Hôm nay,  

Tiễn Biệt Thầy Nguyễn Văn Diên

10/01/200700:00:00(Xem: 119272)

Tiễn Biệt Thầy Nguyễn Văn Diên

Người viết: NGUYỄN QUANG

Bài số 1172-1784-492-v3090107

*

Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California , là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là viết về người thầy dạy Việt văn tại trường  trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. 

*

Mùa hè năm 2004, nhóm cựu học sinh trường Trung học Nguyễn Hoàng-Quảng Trị tại Bắc California tổ chức Đại Hội, chúng tôi cựu học sinh Nguyễn Hoàng ở Nam Cali. chuẩn bị khăn gói qủa mướp, cơm nắm, gạo bới lên miền Bắc để dự Hội tại thành phố San Jose.

Chiều thứ bảy ở điểm hẹn Santa Ana chúng tôi lên đường, đi 5 tiếng đồng hồ lái xe, tới San Jose khoảng nửa đêm. Anh Lê Thanh Toàn chở chúng tôi đến ở lại xóm nhà lá "Thuận An". Mọi người trong nhà đâu có để chúng tôi nghỉ, họ bắt nhậu cho đến gần sáng, đứa nào cũng mệt.

Sáng hôm sau, tôi cùng Lê Thanh Toàn, Lê Xuân Hùng và Hiệp bạn Hùng ở San Jose đi kiếm càfê và ăn sáng cho tỉnh người trước khi đi dự Đại Hội. Bốn anh em chúng tôi đang uống càfê tán ngẫu, bỗng thấy một người đàn ông gầy hơi cao, mặc quần blue Jean, áo sơ-mi  lam, đội nón kết đi vào quán kiếm chỗ ngồi gần bàn chúng tôi.

Người đàn ông nghe chúng tôi nói chuyện về trường Nguyễn Hoàng và ông ta qua hỏi đường đi đến chỗ Hội trường họp mặt Nguyễn Hoàng sáng hôm đó. Tôi nhìn ông thấy quen quen, liền  mạnh dạn hỏi, anh có phải là Thầy Diên dạy Nguyễn Hoàng hồi xưa không"

“Vâng! Tôi là NguyễnVăn Diên trước đây có dạy học trường THNH Quảng Trị, tôi vừa về từ Sacramento để đi dự Đại Hội Nguyễn Hoàng đây, vậy các anh em đều là học sinh Nguyễn Hoàng cả hả"” Người đàn ông nói. 

“Dạ, chúng em đều là học sinh Nguyễn Hoàng.” Tôi nói, “Mời Thầy ngồi vào chung bàn với chúng em.”

Tôi giới thiệu Thầy Diên với các anh trong bàn, mọi người đứng dậy bắt tay chào Thầy thân mật như đã quen từ xa xưa. Thầy Diên vui vẻ ngồi chung. Tôi nói em là Quang, Nguyễn Quang có học với Thầy, còn anh Toàn, anh Hùng, anh Hiệp là thế hệ sau em, không biết có học với Thầy không" 

 Tôi cũng nói với các bạn là sau 45 năm nay mới gặp lại Thầy. Hồi đó Thầy dạy tôi môn Quốc văn, Thầy là người gốc Quảng Nam, tôi thích nhất là Thầy dạy về thơ Hàn Mạc Tử.

45 năm quả đã xoá nhoà ranh giới tuổi tác giữa thầy và trò.

Anh Toàn nói “Thầy anh Quang mô mà trẻ vậy!”

Thầy mặc quần Jean, áo sơ-mi nên Thầy trông còn trẻ hẳn và có lẽ Thầy mới nhuộm tóc, nên nhìn rất bảnh trai. Cũng may nhờ nước da của Thầy không nhả được nắng ấm Cali cho lắm... mái tóc vẫn chải piantine bóng mướt như xưa và nhờ giọng nói Quảng Nam nên tôi còn nhận ra Thầy! Chớ Thầy làm răng mà nhận ra tôi! Có cả hàng ngàn học sinh Thầy dạy làm sao nhớ hết, họa chăng học sinh đó qúa giỏi hoặc qúa nghịch ngợm, tôi thuộc loại trung bình nên Thầy không để ý và không biết đến. Tuy vậy! sau khi giới thiệu tôi là cháu của Thầy Thành dạy Bồ Đề và cháu của cô Quỳnh Hoa thì Thầy nhớ lại mang máng. Thầy cho biết năm nay 72 tuổi rồi nhưng vẫn còn khoẻ.

Sau kỳ Đại Hội Nguyễn Hoàng lần đó, Thầy Diên có về lo công việc ở Santa-Ana, Nam Cali,  và chúng tôi có dịp được gặp lại Thầy nhiều lần. Thầy nói với chúng tôi là Thầy đang làm truyền thông cho đài phát thanh “Tiếng Nước Tôi” ở Sacramento.

Thầy Diên là bạn thân của anh Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm báo "Văn Hóa" VN ở Santa-Ana. Lê Xuân Hùng và tôi cũng thân với anh Trúc nên chúng tôi thường xuyên gặp nhau tâm sự và dùng cơm trưa với nhau khi Thầy về công tác ở Nam Cali này.

Nghe đâu hoàn cảnh gia đình Thầy rất buồn, đã ly dị vợ, con cái sống mỗi đứa một nơi, hoàn cảnh chí cố vô thân, nên tôi không muốn hỏi và nhắc lại qúa khứ đau thương của Thầy.

Thầy có hỏi thăm tôi về gia cảnh và công ăn việc làm! Tôi cho Thầy biết là tôi cũng vượt biên qua đây 1980 đi làm cho các hãng Mỹ từ đó đến bây giờ (hiện đang làm Marketing) cuộc sống cũng OK, nuôi nổi một vợ nhưng con thì chưa...

Tôi cũng khoe với Thầy Diên, tôi được bà con Đồng hương Ái Hữu Quảng Trị Nam California bầu làm Chủ tịch Hội gần 10 năm nay, Thầy nghe kể chuyện sinh hoạt ái hữu của hội cũng có vẻ vui và bằng lòng với tên học trò cũ của mình thủa nào!

Tôi nhớ có nhiều lần bàn luận với Thầy ở nhà anh Lê X. Hùng, ăn cơm trưa nói về quan điểm chính trị, tới hồi gay cấn  thì Thầy có bảo tôi: Quang ơi! Không có ai giống nhau về quan điểm vì mỗi người đều có cái nhìn khác nhau, ví dụ như lớp học có 50 học sinh, đều biết đến cái bảng đen hình chữ nhật, nhưng vì chỗ ngồi góc độ khác nhau nên cái bảng đen bị nhìn lệch lạc không đúng, do đó khác nhau về quan điểm là đúng thôi.

Bặt đi một thời gian vào khoảng tháng 9 năm 2006 tình cờ tôi đọc báo thấy có đăng tin Phân ưu Thầy Nguyễn Văn Diên đã từ trần tại Santa-Ana và quan tài chuyển về chôn cất ở Sacramento. Lòng tôi như chùng xuống, bồi hồi xúc động, tôi liền điện thoại cho Lê X. Hùng hỏi cho ra lẽ. Hùng cho tôi biết tin trên là đúng sự thật.

Trước khi về Santa-Ana Thầy Diên có điện thoại cho Hùng nói là nếu đến Santa-Ana sẽ tìm Quang đi ăn sáng, uống càfê, nhưng đã vài hôm rồi Hùng không thấy tin Thầy gọi phone, đến mấy hôm sau nghe được tin phân ưu Thầy Diên trên radio và các báo đăng tin chia buồn.

Thế là Thầy Diên đã vĩnh viễn ra đi một cách thầm lặng, ngay tối đầu tiên đến Santa-Ana, nghe đâu Thầy bị heart-attack đứng tim!

Viết đôi dòng về cuộc hội ngộ với Thầy Nguyễn Văn Diên ở trên đất My, tôi nhớ lại một quãng thời gian thơ ấu dưới mái học đường khi còn ở quê nhà, đó là trường Trung Học Nguyễn Hoàng - Quảng Trị, trong khoảng thời gian 1962-1967 và tình cảm Thầy trò thân thiết nhau trên xứ lạ quê người.

Xin tạm biệt Thầy Nguyễn Văn Diên, mặc dù có thể không cùng chung quan điểm chính trị, nhưng Thầy-Trò ta vẫn có chung một tình thương yêu Quê Hương, yêu Quê cha đất tổ,  có chung một niềm tin của giống nòi của Vua Hùng Vương dựng nước mà Thầy-Trò tôi rất lấy làm hãnh diện.

Tưởng nhớ đến công ơn Thầy Diên, tôi xin dâng lên hương hồn Thầy một nén hương lòng để cảm ơn Thầy đã dạy dỗ, và kính cầu chúc hương linh Thầy sớm siêu thoát về miền tiên cảnh.

Tôi hy vọng Thầy sẽ được gặp thi sĩ Hàn Mạc Tử, một thi hào của Việt Nam mà Thầy đã từng yêu kính và lấy đó làm ra những áng văn hay mà truyền tụng cho những thế hệ nối tiếp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến