Hôm nay,  

Khổ Vì Mua Nhà Lớn

31/05/200700:00:00(Xem: 204377)

Người viết: Trần Đông Thành

Bài số 1274-1885-590vb5310507

*

Tác giả là cư dân San Jose, đã góp nhiều bài viết đặc biệt, trong đó có bài “Từ vùng kinh tế mới tới nước Mỹ.” Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Bà Nguyễn đi chợ Lion về quăng bịt gạo và các bao đựng đồ ăn xuống đất phịch phịch, vừa ngồi lên ghế đu tay vừa cầm tờ quảng cáo các hình bán thân của các anh chị Real Estates bằng những hình màu tuyệt đẹp, lời lẽ tán dương rất lịch sự và vô cùng hấp dẫn. Mục tiêu hấp dẫn nhất trong tờ quảng cáo, đối với bà Nguyễn, là  nhà 4 phòng  ngủ, mái ngói, patio nhìn ra view thật đẹp, gần trường gần chợ , giá chỉ có $699, 999.

Thấy dạng ông Nguyễn đi ngang qua, xề tới bàn uống nước trừ cơm, bà Nguyễn cằn nhằn:

- Thấy ông mà tôi bắt mệt.

Ông Nguyễn trợn mắt:

- Sao thấy tôi mà bà mệt vậy bà"

Bà Nguyễn cằn nhằn:

- Thì ông coi đi! Anh chị Trâm có giàu gì hơn mình đâu mà ông chồng có chí làm ăn mua nhà mua cửa bây giờ tiền lời lên bạc triệu. Còn ông thì...

- Thì sao hả bà"

Bà Nguyễn bỉu môi:

- Ông thì vô tích sự. Nhát như thỏ đế. Cứ ở nhà ru rú, rủ bạn bè đánh cờ tướng.

Ông Nguyễn tỏ lời tâm sự ôn hòa:

- Bà là vợ tôi đáng lẽ bà thấy vậy còn mừng cho tôi nữa là. Rảnh rang mới đánh cờ tướng, chớ nhà mà không tiền thì phải nai lưng đi làm việc kiếm cơm, chớ đâu có được sung sướng như tôi đâu nà.

Bà Nguyễn nghe nói nổi máu sùng:

- Ông giỏi tài cãi bướng. Làm biếng nhớt thây như ông thì có.

Ông Nguyễn tiu nghỉu rà ý vợ:

- Theo bà thì tôi phải làm gì nào"

- Ông là đàn ông tính toán giỏi thì liệu lấy đi chớ. Từ việc nhỏ tới việc lớn để hỏi ý vợ là làm sao"

Chồng lòn theo ý vợ:

- Bà đưa cho tôi xem, tôi tìm cho bà một Real Estates giỏi.

Gãi đúng chỗ, bà vợ mừng quýnh:

- Thiệt hả ông"

Ông Nguyễn xăm xoi từng tấm ảnh của mỗi người trên tờ Century 21 như muốn tìm một hoa hậu không bằng. Cuối cùng ông lật một tờ báo tuần, tra cứu chốc lát, ông ta hét lên như một chiến sĩ đắc thắng ngoài chiến trường.

- Có rồi, có rồi nè bà!

Vợ ông Nguyễn xem qua lời giới thiệu thì hài lòng lắm:

- Ông này được lắm! "Mua bán nhà và cơ sở thương mại, list nhà foreclose giá rẻ chưa từng thấy". Được, được đó ông, gọi điện thoại đi. Đừng bỏ lỡ dịp may!

Chồng cũng share nỗi mừng của người chăn gối:

- Ừ! Gọi liền. Ông ta đẹp trai lắm!

Bà Nguyễn háy con mắt lưỡi mác:

- Mua nhà chọn Real Estates giỏi, cần gì phải chọn ông đẹp trai

Ông Nguyễn phếch lên mình một vết son:

- Ứ! Tôi nói vậy chớ ai đẹp hơn tôi thì không được nhen hôn bà!

Từ ngày mua cái nhà $699,999 tọa lạc ở trên núi ông Nguyễn không thấy hưởng sướng ích gì mà ông còn khổ thêm nhiều. Ông từ giã bàn cờ tướng. Hết trà dư tửu hậu. Không thì giờ kể chuyện lịch sử nước nhà cho con nghe. Tối ngủ khuya tính toán. Sáng thức sớm đi làm xa. Xe cộ hư hao tự sửa lấy không dám đem vô tiệm sửa sợ bị "chém" giá. Một lần ông thay nhớt máy, hì hục mở con óc nhớt không xong, ông quát tháo:

- Mẹ nó lấy cho tôi cái búa với cái đục coi! Mau lên!

Bà Nguyễn lăng xăng đi tìm cái đục, chồng bà lại sai khiến:

- Bà lấy cái khăn cho tôi lau mặt kiếng coi. Bụi xe rớt vào mắt đây nè.

Vợ vô nhà tắm lấy cái khăn ra thì chồng lại nhờ vả:

- Bà cho tôi ly nước lạnh ! Chết khát bây giờ!

Ông nói như vợ làm ông khác nước vậy, vợ vừa quày lưng vô nhà thì ở dưới lườn xe chồng chun ra, tay lau kiếng, miệng chửi rủa:

- Đ.M.! Óc gì cứng ngắc mở không ra! Tao đập xe cho mà coi!

Bà Nguyễn vừa đi ra nghe ông Nguyễn văng tục chửi rủa bà biết chồng mình đang giận vì vất vả không biết làm mà phải làm, bà nín thinh không dám thở mạnh vì bà nghĩ cái tình trạng đeo mang này là do bà khiêu khích nên chồng bà mới khổ cực vì mua nhà.

Cảnh sống gia đình bây giờ thiếu trước hụt sau. Con đi học bị cắt đứt tiền bánh. Giấy nháp con làm bài cũng không được xa xỉ, mẹ la, ba rầy. Con cái không dám than nhưng nhiều khi thấy nó lau nước mắt hổ thẹn với chúng bạn vì không có tiền mua quà bánh khi ra chơi. Ông bà Nguyễn không ai khuyên bảo ai nhưng cả hai cùng tâm niệm hạn chế mọi chi tiêu trong gia đình, món cần thiết cũng cân nhắc. Sáng nấu cháo trắng ăn với nước tương. Cơm bữa lấy gà làm chuẩn. Không đi tiệm cuối tuần. Râu ria bờm xờm  như Trương Phi hồi loạn lạc, tóc ông Nguyễn để dài qua tai mới hớt. Bà Nguyễn không facial nữa, bỏ tục lệ đi shopping. Quần áo cũ xếp cất trong thùng dự tính về Việt Nam trợ giúp đồng bào nghèo khổ, bây giờ cạy thùng lấy ra mặc.

Chưa chắc gì người ở Việt Nam nghèo hơn ông bà Nguyễn ở Mỹ. Mỗi tháng vợ chồng phải lo số tiền trả mortgage $2,600. Cứ vào tháng 4 và 11 thì phải đóng Property tax $1, 400, tiền xe van $850 linh tinh điện, nước, rác $300 còn tiền ăn uống, tiền xăng nhớt, bảo hiểm auto... Nói chung mỗi tháng vợ chồng Nguyễn phải chi ra khoảng $5,000.

Bà Nguyễn bị laid off 4 tháng rồi không tìm được việc làm. Tiền một đầu lương cần kiệm xài không đủ đâu vào đâu phải rút tiền saving trong bank để trang trải. Ông Nguyễn còm cõi còn xương bọc da chớ không phương phi như thời gian chưa mua căn nhà to như tòa thị sảnh.

*

Một buổi sáng ở quán cà phê HO đường Senter tôi gặp ông Nguyễn ngồi quán cà phê uống ly xỉu phé. Tôi mừng vì không gặp vợ chồng anh từ mấy năm nay nên chẳng biết tin tức về anh cũng như gia đình. Khi quàng vai anh, tôi nghe một mùi khăm khẳm của mồ hôi muối đọng trên áo lâu ngày:

- Anh Nguyễn lúc này ở đâu sao tôi đến nhà tìm anh đánh cờ tướng mà không gặp"

Anh Nguyễn nói gần như đứt hơi:

- Nhà tôi bị phát mãi lâu rồi,

- Ủa sao vậy anh Nguyễn"

Anh Nguyễn lộ vẻ chán nản trong lời nói lừ đừ:

- Không có tiền trả 3 tháng thì họ kéo chớ sao.

- Bây giờ anh chị ở đâu"

- Ở nhà share sofa ngủ. Anh nói chị mà chị nào" Vợ tôi bỏ tôi đi tiểu bang khác rồi!

- Trời đất!

Bạn tôi lịch duyệt chuyện thiên hạ phong trần:

- Có tiền có tình. Hết tiền hết tình nghĩa vợ chồng chớ sao.

Tôi tò mò:

- Chỉ ly dị hay bỏ đi"

- Ly dị rồi bỏ đi, đi đâu đi phứt cho rồi cái ngữ vợ là oan gia đó. Chỉ tội nghiệp cho thằng Tuấn, thằng Dũng con Suông bi giờ bụi đời.

- Anh cho tôi biết vì sao anh ra nông nỗi.

Anh Nguyễn đề nghị tôi tới một quán ăn vì anh đói quá. Sau đó anh hút một điếu thuốc lá được một vài hơi, mặt ngước lên trời ôn lại chuyện buồn năm cũ:

- Tôi lấy tiền equality và vay thêm ngân hàng, mấy ngài Realty Estates giới thiệu tôi mua căn nhà ở trên núi, ông khen tôi biết làm ăn, đầu tư nhà cửa là "hợp thời trang", smart lắm! Lời lắm!

- Đúng mà!

Nguyễn dẩu miệng muốn mếu:

- Đúng khỉ mốc! Nhà không ai mướn lại xuống giá bán không ai mua, mỗi tháng è cổ đóng tụi nhà bank 4,000 đồng.

- ...

Nguyễn như người tiêm cần sa:

- Được vài tháng ... tiền nhà bank hết sạch. Mượn bạn bè một vài ngàn không đâu đủ đâu, cuối cùng nhà bank tịch thu. Chỉ có thế.

Một khách hàng trả tiền ở quày hàng ngoái lại nhìn chúng tôi tâm sự cùng, hắn nghiêm trang góp kinh nghiệm:

- Thiếu gì  clients mất tiền vì mua nhà như anh.

Tôi vẫn còn đeo câu chuyện:

- Ý anh hay chị muốn mua căn nhà"

Nguyễn cười không phát ra tiếng:

- Con vợ  xúi tôi mua đó chớ!

- Thì anh nghĩ kỹ rồi hẳn mua.

Nguyễn trả lời trợt lớt như xe bị lật trên đèo:

- Thì tôi cũng muốn cho gia đình yên ấm, chiều ý vợ cho xong. Ai mà biết xui xẻo như thế này.

- Anh đang làm nghề gì"

- Thất nghiệp!

- Tiền đâu mà sống"

Nguyễn không trả lời.

Tới giờ đi làm tôi tạm biệt anh Nguyễn. Tôi không quên dằn túi anh 200 dollars để trả tiền share phòng tháng này.

Nguyễn cám ơn tôi rối rít. Tôi rồ máy xe nhìn lại đàng sau lưng Nguyễn đang bươi thùng rác nhặt một lon coca đập dẹp bỏ vào túi xách. Tay anh quẹt trên mặt có lẽ anh lau nước mắt. Không biết tạo sao Nguyễn khóc" Nguyễn đẩy chiếc shopping car trong đựng nhiều túi coca, lon bia, sau lưng áo anh rách một lỗ lớn. Anh đi hơi nghiêng ngả về phía cuối đường.

Từ trong tiệm bánh, một giọng ngọt ngào trên radio văng vẳng khắp dãy phố "Nhà 2 tầng lầu, 3 phòng ngủ, gần chợ búa, gần freeway, mái ngói đỏ, hồ tắm spa rào sắt, giá rẻ không ngờ, chỉ có $500,000 mà thôi."

Ý kiến bạn đọc
05/09/201901:21:33
Khách
thuyền to thì sóng lớn ... tui chĩ cần tiền trong nhà băng < to > chứ kg cần nhà to ..... chỉ tổ tốn hơi sức dọn dẹp lau chùi , càng ngày càng già sức đâu mà kham nỗi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến