Hôm nay,  

Chị Tôi

25/05/200700:00:00(Xem: 152750)

Người viết: Võ Tâm Huy

Bài số 1270-1881-586vb4230507

*

Võ Tâm Huy thuộc lớp tuổi 30, cùng tuổi với công đồng người Việt tại Mỹ. Qua Mỹ từ năm 1981,  đang sống và làm việc tại tiểu bang Utah, đã góp một số bài viết đặc biệt.  Bài mới nhất của ông lần này là kỷ niệm về trại tị nạn.

*

Tôi vừa mới thi xong học kỳ của nữa khoá đầu, thở phào nhẹ nhỏm sau những ngày ôn bài, học hành mệt mỏi, một sự ngạc nhiên bất ngờ khi đi học về và mỡ thùng thơ. Thơ của Chị tôi, Chị Nga, một người bạn mà tôi rất quý mến, rất thương yêu, trong khoảng thời gian khi tôi còn ở trại tị nạn và thời gian đầu tiên khi đặt chân đến miền đất hứa. Đã lâu lắm rồi tôi không liên lạc được với chị Nga, hình như là năm sáu năm rồi. Tôi mừng lắm, mừng đến nổi chảy nước mắt.

Chị Nga ơi! Huy nhớ chị biết chừng nào.

Tôi chạy vội vào nhà, lên phòng, nhanh tay mỡ nhạc radio đài FM100, một đài radio mà chỉ phóng thanh toàn là nhạc tình. Thì đúng ngay lời trong một bản nhạc, “I’ll be right here waiting for you. Tôi yêu đời hát theo. Whatever it takes, là la lá la la, I  ll be right here waiting for you .... “ Tôi nhảy lên giường tung mền, cười mỉm vui vẻ, đắp mền và cầm lá thư đọc ngoài bìa : Nguyễn Thị Thu Nga ... Cam Ranh, Việt Nam ...Chị tôi đang ở Việt Nam. Thật lạ! Tôi xé thư và đọc:

Huy yêu thương của chị,

Chắc là Huy ngạc nhiên, bất ngờ lắm khi nhận được thư này của chị, phải không " ...

Lá thơ dài tới năm sáu trang, chị Nga của tôi giống như ngày nào, nói nhiều lắm, như nhưng con chim sáo lúc xổ lồng, líu lo, líu lo cả ngày, kể thật nhiều ...Sau ngày tôi lên đường định cư thì chị buồn lắm, nhớ tôi thật nhiều, không còn ai để tâm sự trò chuyện nữa. Chị bắt đầu vào thư viện của trại ti nạn để đọc sách, trau dồi kiến thức, học cách làm người. Sách của thư viện thì không nhiều, chừng mấy trăm cuốn, nhưng toàn là những sách hay của những người ra đi định cư để lại cho người ở lại giết thời gian trong lúc chờ đợi. Thời gian chờ đợi này thì thật lâu, tương lai ra sao còn chưa biết, nhưng muốn quên đi thời gian thì vào thư viện, đó là nơi mà tôi thường đến khi còn ở đó. Tôi đọc gần như hết sách của thư viện này, có những sách toán học, lúc còn ở đó tôi cũng giải gần hết những bài toán trong những sách này. Chị Nga kể cho tôi chị cũng thế, đọc thật nhiều, làm toán cũng nhiều ...thời gian qua mau, chỉ tội nghiệp cho chị Nga là tương lai chưa biết đi về đâu vì không biết lý do nào mà chưa có một quốc gia thứ Ba nào nhận cho chị đi định cư cả, thật tội nghiệp cho chị Nga của tôi. Chị Nga không có người thân ở quốc gia thứ Ba nên không có ai bảo lảnh, chỉ trông vào nhưng tâm lòng từ thiện của các hội đoàn tìm người bảo lảnh cho chị nhưng không hiểu tại sao không ai bảo trợ cho chị cả .

......Huy à, Lúc đó chị buồn lắm Huy biết không " Buồn đến nổi muốn đi tìm cái chết cho rồi vì mình đã trải qua bao gian nan, khổ nhọc, hy sinh cả của đời thanh xuân, môt cuộc đời của một người con gái để tìm tương lai sáng lạng, mà bây giờ lại lên đường trở lại nước Việt Nam. Chính phủ Thái lần lượt trả về những người Việt tị nạn ở lại mà không có nước thứ Ba nào chấp nhận cho định cư. Thật là một bi kịch, thương tâm vô cùng .....

.....Huy ơi! Nhưng ông trời cũng còn thương hại chị, lúc về lại Việt Nam thì chính phủ khoan hồng cho chị, cho chị làm lại cuộc đời và chị gặp một quý nhân (chồng chị bây giờ). Anh Vũ là giáo sư dạy toán ở một trường Trung Học Cấp III ở Cam Ranh, rất tốt với chị, lo cho chị ăn học. Nhờ vào kiến thức của chị lúc trau giồi ơ trại tị nạn, chi học nhanh chóng và lấy được bằng đi dạy Toán cùng trường với Anh Vũ. Tuy dạy Toán là chính nhưng chị còn được đang dạy tạm môn Văn cho học sinh Cấp II nữa. Huy biết không " Dạy Văn là chị nhớ tới Huy thật nhiều vì ngày xưa biết Huy, Huy hay làm thơ tặng chị. Kể cho Huy chuyện vui này về mấy học sinh lớp bảy trong lớp dạy Văn của chi.

*

Buổi trưa, trời Cam Ranh nóng nực, Nga ở lại trường chờ lớp Văn lớp Bảy của buổi chiều. Cơm trưa xong, Nga lấy xấp bài đang chấm dở dang ra xem tiếp. Hình như hoc trò càng lúc càng dở môn Quốc Văn. Một lớp bốn mươi đứa thì chỉ có chừng ba bốn đứa viết trôi chảy, bảy tám đứa biết châm câu đỡ đỡ, còn bao nhiêu thì ôi thôi! Văn bất thành văn, chữ bất thành chữ, tả cây thì ra cá, tả chó thì ra mèo và còn bê bết lỗi chính tả. Xấp bài chấm đã quá nữa mà chưa có đứa nào được trên trung bình. Đề bài tả cây bông hồng mà Nga đưa ra. Có đứa tả:

- Hôm qua Lan đến chơi và tặng em một đoá hoa. Đó là một cái hoa hồng. Hoa có năm cánh nở xoè, thơm ngát và có hai cái lá dài ...

Bông hồng mà có năm cánh nở xoè và hai lá dài. Còn đứa khác :

- Nhà bác em có trồng một bụi bông hồng. Thân cây to lớn, cành lá rậm rạp và có nhiều bông. Bông hồng có nhiều cánh nhỏ nhưng bông vạn thọ, màu hồng và rất thơm....

Tên này. Nhà bác thằng này chắc có đất tốt dữ, bụi hồng mà phát triển "thân cây to lớn, cành lá rậm rạp" nhưng lại sanh ra loai hoa lạ " bông có nhiều cánh như bông vạn thọ". Còn đứa nữa:

- Em rất thích nâng niu những đoá hoa hồng mong manh như sương khói ...

Nga bực mình, gạch toẹt một đường gạch đỏ. Lật tìm bài của môt thằng giỏi văn nhất lớp. Nó viết:

- Thưa cô, em xin lỗi cô, em không thể làm bài luận này được: em chưa bao giờ nhìn thấy một cái bông hồng!

Nga buông bút! Bông hồng mà chưa bao giờ nhìn thấy ....

(Trích từ truyện Hũ Gạo của Hoàng Dung)

*

....Huy thấy có vui không" ...

Chị Nga của tôi đúng là chị rồi, chuyện vui buồn gì cũng kể cho tôi nghe. Tôi phì cười khi chị kể những đứa học trò của chị làm luận văn. Tụi nó  là những nguồn an ủi lớn lao nhất của chị bây giờ. Ngày xưa chị Nga mơ mộng thành một khoa học gia vì chi tôi rất giỏi Toán và những môn khoa học, nhưng bây giờ mộng không thành thì truyền đạt những kiến thức của mình cho lứa nhỏ, hy vọng tìm được một đệ tử mà trao hết trình độ cho nó, mong sao người đệ tử này đem kiến thức mình giúp ích, xây dựng nền khoa học ở nước nhà .

....Huy yêu thương của chị, chị nhớ Huy thật nhiều, Huy có còn giữ cái túi nhỏ cẩm nang của chị tặng cho Huy lúc Huy lên đường đi định cư không" Chắc là Huy bỏ nó rồi phải không "....

Tôi nhìn tấm hình của chị Nga trên bàn học của mình, chiếc túi vải nhỏ bằng nửa bàn tay, màu xanh da trời, có sợi dây len màu hồng, đang treo tủng tẳng trên bức hình. Ngày ra đi chị tặng tôi cái túi nhỏ này và dặn khi xe buýt chạy rồi mới được đem ra xem. Tôi lúc nào cũng nhớ những chữ mà chị Nga viết cho tôi trên mảnh giấy nhỏ mà chị để trong cái túi nhỏ : U.F.I.G.I.W.A.L.Y.

...Huy ơi! Huy nhớ chị không " Chị nhớ Huy lắm! Nói cho Huy tin vui này, chị đang mang thai, cũng gần sanh rồi. Chị đã bàn với anh Vũ và đã quyết định đặt tên cho đứa con đầu lòng của chi. Huy biết tên gì không" Con trai thì sẽ đặt tên Huy và con gái sẽ đặt tên Tâm, chữ lót của tên Huy đó. Chị nhớ Huy nên đặt tên cho con mình, để sau này không quên Huy ....

Tôi buông thư xuống, nước mắt tuông rơi, cảm động vô vàng. Tôi thốt nhỏ:

- Chị Nga, chị Nga ơi....

*

Đêm ta nằm trong bóng tối che ngang

Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm

Gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi buồn tênh

Đêm nghe trời như hú như than

Ta nghe đời như có như không

Còn lại mình, đời bềnh bồng, đời buồn tênh

Còn đây có bao ngày, còn ta cứ vui chơi

Rồi mai sẽ ra đi nhớ thương con người

Còn đây những đêm này, còn em hãy yêu tôi

Đời bọt những chia phôi, dẫu nhớ thương cũng hòai

Trong cuộc bể dâu,

Ôi bao ngày phố xá, cũng trôi theo

Trong cuộc trần gian,

Ôi bao ngày yêu dấu, cũng không còn

Tiếng giòng nước mắt sẽ tiếc thương cho đời

Tiếng giòng nước mắt sẽ tiếc thương cho ngày mai

Người người yêu nhau đã mất nhau trong đời

Một ngày tăm tối khép nghìn sớm mai

Trịnh Công Sơn

Đó là những lời mà Chị Nga đã viết cho tôi, và cho tôi một cái túi vải cấm nang bửu bối bằng nữa bàn tay mà chị đã khâu, màu xanh da trời, có sợi len màu hồng thắt lại. Chị dặn tôi khi xe buýt chạy rồi mới được mỡ ra. Tặng tôi làm kỷ niệm hành trang trước ngày tôi  từ giã trại tị nạn, lên đường đi định cư nước Mỹ.

Những ngày đầu khi tôi đặt chân đến trại tị nạn, Thái Lan, sau khi làm thủ tục giấy tờ nhập trại. Tôi được giao hai nhiệm vụ. Một là mỗi tuần, có hai ngày phải tham gia làm vệ sinh trong các nhà câu ở trại tị nạn. Hai là phải đến nhà thờ, nơi các trẻ em mồ côi ở, làm thông dịch viên cho các cô thầy ngoại quốc đang dạy tiếng Anh cho các em. Tôi rất cảm phục những thầy cô này, vì đây là những người thích làm việc thiện, giúp đỡ đồng bào, trẻ em trong trại tị nạn. Họ không ngại bỏ nhiều thì giờ, tiền bạc, công sức để làm những việc tình nguyện, trái tim của họ rất cao cả. Có một lần tôi đọc trong môt quyển sách, có một câu "Nothing is stronger than the heart of the volunteer." Câu này rất đúng cho những vì thầy cô này. Tôi nhận lấy nhiệm vụ và bắt đầu làm việc.  Ngoài ra tôi còn có một nhiệm vụ nữa là phải giúp đỡ dì tôi, dì Tám, dì là bạn của mẹ tôi, mà tôi gặp lại được trong trại tị nạn. Dì tôi mở một qúan bán chè bên bờ biển, một ngày quán chè này mở quán vào khoảng ba giờ chiều cho tới mười giờ tôi. Tôi phụ dì Tám múc chè, bào nước đá, rửa ly... mỗi ngày.

Thế là mỗi buổi sáng nếu đúng vào hai ngày làm vệ sinh thì tôi theo một nhóm thanh niên ra sức làm sạch sẽ các nhà vệ sinh công cộng trong trại. Tôi vừa làm vừa vui vẽ vì tôi luôn nghĩ so sánh với cuộc hành trình ra đi của tôi thì những cơ cực này chẵng thấm thía vào đâu cả. Và đây cũng là một công việc nên làm. Tôi hăng hái, siêng năng làm việc lắm, nên mọi người rất yêu mến và cảm phục tôi.

Còn những ngày khác tôi đến nhà thờ để làm thông dịch viên cho một cô giáo, người Tân Tây Lan, cô tên là Barbara. Cô này còn trẻ nhưng trái tim của cô lớn và cao cả lắm. Barbara thấy tiếng Anh của tôi không tệ nên vui vẻ nhận tôi làm thông dịch viên trong các lớp học của cô ngay. Tôi rất thích công việc này vì thú nhất được có cơ hội trau giồi Anh Ngữ của mình, được tiếp xúc với người ngoại quốc, và hơn nữa được chăm sóc các em mồ côi, mất cha mẹ, hay lạc cha mẹ trên đường đi vượt biên đến đây.

Trại tị nạn Thái Lan mà tôi đến là một trại ở ngoại ô của một thành phố Thái, có tên là SongKhla. Và tên của trại cũng được gọi là trại SongKhla. Trại này nằm ngay sát bờ biển, rất đẹp, có rất nhiều cây Dương liễu. Chiều dài của trại khoảng 200 thước và chiều rộng khoảng 100 thước. Có khoảng gần 8000 người VN tị nạn ở đây. Những người tới trước thi đươc ở trong nhà hanh lang mà họ thường gọi là Barrack. Vì không đủ barrack để chứa đủ số dân nên những người tới sau phái ơ trong những cái lều dọc theo bờ biển hay bên hông trại. Những ngày đầu tôi ở với dì Tám trong barrack, nhưng sau đó tôi thích ngủ ở ngoài biển hơn nên mỗi tối tôi thường ra biển ngủ, ngắm trời trăng gió mát.

Sau mỗi buổi sáng làm việc, buổi chiều, sau năm giờ là tôi ra phụ dì Tám bán chè. Trong trại mỗi một buổi chiều là có rất đông người đi dạo biển, có rất nhiều quán bán thức ăn dọc theo bờ biển, tuy là trại không lớn lắm nhưng cũng có đầy đủ thứ đồ ăn, có quán bán cà phê, quán bán phở hoặc mì và có hai ba quán chè. Vì  không khí ở đây rất ẩm và nóng nên mỗi tối thiên hạ ăn chè cũng nhiều lắm. Dì Tám tôi nấu chè ba màu rất ngon, và dì chỉ bán có môt lọai chè này. Buổi sáng thì dì nấu chè, khoảng ba giờ chiều thì đem ra ngoài quán để bán. Dì đi vượt biên với ba đứa con, còn chồng dì đã qua đời trong chiến tranh lâu rồi.

Một hôm, đang đứng phụ dì Tám bán chè, đêm ấy quán chè rất đông khách, thì có một cô đang ngồi ăn chè hỏi tôi:

- Anh có thể làm ơn cho tôi xin thêm ít nước đá bào được không"

Tôi trả lời:

- Được chứ, nhưng cô chờ một chút vì tôi phải bào nước đá thêm đã.

Và mãi lo bào nước đá và phụ múc chè cho các khách mới tôi quên hẳn cái cô gái đã xin thêm đá bào lúc nãy. Khi nhớ lại thì cô ta đã ăn hết ly chè rồi. Tôi vội vã nói câu xin lỗi. Cô ta cười:

- Không sao, anh bận quá mà, nhưng mà lần sau tôi trở lại đây ăn chè thì anh cho tôi ăn miễn phí nha"

Tôi cười và nói:

- Chè này là chè tị nạn, miễn phí thì không được nhưng tôi có thể cho cô thiếu, mai mốt tôi tính với cô sau.

Sáng hôm sau, như thường lệ tôi đến nhà thờ để dạy học. Hôm đó tôi được các em nhỏ mời tôi và cô Barbara ở lại ăn trưa, mừng sinh nhật cho một em ở trong lớp. Tôi và Barbara nhận lời ngay và tôi cũng xuống bếp để phụ đem thức ăn vào lớp cho các em. Khi xuống bếp tôi ngạc nhiên và gặp lại cô gái đêm qua ăn chè ở quán tôi. Mặt mày cô gái lúc này giống như cô gái lọ lem, mặt dính đây khói đen vì nấu ăn. Tôi mỉm cười:

- Chào chị, lại gặp chị ở đây.

Chị ta trả lời:

- Chào anh, anh xuống bếp làm gì"

Tôi nói, tôi xuống để đem thức ăn cho các em mà chị đang nấu. Sau đó tôi giới thiệu mình và làm quen với chị. Chi tên là Nga. Chị Nga đi vượt biển một mình và ở trại tị nạn cũng khá lâu rồi vì không có thân nhân nước ngoài bảo lảnh. Chị phải chờ nước thứ ba bảo lảnh và chấp nhận chị. Chị Nga ở luôn trong nhà thờ làm việc nấu ăn, tắm rửa và chăm sóc cho các em nhỏ. Có những em rất còn nhỏ vì không có cha mẹ nên gọi chị Nga là Mẹ.

Tôi phụ Chi Nga lo cho bửa ăn sinh nhât. Sau khi ăn xong tôi mời chị Nga:

-  Tối nay tôi mời chị ăn chè được không" Nhưng chị nên đên lúc mười giờ, vì sau mười giờ tôi mới rãnh. Tôi sẽ múc săn hai ly chè "đặc biệt" để mừng ngày tụi mình quen nhau. Chịu không "

- Chịu! Chị Nga cười với tôi .

Đêm ấy, tôi và chị Nga ngồi trên bải biển ăn chè, hàng huyên tâm sự cho toi khuya. Chị Nga là người rất giản dị nhưng cũng có một trái tim lúc nào cũng hướng về tương lai. Tôi biết được Chị Nga rất giỏi toán học và mơ được sau này khi định cư ở nước tự do, sẽ trở thành môt khoa học gia nhằm phục vụ cho khoa học và xã hội. Chị còn kể cho tôi nghe nổi đau thương, khổ nhọc trong chuyến đi đầy nước mắt của chị. Tôi cũng kể cho chị nghe cuộc hành trình của tôi. Và thế đó, đem ấy chị Nga nhận tôi làm em tinh thần, còn tôi thì có được một người chị.

*

Một hôm, trong lúc đang làm nhiệm vụ làm vệ sinh cho trại. Chi Nga chạy đến tìm tôi, vừa khóc, vừa nói:

-  Huy biết không" Thằng cu Tí nó nói được rồi"

Tôi hỏi:

- Thằng cu Tí nào" Có chuyện gì mà chị khóc, chị Nga"

Chị trả lời:

- Chị khóc là chị cảm động và đang vui lắm vì thằng cu Tí nó gọi chị là Mẹ. Nó nói được rồi.

Chị kể cho tôi nghe, thằng cu Tí, một đứa mồ côi ở trong nhà thờ, ba tuổi, vì mất cha mẹ ngoài biển khơi, nên cả ngày không nói chuyện với ai hết. Mọi nguời cứ tưởng là nó bị câm. Sáng hôm đó, chị Nga cho nó ăn sáng như thường lệ, nhưng bổng nhiên nó ôm chầm lấy chị Nga và kêu Mẹ. Câu chuyện chỉ có đơn gỉan như vậy, mà chị Nga cảm động khóc, nước mắt chảy ròng. Thằng cu Tí này đâu phải là con của chị đâu mà chỉ phải vui mừng đên khóc. Nhưng chuyện thằng cu Tí làm tôi cảm phục chị Nga hơn.

Chị Nga và tôi gần như ngày nào cũng gặp nhau. Đêm nào trời đẹp, có trăng thì tôi rủ chị Nga ăn chè, ngồi ngoài biển tâm sự, nói chuyện. Chị Nga như tìm được một người thích nghe chị nói chuyện, nên mỗi lần nói chuyện với tôi, chị lúc nào cũng nói rất nhiều, bàn cải với tôi những chuyện trong cuộc sống. Chị Nga rất thích Toán học, nên mỗi lần tôi nhắc đến chuyện này, chị như bị tôi bật "trúng đài" thao thao bất tuyêt những bài toán mà chị đã từng suy nghĩ, từng làm bài. Chị uớc ao thư viện trong trại có thật nhiều sách toán, thì có lẽ tất cả các sách toán ở đây chị đã giải hết rồi. Một đêm chị nói với tôi:

- Huy à, cái giếng nước mà mấy anh thanh niên trong trại đang đào rất là nguy hiểm, Huy có biết không"

Tôi trả lời:

- Sao chị biết là nguy hiểm"

Chị Nga giải thích với tôi bằng cách là vẽ cái giếng trên mặt cát biển, sau đó chị áp dụng tất cả các công thức hình học mà chị biết được. Chị thao thao giải thích cho tôi nghe bằng những sư tính toán, suy nghỉ của chị. Chị kết luận:

- Cái giếng này nếu đào như vậy,  với sự không chống nổi của các thành gỗ và cát thì mềm hơn đất, nên thế nào rồi cũng bị sụp"

 Tôi nhìn chị bằng ánh mắt nghi ngờ. Chị Nga thấy tôi không tin chị, bèn nói:

- Bây giờ Huy với chị đi đến cái giếng đó có được không"

Tôi và chị Nga đến cái giếng, và chị chỉ cho tôi thấy cái giếng. Sau khi thấy được và nghe được sự giải thích của chị tôi bằng lòng cách lý luận của chị. Tôi nói:

- Sáng mai tụi mình đi tới phòng trại trưởng để giải thích cho trại trưởng biết"

Sau khi nghe những lời giải thích của chị Nga, trại trưởng không tin và còn la rầy chúng tôi.... Mấy ngày sau đó, cái giếng vì bị cát mềm nên bị sụp... Cũng may là lúc sụp không có ai cả, nên không gây tổn thương cho một người nào cả... Tôi thầm khen chị Nga.

*

Thời gian trôi qua, tôi có được một người chị để tôi tâm sự những chuyện vui buồn trong trại. Một hôm tôi và chị Nga đang ngồi trên bải biển ngắm trời biển, trăng sao. Tôi nói:

-  Đêm nay trăng đẹp quá phải không chị "

Chị trả lời:

-  Ừ!

Tôi suy nghỉ môt chút và trố tài:

Trăng khuya lành lạnh ánh trăng mờ

Rừng núi sương mơ cảnh lặng lờ

Lác đác sao trời buồn nhấp nháy

Thương nhà nhớ nước một hồn thơ

Trăng khuya chênh chếch ánh trăng run

Đảo ngủ mơ màng đảo lạnh lùng

Thục đế chim kêu, hồn gọi nước

Việt Nam tưởng nhớ, nước non chung.

Chị Nga nhìn tôi:

- Huy làm bài này đó hở" Hay lắm, Làm hồi nào" Tựa đề là gì"

Tôi nói:

- Ừ! Huy mới làm cách đây một phút đồng hồ thôi vì thấy trăng đêm nay đẹp quá! Chưa đặt tên!

Chị Nga đòi tôi đọc lại một lần nữa. Tôi đọc lại và chị nói:

- Hay lắm! Huy viết lại cho chi nghe. Chị không ngờ Huy biết làm thơ nữa .

Tôi cười nói:

- Tuỳ lúc thôi! Tuỳ hứng!

Yên lặng một lúc chị Nga hỏi tôi:

- Huy à, Huy có bạn gái chưa" Sao thấy Huy không có bạn gái nào trong trại cả"

Tôi trả lời:

- Huy có chị Nga đê tâm sự thì Huy đâu muốn tìm bạn gái nào nữa chứ..

Chị Nga nói:

- Đừng đùa, chị hỏi thật đó"

Tôi mỉm cười trả lời:

- Huy có bạn gái rồi nhưng không biết bây giờ cô ta ở đâu nữa" Nhưng lúc này Huy không muốn nghĩ tới chuyện này đâu nên chị Nga đừng hỏi Huy nữa.

Chị Nga cười và không hỏi tới tiếp nữa... Nhưng hình như chị đã biết được tâm sự của tôi hay là chị muốn nói với tôi điều gì .

***

Ở trong trại ti nạn, niềm vui lớn nhất là nhận được thư của thân nhân và nhất là nhận được thư bảo đảm vì rằng thư bảo đảm là thường có tiền của thân nhân gởi cho. Trong trại tị nạn mặt dù mỗi ngày được ba bữa ăn nhưng thường là những món ăn đi ăn lại, cơm với cá hộp, rau muống canh cải hay trứng... Nhưng nếu có tiền thì mua được nhiều thức ăn khác hoặc mua được những đồ dùng mà mình thích. Thân nhân nước ngoài thường cũng không gởi nhiều nhưng cũng đủ để cho người tị nạn dùng hoặc chi tiêu lúc cần thiết vì đây là trại ti nạn mà, một ngày trong tương lai tất cả mọi người trong trại rồi cũng phải chia tay mỗi người mõi hướng. Một buổi sáng, bầu trời rất ảm đạm, muốn mưa nhưng mưa không đựơc, tôi đi dạo bờ biển, biển ở đây rất đẹp và tình tứ. Tôi rất yêu biển nên rất thích đi dạo bờ biến và nhất là buổi sáng lúc mặt trời sắp sửa mọc chuẩn bị cho một ngày mới. Sáng hôm ấy, tôi đang đi dạo bổng dưng nghe tên mình trên loa phong thanh, gọi tôi đến phòng thơ để nhận thư bảo đảm. Tôi vui lắm vì số tiền dành dụm của tôi cũng sắp sủa cạn rồi. Khi đi trên đường đi đến phòng thư tôi gặp chị Nga:

- Huy có thư bảo đảm kìa. Hồi nảy chị nghe tên Huy .

Tôi rủ chị Nga cùng đi với tôi. Tôi nhận được thư cua ông anh họ tôi ở bên Đức, trong thơ có tiền $50 đô, tôi cười với chị Nga:

- Tối nay chị em mình đi ăn mừng nha, dắt theo cu Tí đi nữa .

Tôi mở thơ ra đọc. Đọc chưa hết thư là tôi đã rơi nước mắt, chị Nga hỏi tôi:

- Có chuyện gì vậy Huy"

Tôi đưa thư cho chị đọc. Anh họ của tôi báo tin là một ông anh của tôi đi vượt biên bị chìm tàu và chết ngoài biển rồi. Lòng tôi, tâm hồn tôi lúc ấy không biết nghỉ gì. Chỉ biết là lúc ấy tôi rất buồn. Tôi nhớ mẹ tôi, anh em tôi còn lại ở VN. Tôi đi lại ra biến ngồi xuống bải cát và nói với chị Nga:

 - Chị về lo chuyện hằng ngày của chị đi. Nếu gặp Barbara thì nhắn với cô ta hôm nay Huy không lên lớp .

Chị Nga nói:

-  Để chị đi về rồi chị sẽ quay lại với Huy.

Chị Nga về nhà thờ nhưng không bao lâu chị trở lại với tôi. Chị ngồi xuống cạnh tôi không nói gì cả. Tôi chỉ yên lặng và nước mắt lệ rơi. Chúng tôi ngồi đó cho đến chiều tối, không nói gì ... chỉ yên lặng nghe sóng vỗ bờ. Đến tối chị nói với tôi:

- Huy, chị dẩn Huy đi ăn nha! Từ sáng tới giờ Huy không ăn uống gì cả. Huy làm chị hơi lo đó .

Tôi gật đầu vì nghĩ là từ sáng tới tối chị Nga cũng ngồi với tôi. Chúng tôi đi vào một quán mì và gọi mì ăn. Chưa kịp ăn là tôi nói với chị Nga:

- Chi Nga, không biết bây giờ mẹ của Huy ra sao "

Chưa dứt lời là tôi đã khóc ròng. Chị Nga an ủi tôi:

-  Chị biết rồi, Huy ăn xong rồi thì chúng ta ra biển ngồi tiếp. Tối nay chị sẽ ở bên Huy. Huy chờ chị môt chút, chị về nhà thờ một chút là chị quay trở lại ngay. Chờ chị ở đây .

Chị Nga về nhà thờ lấy tấm chiếu và mền, thế là đêm ấy chị ở lại bên tôi, chúng tôi nằm bên nhau ngoài bải biển. Màn đêm buông xuống, chúng tôi ngồi cuốn mền bên nhau không nói lời nào. Cho đến gần sáng tôi nắm tay chị Nga định nói là cảm ơn chị đã ở bên tôi, nhưng chưa kịp nói thì chị đã mỡ lời:

- Huy, chị biết rồi, Huy không cần phải nói.

Chị Nga của tôi đó, chị gần như biết tôi hơn ai hết. Tuy chỉ quen nhau vài tháng nhưng lòng chị đối với tôi đầy tình cảm và chân tình. Tôi không biết là đây tình bạn hay là tình thân, nhưng đâu đó tôi cảm thấy chị đã cho tôi một chân tình mà tôi sẽ không thế tìm thấy được ở môt ai khác. Những khoảng thời gian bên cạnh tôi trong ngày hôm ấy, tuy là chị không nói gì nhiều như những lần gặp gỡ khác, nhưng những giây phút ấy chị ở bên tôi là một điều tôi rất quí chị Nga và mến chị Nga nhiều hơn .

*

Sáng hôm ấy, một ngày mà tôi đã mong chờ ở trại tị nạn này gần hơn một năm trời. Tôi sắp sữa lên đường đi định cư. Tôi sắp sữa từ giã chị Nga. Chiếc xe buýt đang đậu ở đó, bạn bè trong trại ra tiển biệt tôi, các em nhỏ trong nhà thờ ngậm ngùi tạm biệt tôi, tôi ôm từng em vào lòng, Barbara người bạn ngoại quốc của tôi cũng vui mừng khi tôi đi định cư nhưng không cầm được nước mắt khi phải chia tay. Barbara nói:

- Good bye Huy, keep in touch, I will always miss you.

Tôi ôm lây Barbara và nói:

- You are my very good friend, I will never forget you. It had been a long journey for me, but I met a lot of friends, specially you, you touched my heart on the first day we met. I will write to you when I get to America. Good bye my friend...

Tôi nhìn quanh vẫn không thấy chi Nga, tôi chờ chị Nga đến để chào tạm biệt vì không biết bao giờ tôi mới gặp lại được chị. Tôi chờ hoài nhưng chị Nga không đến cho lúc tới giờ tôi phải lên xe. Lên xe, tôi ngậm ngùi quay lại nhìn quán chè lần cuối và nhìn thấy Chị Nga đang đứng ở đó nhìn chiếc xe của tôi lăn bánh...

Tôi còn nhớ tối hôm qua, là một buổi tối mà chị Nga nói rất ít, chỉ trả lời những câu hỏi của tôi cho qua chuyện. Tôi ngồi bên cạnh chị Nga, lòng bối rối, chị Nga nói với tôi:

- Huy à, ngồi lại gần chị một chút nghe Huy và chị muốn Huy ngồi bên chị thôi, đừng nói gì hết. Chị chỉ muốn Huy ngồi bên chị mà thôi.

*

Chào tạm biệt chị Nga.

Xe lăn bánh vào xa lộ, đường từ tỉnh lỵ này đên thủ đô đất Thai thì thật xa, nghe nói đâu chạy cũng phải hơn mười tiêng mới đến. Tôi bùi ngùi nhớ đến chị Nga, lấy cái túi nhỏ mà chị tặng cho tôi ra xem, tôi mỡ ra thì có môt phong bì thật nhỏ, tôi cười thầm: "Cái chị này, làm gì đây mà thần bí dữ vây. Bữu bối gì đây"". Ngoài phong bì có mấy chữ tắc U.F.I.G.I.W.A.L.Y.  Tôi lại mỉm cười:" Chị Nga của tôi mọi ngày đâu có những úp úp, mỡ mỡ này". Tôi tháo nhẹ phong bì vì sợ rách. Bên trong phong bì có một mảnh giấy nhỏ ghi là: "UNTIL FOREVER IS GONE I WILL ALWAYS LOVE YOU". Tôi nghe thấy mình môi mặn chát, miệng gọi thầm : "Chị Nga, Chị Nga ơi!"

*

...Huy yêu thương, nhận được thư này cho chị biết ngay nha, chị mong được nhận thư và hình nữa của Huy. Không biết Huy của chị bây giờ mập ốm ra sao rồi " À đây là số phone nhà của chị. Chị mong Huy gọi cho chị, chị muốn nghe giọng nói của Huy .

Nhớ Huy thật nhiều, yêu thương Huy thật nhiều, chúc Huy luôn vui vẻ yêu đời .

Chị Nga.

Tôi xúc động, xuống giường, đến bàn học nhìn hình chị Nga đang cười với tôi. Cầm lấy cái túi vải nhỏ, mở ra, giấy đã vàng, nhưng giòng chữ vẫn còn đó. Until forever is gone, I will alway love You.

Tôi đến bên phone, gọi cho chị Nga:

- A lô! Nga đây! Tiếng bên kia trả lời.

- Chị Nga, Huy đây! Tôi nói nhỏ và rơi lệ.

Tôi nghe được tiếng chị Nga đang khóc :

- Huy! Huy thật hả"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến