Thương, nhưng tôi đã mất liên lạc nhiều năm. Sau khi tra hỏi nhiều nơi, khi tôi qua Việt nam chuyến nầy được biết bà Thương ở nhà nầy, nên tới tìm mong gặp lại bà.
- Hơi tò mò tí, nhưng ông quen thế nào với bà ấy.
- Tôi là bạn cũ, trường Trung Học Bạc Liêu, học chung lớp với bà khi xưa. Nếu ông không phiền xin cho tôi gặp bà ấy.
- Không, đâu có gì phiền. Bà ấy đang bận tay nên không lên được ngay.
Ông Học nói tiếp,  
- Bà ấy làm việc siêng năng lắm. Tôi có bảo bà ấy làm bớt thôi. Bây giờ bà cũng đã có tuổi rồi. Tôi có thể mướn thêm người đỡ tay cho bà.
- Bà ấy làm lâu chưa, thưa ông"
- Gần hai mươi năm rồi.
Ông Tuấn càng xót xa.
- Nếu có thể, nhân tôi còn ở đây, xin ông cho bà ấy nghỉ việc vài hôm.
Ông Học tiếp như không nghe lời xin của ông Tuấn.
- Quái, bà ấy có nói cho tôi nghe khá nhiều về thân phận, quê quán, về Bạc Liêu và người quen của bà. Nhưng sao bao nhiêu năm nay tôi không nghe bà ấy nhắc đến tên ông. Lạ thật.
Rồi ông ta  chợt quay lại vồn vả.
- Vâng, muốn nghỉ bao lâu tùy bà ấy. Bà ấy không cần xin phép tôi.
- Cám ơn ông. Ông tử tế thật quí hóa vô cùng.
Có tiếng bước chân từ phía hành lang.  Ông Tuấn hồi hộp, nhắp chút rượu để dằn cơn xôn xao đang lóng ngóng trong lòng ông.
Một người đàn bà trung niên, dáng hơi đẩy đà, giản dị trong chiếc áo sơ mi linen màu xanh lam, quần tây dài khaki màu trắng. Tinh Khiết.
Ông Tuấn nghe nghèn nghẹn trong cổ, hớp vội thêm một ngụm rượu.
Ông Học đứng lên đi về phía bà, đưa tay vòng qua vai bà.
- Em ơi, có ông Tuấn đến từ Carlifornia tới tìm em đây. Ông ấy nói là bạn cũ của em khi xưa.
Và đôi mắt. Đôi mắt vẫn to, vẫn thật thà và thông minh như ngày nào.
Ông Tuấn thấy lòng mình ấm hẳn ra. Ông chợt cãm thấy hạnh phúc vô cùng. Gã Từ Thức đã tìm được cõi trần. Ông hớp thêm một ngụm Cognac nữa. Je t’aime.
 
(*) Theo "Đêm ăn chơi ở xứ Bạc Liêu", Tiền Phong, 21/2/2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,239
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.