Hôm nay,  

Cô Thí Sinh Và Lon Nước Ngọt (2)

22/02/200700:00:00(Xem: 142636)

Người viết: Người Giám Thị

Bài số 1202-1814-5120vb5 220207

Tác giả sinh năm 1957 tại Saigon, lần đầu dự viết về nước Mỹ, chưa tiện ký tên thật. Lý do: chuyện kể hoàn toàn thật. Mục đích bài viết là tìm gặp lại nhân vật trong chuyện kể. Mong cô thí sinh và lon nước ngọt liên lạc lại, có thể gửi thư qua giải thưởng Việt Báo nhờ chuyển. Năm mới, xin chúc lành tác giả và nhân vật. Bài đang 2 kỳ, tiếp theo và hết.

*
Làm người , ai cũng phải trải qua một lần mất mát, chỉ khác  nhau ở ...vết thẹo ...mà thôi.

Trở lại chuyện ngày ấy:

Ngày, giờ làm việc đã chia sẵn hết rồi, thứ hai, thứ tư, thứ sáu từ 7:30 tới 1:30, nhưng tuần nầy đặc biệt, mình làm tới 4:30 chiều, vậy thì mình còn có cơ hội gặp lại cô ấy lúc phát bằng (license).

Đi trở lên lầu nhìn đồng hồ, chưa hết giờ nghỉ, còn tới 20 phút lận, mình muốn đi ngược trở xuống để nói chuyện thêm với cô ấy nhưng lại thôi. Đến khoảng 4:00 giờ, được lệnh in bằng (license ). Nhìn phớt qua thấy hình cô ấy, mừng thầm trong bụng " Em đậu rồi, chúc mừng Em."

Lúc phát bằng mình đứng ngay cửa phía hành lang, thấy cô ấy vừa đi ra vừa đang cúi đầu, nhíu mày nhìn tờ giấy trên tay, chợt ngẩng đầu lên và bắt gặp đang bị nhìn, cô ấy có vẻ hơi ngạc nhiên. Mình mỉm cười và đưa tay lên chào, cô ấy cười đáp lại, vừa đi vừa nói to, rõ từng tiếng một, rất hồn nhiên, thật thà:

- Em mừng quá anh ơi!...

Mình chỉ mỉm cười  và nghĩ thầm. Thấy em mừng, anh cũng mừng theo...

Câu  nói cuối cùng của cô ấy nghe sao ấm lòng quá.

Đây là cơ hội cuối cùng của mình mà mình không biết

Phải chi mình mạnh dạn bước sang phía thang máy để tiếp tục nói chuyện với cô ấy, thì mọi chuyện có thể sẽ thay đổi hết.

 Trên đường lái xe về nhà, đầu óc suy nghĩ lung tung, muốn cú lên đầu mấy cái cho thật đau.  Tại sao mình làm vậy"

Đồ gà chết... Người ta là phụ nữ, phải đạp hết mặc cảm xưống đất, phải bỏ đi lòng e thẹn, và không sợ xấu hổ trưóc đám đông để giữ dùm mình lon nước ngọt, đã vậy, mà còn chờ để trao lại cho mình tận tay. Còn mình thì không một lời cám ơn, không một lời chúc mừng.

Lúc nói chuyện với cô ấy ở dưới lầu mình có cảm giác lạ lắm. Có lẽ mình đã gặp đúng người rồi, cho nên mình lúng túng quá không biết nói gì hết.

Thấy em mừng anh cũng mừng theo... Mừng thiệt đó!... Mừng vì em đã đạt được ý nguyện, mừng vì em đã thành công sau một thời gian khó khăn học hỏi như em đã nói... Học chữ nầy, quên chữ kia, và mừng vì được nghe em nói câu...Em mừng quá anh ơi.

Không lẽ,... cô ấy đùa giởn với mình"

Khi cô giữ lấy lon nước ngọt, cô đã vô tình giữ lấy tim tôi. Bây giờ chỉ còn lại ...dấu tay của cô mà thôi.

Về đến nhà, vẫn còn suy nghĩ lung tung, tối nay chắc chắn mình sẽ không ngủ được!... Nhất định mình phải đi tìm cô ấy!...Mình phải tìm cô ấy cho bằng được !...

Cuối tuần nầy là lễ Tạ-ơn, nghỉ được bốn ngày, mình sẽ bắt đầu đi tìm.

Mình sẽ đi hết con đường AMAR vì cô ấy đã nói đến con đường nầy thì chắc nhà cô ấy cũng ở gần đây thôi.

Nhà mình thì ở phía bên đường TEMPLE.

Chỉ cách có một con đường mà thôi.              

...

Hôm nay là thứ năm 23 tháng 11 năm 2006.

Thường thường trên đường về, từ freeway 605 South mình rẽ xuống đường Valley, quẹo phải, quẹo trái, quẹo phải, quẹo trái là nhà mình.

Bây giờ, mình đổi lại một chút, từ 605 xuống Valley quẹo phải đụng Temple quẹo trái, đụng Baldwin park, quẹo trái tới đường AMAR quẹo phải để về nhà. Lý do đổi hướng về nhà chỉ vì mình còn hy vọng, nếu may mắn mình sẽ gặp cô ấy ở đâu đó.

Suốt đường Amar có rất nhiều con đường nhỏ băng ngang, mình cứ chạy len lỏi từ đường nầy qua đường khác, mong sao gặp được cô ấy đang đứng ngoài cửa, đang tưới nước, họăc đang bỏ rác. Nhưng ...không như mình nghĩ đâu!.

Đời sống ở đây không giống như ở Việt Nam, nhà nào cũng đóng cửa kín mít. Chạy suốt cả chục con đường mà chỉ thấy có vài người ở ngoài mà thôi. Trong đầu rối tung như người đang đi lạc. Thôi đành trở về nhà suy nghĩ tìm cách khác.

Ờ!...Phải rồi!...Sổ điện thoại niên giám !...

Lục trong nhà, moi ra cuốn sổ điện thoại, mới nhìn vào, như một đám rừng.

Bây giờ bắt đầu từ đâu"

Thôi mình phải kiên nhẫn một chút, từ từ kiếm! Kiếm tên của người Việt nam có địa chỉ ở gần đường AMAR. Tìm được mười mấy chỗ, vừa gọi điện thoại hỏi thăm vừa chạy đi tìm. Có một địa chỉ mà linh tính báo cho mình biết, có thể đây là nhà cô ấy, lái xe đến tận nhà, thì thấy trước nhà có một cái bảng đề "Nhà bán".

Nhìn vào trong sân, thấy một anh chàng người Hispanic đang ngồi. Định quay về, nhưng lại thôi, xuống xe, bước đến trước cửa, kêu anh chàng đó ra để hỏi thăm thì mình mới biết căn nhà vừa mới bán, và họ cũng mới dọn vô được 2 tuần. Mình hỏi anh chàng đó có phải chủ trước là hai cha con không. Một người cha và một cô gái "....

Anh chàng trả lời không biết!

Dù không biết nhà nầy trước đó là của ai, nhưng tim mình tự nhiên thấy nhói lên vì thất vọng.

"Nếu cô mà dọn đi nơi khác, thì tôi sẽ... giận cô lắm đó !..."

Quay về nhà, mở máy computer, vào INTERNET mở trang bản đồ của vùng La Puente, chú tâm đến đường Amar coi nó đi đến đâu, thì chợt nhớ lại cô ấy có nói đến KAISER. Mình đâu có ngờ đường Amar bị đứt khúc ngay ở đường Baldwin Park.

Đi thêm một vòng qua khỏi Kaiser thì sẽ gặp khúc cuối của đường Amar. Mừng quá, vậy là đúng rồi, chắc chắn nhà cô ấy ở phía bên đó!

Coi lại bản đồ thì thấy bên đó cũng có một khu chung cư, không lớn lắm, khoảng bốn dãy, hai tầng.

Sáng hôm sau, lái xe qua bên đó, khúc đường Amar nầy rất ngắn, chạy lên, chạy xuống coi có người Á Đông nào ở ngoài không để mình ghé hỏi, nhưng không thấy người Á Đông nào cả. Chạy đến khu chung cư, đậu xe, đi bộ vài vòng, chỉ thấy người Hispanic. Hỏi thăm vài người ở đó thì họ cho biết là không có người Á Đông ở khu nầy, và được họ chỉ sang một nơi khác gần Kaiser. Không tin tưởng lắm nên mình đã trở lại khu đó liên tục hai ngày kế tiếp. Mình đả hỏi thăm những người đang sống ở hai bên đường Amar và họ đều nói giống nhau. Thất vọng ê chề...

Cô gì đó ơi! Dù chỉ cách có một con đường thôi, nhưng tìm cô không phải dễ! Buồn quá chừng!

Vậy là hết bốn ngày cuối tuần!

Ngày mai là 27-11-2006. Ngày mình đi làm.

Mỗi tuần, cứ chờ đến thứ bẩy và chủ nhật là lại đi tìm tiếp, chỉ có cuối tuần mới có nhiều thì giờ thôi. Những tiệm Nail, Tóc mà mình gặp lúc chạy xe, mình đều ghé qua.

Cô gì đó ơi !...Cô đang làm ở đâu vậy"

Chưa gì đã hơn hai tháng rồi. Gặp cô khoảng giữa mùa thu, bây giờ đã vào mùa đông rồi, 5, 6 giờ chiều trời đã tối, tìm cô chắc là khó hơn nữa... Nhưng vẫn phải tìm!

Hôm tết tây 1-1-2007, mình có ghé qua siêu thị Viễn Đông 3 ở trên đường Rosemead để mua vài món đồ, thì tình cờ gặp lại một cô, thi lấy bằng Esthetician cách đó khoảng hai tuần, mình cũng không nhớ tên của cô ta. Gặp lại, chào hỏi vài câu, rồi đường ai nấy đi, không nghĩ nghợi gì hết.

Tại sao người mình muốn gặp, lại không được gặp"

Bây giờ, có lẽ cô ấy đã có việc làm rồi!...Mải mê với công việc mới, nên chẳng có thì giờ nghĩ ngợi như mình đâu.!...Không biết có khi nào cô ấy nghĩ đến mình không" Việc làm của cô như thế nào" Có cực lắm không"

Tội nghiệp cho đôi bàn tay nhỏ bé của cô quá!...

Phải chi hôm đó, lúc ở cầu thang máy, mình bước qua để nói với cô ấy những câu nầy

-Anh chúc mừng em

-Anh tên L...còn em tên gì"...

-Nhà em ở đâu để anh đưa em về

-Cho anh xin số điện thoại của em.

-Đây là địa chỉ nhà anh ... La Puente, CA, 91744

Còn số điện thoại nhà anh là (626)...

Nếu em có cần gì thì gọi anh.

Càng nghĩ lại càng hối tiếc, và càng đau nhói một bên ngực!..

Cô gì đó ơi!...Tôi vẫn còn giữ lại lon nước ngọt hôm đó.Vì nó vẫn còn hơi ấm của đôi bàn tay cô !...

Bây giờ!...không biết phải làm sao "...

Trên đường Amar gần góc đường Sunset có hai khu chung cư, thứ bẩy nầy mình thử tới đó tìm, biết đâu cô ấy đang ở đó.

8:30 sáng thứ bẩy, mình đã có mặt ở bên khu chung cư đó, đi bộ không biết bao nhiêu lần, khắp hết cả khu đó nhưng vẫn không tìm được gì hết.

Trở về nhà, thất vọng quá... không biết rơi vô giấc ngủ lúc nào.

*

Mình lái xe trở lại khu chung cư đó, đậu xe phía ngoài đường AMAR, coi đồng hồ thấy gần 7 giờ chiều, bây giờ là mùa đông nên 5 giờ là trời đã tối rồi, bên ngoài trời hơi lạnh nên mình mặc thêm cái áo lạnh và bước ra khỏi xe.

Khu chung cư nầy chia ra làm hai khu, một khu 13 và một khu 11 dãy, tổng cộng là 24 dãy. Mình không để ý mỗi dãy có bao nhiêu căn, chắc khoảng chừng 10 căn, một tầng. Dãy nầy đâu mặt với dãy kia, khoảng giữa là lối đi có trồng cỏ hai bên. Không biết trong đầu mình có bị ...lộn sộn gì không, mà đôi khi mình cứ tưởng là đang ở Việt nam.

Thả bộ đến đầu khu chung cư và từ từ đi. Cứ đi lên rồi lại đi xuống giữa hai dãy, từ đầu dãy của khu nầy đến cuối dãy của khu kia, có căn không bật đèn, có lẽ họ chưa về, có căn đèn sáng trưng, âm thanh từ TV vọng ra. Có căn nghe được tiếng con nít và người lớn nói chuyện. Thỉnh thoảng lại nghe văng vẳng tiếng nhạc vọng cổ. Hình như đa số là người gốc Hispanic.

Không biết qua lại đến lần thứ mấy rồi, chân đã thấy hơi mỏi và hơi lạnh, nên mình định đi đến dãy cuối cùng thêm lần nữa rồi về.

Vừa lạnh vừa thất vọng, lủi thủi đi qua dãy cuối cùng, thì bổng nghe có tiếng ai gọi phía sau lưng:

- Anh L.... !...

Giật mình quay lại, thấy cô ấy đang đứng ngay cửa của căn nhà đầu tiên, dãy cuối cùng. Vẫn nụ cười cởi mở nhưng có vẻ hớn hở hơn. Có điều hơi lạ là có khi mập mờ giống như mình đang nhìn một cô gái đứng trước cửa nhà, ở Việt Nam, đang nhìn mình cười.!

Mừng quá... Mừng đến muốn khóc. Chăm chú nhìn cô ấy, thấy hơi lạ lạ... Ờ! phải rồi...cô ấy đang xõa tóc chứ không cột lên như lúc ban đầu mới gặp.

Ủa!...Mà sao cô ấy biết tên mình"... Tim bắt đầu đập nhanh hơn,...sao hồi hộp quá... nhưng mình nhủ thầm lần nầy không thể để mất cô ấy nữa.

Hình như thấy mình hơi chậm, nên cô ấy lại nhíu mày và khẽ nhún người một cái như muốn nói lẹ lên, người ta đang chờ...- trông dễ thương quá.

Có lẽ vì xúc động quá nên mình vẫn đứng chết trân nhìn cô ấy, hai chân tự nhiên cứng lại không bước được, và hai mắt dần dần mờ đi... đưa tay lên dụi mắt... thấy ướt ướt...Thì ra mình nén nước mắt không kịp, nên nó rịn ra một chút.

Đang dụi mắt, tự nhiên cảm thấy lạnh và run lên, không phải run vì thấy cô ấy, mà run thiệt... Run vì lạnh... Sao bữa nay lạnh quá vậy!

Lạnh đến nỗi phải...giật mình thức dậy. Thì ra đang coi TV, ngủ quên, không đắp mền. Rờ lại hai mắt, thấy vẫn còn ướt, chắc mình khóc thiệt!

Kéo mền đắp lên người, và suy nghĩ đến giấc mơ, thấy buồn quá, vừa tìm được cô ấy rồi lại mất!... lần nầy... buồn hơn gấp mười lần hôm qua !

Nhìn đồng hồ, mới có 2 giờ mấy sáng. Coi như hết ngủ lại được!...

Gần như ngày nào cũng giống như vậy hết! Mất ngủ vì cô đo!

Chiều hôm sau, trở lại tìm tiếp, mình có tới căn đầu của dãy cuối cùng mà hồi tối nằm chiêm bao thấy cô ấy, thì thấy người khác ở đó. Lại buồn tiếp!... Buồn quá không biết làm gì nên đứng đó lầm bầm ca một câu dí dỏm cho đỡ buồn: Ta buồn ta đi lang thang... Đạp phải... cục vàng...

Rồi cười một mình, chắc mình sắp sửa khùng rồi!

Khùng vì cô đó!

Ra xe chạy thẳng một lèo tới phở Hòa ăn một tô phở đặc biệt, no bụng rồi... chạy về nhà ngủ.

Hôm đó, mình gặp được cô ấy, giống như mình đang đi giữa sa mạc, bất ngờ gặp phải một trận mưa lớn từ đâu đổ xuống. Không tránh được, nên những hạt mưa mát lạnh đó cứ từ từ ngấm vào cơ thể. Làm cho mình có một cảm giác kỳ lạ. Thay đổi tất cả....nhịp tim và ý nghĩ...(chắc mình bị cảm rồi. Hết thuốc chữa!)

 

Gặp em trong khoảnh khắc

Như mưa đổ đầu mùa.

Lòng anh đang chết ngộp

Đắm chìm theo mưa thu...

Hạt mưa thu vừa dứt

Em cũng vừa bước đi

Nắm tay không kịp nữa

Đành đứng đó chờ mong...

Cô gì đó ơi!...Tôi còn một cách nữa để tìm cô, tôi sẽ đăng báo nhắn tin!

Nhưng mà làm sao nhắn tin được, tên không có, địa chỉ cũng không có thì làm sao đây!...Thôi được rồi! Mình sẽ viết lại câu chuyện nầy, và nhờ các bạn tìm giúp mình.

Nếu cô có đọc báo, và đọc bài nầy, cô sẽ nhận ra tôi ngay!

Dù đã muộn rồi hay vẫn chưa muộn, xin cô gọi điện thoại cho tôi một lần, hoặc viết thơ (nhờ tòa sọan chuyển dùm) cũng được vì tôi có rất nhiều chuyện để nói với cô. Câu chuyện chưa kết thúc được, vì tôi đang chờ tin cô.

Rất mong được gặp cô thêm một lần nữa, vì chỉ có cô mới tạo được cơ hội đó mà thôi! Mình đã có duyên gặp nhau, ước sao ông Trời cho mình cái nợ.

Mình mưốn nhờ các bạn một chuyện rất nhỏ là, sau khi đọc xong bài báo nầy, các bạn đừng liệng bỏ, mà hãy chuyển sang cho người kế bên, ở chỗ các bạn đang làm. Vì mỗi tờ báo cũng đều có hướng đi riêng của nó.

Mình chỉ mong sao, có một tờ được may mắn rơi vào tay cô ấy.  Xin cám ơn các bạn!

Cô gì đó ơi !...

Anh vẫn còn đứng dưới lầu một!...

Anh vẫn còn đi trên đường AMAR!...

Anh vẫn còn đến siêu thị Viễn-Đông!...

Và anh sẽ mãi mãi giữ lon nước ngọt nầy... cho đến khi gặp lại cô...

Cô đừng đi đâu xa nhé./.

Người Giám Thị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,779,676
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến