Hôm nay,  

Hãy Khóc Đi Em

17/01/200700:00:00(Xem: 159707)

HÃY KHÓC ĐI EM

Người viết: Nguyên Phương

Bài số 1178-1790-498-v4170107

*

Tác giả cho biết bà vượt biên và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Loạt viết về nước Mỹ đầu tiên của Nguyên Phương gồm ba bài, cho thấy cách viết giản dị mà sống thực. Sau đây là bài đầu, trong hai bài  mới nhất của bà.

*

Đọc một đọan văn của em, chị giật mình, đọc lại một lần nữa, không giám nghĩ đó là em viết cho em, gửi cho em một PM với cả một sự dè dặt

- Em viết đọan văn này cho em hay viết thay cho ai"

Tìm lại tấm hình của em, mái tóc cắt  ngắn, cặp kính trắng, em còn trẻ lắm, nét mặt còn vẻ ngây thơ pha một chút tinh nghịch nhưng đã trở thành góa phụ

Nỗi đau của em không ai có thể chia sẻ, một nỗi đau như xé, như mất đi một phần thân thể, một phần tâm hồn, nửa mảnh hồn sẽ khập khễnh trên con đường đời dài thăm thẳm, chị đã đi qua nên  hòan tòan cảm thông với nỗi đau của một cái xác không hồn trong tang lễ, với cái đau ray rứt trong những ngày tháng còn lại.

Chị khóc với em khi vết thương của em còn quá mới. Chị khóc cho chị mặc dù vết thương của chị đã thành thẹo.

Lúc này khi đang viết cho em, chị còn nhớ rõ.....ngày đó

Như một đọan phim ngắn đang quay lại:

"Ông ấy không còn thở nữa" lời nói của vị bác sĩ trẻ Mỹ làm chị không tin ở tai mình nữa, hay mình không hiểu tiếng Mỹ" mất một giây để kéo chị về thực tại, chị gào lên "làm ơn cứu chồng tôi", Vị bác sĩ chậm rãi lắc đầu và cáo lỗi cho sự bất tài của mình.

Chân chị như không còn hiện hữu, hai con líu tíu bên chị,  "Mẹ, Mẹ". Chị không còn nghe thấy gì nữa cả, chị như một cái xác không hồn đi theo người y tá, và vẫn cầu mong là mình hiểu nhầm, cho đến khi được đưa vào phòng, nhìn anh nằm bất động sau tấm vải trắng, người y tá lật tấm khăn phủ mặt lên.

*

Với những bước chân siêu veo, chị dắt hai con mà không biết mình phải làm gì nữa, chị không nhớ cả số phone để gọi về nhà.

Bệnh viện dành cho ba mẹ con chị một phòng, mang đồ ăn tới nhưng chị không còn cảm giác ngay cả không thấy đói nữa, mắt nhìn xa xăm vào khỏang không vô tận, các con kéo chị về thực tại "Mẹ ơi con đói"  như cái máy chị cho các con ăn.

Đêm xuống dần, người y tá bảo chị chờ sẽ có một người đàn bà ở vùng này đến đón ba mẹ con chị về nhà họ nghỉ ngơi. Trời tối dần, một cặp vợ chồng Mỹ đến đón chị về nhà họ.

Nơi đó hai con chị mệt mỏi thiếp đi trong giấc ngủ thiên thần không hay biết từ đây chúng không có cha. Chị ngồi bất động. Carolyn, tên bà Mỹ, đến bên chị an ủi, "đừng buồn nữa chồng bạn giờ này đã yên nghĩ, đã nằm trong tay thượng đế..." chị chẳng nghe gì cả. 

Bên tai chị bà Carolyn vần kể, bà là một bà giáo, trong một chuyến đưa học trò đi fieldtrip chiếc school bus bị tai nạn một số học trò chết nên bà đã có một lời hứa là sẽ giúp đỡ và an ủi những nạn nhân của tai nạn xe hơi, đó là lý do bà dặn văn phòng bệnh viện gọi bà bất cứ khi nào có nguời nào bị tai nạn xe hơi cần giúp đỡ.

Vài ngày sau khi chị trở về nhà,  anh được chuyển về nhà quàn, chị sống trong tình trạng vô thức vật vờ, chị không tưởng tượng được là mặt trời vẫn mọc mỗi buổi sáng, với chị bóng tối mênh mông bao phủ, vũ trụ như chỉ một mầu đen.

Vành khăn tang được quấn lên đầu ba mẹ con, chị xót xa nhìn con chạy tung tăng, xúng xính trong tấm áo xô. Con gái nhỏ  tay cầm mũ vải xô, nước mắt ngắn nước mắt dài chạy đi tìm.....bố.

Mưa phùn bay lất phất, mưa ngoài trời không đủ làm ướt bộ tang phục nhưng tim chị sao lạnh ngắt, chị như một cái máy làm theo lời chỉ dẫn của mọi người.  Không ai cho chị lại nhìn anh lần cuối trước khi nắp áo quan đóng lại, sợ chị quá xúc động có hại cho cái bào thai. Tiếng nắp quan tài đóng lại lạnh người, mọi người ồn ào trong sự chuyển quan....

Những giây phút tiễn đưa anh cô bạn theo sát bên chị, dìu chị từng bước, chị như một cái xác không hồn trong suốt buổi tang lễ mặc cho ai muốn làm gì thì làm, các con chị cũng không nhìn đến nữa, đã có bà cô và thằng bé cháu trông nom. 

Vài cô bạn thân lo lắng cho chị từng chút, không cho chị được ôm di ảnh của anh, không giám cho chị ngồi trên xe tang, chị tin rằng anh đã không giận chị khi chị không theo sát anh trong buổi tiễn đưa.

Về sau cô bạn có nói với chị rằng:

- Thà mày khóc được, mày gào lên được, tao không sợ vì nỗi đau đã có chỗ thóat ra ngoài, nhưng mày không khóc được nỗi đau sẽ âm ỉ.

Qủa thật thế lúc hạ huyệt chị thẫn thờ cầm một cành hoa ném lên quan tài của anh, nhưng hình như  chị không biết chuyện gì đang xẩy ra, có lẽ chị chưa ý thức được biến cố đã đến, chị lịm đi, người trở nên tê dại nỗi đau như một vết chém do một lưỡi dao bén, ngay lúc đó mình chưa có cảm giác nhưng sau đó sẽ nhức nhối vô cùng.

Cô bạn kéo chị ra một nơi xa không cho chị nhìn thấy lúc người ta hạ huyệt. Tuy không nhìn thấy nhưng chị nghe thấy, tiếng xe ủi đất tàn nhẫn như xé tan màng tang, như nghiến nát trái tim chị, chị khẽ nói

- Cho tao nhìn ông lần cuối.

- Chờ một chút cho người ta làm việc.

Khi cô bạn đưa chị quay trở lại thì chỉ còn là một nấm đất, tấm ảnh anh chơ vơ bên những tràng hoa, chị quỳ xuống thì thầm với anh:

- Anh ơi......vĩnh biệt.

Và chị không đứng dậy nữa, cô bạn lại phải kéo chị đứng lên.

Thế là anh đã nằm yên trong lòng đất lạnh, chị trở về nhà ngơ ngác, vài chiếc lá vàng rơi rơi quấn bước chân chị,  "anh ra đi vào mùa thu, và mùa thu sẽ không trở lại".

Đêm hôm đó căn nhà trở nên hoang vắng vô cùng sau những ngày ồn ào sửa sọan tang lễ.

- Mẹ ơi bố đâu"

- Bố ngủ rồi con.

Lâu lâu cháu lại hỏi:

- Mẹ ơi sao bố ngủ lâu thế" Và cháu đổi giọng làm như đang nói với bố cháu:

- Bố ơi, dậy....cõng con đi.

Chị cảm thấy nghèn nghẹn. 

 Mỗi khi chị ngồi trước bàn thờ, con gái chị  mới 18 tháng, ngọng líu ngọng lo:

- Mẹ ơi, mẹ chỉ được nhớ bố thôi, mẹ đừng óc (khóc).

Từ đó  chị không bao giờ giám khóc trước mặt con nữa, chỉ đêm đến khi con đã an giấc, chị úp mặt vào gối cho tiếng nức nở không làm con thức giấc.

Cũng như em, chị có nhiều nỗi sơ. Chị sợ lúc đêm về, chị sợ bóng đêm, sợ những tiếng gõ mõ tụng kinh. Đúng như định luật của Pavlov mỗi lẫn nghe tiếng mõ và tiếng tụng kinh là chị lại nghĩ như chị đang ở trong nhà quàn với chiếc áo quan mở hờ hững.

Quần áo của anh treo trong tủ, chị để y nguyên với một hy vọng ngày nào đó anh sẽ trở về, ai nói chị điên chị cũng mặc kệ, với ba mẹ con chị, anh đang ngủ và anh sẽ dậy....

Chị nói dối con nhưng cũng để dối lòng, chị chối bỏ sự thật phũ phàng.

Chị không ghen với hòan cảnh hạnh phúc của ai nhưng tim chị thường quặn thắt mỗi khi ra đường thóang nghe được một câu gọi âu yếm của ai đó gọi chồng, chị thèm vô cùng tận đuợc gọi hai tiếng

- Anh ơi.

*

"Thời gian là phương thuốc nhiệm mầu" ông anh chị thường xuyên viết thư cho chị và an ủi chị "thời gian trôi nỗi đau nào rồi cũng qua,  ngày sau khi nhìn lại em sẽ thấy làm sao minh có thể vượt qua được giai đọan ấy của cuộc đời mình".

Đúng vậy em ạ, thời gian làm nỗi nhớ nguôi ngoai, nhưng  mình sẽ không bao giờ quên.

Tuy hai người đàn ông ra đi không giống nhau, nhưng hai người đã để lại cùng một hòan cảnh cho em và chị, để lại cho chúng ta bước những bước độc hành với những bước chân khập khễnh thiếu đôi.

Sinh. Lão, bệnh, tử có ai tránh khỏi, cuộc đời là vô thường chồng em và chồng chị chỉ là những người bạn bước chung với ta trên một quãng đường đời ngắn ngủi và để lại cho chúng ta một chút gì để nhớ.

Nhớ lời cô bạn đã nói với chị thuở nào, chị gửi đến em vài lời

- Hãy khóc đi em, nếu em thấy cần khóc, khóc cho cạn nỗi sầu rồi sau đó lau khô nước mắt, đường đời còn dài, nỗi nhớ thương chỉ để lại trong tim, trong một ngăn gọi là.... kỷ niệm.

Ý kiến bạn đọc
04/06/201904:37:00
Khách
đau quặn thắt khi ra đường có ai gọi ...anh oi ! hay từng cặp vợ chồng tay trong tay đi đâu củng có đôi ..... nước mắt lúc nào cũng trào ướt cả mặt ..... cãm giác cô đơn , trống rỗng sau khi người bạn đời của tôi ra đi mãi mãi ... gia đình thì ở xa ..... đối diện với sự trống vắng , tôi kg ăn uống duoc cã tháng , sút cân thê thãm ,buông bỏ mọi thứ ..... không còn ham muốn tiền tài , danh vọng gì cho quãng đời còn lại ...niệm Phật , lễ Phật , cúng dường , phỏng sanh .....nguyện hồi hướng cho hương linh bạn đời siêu sanh Tịnh độ
12/09/201605:12:35
Khách
Buồn quá và tác giả thiệt là can đảm đã vượt. qua chặng đường đau khổ với 2 con nhỏ và mớt thai nhi trong bụng .
Thương quá
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,124,430
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến