Hôm nay,  

Mẹ Tôi Đi Mỹ

12/02/200700:00:00(Xem: 118544)

Mẹ Tôi Đi Mỹ

Người viết: Nguyễn Mão

Bài số 1198-1810-517 vb8120207

Tác giả lần đầu tiên dự Viết Về Nước Mỹ. Theo nội dung bài viết, bà đang là cư dân San Francisco.

  *

Tôi đi thăm mộ mẹ tôi về, trời đã nhá nhem tối, lòng tôi chùng xuống. Nỗi nhớ mẹ làm tôi quay quắt. Thế là mẹ tôi đã yên nghỉ trong lòng đất lạnh.

Tôi nhớ mãi ngày mẹ còn ở Việt Nam, ngày ngày nhớ thương những đứa con sống nơi xứ người. Rồi mẹ cũng phải chọn lựa giữa chuyện đi hay ở lại. Mẹ không muốn rời xa nước Việt, nơi mẹ đã sinh ra và lớn lên, đã chứng kiến những đổi thay của đất nuớc, những buồn vui của kiếp nguời. Mẹ không muốn đi đâu xa rời làng xóm, nơi mẹ đã dành hết thời trẻ trung cũng như tuổi già của mẹ với mái nhà thân yêu cùng bố nuôi nấng đàn con truởng thành trong vòng tay của mẹ.

Thế rồi thời cuộc đổi thay, bố tôi mất đi sau một cuôc giải phẫu, chị em chúng tôi theo dòng nguời vượt biển năm 1980 nổi trôi đến xứ người, chỉ còn lại 2 nguời em tôi ở lại với mẹ. Thời gian trôi mãi, mẹ sống và an phận với tuổi đời chồng chất.

Rồi năm 1992 dòng người Việt đi định cư tại Mỹ mỗi ngày một tăng, chị em tôi cũng đã hoàn tất thủ tục bảo lãnh mẹ và 2 em sang Mỹ như mọi gia đình  khác, nhưng mẹ không muốn đi, mẹ chỉ muốn ở lại để chết trên quê huơng, đuợc chôn bên cạnh mộ của  bố. Mẹ viết thư bảo chị em tôi cứ bảo lãnh các em sang là mẹ yên tâm rồi. Nhưng mẹ tôi không hiểu là nếu mẹ không đi thì các em tôi không đi được, vì lúc ấy chỉ cho những người độc thân đi theo cha mẹ diện PIP. Các em tôi có nói với mẹ:

“Nếu mẹ không đi thì chúng con không đi được, xin mẹ nghĩ đến tương lai chúng con.”

Mẹ tôi ngạc nhiên, nhưng khi nghe 2 em tôi giải thích lý do, và sau một tuần suy nghĩ, mẹ tôi bằng lòng đi, mẹ đi vì tuơng lai của các con.

Thế rồi, ngày 12 tháng 12 năm 1992, chị em tôi ra phi truờng San Francisco đón mẹ và 2 em tôi sang đoàn tụ.Tôi vui mừng gặp lại mẹ sau 12 năm xa cách, mẹ trông già hơn nhiều, nhưng mẹ vẫn còn khoẻ.

Chúng tôi quấn quít bên mẹ được một tuần, rồi phải trở lại làm việc, thế là mẹ ở nhà một mình. Mẹ quanh quẩn trong nhà vui với chiếc tivi, mẹ xem những đài Mỹ, tuy không biết tiếng Anh nhưng mẹ xem hình, mẹ thấy cũng thích thú vì bên nhà chương trình TV làm gì mà có nhiều đài như thế.

  Thời gian trôi đi thấm thoát mà đã hai tháng, mẹ quay ra nhớ Việt nam, nhớ bà bạn hàng xóm, và nhớ những tiếng ồn ào quen thuộc hàng ngày của xóm giềng với những tiếng rao hàng của những ngưởi bán rong, của những tiếng xe đạp chạy khắp xóm rao mua những đổ lạc xoong... Mẹ thở dài buồn bã.

May mà mẹ tôi cũng có một số  bạn là những bác cùng độ tuổi của mẹ. Trong số bạn này, mẹ thân nhất là bác Lụa,  ở cùng trong building với mẹ tôi, chỉ khác là mẹ tôi sống ở từng trên, còn bác Lụa sống ở từng duới.

Hàng ngày mẹ tôi và bác Lụa thường rủ nhau đi dạo khắp downtown San Francisco, truớc để thư giãn cơ thể, sau cùng nhau hàn huyên tâm sự. Thỉnh thoảng Bác Lụa và mẹ tôi vào một nhà hàng Việtnam để thuởng thức món ăn thuần tuý Quê Hương. Tôi nhớ mãi một hôm bác Lụa và mẹ tôi về nhà sau một buổi đi dạo, tôi hỏi bác Lụa:

“Hôm nay bác và mẹ cháu đi chơi đâu, có vui không bác"”

Bác vui vẻ kể cho tôi nghe là bác và mẹ tôi hôm ấy đi ăn nhà hàng, và có gọi phở. Tôi thấy bác vui, hỏi thêm:

“Thế bác và mẹ cháu ăn có ngon miệng không" Có cho tiền tip không"

Bác Lụa kể:

“Bác và mẹ cháu ăn hết, và có cho họ tiền tip là 50 cents.

Tôi ngạc nhiên lẫn buồn cười vì bác nói khỏan tiền tip chỉ có 50 cents, nhưng như vậy cũng là hay lắm rồi, vì như vậy mẹ tôi cũng có niềm vui khi đi với bác Lụa.

Tháng năm trôi qua, mà thấm thoát mẹ đã ở Mỹ được muời năm, tôi biết mẹ tôi buồn vì nhớ quê huơng, nhớ hàng xóm, nhưng mẹ không biết làm sao hơn vì các con của mẹ ở đây hết rồi, mẹ cố tìm vui trong hội nguời già và mẹ trông mong tối nhanh để các con và các cháu về đông đủ.

Sau khi sống ở downtown một thời gian dài, chúng tôi mua nhà và con bác Lụa cũng mua nhà nơi khác, thế là mẹ tôi và bác Lụa phải xa nhau, tuy rằng thỉnh thoảng có gọi điện thoại, nhưng không gì bằng đuợc gặp mặt nhau hàn huyên và đi dạo.

Mẹ về nhà mới, nhưng lại buồn hơn truớc vì xa downtown, nơi có nhiều nguời Việt sống, lại không biết đi xe bus, mẹ quay ra buồn, nhớ ViệtNam, mẹ đòi về lại Việtnam để sống, nhưng gia đình tôi còn ai ở đó đâu"

Lòng tôi trăn trở nhiều, khi thấy mẹ mỗi ngày một buồn hơn. Tôi quyết định chỉ đi làm part time, để có thể ở nhà với mẹ để mẹ vui. Nhưng niềm vui ấy chẳng đuợc bao lâu.

Một bữa, tôi đi làm về và thấy mẹ đã yên ngủ trên giường, tuởng mẹ ngủ vì mệt, tôi lay mẹ dậy. Nhưng không, mẹ đã không dậy nữa. Tôi gọi cấp cứu và mẹ được chuyển vào nhà thương với cơ thể bất động, nơi đây bác sĩ và y tá đã cố gắng làm mẹ hồi tỉnh, nhưng mẹ đã ngủ một giấc ngủ ngàn thu. Tôi gào thét gọi mẹ với nỗi lòng hối tiếc là không được ở bên mẹ khi mẹ ra đi.

Chị em tôi làm đám tang cho mẹ trong đơn sơ, nhưng đầy ắp những yêu thương mà chúng tôi dành cho mẹ. Mẹ đã hi sinh tất cả niềm vui riêng tư, nỗi nhớ quê hương, cho các con của mẹ có được tự do và hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,398,776
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến