Hôm nay,  

Nguyệt Áo Đỏ

14/09/201100:00:00(Xem: 168363)
Nguyệt Áo Đỏ

Tác giả: Sương Nguyễn
Bài số 3355-12-28565vb491411

Sương Nguyễn là một trong những tác giả đã nhận Giải Thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2011 nhưng không thể dự lễ phát giải ngày 31 Tháng Bẩy vừa qua. Sau đây là tiểu sử do tác giả tự sơ lược, “Tôi năm nay 57 tuổi, em gái của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, nguyên giáo sinh Sư Phạm Qui Nhơn năm 1975. Sau năm 1975 làm giáo viên lưu dụng trường Quang Trung Tây Sơn. Năm 1983 vượt biên sang Mỹ ở tại Houston làm nghề bán tạp hóa. Năm 2005 tôi bị bệnh nan y Parkinson không thể buôn bán được nữa. Hiện tại, nhờ những viên thuốc đã làm giảm cơn co giật thần kinh vài tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi làm bạn với cái computer và bắt đầu viết từ tháng 6 năm ngoái, tác phẩm đầu tay của tôi là Tấm lòng người mẹ. Trang blog mới là: suongnguyen.wordpress.com.”
Những chuyện bà viết cho thấy lòng tử tế và sức tưởng tượng phong phú. Việt Báo chân thành chúc tác giả Sương Nguyễn sức khoe, an lành.

***

Ông Cung uống một hớp trà nóng rồi khẻ thở dài, nhìn con gái đang ngồi bằm cây chuối chuẩn bị cho lợn ăn, ông xót xa vô cùng. Tre già măng mọc, tuổi già sức yếu, gần đến cuối đời mà hai vợ chồng ông không làm gì được cho cô con gái rượu của mình. Ông bà Cung lập gia đình rất trễ cho nên đến gần bốn mươi tuổi mới sinh ra Nguyệt, hàng xóm ai đến thăm cũng quở ông bà:
- Cha mẹ cú mà sinh con tiên !
Nguyệt từ nhỏ đã xinh đẹp, nước da trắng bóc, mặt hoa da phấn, miệng lúc nào cũng tươi cười, bạn bè ai ai cũng thương mến.Ông Cung làm nghề gõ đầu trẻ tại gia ,được hơn mươi đứa học trò. Bà Cung bán rau ở chợ xổm, tiền đem về đủ để đắp đổi qua ngày, bữa rau bữa thịt, không có dư tiền để lo cho con gái tiếp tục học Đại Học. Tốt nghiệp xong Trung Học, Nguyệt phải ở nhà phụ mẹ buôn bán và chăm sóc bầy heo con. Cô con gái xinh đẹp của ông đáng lẽ ra phải tốt nghiệp Đại Học rồi kiếm một tấm chồng kha khá có địa vị ở Sài Gòn thì mới phải, bây giờ lại phải ở nhà, tay lấm chân bùn, mặt mày lem luốt làm sao ông không thương tiếc cho số phận của con mình cho được.
Nguyệt nấu nồi cháo heo xong, ngồi trong bếp, lơ đãng nhìn ngôi nhà xập xụi, loang lỡ, đã bao nhiêu năm không được tu sửa, nàng nảy ra một ý định: Lên Sài Gòn tìm việc làm để phụ giúp gia đình và để dành tiền xây lại căn nhà cho cha mẹ ở . Bạn bè của Nguyệt không còn ai ở trong xóm này nữa, đứa lên Sài Gòn học Đại Học, đứa ra Cam Ranh. Qui Nhơn, Đà Nẵng để kiếm việc làm, chỉ còn mỗi mình nàng là thanh niên còn sót lại trong xóm. Không buồn sao được !
Nàng đi loanh quanh khu chợ lớn Bình Tây, chợ Bến Thành, chợ Thị Nghè cũng không tìm được việc. Ngồi nghỉ mệt, uống nước mía ở trước cổng sở thú Sài Gòn chờ xe bus về lại bến xe lục tỉnh, nàng nhìn thấy bảng: Cần phụ nữ làm việc ở miền Trung - ở bên kia đường ,nàng vội vã, nhìn hai bên rồi băng qua đường
Tiếp nàng là một phụ nữ trung niên, cỡ chừng năm mươi tổi. Bà nhìn nàng xoi mói rồi nói:
- Cứ gọi tôi là má Hai cho dễ xưng hô. Má không biết là con có kinh nghiệm trong nghề này hay không" Tuy nói là chiêu đãi viên, bưng nước ngọt, beer, rượu cho khách nhưng khách hàng toàn là những người đàn ông độc thân, sàm sỡ, con phải chịu đựng cảnh bốc hốt của bọn họ. Con phải suy nghĩ cho cẩn thận trước khi nhận việc làm.
Má Hai nói lên số tiền lương mỗi tháng, gấp 4 lần tiền lương của công chức thời bấy giờ sau khi tốt nghiệp Đại Học. Nguyệt cúi xuống suy nghĩ, chỉ cần nàng nhẫn nhục, chịu đựng một năm là đủ tiền để xây nhà cho cha mẹ. Vả lại, ở tuốt ngoài Trung, chắc chắn sẽ không gặp người quen.
-Má Hai! con xuất thân từ gia đình lễ giáo nhưng vì gia đình quá nghèo, cha mẹ sắp sửa ở tuổi tri thiên mệnh, nhà cửa lại hư dột, đổ nát. Con cần một số tiền để sửa nhà và phụng dưỡng cha mẹ ở tuổi già xế bóng cho nên con nhận việc làm nhưng tuyệt đối con không đi khách.
Má Hai nhìn người thiếu nữ trẻ, đẹp như đóa hồng, ngồi đối diện mình ái ngại, thương cảm.
-Được rồi! má sẽ nói với bọn nó con là con ruột của má nhưng con phải phụ má sửa soạn cơm nước, bồi dưỡng cho bọn nó.
Nguyệt trở về Kiên Giang tìm người săn sóc cho cha mẹ trong thời gian nàng vắng mặt, rồi lên lại Sài Gòn cùng với má Hai và hai mươi cô gái trạc tuổi nàng chuẩn bị ra Bình Định để làm việc trong quán bar. Má Hai ứng trước một số tiền để cho các cô gái mua sắm son phấn và quần áo thích hợp với nghề của mình. Riêng với Nguyệt, má Hai chọn cho nàng y phục toàn màu đỏ, má giải thích:
-Ngày đầu gặp con, má thấy con xinh đẹp như đóa hoa hồng, hơn nữ da con trắng mịn như sữa, bận màu đỏ vào sẽ nổi bật nhan sắc của con. Má cũng muốn cho khách hàng phân biệt rõ là con không giống như bọn nó.
Người chủ quán bar là một người thầu khoán Việt gốc Hoa, ông đã xin được giấy phép xây cất trung tâm giải trí rộng lớn nằm ở vòng đai của phi trường Phù Cát, trên một khoảng đồng không hiu quạnh.Ở phi trường nhìn ra thì thấy Bar Aloha rất rõ, nhưng muốn đến phải đi vòng bọc quận lỵ Phù Cát mới có đường vào khu giải trí ,lái xe phải mất gần một giờ đồng hồ mới đến nơi.
Phi trường Phù Cát là một phi trường quân sự lớn, do Không lực Hoa Kỳ xây dựng vào năm 1966 đến năm 1967. Phi trường nằm giữa ranh giới ba quận An Nhơn, Bình Khê và Phù Cát, kéo dài theo hướng Tây Nam -Đông Bắc, chạy dài từ núi Vân Sơn, cạnh dòng sông Côn, lên tới núi Một, kề cận cầu Phù Ly thuộc quận Phù Cát. Ông Luận là một người thức thời,nhận thấy phi trường quá rộng lớn thì tiềm năng hốt bạc đô la từ cái bar Aloha của ông có thể lên cao đến mức không thể nào ngờ tới được cho nên ông tung ra một số tiền lớn, bắt tay vào xây dựng công trình giải trí đại qui mô này.
Khi má Hai, Nguyệt và các chị em đến nơi thì công trình đã hoàn tất. Trung tâm giải trí tọa lạc trên một gò đất rộng mười mẫu, tiệm rộng gần hai chục ngàn sf, bên trong trang trí như vũ trường, có sân khấu, có sàn nhảy, dàn đèn màu và có quầy bar rượu riêng biệt. Chái bên phải là một dãy 25 phòng ngủ dành cho nhân viên và khách vãng lai, mỗi phòng đều có phòng tắm riêng. Chái bên trái là khu sinh hoạt của nhân viên, gồm nhà ăn,nhà bếp ,kho beer rượu, phòng tắm công cọng dành cho khách, nhà giặt rộng lớn. Đằng sau bar là hai máy phát điện, một bể nước khổng lồ trên cao, cung cấp đủ nước cho một làng nhỏ trong huyện. Ngoài ra, ở chái bên phải ông Luận còn cẩn thận làm thêm một đường hầm thoát hiểm dưới lòng đất dẫn ra khu nhà của dân chúng gần gò đất hoang thông qua một cánh cửa bí mật. Ông dặn má Hai và các cô gái chỉ dùng nó khi có biến và không được cho người ngoài biết địa đạo này.
Đúng như điều mong ước của ông Luận, ngày khai trương bar Aloha thành công rực rỡ, lính không quân Mỹ và nhân viên điều hành phi trường sau giờ làm, kéo vào lũ lượt ngồi chật cả quán Để góp phần hấp dẫn cho bar Aloha, ông chủ mời nguyên ban nhạc sống Blue Dragon ở Qui Nhơn lên trình diễn làm huyên náo ,nhộn nhịp cả một vùng phi trường. Nguyệt với nhân viên phục vụ mệt phờ người, chỉ có một đêm mà bán gần hết kho beer ,rượu ,nước ngọt. Thỉnh thoảng vài chú lính Mỹ lại hỏi nhỏ gì đó với má Hai, tay chỉ các cô gái. Má lắc đầu cười nói:
- Not today, they are available tomorrow, except my daughter, the one in red dress.
Thấm thoát gần một năm trôi qua, ông Luận và má Hai kiếm được một số tiền lời kếch sù. Ông nói với má Hai là nếu tiếp tục làm ăn thuận lợi như vầy có lẽ chỉ trong vòng một năm nữa là ông lấy lại vốn liếng đã bỏ ra xây cất. Phần Nguyệt từ từ cũng đã quen dần với không khí hỗn tạp, ồn ào dưới ánh đèn mờ. Nàng tập chịu đựng, nhẫn nhục và cuối cùng tìm được một giải pháp là chỉ ngồi tiếp chuyện với những người khách đàng hoàng. Tuy chỉ nói chuyện suông nhưng họ cũng lịch sự mời nàng "Sài Gòn tea ". Vì thế, nàng vẫn có thể kiếm tiền thêm như những chị em khác. Có một lần, một người lính Mỹ đem nguyên cả một tháng lương cho má Hai chỉ cần sống với Nguyệt một đêm, má Hai từ chối, nói là Nguyệt có vị hôn phu ở quê rồi, chỉ ra đây phụ má buôn bán thôi. Một anh sĩ quan Mỹ không quân khác trồng cây si Nguyệt áo đỏ hơn năm tháng, sau đó anh ta đến xin má Hai cưới nàng làm vợ, sau ba năm sẽ đem nàng sang Mỹ, cũng bị nàng từ chối.
Suốt thời gian làm việc trong quán bar, Nguyệt vẫn không bị sa ngã, không bị đám chị em quyến rũ ,sống theo lối sống của họ. Trái lại, nàng trở thành miếng mồi ngon trước đám khách, có tiền cũng chịu thua, không mua được cô nàng áo đỏ, đóa hoa phù dung, con gái của má Hai . Má Hai mỗi ngày càng thương Nguyệt như con gái của mình, má cứ hỏi chừng Nguyệt đã để dành sắp đủ tiền để xây nhà chưa" Bà sợ đêm dài lắm mộng, ở một môi trường tạp nhạp như quán bar,Nguyệt khó lòng mà giữ cho được tấm thân trong trắng.
Chuyện má Hai lo lắng đã biến thành sự thật: Một buổi sáng nọ ,má Hai với Nguyệt đang lúi húi dưới bếp lo cơm nước cho đám gái. Một chiếc xe van ngừng lại, cỡ chừng mười tên côn đồ bước xuống,mặt mày dữ tợn, hai cánh tay xâm chằng chịt. Phòng của Hồng, có cửa sổ trông ra chỗ đậu xe, nhìn bọn họ ,biết có biến cô gái nhảy xuống giường lấy tiền, rồi chạy tuôn ra hành lang gõ cửa ám hiệu 19 phòng khác, họ kịp thời chạy tuôn xuống đường hầm bí mật mà không bị phát hiện.
Nghe tiếng ồn ào, la lối ở phòng khách, Nguyệt với má Hai chạy ra, bọn côn đồ ào tới, hai tên ôm chặc má Hai và Nguyệt hỏi:
-Mụ tú bà! gái đâu" ủng hộ tụi nầy một lần đi ! Đ M !tụi nó trốn đi đâu mất rồi"
-Lạy mấy ông! quán bữa nay đóng cửa, bọn gái về Qui Nhơn mua sắm rồi. Mấy ông tha cho tôi và con gái tôi !
Bọn côn đồ không tìm được gái, bọn chúng nổi điên lên đập phá tan hoang quán bar, lục tung 25 phòng ngủ kiếm tiền, khiêng beer rượu ra xe sau khi đã thay phiên nhau hiếp Nguyệt và má Hai đến ngất xỉu.
Khi bốn xe MP Mỹ chở hai mươi cô gái về lại khu giải trí thì đã quá trễ, đám hung thủ đã cao bay xa chạy, Nguyệt và má Hai nằm lõa lồ trên vũng máu. Nhờ được đưa vào bệnh viện kịp thời, không mất nhiều máu cho nên Nguyệt và má Hai được cứu sống. Ngoài vết thương xây xát ngoài da, tỉnh dậy má Hai vẫn bình thường vì bà thời còn trẻ là một người đàn bà từng trải, bà đã quen với những việc xảy ra như ngày hôm đó. Chỉ có Nguyệt là một chấn động lớn đối với nàng, rán giữ gìn rốt cuộc bị một đám côn đồ hãm hiếp thô bạo, nàng ngồi ngơ ngẫn như người mất hồn, không buồn cười nói, ăn uống, tiền của Nguyệt bị bọn cướp lấy sạch. Làm sao có tiền để về quê xây nhà lại cho cha mẹ đây"
Sau khi đã được bình phục, Má Hai dẫn đám gái về lại Sài Gòn vì ông Luận đóng cửa khu giải trí. Nguyệt xin má Hai cho nàng ở lại và nhờ người giới thiệu vào làm thơ ký cho công ty Continental, một công ty chuyển vận hàng hóa từ VN về Mỹ và từ Mỹ sang VN , công ty nầy có văn phòng ở trong phi trường Phù Cát.

Hai năm làm việc dưới quyền một ông xếp người Mỹ lai Phi Luật Tân, nàng dành dụm được một số tiền lớn và đã gởi về nhờ người em họ làm nghề thầu khoán xây nhà mới cho cha mẹ ở. Ông Mike, manager của nàng, rất có cảm tình với Nguyệt, đã nhiều lần mời nàng đi ra ngoài ăn uống hay đi chơi biển với ông ta đều bị nàng từ chối. Suốt cả tháng nay công việc dồn dập, một trung đoàn bộ binh chuẩn bị về nước, một số lính có quá nhiều hành lý, họ phải gởi về nhà trước cho nên nàng phải ở lại đánh máy cho xong danh sách và địa chỉ của những kiện hàng đã được chuyển lên máy bay ngày hôm nay, ngày mai máy bay khởi hành sớm. Khi công việc đã hoàn tất, Mike bưng cho nàng một ly nước cam và đề nghị đưa nàng về nhà. Quá mệt mỏi, nàng lim dim buồn ngủ, đầu dựa vào ghế xe. Bỗng nhiên người nàng nóng dần, một cảm giác khó tả, kích thích, đòi hỏi dâng lên trong nàng, nàng dựa đầu vào vai Mike rồi hôn lên tay hắn. Mike đề nghị đưa nàng về nhà hắn, nàng gật đầu.
Buổi tối hôm đó, nàng chủ động, cuống quít dâng hiến cho Mike, một người mà nàng không hề yêu thương, nàng không hiểu tại sao" Nguyệt dự định là làm thêm hai năm rồi về hưu sớm, về quê lo phụng dưỡng cha mẹ, chuyện chồng con sau ngày bị hãm hiếp là điều không bao giờ nàng nghĩ tới. Qua ngày hôm sau, Mike càng ân cần, chiều chuộng nàng hơn, chính tay hắn lái xe đi mua đồ ăn trưa cho nàng nhưng Nguyệt vẫn không thay đỗi, vẫn lạnh lùng ,dững dưng cố hữu.
Một tháng sau đó, Nguyệt thấy người khó chịu, người vật vờ, ăn cái gì cũng nôn thốc nôn tháo ra. Mike thấy nàng gục đầu xuống bàn làm việc, lấy xe đưa nàng vào bệnh xá chẩn bệnh. Khi cô y tá bước ra báo cho Mike biết là Nguyệt mang thai hơn một tháng, hắn nhẩy cẩng lên sung sướng vì đã được làm cha và sẽ có được Nguyệt trong vòng tay của hắn.
Nguyệt trong thế chẳng đặng đừng, không có một người thân nào bên cạnh, hơn nữa nàng không muốn về Kiên Giang để cha mẹ và bà con bạn bè thấy nàng bụng mang dạ chửa như vầy, bêu rếu ,xấu hổ lây cho cha mẹ. Nguyệt quyết định dọn lại sống chung cùng với Mike, còn chuyện gì sẽ xảy ra, sinh đẻ xong thì sau này mới tính tiếp , nàng không có ý định sống ăn đời, ở kiếp với Mike.
Khi thằng Kỳ lên sáu tuổi, Nguyệt gởi con cho bà vú nuôi trông giúp rồi về Kiên Giang thăm cha mẹ một tháng. Một tháng 4 đầy biến động, Mike hốt hoảng lên máy bay bỏ chạy về Mỹ không kịp đem vợ con theo. Khi tình hình đã ổn định, Nguyệt ra lại Phù Cát đón con rồi sang một sạp vải và định cư luôn ở Qui Nhơn không có ý định về lại Kiên Giang nữa.
Năm năm buôn bán khó khăn, ế ẩm trôi qua, một mình nàng mà phải bương chải, khi thì sạp vải khi thì chợ trời cũng không đủ nuôi bốn miệng ăn, tháng nào cũng phải gởi tiền về lo cho cha mẹ già. Một ngày nọ, Nguyệt nhận được thư Mike bảo là đã làm xong hồ sơ bảo lãnh, chờ Mỹ bang giao với VN thì sẽ đem Nguyệt cùng với con sang sum họp một nhà. Nhìn vốn liếng mỗi ngày một cạn dần, vả lại nắm được địa chỉ của Mike trong tay làm cho nàng yên tâm. Nguyệt làm một quyết định táo bạo, mang con đi vượt biên qua một tổ chức bí mật, bảo đảm an toàn khi rời khỏi bãi lên ghe lớn.

Sau bốn ngày, năm đêm lênh đênh trên biển cả, mọi người đều mệt lã ,say sóng vì gió mưa, giông bão và không có gì ăn trong mấy ngày nay. Ban tổ chức có đem theo mấy bao gạo nhưng nấu cơm làm sao được trong khi ghe thì chòng chành trong phong ba bão táp. Nhờ xấp bánh tráng sữa dấu trong bao nilon quấn quanh bụng, Nguyệt với thằng Kỳ còn đủ sức để chống đỡ những đợt sóng khổng lồ, hung dữ đổ ập vào lòng thuyền.
Sang ngày thứ năm, trời yên mây tạnh, bầu trời trong xanh, gió thôi không còn vần vũ. Mọi người trổi dậy, vui mừng hớn hở vì đã thoát khỏi thiên tai. Nổi vui chưa được thành hình thì tai họa khác đã ập đến. Từ xa một chuyến thuyền đánh cá của Thái Lan phóng đến như bay. Thoạt đầu mọi người nhảy lên mừng quýnh vì tưởng mình đã được cứu nhưng khi thuyền càng đến gần, mọi người thấy có điều gì bất thường: chiếc thuyền sơn màu tối tăm, không có cờ trên mui và một đám người hung dữ đang đứng trên boong thuyền.
Một thuyền nhân la lên: Hải tặc ! quay đầu lại chạy mau đi ! Chạy nhanh !
Nhưng đã quá trễ, bọn hải tặc đã nhảy lên thuyền, hai tên dùng súng uy hiếp đám thanh niên và đàn ông, dồn họ lại môt chỗ, bắt họ quay lưng lại, mặt hướng ra biển, còn mấy tên khác lục lọi hành lý, quần áo của thuyền nhân để tìm tiền và vàng. Sau khi đã mang chiến lợi phẩm về thuyền mình, chúng vẫn chưa vừa lòng, một tốp ở lại lựa mấy cô gái và đàn bà còn trẻ thay phiên nhau hãm hiếp trong đó có Nguyệt. Chúng kêu rú lên trong cơn điên cuồng thỏa mãn trong khi các nạn nhân la hét, kêu khóc kinh hoàng.
Nghe tiếng kêu la thảm thương của vợ mình, mẹ mình, chị mình, em gái, đám đàn ông trước họng súng của bọn cướp không dám phản kháng, chỉ còn biết bịt tai lại khóc trong đau đớn. Thằng Kỳ còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra, nó gạt mũi súng, chạy lại chỗ mẹ nó nằm, cố lấy hết sức để hất thằng cướp ra khỏi mình mẹ nó.Thằng cướp biển nổi giận, lồm cồm đứng dậy, chụp thằng Kỳ quăng xuống biển. Nguyệt hét lên: Con ơi ! cứu con tôi ! rồi không biết gì nữa.
Cũng trong ngày hôm đó, đám thuyền nhân gặp chiếc tàu dầu Singapore đến cứu họ.Nhưng họ đã đến muộn một bước, không một ai mừng rỡ khi được cứu vì đám thuyền nhân đã trả một giá quá đắt cho chuyến hải hành của mình, còn đám đàn bà thì người bị xỉu, người đang nằm kêu khóc, rên rĩ trên vũng máu, quần áo của họ rách tơi tả ,tan thương.
Nguyệt được bác sĩ cho xuất viện vì chứng trầm cảm đã khuyên giảm.Nàng lặng lẽ ra vào như cái bóng trong khu nhà tập thể. Mọi người đều ái ngại và thấu hiểu tâm trạng của một bà mẹ bị mất con cho nên người thì đi lấy nước, người lãnh lương thực, người bới cơm, nấu đồ ăn giúp nàng. Còn Nguyệt, mỗi buổi chiều đều ra biển với ba cây nhang và nắm kẹo cà trong túi cúng con, nàng to nhỏ thầm thì với thằng Kỳ đến tối mịt mới về đến nhà.
Hai năm trời ở trại tỵ nạn, hai năm đối diện và nói chuyện với biển đã xoa dịu nỗi mất mát,đau xót trong Nguyệt. Nàng được định cư ở Mỹ nhưng quyết định không đi tìm Mike vì sợi dây nối giữa nàng và Mike không còn nữa, không có tình cảm khó mà sống chung với nhau cho đến cuối đời.
Vào thập niên 1980, kinh tế Mỹ gặp khó khăn ,hãng xưởng tạm đóng cửa ,sa thải nhân viên, hứa sẽ thu nhận những người cũ trở lại khi nào họ có phiếu đặt hàng mới từ các nước ngoại quốc. Vì thế ,những người mới qua như Nguyệt, không có kinh nghiệm làm sao kiếm được việc làm cho được . Nàng bồn chồn, lo lắng, chỉ còn hai tháng nữa là tiền trợ cấp bị cắt, bất cứ giá nào cũng phải tìm cho ra việc làm để trả tiền phòng và mua thực phẩm.
Cầm tờ báo Thương Mại trong tay, Nguyệt lái xe cả buổi sáng chỗ nào cũng lắc đầu từ chối vì nàng không có kinh nghiệm trong nghề. Nàng hy vọng chỗ cuối cùng là tiệm tạp hóa sẽ nhận nàng.
Ông Thắng, chủ tiệm, nhìn nàng lo lắng nói:
-Cô mới qua, không biết nguy hiểm của nghề này vì khách hàng của chúng tôi đa số là bọn du thủ du thực, băng đảng, xì ke ma túy. Cô lại làm ca đêm . Thấy đàn bà, dễ ăn hiếp, chúng sẽ làm bậy hoặc cướp tiệm. Tôi chỉ mướn đàn ông mà thôi, tốt hơn hết cô đi chỗ khác kiếm việc làm thích hợp với cô.
Nguyệt rơm rớm nước mắt năn nỉ:
-Tôi đã đi hết cả ngày hôm nay, chỗ nào cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tôi mới qua làm sao có kinh nghiệm cho được. Ông làm ơn nhận tôi làm, chỉ còn hai tháng nữa là tôi bị cắt tiền trợ cấp của chính phủ. Một thân một mình, không có thân nhân bên Mỹ lại là đàn bà làm sao tôi sống ở ngoài đường cho được" Ông giúp tôi làm phước đi ông!
Ông chủ xiu lòng:
Thôi được ! tôi mướn cô làm cashier nhưng bất cứ có chuyện gì xảy ra đừng trách tôi sao không nói trước với cô. Tôi bị cướp bảy, tám lần nhưng là đàn ông cho nên không bị hề hấn gì. Còn cô là đàn bà, không biết chuyện gì sẽ xảy ra" Tối nay về suy nghĩ lại, ngày mai nếu còn muốn làm thì 10 giờ sáng đến đây, tôi sẽ hướng dẫn cách xử dụng máy tính tiền và chất hàng lên kệ.
Nhìn hàng hóa sắp xếp ngăn nắp, tiệm sạch sẽ ,ông Thắng thở phào nhẹ nhỏm. Nguyệt làm gần một năm rồi, chỉ bị cướp tiền và giật beer hai lần. Chắc bọn cướp thấy nàng xinh đẹp, dễ thương cho nên không nỡ làm hại. Trước khi ra về,ông dặn nàng ban đêm phải cẩn thận, phải khóa cửa trước khi fill hàng, phải nhìn kỹ có phải là khách quen của mình hay không rồi mới dùng nút điện để mở cửa bán.
Gần đến giờ đóng cửa, Nguyêt chuẩn bị khóa cửa để fill hàng thì hai thằng Mỹ đen tông cửa chạy vào. Nhanh như chớp một thằng kéo nàng ra sau kho hàng, một thằng khóa cửa lại, xoay bảng Closed ra phía trước, tắt đèn rồi nhảy vào trong quầy tuôn tiền và thuốc lá vào bao rác đen lớn mà nó mang theo sẵn.
Còn thằng đen kia lôi nàng vào kho hàng ở đằng sau tiệm, trật quần xuống, hối hả dí dương vật to lớn của nó vào miệng nàng, Nguyệt trợn mắt nôn ọe, thở không được, hơi thở đứt quãng. Tên súc vật thở hổn hễn,túm lấy tóc nàng kéo ra, ấn vào theo cơn động cỡn, khoái ngất của nó. Cuối cùng một chất nước nhờn ,trắng đục xuất ra tràn trề trong miệng, Nguyêt ho sặc sụa rồi hôn mê, bất tỉnh. Hai tên cướp tuôn chạy ra xe, lái đi mất.
Khi ông Thắng và xe cứu thương đến nơi thì thấy tiệm đã tan hoang, quầy thuốc lá trống rổng Nguyệt nằm bất động trong kho hàng, quần áo vẫn còn nguyên vẹn nhưng mặt mày, miệng mồm, tóc tai bê bết, dính đầy tinh dịch lờn cợn trắng, nhơ nhớp của thằng cướp. Nhờ máy hút đàm trên xe cứu thương và làm hô hấp nhân tạo kịp thời, Nguyệt được cứu sống nhưng đã trở thành một người của thế giới khác.
Bác sĩ Huân vừa tốt nghiệp Neurology, chuyên khoa psychology, ông được bổ nhiệm thực tập ở dưỡng đường Bentaub Neurology General Hospital.
Bác sĩ bước vào phòng bệnh nhân tâm thần đầu tiên của ông, bà là người VN đồng hương. Người đàn bà tóc xỏa dài, ngồi bất động nhìn ra ngoài cửa sổ.
_-Có phải bà tên là Lê thị Minh Nghiệp"
Người đàn bà quay đầu trở lại . Da trắng mịn màng, tuy hốc hác nhưng trên khuôn mặt vẫn còn giữ được vài nét đẹp quyến rũ của thời son trẻ ,chưa bệnh tật.
-Ai" hổng phải Nghiệp đâu ! là Minh Nguyệt ! là Nguyệt áo đỏ !
Với khuôn mặt bất động, đôi mắt nhìn vào khoảng trống, bà đi tới gần bác sĩ nắm lấy áo bệnh viện xòe ra.
-Nè ! đẹp không" Áo đầm màu đỏ đẹp không" Rồi bà đột nhiên hớt hải, nước mắt ràn rụa chỉ tay vào đáy quần: Máu ! máu ! tụi nó làm cho Nguyệt áo đỏ chảy máu. Má Hai ơi ! Nguyệt bị chảy máu rồi, làm sao bây giờ"
Bỗng nhiên bà nhìn thẳng ra cửa sổ, nín khóc, ngơ ngác rao:
- Bong bóng xanh! bong bóng đỏ. Mua về cho trẻ nhỏ nó chơi. Rồi bà mếu máo khóc: Kỳ ơi ! sao con nắm bong bóng bay xuống biển, sao đành bỏ má một mình vậy con"
Vừa lúc đó,người nam y tá da màu bước vào phòng, đã đến giờ cho bà uống thuốc an thần. Bà hoảng hốt ,run lên bần bật, chạy lại núp sau lưng bác sĩ.
-Ông ơi ! cứu tôi ! cứu tôi với ! tưởng Mỹ đen máu nó màu đỏ nhưng mà máu nó màu trắng. Máu nó nhờn nhợn, nó làm tôi nghẹt thở. Rồi bà hai tay nắm lấy cổ, làm điệu bộ như bị mắc nghẹn, mắt trợn ngược, thở hổn hển rồi nằm vật ra giường la ú ớ.
Bác sĩ Huân nhìn vào hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân : Đã ba lần bị hiếp tập thể, ở VN, trên biển và tại Mỹ.Con còn nhỏ, bị hải tặc quăng xuống biển. Ông thương cảm nhìn người đàn bà có sắc nhưng bạc mệnh, ông hy vọng có thể dùng phương pháp thôi miên để chữa trị, dùng lời nói của mình để an ủi, xoa dịu nổi thống khổ và giúp Nguyệt tỉnh thức ra khỏi cơn mê khủng hoảng, đồng thiếp.

Sương Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
19/09/201116:23:48
Khách
Đây không phải là một câu chuyện tưởng tượng đâu. Đã có những câu chuyện thực xảy ra tương tợ như bài viết này.

Cũng vì bè lũ Cộng sản Việt Nam gây ra chiến tranh mà đã có không ít những người phụ nữ hiền lành, vô tội đã bị phải trải qua những cảnh ngộ nhơ nhớp, đáng thương này.
21/09/201107:09:22
Khách
OMG!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,306,576
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến