Hôm nay,  

Cám Ơn "cơm Chỉ"

02/07/200700:00:00(Xem: 125793)

Người viết: Phúc Thiện Nhật

Bài số 2032-1895-599vb2020707

*

Tác giả tên thật là Phùng An, hiện là cư dân Westminster, Nam California. Trước năm 1975: Công chức. Từ năm 1975 đến 1979: Bán chợ trời. Năm 1980: Vượt biên đến Mỹ. Nghề nghiệp ở Mỹ: Electronic Technician.

*

Khi nghe nói đến danh động từ "Cơm chỉ", hẳn quý vị đều biết đó là những món ăn bình dân, đơn giản thuần tuý Việt Nam nhưng được gắn thêm tên gọi thoáng nghe có phần dí dỏm, xa lạ nhưng ý nghĩa không kém phần độc đáo. Tôi không nhớ danh động từ này được khai sinh từ lúc nào.

Khoảng vài năm trở lại đây, trên đường đi làm, tình cờ mở đài Little Saigon Radio nghe giọng nói ngọt ngào, dễ thương của một cô xướng ngôn viên trẻ đẹp nào đó đang giới thiệu những món ăn của một tiệm "food to go"... thơm, ngon, tươi, mới... nấu như mẹ nấu ở nhà mà nhiều người quen gọi là "Cơm chỉ ...". Chỉ món nào múc món đó. Kể từ đó, danh động từ "Cơm Chỉ" in vào trong tiềm thức tôi.

Dòng họ "Cơm chỉ" cũng có một quá trình khai sinh, hình thành và phát triển của nó. Tôi còn nhớ, sau khi từ giã tiểu bang miền lạnh về định cư tại miền Nam Cali nắng ấm, đời sống của một người độc thân, ở trọ (share phòng) thật giản dị, nhứt là về vấn đế ăn uống, nấu nướng hàng ngày. Chiều chiều trên đường đi làm về, nếu thích làm bếp có thể ghé vào một tiệm thực phẩm bên đường mua vỉ đùi gà hoặc cánh gà (thịt bò, heo chưa dám mua vì chưa biết cách nấu nướng) về luộc cho thêm hành tây, nêm mắm, muối, tiêu, đường, sẽ có ngay nồi súp gà. Nước luộc, bỏ thêm rau vào làm canh, thịt gà xé phay, bóp chút rau răm, lúc bấy giờ chưa biết cholesterol là gì nên da gà trộn chung với thịt ăn thoải mái. Những dịp cuối tuần nếu có bạn hiền đến thăm cũng vẫn thực đơn này chấm muối tiêu chanh ăn với cơm trắng vẫn ngon miệng và hấp dẫn như "Cao lương Mỹ Vị". Có lẽ hình ảnh và dư vị những bữa cơm độn ngô, khoai hoặc bo bo ở quê nhà từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 vẫn còn hằn sâu trong ký ức nên thịt gà luộc ăn với cơm trắng, gạo thơm không độn ngô, khoai là "Cao lương Mỹ Vị" chăng"

Muốn hiểu rõ dòng họ "Cơm Chỉ" , ta thử nhìn về quá khứ, khoảng từ đầu 1985 trở về trước, khu Little Saigon chưa được phát triển như hiện nay, các siêu thị Việt Nam chỉ là những ngôi chợ nho nhỏ nằm chung dãy với các cửa hàng bán lẻ, phòng mạch bác sĩ hoặc các văn phòng dịch vụ chưa dám sánh vai cùng các siêu thị của người bản xứ trong vùng, hãy còn e ấp như các cô thôn nữ vừa từ miền quê lên tỉnh. Các khu thương mại chưa có bộ mặt sầm uất, xứng với danh nghĩa "Thủ Đô Của Người Việt Tị Nạn" và các cửa hàng ăn uống cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Lớp người Việt Nam đầu tiên đến định cư tại đây,một quốc gia quá văn minh mọi sinh hoạt được am1ymóc hóa nên thời gian quý hơn vàng và qua nhanh như chớp khiến mọi người phải vội vã chạy đua vơí thời gian. Những ai may mắn có gia đình, hàn gngày đi làm còn có phần ăn mang theo cho bữa trưa tại nơi làm việc. Những người độc thân, nếu không mang theo một hộp pizza, một phần hamburger hay một miếng bánh mì thịt nguội, buổi trưa phải "get line' bên cạnh xe "lunch" chờ mua những phần ăn lai căng theo thực đơn Mỹ, Mễ, hy vọng buổi tồi về nhà sẽ có những tô mì gói hoặc bữa ăn "Cao lương Mỹ Vị" như đã nói trên đây. Nhiều người không có thời gian tự nấu cho mình những bữa ăn hàng ngày.

Hiểu được nhu cầu aà thông cảm hoàn cảnh này, một vài gia đình có lẽ vì không đủ khả năng hay không muốn bận rộn khi mở tiệm ăn lớn , họ mở những tiệm ăn nhỏ, nấu những món ăn thông thường, thuần túy quê hương bán từng món cho khách mua mang đi như hình thức "Drive Through" hay "Fast food" trong hệ thống tiệm ăn của người bản xứ, gọi bằng tên cúng cơm là "Food To Go". Mãi hơn hai mươi năm sau, khi được nhập "Việt tịch", tên "Food To Go" được đổi thành cơm chỉ. Một tên gọi giúp cho người mua được dễ dàng trong lĩnh vực ẩm thực.

Theo sự hiểu biết của tôi, tên "Cơm Chỉ" chưa có trong bất cứ bộ tự điển nào của Việt Nam, cũng không có chỗ trong văn học nghệ thuật của bốn ngàn năm văn hiến nhưng đã du nhập về tận quê nhà, được đổi tên là "Cơm Hộp". Nếu quý vị có về Việt Nam hẳn đã biết.

Bước vào thế kỷ 21, lĩnh vực hoạt động của ngành "Cơm Chỉ" đã có nhiều thay đổi và khả năng biến chế để chiều theo sở thích và khẩu vị của mọi người. Tuy nhiên, ta cũng nên nhìn về quá khứ để thấy sự vươn lên và tiện lợi của ngành "Cơm Chỉ" mà từ trước khi còn ở quên nhà có lẽ chúng ta chưa bao giờ nghe nói đến hoặc nghĩ đến việc khai trương một tiệm "Cơm Chỉ".

Hiện tại, quanh vùng Little Saigon có cả chục tiệm "Cơm Chỉ". Những tiệm bán những món hàng vừa ăn chơi, vừa ăn thiệt thường nằm trên những khu phố có đông người qua lại, có nhiều tiệm phát triển thành hai, ba tiệm cùng mang  chung một thương hiệu. Số còn lại mở chung trong các siêu thị lớn của người Việt Nam.

Trong câu chuyện "trà dư, tửu hậu" hôm nay, tôi chỉ xin đề cập đến hai tiệm cơm chỉ đặc biệt đối với tôi. Tiệm thứ nhứt là "BM số 1 FTG" nằm trên đường Bolsa. Đây là một trong những tiệm "Cơm Chỉ" khai trương đầu tiên và tôi là người đầu tiên và thường xuyên đến tiệm này. Sau nhiều năm ăn cơm chỉ, ngày nay tôi đã là "sở hữu chủ" của một "mệnh phụ" và ba "nhóc tì" nhưng hôm nào "cơm không lành, canh không ngọt", "mệnh phụ" "giả vờ bệnh" không nấu nướng. Hoặc năm nào làm nhiều giờ phụ trội (over time), "bà xã" vui vẻ, thỏ thẻ rằng: "Em nhớ ba má quá" xin về Việt Nam ăn Tết hết tháng Giêng, thì nhờ tiệm "Cơm Chỉ" này mấy cha con tôi vẫn có những bữa ăn ngon lành. Thỉnh thoảng, trong bữa cơm chung với các con, câu giới thiệu tiệm "Cơm Chỉ" của Little Saigon Radio:. . . thơm, ngon, tươi, mới. . . nấu như mẹ nấu ở nhà hiện về trong tâm trí, tôi thấy tác giả nào đó nghĩ ra câu quảng cáo so sánh này hay và đúng quá, nhứt là mấy "nhóc tì", bất cứ món ăn nào có dính dáng đến "má mì" dù mua ở tiệm đem về hay nấu ở nhà chúng điều khen ngon.

Tiệm thứ hai là "HL Sandwich FTG" cũng ở trên đường Bolsa, tiệm này khai trương sau tiệm số một nhưng cũng thuộc thành phần "lão làng", ngày nay đã ngưng hoạt động nhưng đối với tôi có nhiều kỷ niệm đẹp, hay nói đúng hơn, đã làm thay đổi hẳn cuộc đời tôi. Lúc bấy giờ tôi "share phòng" ở khu đường Magnolia, thuận đường lên freeway 405, chiều chiều đi làm về tôi thường ghé tiệm này mua phần ăn cho buổi tối thay vì cứ dùng thực đơn "Cao Lương, Mỹ Vị" hoài sợ sẽ quên dần hương vị quê hương.

Trong tiệm "Cơm Chỉ" này. Lúc bấy giờ, ngoài cô gái xinh đẹp con chủ tiệm đứng ở quày tính tiền, có hai cô thường trực đứng tại khu có những khay thức ăn  nóng để phục vụ khách hàng. Hai cô này tuy dung nhan không làm nghiêng thành, đổ nước nhưng nét duyên dáng, mặn mà cũng làm say đắm những chàng thanh niên độc thân, sống cô đơn nơi đất khách, quê người. Thoạt tiên khi đến mua phần ăn, tôi không mấy quan tâm đến hai cô bán hàng duyên dáng, dễ thương này, chỉ nhìn vào những khay thức ăn quen  thuộc, dễ gọi, không dám gọi những món lạ sợ nói không đúng tên món ăn cô bán hàng sẽ cười, xấu hổ lắm. Thời bấy giờ chưa có tên "Cơm Chỉ".

Dần dà, có lần một trong hai cô bán hàng ngẩng nhìn tôi, hỏi: "Sao anh cứ ăn những món này hoài không mua những món khác để thay đổi khẩu vị"" Kỷ niệm tình yêu tuổi trẻ đã xa như quê nhà. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tị nạn tôi được một người đẹp duyên dáng gọi "anh". Chỉ vậy thôi mà sao trong lồng ngực, con tim tôi thấy niềm vui rộn rã bởi tiếng "anh" nghe ngọt ngào làm sao. Nhờ sự "cố vấn" của cô bán hàng tử tế, tôi liều "nhắm mắt đưa tay" chỉ thêm vài món mới.

Nhân dịp này tôi muốn khoe cùng quý vị buổi chiều hôm ấy tôi có một bữa cơm thật ngon nhưng giấc ngủ đến với tối không trọn vẹn vì hình ảnh cô bán hàng và âm thanh "anh" luôn luôn ẩn, hiện chập chờn trong tâm trí.

Tôi không ngờ cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi từ đây. Mỗi chiều khi đến mua phần ăn, tôi không mua theo ý mình như từ trước mà chỉ nói, cô bán cho tôi phần ăn, món nào cũng được tuỳ ý cô. Vô tình, tôi đã gián tiếp giao cho nàng quản lý vấn đề ăn uống của tôi. Kể từ hôm ấy, phần ăn tối của tôi nhiều hơn, nhìn hấp dẫn hơn và món ăn nhiều dinh dưởng hơn, mặc dù tôi cũng chỉ trả $2.00 (giá tiền một phầ ăn "Food to go" thời ấy).

Đọc được chút thiện cảm nàng dành cho tôi qua những phần ăn tôi mua hàng ngày, từ nay mỗi lần đến mua phần ăn tối, tôi không còn nhìn những khay thức ăn nữa, tha hồ ung dung đứng nhìn trộm cô bán hàng. Nàng đẹp, đẹp thật. Đôi môi chín mộng, ánh mắt long lanh, tóc mai loè xoè quyện chút mồ hôi với đôi má ửng hồng do hơi nóng từ những khay thức ăn tỏa lên. Mắt, môi, mũi, miệng hài hòa trên khuôn mặt rạng rỡ, phủ bờ vai bằng mái tóc đen mượt càng làm nổi bật nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ á đông đang độ xuân thì.

Chắc quý vị còn nhớ, hơn hai mươi năm trước, phong trào làm đẹp cho phụ nữ bằng phương pháp: "Hút, Bơm , Cộ, Cắt, Nâng, Xâm..." chưa được tân tiến và quảng cáo rầm rộ như hiện nay nên nàng vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp tự nhiên. Nàng đứng bên trong quày hàng nên tôi chỉ ngắm được nàng từ trên xuống đến nửa lưng chừng. Chỗ cần "bôm" của nàng tôi thấy đã quá lý tưởng, đẹp như người trong tranh. Chỗ muốn "hút" của nàng tôi thấy chưa cần thiết. Căn cứ vào hai "vùng chiến thuật" trên đây, tôi tưởng tượng vòng số bai của nàng chắc phải tuyệt vời lắm. Chỉ nghĩ đến đó thôi, tôi cũng thấy quên ăn, mất ngủ.

Nhìn hình dáng nàng hiện hữu trước mặt, lòng tôi nhen nhúm dâng lên một niềm ước mơ: "Đưa nàng về dinh." Câu hát quen thuộc: . . . "Anh đưa em đi về, về quê hương yêu dấu. . ." Tôi xin phép tác giã tự đổi lại: . . . "Anh đưa em đi về, về nơi anh đang sống. . . Anh đưa em đi về, về nơi anh share phòng. . ." Để đêm đêm tự hát cho riêng mình tôi nghe.

Thời ấy, tuổi thanh niên đang sung mãn và tràn đầy sức sống, nhưng tôi vụng về và nhút nhát làm sao. Nhiều lúc tôi muốn gọi nàng bằng "em", miệng đã mở ra nhiều lần nhưng nói chẳng nên lời.

Bốn chữ: "Đưa nàng về dinh" nghe đơn giản nhưng làm thế nào để được mở cửa xe hoa cho nàng bước lên cũng thật "trầy vi, tróc vẫy" và lắm công phu.

Cái khó khăn đầu tiên là làm thế nào để biết được nàng là hoa đã có chủ hay chưa. Tôi đem điều suy tư này tâm sự với một người bạn cùng tuổi, làm cùng sở và đã có gia đình. Theo kinh nghiệm bản thân, người bạn này bảo: "Dễ thôi, anh cứ nhìn vào ngón tay đeo nhẫn của cô ta là biết ngay. Các cô khi đã là hoa có chủ luôn luôn ngón tay áp út có chiếc nhẫn."

Nhờ bài học kinh nghiệm này tôi mới biết nàng là hoa đang sẵn sàng chờ người đón về cắm vào bình. Những giai đoạn kế tiếp, tôi xin phép quý vị kể vào dịp khác, dài dòng lắm. Bây giờ tôi tự hào nói cho quý vị biết nàng đang là một bình hoa đẹp được  trang trí trong nhà tôi.

Cám ơn Thượng Đế đã cho con đi vượt biên được an toàn, đến được bến bờ tự do, có cuộc sống an cư, lạc nghiệp. Đặc biệt, có bình hoa đẹp trang trí trong nhà (bắt chước một xướng ngôn viên đẹp trai của một đài phát thanh "nịnh đầm" chút). Cám ơn "Food To Go" và "Cơm Chỉ" đã cho tôi điều kiện để rước được nàng tôi yêu về dinh và đặc biệt cám ơn "bà xã" đã cho anh chuỗi ngày hạnh phúc tuyệt vời nhiều hơn thời gian "cơm không lành, canh không ngọt."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến