Hôm nay,  

Gia Tài Của Cha Tôi

16/06/200700:00:00(Xem: 159213)

Người viết: Nguyễn Duy-An

Bài số 1264-1875-580vb3050607

Nguyễn Duy An  là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic. Năm 2006, ông là tác giả được trao tặng giải Chung Kết  Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông dành cho ngày Lễ Cha năm nay.

Caption: VietVeNuocMy_CauOngMinh.JPG

Hình bên: “...trên con đường nối liền Vũng Tàu và Quốc Lộ số 1, đi ngang cuối làng Bình Giả, trước khi vào tới xã Tân Lập, có một chiếc cầu mang tên cha tôi: Cầu Ông Minh.”

Cha tôi không còn nữa! Cha tôi đã mất ngày 22 tháng 5 năm 1998 ở Việt Nam, để lại cho tôi một gia tài vô giá. Đó chính là niềm tin, là lý tưởng, là ý chí và nghị lực giúp tôi vững bước trên đường đời.

Ông nội mất khi cha tôi còn bé lắm! Mấy năm sau bà nội "đi thêm bước nữa" nên cha tôi phải nghỉ học để tìm kế sinh nhai nuôi dưỡng 3 người em còn nhỏ dại mặc dầu lúc đó cha tôi cũng chỉ mới 15 tuổi đầu. Cha tôi không phải là người giỏi, cũng không có tài gì đặc biệt nên đã không thể làm giàu về vật chất nhưng ý chí và nghị lực của ông thật tuyệt vời. Cha tôi luôn luôn can cảm đối đầu với sự thật, cho dẫu có phũ phàng, và sẵn sàng chấp nhận "thua một trận để thắng cả cuộc chiến!"

Lúc còn ở miền Bắc, cha tôi đã từng đi "làm thuê ở mướn", can tâm chịu nhục nhã để tìm phương tiện nuôi dưỡng các em khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho từng người "để cô và hai chú không phải tủi thân vì ông nội chết sớm!"

Sau khi di cư vào miền Nam, ở Bình Giả một thời gian, cha tôi lại một lần nữa đưa gia đình đi dinh điền Phước Tín thuộc quận Phước Bình, tỉnh Phước Long vì sợ con cái mắc phải những cơn bệnh ngặt nghèo vì "ngã nước" nơi vùng đất đầy chướng khí lúc mới thành lập trại di cư này. Nhưng rồi thực tế quá phũ phàng, gia đình tôi lại dọn ngược trở về Bình Giả năm 1966 vì chiến tranh lan rộng trên vùng Phước Long. Một lần nữa, cha tôi đã phải bắt đầu lại từ con số không, ăn nhờ ở đậu anh em bà con, làm thuê làm mướn sống qua ngày, rồi phát rừng kiếm đất cày cấy.

Trong thời gian chạy loạn và di chuyển trở lại Bình Giả, tôi đã mất một năm học, rồi vì tuổi trẻ ham chơi, tôi phải ở lại lớp thêm một năm nữa. Tôi biết lúc đó cha tôi lo buồn nhiều lắm; tuy nhiên, vì sợ tôi chán nản bỏ bê việc học nên cha tôi chỉ ân cần nhắc nhở: "Con phải can đảm vươn lên. Con là niềm tự hào của cha. Nếu tự con không được can đảm cho lắm, thì cũng phải tỏ ra là mình can đảm. Người ta không phân biệt được một người can đảm với một người tỏ ra can đảm đâu..."

Sau năm 1975, khi biết anh em chúng tôi hầu như mất định hướng, không còn hứng thú tiếp tục học, cha tôi chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo: "Các con phải cố gắng mà học. Đời cha đã khổ vì ông nội mất sớm, không được học nhiều nên cứ phải cày sâu cuốc bẫm. Thời nào người có học cũng hơn, các con cố lên, đừng chán nản." Tôi không bao giờ quên giọng nói nghẹn ngào của cha khi tôi từ giã gia đình trở lại trường học vào một buổi sáng cuối thu năm 1975: "Cha không có một hũ vàng cũng không có một tủ sách để lại cho con. Cha chỉ biết cày sâu cuốc bẫm để nuôi con ăn học cho tới đầu tới đũa... Con đừng cầu mong của cải mà hãy cầu mong sự khôn ngoan, hiểu biết, và lòng dũng cảm."

Chính nhờ những lời khuyên dạy đó mà đầu thập niên 1980, em trai tôi đã trở thành một giáo viên ở vùng "Kinh Tế Mới Xuân Sơn" gần Bình Giả thay vì phải "thi hành nghĩa vụ quân sự" ở Campuchia như bạn bè cùng trang lứa. Và cũng chính nhờ những lời khuyên dạy đó mà sau khi tới Mỹ, tôi đã tìm mọi cách rời khỏi nông trại của người bảo trợ để tự đi tìm cho mình một tương lai qua việc học.

Những ngày đầu gian khổ ở Mỹ, tôi đã nghĩ thật nhiều về cuộc sống vất vả của gia đình đang lây lất qua ngày ở Bình giả, và thường xuyên ôn lại những lời khuyên dạy của cha tôi để làm động lực thúc đẩy mình phải vươn lên. Thời sinh viên độc thân, với tiền học bổng và làm việc trong trường, tôi cũng tạm đủ sống, nhưng đêm từng đêm tôi vẫn đi quét nhà, hút bụi, lau cầu tiêu... để kiếm thêm tiền mua quà gởi về giúp gia đình bên Việt Nam. Tôi rất vui mừng và hãnh diện vì trong gian nan khốn khó của những ngày đầu sống kiếp tỵ nạn, mặc dầu tôi không đủ khả năng để nuôi các em như cha tôi đã từng làm, nhưng tôi cũng giúp đỡ cha mẹ và các em, các cháu được phần nào qua cơn túng quẫn.

Trước Tết Nguyên Đán năm 1998 tôi vội vã dẫn theo đứa con gái đầu lòng mới 8 tuổi trở về khi nghe tin cha tôi bệnh nặng, và sợ sẽ không còn sống được bao lâu! Sau khi hoàn tất thủ tục Hải Quan và bước ra phía ngoài phi trường, tôi đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cha già một tay chống gậy, một tay bám vào vai em tôi mới có thể đứng vững để nhìn lại đứa con trai sau bao nhiêu năm trời xa cách. Cha tôi gầy gò và xanh xao quá!

Hai cha con tôi ôm nhau khóc ròng, trong lúc mẹ và các em, các cháu cũng khóc như mưa. Ngày tôi âm thầm lặng lẽ cỡi xe đạp rời Bình Giả ra Láng Cát để xuống thuyền đi tìm tương lai, trời mưa như thác đổ. Chiều nay tôi trở lại, trời Sàigòn nắng chang chang, nhưng sân phi trường cũng ướt đẫm nước mắt của cha, của mẹ, của anh em và con cháu. Người ta trở về trong tiếng vui cười hớn hở, cả Việt Kiều lẫn thân nhân đi đón; chỉ riêng tôi trở về với nước mắt trong vòng tay gầy guộc, yếu đuối của cha già. Khi ôm cha vào lòng để những giọt nước mắt yêu thương nhung nhớ của cha ướt đẫm vai áo, tôi mới nghẹn ngào, nức nở thốt lên: "Cha ơi! Con đã về!" Phải, tôi đã về! Tôi đã trở về bên cha già như đứa con hoang đàng trong Phúc Âm tìm về với Người Cha Nhân Hậu... (Luca 15: 11-32).

Cha tôi vốn ít nói, bây giờ lại bệnh hoạn, đi đứng nói năng đều khó khăn, nhưng cũng không quên hỏi tôi trong nghẹn ngào: "Con có học được tới đầu tới đũa như lòng cha mong ước không""  Nước mắt tôi lại trào ra. Tôi vòng tay ôm cha tựa sát vào người. Trời nóng lắm nhưng lòng tôi lại có cảm giác buốt lạnh và đang được sưởi ấm từ từ nhờ hơi ấm của tình cha...

Chúng tôi về tới Bình Giả lúc nào tôi cũng không hay vì trời đã chập choạng tối nên tôi không nhìn rõ cảnh vật hai bên đường làng. Lúc xe đậu lại trước nhà, tôi mới chợt tỉnh cơn mơ... Anh em bà con trong làng không biết tôi trở về; do đó, khi thấy xe ngừng ở cổng, họ đoán là cha tôi từ bệnh viện trở về nên chạy đến thăm hỏi đầy nhà. Một số người khi biết nhà có Việt Kiều đã âm thầm rút lui vì sợ mang tiếng đến thăm Việt Kiều chứ không phải thăm cha tôi. Khi nghe em tôi nói thế, tôi ra sân đứng chào đón mọi người, nhưng hầu hết lấy cớ "để ông cụ nghỉ" và ra về. Cha tôi mệt lắm, nhưng cũng cố gắng đứng lên nói vài lời cám ơn mọi người rồi mới để em tôi dìu vô phòng nghỉ, sau khi quay sang dặn tôi: "Cha biết con cũng mệt, nhưng cố được thì thay cha ngồi nói chuyện và cám ơn mọi người. Ngày mai con đưa cháu đi một vòng thăm hỏi anh em bà con trong họ, trong làng cho phải phép."

Mấy ngày Tết tôi bận tối tăm mặt mày vì người vô ra liên tục. Việt Kiều nhà người khác về quê mang quà đi biếu bà con, riêng tôi lại ngồi nhà nhận quà của anh em bà con đến thăm cha tôi đang bệnh: Người mấy quả trứng, người ít trái cây, hộp sữa... Ôi! Cái tình người ở quê tôi đẹp quá! Tôi đã đi qua hơn một nửa quả địa cầu, đến thăm cả trăm thành phố khác nhau, nhưng tôi chưa tìm được ở đâu người ta có "tấm lòng yêu thương chòm xóm" như tại làng Bình Giả   Quê Hương Yêu Dấu của tôi. Có những người đã dọn ra Ngãi Giao hay vào Xuân Sơn, nhưng nghe tin cha tôi đi nhà thương về cũng lặn lội đến thăm. Có người đã nói thẳng với mẹ tôi: "Nghe nói có Việt Kiều về, nhà con cũng ngại lắm, nhưng biết ông ở nhà thương về, không đến không được!"

Cha tôi chỉ là một nông dân tầm thường, nhưng mọi người trong làng đều thương mến... Tôi đã xúc động đến rơi lệ khi bà con trong làng nói cho tôi biết trên con đường nối liền Vũng Tàu và Quốc Lộ số 1, đi ngang cuối làng Bình Giả, trước khi vào tới xã Tân Lập, có một chiếc cầu mang tên cha tôi: Cầu Ông Minh.

Tôi đã chụp hình "chiếc cầu mang tên cha tôi" đưa về Mỹ, để chung vào hộp với tài liệu tôi viết lại những lời khuyên dạy của cha từ ngày còn bé... Đây chính là biểu tượng của một gia tài vô giá cha để lại cho tôi.

Đã từ lâu lắm rồi, trên con đường mòn từ Bình Giả vào Tân Lập, có một đoạn đi qua một con suối thuộc phần đất của gia đình tôi. Chính cha tôi đã vận động bà con đốn cây xẻ gỗ làm một chiếc cầu khá tốt để giúp dân làng vận chuyển nông sản qua lại, và mọi người vẫn gọi là "Cầu Ông Minh".  Khi chính phủ quy hoạch làm đường nhựa và xây cầu xi-măng, bà con trong vùng đã xin phép được chính thức đặt tên là "Cầu Ông Minh" trong bản đồ hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.

 Ngày mùng 6 tết tôi phải lên đường trở về Mỹ. Cuộc chia tay nào cũng buồn cả! Riêng tôi, khi nhìn thấy cha già chống gậy đứng bên cửa, nước mắt lưng tròng nhìn theo... tôi bước không đành! Tôi ra xe, ngoảnh mặt lại thấy cha giàn giụa nước mắt, tôi lại chạy vào. Ba bốn lần như vậy tôi cũng không làm sao cất bước lên xe.

Em tôi sợ trễ giờ lên máy bay nên vừa khóc, vừa nói: "Cha vô nhà đi, anh mới ra xe được!"

Không biết vô tình hay hữu ý, cha tôi nói một câu làm mọi người cùng bật khóc nức nở: "Con không cho cha nhìn anh con lần cuối được sao""

Tôi ôm cha vào lòng thật chặt và nước mắt tuôn trào. Con gái tôi cũng ôm bà nội khóc nức nở. Cha tôi ôn tồn nói: "Con đưa cháu ra xe kẻo trễ. Đừng khóc nữa... Con đi đi, cứ để cha đứng nhìn theo."

Tôi chỉ còn biết "dạ" trong tiếng nấc và bước thụt lùi ra xe. Đó là hình ảnh cuối cùng của cha tôi còn giữ mãi trong tim cho tới giờ này. Người cha già chống gậy đứng bên cửa nhìn con ra đi, hay trông ngóng bóng con trở về" !!!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến