Hôm nay,  

Đến Vùng Bão Lốc

11/07/200700:00:00(Xem: 309106)

Nguyễn Viết Tân
Bài số 2039-1902-606vb4110707

Tác giả Nguyễn Viết Tân  sinh năm 1950 tại Dầu Tiếng Bình Dương.  Quê quán: Rạch Giá, Kiên Giang. Trước 1975, phục vụ tại Phi Đoàn 253 Sói Thần, Đà Nẵng. Công việc của ông ở Mỹ là cùng với các bạn thầu landscaping cho freeway tại vùng Nam Cali, nhận job trải dài qua ba quận hạt Los Angeles, San Bernadino và Orange County. Năm 2001, với bút hiệu Tân Ngố, và bài “Bên Bờ Freeway” ông là tác giả đã nhận một trong 4 giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai. Sau đây là bài thứ ba trong loạt du ký nước Mỹ ông mới viết.

Từ Garden City lên Wichita chừng 4g lái xe, mà GreensBurg nằm ở giữa hai thành phố này. Dọc hai ven đường từng cánh đồng lúa mì đã chín rập rờn theo gió, thỉnh thoảng có những khu ngập nước, quang cảnh y như miền Tây của VN vào mùa nước nổi. Xe đang chạy với vận tốc 65 mile, bỗng trên đường có nhiều cone màu cam và bảng giảm tốc độ, tôi nghi là đã đến vùng bị bão lốc trước đây vài tháng.

Tôi ít khi nghi, mà hễ đã nghi là đúng chóc. Cây cối, nhà cửa hai bên đường bị vặt trụi, những xe sửa đường, xe cần cẩu và xe xúc loại lớn đang làm công việc dọn dẹp các cao ốc và nhà ở một cách tất bật.

Thành phố Greensburg nổi tiếng vì một cái giếng đào bằng tay lớn nhất thế giới -Chỉ đào với xẻng cuốc, ròng rọc và những thùng barrel mà thôi- Chứ không có sự trợ giúp của máy móc gì cả.

Cách đây gần 10 năm, tôi có ghé nơi đây. Trên cùng là một bồn nước thật lớn, dưới chân nó là một căn nhà trệt làm chỗ bán vé và shop bán đồ lưu niệm, có cầu thang bằng sắt uốn lượn xuống sát mặt nước. Giếng sâu tới 109 feet và đường kính rộng 32 feet.

Tại sao người ta đào cái giếng quá lớn như thế làm chi"

Hồi cuối Thế kỷ 19, ở vùng này có hai công ty xe lửa cạnh tranh nhau rất khốc liệt là Santa Fe và Rock Island, hãng nào kiếm ra nước nhiều thì sẽ thắng. Xe lửa với nồi súp-de tiêu thụ rất nhiều nước mà vùng này lại ít sông. Hãng Santa Fe đào giếng này ròng rã ba năm trời, ngoài sự cung cấp đủ nước cho công ty, nó còn có khả năng cấp nước cho toàn thành phố này mãi đến 50 năm sau mới biến thành một Museum.

Cũng trong khuôn viên Viện Bảo Tàng này, còn có một thiên thạch nặng nhất thế giới (Pallasite Meteorite) được tìm thấy hồi năm 1949, nó nặng đến 1,000 pounds.
Không hiểu tại sao mà vùng sa mạc và bình nguyên của Mỹ lại hứng nhiều thiên thạch đến như thế, rải rác trong mấy tiểu bang bình nguyên này, người ta đã tìm thấy hàng ngàn thiên thạch.

Khi còn bay ngoài không gian vô tận, chúng là những khối đá rất lớn mà cấu tạo bởi phần lớn là kim loại, khi lao vào vùng khí quyển của trái đất với tốc độ kinh hồn, đã bị lực ma sát nên cháy đỏ và hao mòn đi rất nhiều, chứ nếu nó còn giữ nguyên khối lượng, thì có lẽ sẽ tạo nên một tiếng nổ rung chuyển địa cầu và tạo nên một hố rất sâu hàng mấy cây số. Người ta e rằng sẽ có một ngày nào đó, có một vẩn thạch quá lớn sẽ làm vỡ tan trái đất mà chúng ta đang sống.


Nghe thấy hơi sợ.

Thế mà bây giờ cái Viện Bảo Tàng đó đã biến mất khi cơn lốc thổi ngang đây vào ngày 04-05-07.

Thông thường tornado có hình dáng như một cái phễu (cái quặng) đường kính khoảng 75m di chuyển với tốc độ 175km/g, chừng 8km rồi tan biến, nhưng cũng có những cơn lốc gió mạnh lên đến 480km/g, rộng đến 1km6 kéo rê đến 100km mới tan.

Khi lốc xảy ra trên ruộng đồng thì có khi người ta kêu là Twister, nhưng nếu xảy ra ngoài biển thì lại gọi là waterspout, người dân quê VN thì thường gọi là vòi rồng, nó hút nước sông hoặc nước biển lên cả cột lớn, có khi đường kính cả dặm, có khi mỏng manh như một sợi dây thừng vắt vẻo giữa bầu trời.

Ở vùng Rạch Giá người ta còn thấy hiện tượng sau cơn lốc, mái nhà bay hết ra ruộng, và trên sân cá nhảy lom xom vì bị hốt từ mãi nơi xa mà ném lên sân nhà.
Khi cơn lốc tới gần, nó rầm rầm như đoàn tàu hoả đang đi tới, có khi lại như tiếng thác đổ cộng với tiếng gió rít ú u như thổi về từ địa ngục.

Nếu về buổi chiều mà ta đứng giữa cơn lốc và mặt trời, thì nó có màu xám bạc; nhưng nếu ta đứng nhìn mà mặt trời đằng sau nó thì sẽ thấy cái phễu khổng lồ màu đen thẫm coi rất kỳ quái và ghê rợn như khi còn nhỏ mà nghe chuyện yêu tinh hoá ra cơn lốc đi bắt gái đẹp vậy.

Năm 1925, một cơn lốc tàn phá ba tiểu bang Missouri, Illinois và Indiana đã làm gần 700 người chết, nhưng cơn lốc nhiều nạn nhân nhất là vào năm 1989 tại Bangladesh làm cho 1,300 người chết và mất tích.

Sức mạnh của lốc thật khủng khiếp, nó đã đem một bao bột mì ở Great Bend Kansas vất đi xa 137 Km; một cái canceled check của nhà bank đến tận Nebraska cách xa đến 490 cây số!

Đã lâu lắm rồi, dân chúng làm nhà thường có tầng hầm basement, khi có thông báo trên TV hay Radio, các thành phố hay thị trấn thường có còi báo động, là dân chúng xuống tầng hầm hết nên thiệt hại nhân mạng giảm đi đáng kể.

Dân chúng ở vùng này đã có kinh nghiêm về mưa đá và bão lốc rất nhiều, nhưng chúng ta là khách lữ hành, khi nhìn thấy cơn lốc lừng lững tiến về phía mình, cũng nên biết mà tránh khỏi những vùng cao, hãy lái ngay xe xuống chỗ nào trũng nhất thí dụ như đường mương bên xa lộ, tuyệt đối không chui vào núp dưới dạ cầu freeway, vì gió sẽ lòn xuống dưới chỗ nhỏ hẹp đó, rút người và xe ra mà quăng ném như một hòn sỏi bé nhỏ.

Đã có một lần cả ba nạn nhân ở ba địa điểm khác nhau bị chết vì núp dưới gầm cầu xa lộ!

Qua khỏi thành phố hoang tàn, lòng tôi xao xuyến, nhưng khi thấy chồi non đã nhú trên thân cây, từng đoàn xe cơ giới hoạt động rầm rập, người thợ nón nhựa, đeo belt với cưa búa trên tay đang leo thang, tôi biết chắc thành phố này sẽ hồi sinh trong một ngày rất gần.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến