Hôm nay,  

Một Ngôi Sao Xấu

12/07/200700:00:00(Xem: 167391)

Người viết: Nguyên Phương
Bài số 2035-1898-602vb5050707

Tác giả cho biết bà vượt biên, gia đình định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ.

*

Hôm nay trời thật nóng, Lan mướt mồ hôi khi đẩy chiếc xe lăn của Tuấn lên con dốc vào lớp học. Đưa Tuấn vào tận chỗ ngồi rồi Lan mới kéo ghế cho mình.

Tuấn chỉ là một người bạn cùng lớp  với Lan, Lan giúp Tuấn vì thấy Tuấn hơi vụng về trong việc di chuyển bằng xe lăn, nhất là khi lên con dốc dành riêng cho những người tàn tật không dùng cầu thang được.

Lan vượt biên đến Mỹ cùng với chồng, Lan những tưởng từ đây cuộc đời nàng sẽ tràn đầy hạnh phúc trên đất nước tự do, nhưng theo năm tháng lòng người thay đổi chồng Lan thương yêu một người con gái khác, đau đớn thay gia đình nhà chồng Lan lại thích cô gái kia hơn Lan, bà mẹ chồng đã vu cho Lan là ăn cắp của bà hộp nữ trang. Lan đã đau đớn tủi hổ, ra khỏi nhà trong sự xua đuổi, mạt xát của gia đình chồng.

Với một cái xách tay nhỏ Lan lang thang không biết về đâu, loanh quanh như một người điên vừa ra khỏi nhà thương, lên xe bus, xuống xe. Lan không còn nhớ được địa chỉ của người em để tìm đến. Bỗng một bàn tay ấm áp nắm lấy tay Lan:

- Này em, sao cứ lang thang ở đây mãi thế, chị theo rõi em từ hai tiếng đồng hồ rồi, em muốn về đâu lên xe chị  đưa em về.

Ngước đôi mắt vô hồn lên nhìn người đàn bà nhân hậu:

- Em không nhớ địa chỉ của em em ở đâu.

- Thôi để chị đưa em về nhà chị ngủ đỡ đêm nay, cho đến khi nào em tỉnh táo nhớ ra thì chị đưa em về.

Đêm hôm đó, Lan thổn thức kể lại chuyện đau buồn của đời mình cho người đàn bà nghe, từ chuyện cãi cha mẹ thương một người đã có vợ, đến những ngày tháng nhọc nhằn trên con đường đi tìm tự do và cuối cùng ...

- Chắc đây là một sự quả báo cho việc em chung sống với người đàn ông đã có vợ, mặc dù là em không biết là anh ấy chưa ly dị và vẫn còn đi lại với người vợ cũ.

Sáng hôm sau, Lan tỉnh táo đôi chút nhớ được số điện thọai, gọi cậu em đến đón về.

Lan không nhớ tên người đàn bà nhưng nàng vẫn tin rằng đó là Phật bà Quan Âm đã cứu giúp nàng ra khỏi sự nguy hiểm của một thân gái lang thang một mình trong đêm.

Cậu em gầm lên và định đến tận nhà chồng Lan để đánh Lâm

- Thôi em, người ta đã vậy thì mình cũng chẳng cần cải chính làm gì

- Không, em phải đánh cho con người phản bội, vô lương tâm ấy một trận cho dù em có phải vào tù.

- Thôi em, nhịn đi em vào tù thì chị sống với ai"

- Em không hiểu được chị, phải cho con người ấy một bài học.

Cả tuần lễ đầu tiên Lan không ăn uống, cậu em xót xa nhưng không làm gì đuọc.
Sau đó Lan cũng tự mình đứng lên được, bắt  đầu ăn uống lại, suy nghĩ nhiều, nàng xin được một việc làm cho một công ty, ban ngày đi học và buổi tối đi làm thêm để phụ giúp cậu em thuê một cái appartment nhỏ.

Một hôm khi cậu em đi làm, chồng cũ của Lan hỏi thăm bà chủ cho thuê nhà cũ, biết được địa chỉ của Lan, chàng nhìn Lan với một nét băn khoăn

- Cho anh xin lỗi cho chuyện xẩy ra hôm đó. Sau đó mẹ tìm thấy hộp nữ trang của mẹ rơi xuống dưới gầm giường.

- Cám ơn anh, nỗi oan của em đã được giải, nhưng đó cũng chỉ là một cái cớ để gia đình anh đuổi em ra ngòai đường.

- Cho anh xin lỗi, chuyện đã qua, hôm nay anh tới đây mong được em tha thứ và cũng xin em một chữ ký.

- Giữa chúng ta đã chẳng còn gì thì tờ hôn thú cũng không có nghĩa lý gì và em cũng đã xé bỏ đi rồi, thôi được em ký và xin anh đừng bao giờ gặp em nữa. ...

Lan bắt đầu đi học lại, vừa làm vừa học, Lan không có giờ buồn nữa, nàng vui với hiện tại, cố tạo cho mình một tương lai tốt đẹp hơn và nàng thầm nhủ

"Em về điểm phấn tô son lại

Hẹn với nhân gian một nụ cười"

Trong lớp học, bạn học nào cũng thương mến Lan, Lan đẹp, duyên dáng, và hay giúp đỡ những người tàn tật.

Kim thường hay trò  chuyện với Lan, hai người tâm đầu ý hợp, Lan cũng đã nguôi ngoai và quên dần đi chuyện cũ.

Sau những buổi hẹn hò, Kim và Lan trở nên thắm thiết, họ vui như một đôi chim, cùng nhau học hành.

Một buổi chiều đẹp trời sau khi ăn tối xong, dưới ánh đèn mờ của tiệm ăn, Kim nắm tay Lan và ngỏ lời :

- Anh yêu em, anh mong được chung sống bên em.

- Em cũng yêu anh,  nhưng hiện tại chúng ta chưa có sự nghiệp gì trong tay, mình hãy chờ một ngày mai tuơi sáng hơn khi chúng ta cùng học xong.

- Anh nghĩ anh không thể chờ, anh tha thiết mong được sống bên em.

Lan im lặng tận hưởng niềm vui.

- Tháng sau mẹ từ Việt Nam trở lại đây anh muốn đưa em về giới thiệu với mẹ và các em của anh.

- Còn sớm quá không anh"

- Anh muốn báo tin cho mẹ ngay để mẹ vui.

- Vâng, anh muốn sao cũng được.

Đêm hôm đó Lan thao thức không ngủ được, qua một lần đổ vỡ, nàng cũng hơi ngần ngại, nhưng rồi lại tự nghĩ:


"Kim có vẻ rất thành thật, chàng đã muốn chính thức giói thiệu mình với mẹ chàng sao mình còn lo sợ."

Băn khoăn nhưng rồi nàng cũng chìm vào giấc ngủ....

Một tháng qua đi, nỗi vui mừng xen lẫn một chút e ngại rồi cũng qua.

- Mai anh muốn em diện thật đẹp đến cho mẹ xem mặt con dâu tương lai của cụ.

Lan lựa một bộ quần áo thật giản dị như bản tính của nàng. Chiếc áo sơ mi trắng, jupe mầu nâu đậm, thoa thêm một tí má hồng trông nàng vẫn còn đẹp lắm.

Ngập ngừng Lan theo chân Kim bước vào nhà chàng, bà mẹ Kim vồn vã:

- Vào đây cháu, bác nghe Kim nói nhiều về cháu.

- Dạ chào bác

Lan lí nhí, dù đã qua một đời chồng nhưng Lan vẫn còn cái e thẹn của một cô con gái lần đầu tiên gặp mẹ của người yêu.

Chuyện trò một lát Kim xin phép mẹ đưa Lan về.

- Mẹ có vẻ thích em lắm, chưa khi nào thấy mẹ vui với bạn gái của anh như là mẹ vui với em.

Kim và Lan chính thức trở thành đôi tình nhân được mẹ Kim chấp nhận.

Spring break tới, Kim rủ Lan đi chơi Santa Cruz, hai người lang thang trên bãi biển mặc cho những ngọn sóng vờn trên đôi chân trần, Kim thì thầm những lời yêu đương ....

Lan chìm trong hạnh phúc. Tối hôm đó trên đường về, Kim đã lái xe lạc đường.

- Thôi mình ghé vào hotel ngủ rồi mai tìm đường về vậy. 

Lan đồng ý với đề nghị của Kim, và đêm hôm ấy Lan đã trao thân cho vị hôn phu.

Cả tuần sau không thấy Kim trở lại, Lan cũng không liên lạc được với Kim bằng phone, gọi đến nhà lần nào cũng được trả lời là Kim không có nhà.

Chờ đợi đến mùa học sau, Kim không đi học.

Lan đến nhà Kim  mẹ Kim ngạc nhiên:

- Sao Kim bảo Kim với cháu về Việt Nam chơi"

- Thưa bác anh Kim về Việt Nam"....

Lan lảo đảo xin phép bà cụ ra về. Lên xe, Lan đưa tay vặn cái quạt nước, khi nghe tiếng cọ khô khan của cái quạt nước vào kính xe Lan mới giật mình biết rằng trời không mưa và khung cảnh nhạt nhòa là vì nước mắt của mình.

Nỗi thắc mắc vô bờ về hành vi của Kim, Lan không sao hiểu được, Kim về Việt Nam làm gì, và tại sao không cho nàng biết.

Lại qua những ngày bỏ ăn, thân hình Lan tiều tụy như một cành cây khô, Lan không tìm ra nguyên nhân tại sao Kim lại lừa gạt mình.

Một ngày Kim gọi phone cho Lan mong Lan đến chỗ hẹn Kim có chuyện cần nói.

- Cho anh gửi em lời cám ơn, em là vị ân nhân của anh.

- """""

- Câu chuyện khá dài mong em có thì giờ nghe anh kể.

- .........

- Khi đuợc mẹ anh bảo lãnh qua Mỹ anh đã có người yêu, nàng là một người con gái nhà nghèo, hiền lành, nhưng một điểm mẹ không đồng ý cho anh cưới nàng là vì nàng lớn hơn anh bốn tuổi. Ngày anh đi anh và nàng đã thề hẹn sẽ chung sống đến trọn đời cho dù có nhiểu ngăn cách, trở ngại, anh hứa bằng mọi cách anh sẽ cưới nàng.

Lan mở to mắt không nói nên lời, nhưng cũng không muốn cắt ngang câu chuyện Kim đang kể.

- Sang đến Mỹ anh cố xin phép mẹ và bầy tỏ mối tình tha thiết của anh với nguời con gái đó. Mẹ một mực không đồng ý, mẹ muốn anh lo cố gắng học hành cho thành tài và mẹ hy vọng thời gian sẽ làm anh quên đi được người con gái đó.

Hai năm vừa qua anh vừa đi làm vừa đi học để xây dưng tương lai, mẹ rất vui khi không thấy anh nhắc đến chuyện lấy vợ nữa. Tình yêu giữa anh và nàng vẫn không có gì thay đổi, nàng hứa sẽ chờ anh học thành tài rồi về cưới nàng.

Cuộc đời luôn luôn không như mình mong muốn, chuyện đến đây giống như trong tiểu thuyết, bố mẹ nàng bắt nàng phải lấy chồng vì tuổi nàng đã gần ba mươi, nàng khóc lóc và xin được chờ anh.

Mấy tháng vừa qua anh như ngồi trên lửa, mẹ không cho phép anh cưới nàng, bên nhà nàng bố mẹ nàng muốn nàng phải kết hôn với con trai một người bạn.

Muốn bảo lãnh nàng qua anh phải có tiền trong ngân hàng. 

Anh bối rối vô cùng, thì gặp em. Một vị cứu tinh của anh, anh đã dùng em để giải quyết công việc của anh...

Lan ngắt lời:

- Tại sao anh lại chọn tôi trong số đông đàn bà, con gái Việt Nam ở trong lớp"

- Chính vì bản tính dịu dàng hay gíup đỡ người khác của em, anh đã thương em, nhưng trong lòng anh đã lỡ yêu nàng, không một hình bóng nào có thể thay thế nàng được.

- Nhưng tại sao anh lại chính thức hóa bằng cách đưa tôi về giới thiệu với gia đình anh"

- Xin lỗi Lan, đó là kế hoa.ch của anh, không còn cách nào khác để có tiền trong ngân hàng, anh phải giả vờ nghe lời mẹ lấy vợ, anh đã chọn Lan mang về giới thiệu với mẹ.

Chính vì thương Lan và tưởng anh sẽ cưới Lan nên mẹ đã cho anh một số tiên để lo làm đám cưới, do đó anh đã có đủ tiền trong ngân hàng và anh đã về Việt Nam lo giấy tờ và luật sư đã lo tiếp cho thủ tục nhanh chóng hơn.

- Anh tàn nhẫn lắm anh đã lừa gạt tôi.

- Cho anh xin lỗi

- Xin đừng nói lời xin lỗi cho hành vi tồi tệ của anh.

Mắt đẫm lệ Lan xô ghế đứng lên, Lan bước ra khỏi tiệm ăn, trời đã tối. Ngước mắt lên nhìn trời ngậm ngùi tìm kiếm ngôi sao xấu của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến