Hôm nay,  

Tình Đồng Hương

07/01/200700:00:00(Xem: 135240)

TÌNH ĐỒNG HƯƠNG

Người viết: ĐẶNG XUÂN HƯỜNG

Bài số 1170-1782-490-v8070107

Tác giả 45 tuổi, hiện là cư dân Moreno Valley, California; Nghề-nghiệp: Hairdresser. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là "Hair và Hairshow" kể chuyện hành nghề làm tóc dưỡng da ở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ năm của ông cho năm 2006.

*

Người Việt Nam chúng ta đã quen thuộc với nếp sống thân quen chòm xóm, láng giềng,  gắn bó với quê nhà,  cây đa xóm cũ. Đó là một truyền thống tốt đẹp, một nét văn hoá đặc trưng của dân tộc mình. 

Chẳng vậy mà sau thời điểm 1975,  bà con ly tán khắp nơi trên thế giới,  ở Mỹ,  Canada,  Âu châu hay Úc,  sau một thời gian ổn định thì các Hội đồng hương,  Hội ái hữu... xuất hiện. Bà con cùng quê cũ ở Việt Nam được dịp hội hè gặp gỡ nhau,  nói với nhau bằng cùng giọng của quê mình một cách thoải mái. Các cựu học sinh chung một mái trường ngày xưa,  có dịp gặp gỡ hàn huyên ôn lại kỷ niệm thời cắp sách đến trường,  và cũng có những hội ái hữu,  qui tụ các chiến hữu trước đây đã từng nhiều năm chiến đấu vào sinh ra tử cho quê hương Miền Nam tự do.

Cũng nhờ những Hội đồng hương,  Hội ái hữu này mà rất nhiều bà con nơi quê nhà được sự giúp đỡ những khi hoạn nạn như bão lụt,  mất mùa hay xây dựng các cơ sở như trường học,  nhà thờ,  đình chùa... Các cô nhi quả phụ,  thương phế binh của miền Nam tự do trước 1975 cũng nhận được một vài sự giúp đỡ từ các Hội ái hữu này. 

Gia đình tôi ở miền Nam California,  vùng Riverside,  kế cận quận Cam,  và ngay tại Little Saigon chúng tôi có Hội Đồng Hương Bình Giả. Ông Nhàn,  Hội trưởng đã được bà con lưu nhiệm nhiều năm. Địa danh Bình Giả có thể được biết đến từ chiến thắng 1964,  một trận đánh tràn qua vùng Bình Giả và cũng rất khốc liệt thời đó. Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một bài thơ của Linh Phương,  bài hát có câu nhắc đến chiến trận đó.  "... Anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleime,  hay Đức Cơ,  Đồng Xoài,  Bình Giả... "

Hàng năm,  Hội Đồng Hương Bình Giả tổ chức họp mặt thường niên vào dịp đầu tháng Năm,  lễ Lao động,  qui tụ chừng vài trăm người. Gia đình tôi luôn tham dự các buổi họp mặt này. 

Các con của tôi đứa thì qua Mỹ lúc còn nhỏ,  đứa thì sinh ra ở đây nên chúng chẳng biết gì nhiều về quê hương Việt Nam,  chứ đừng nói đến một xã nhỏ như Bình Giả,  nhưng nhờ những dịp gặp gỡ này,  tụi nó biết nhiều hơn về tình bà con đồng hương,  về những khó khăn của cuộc sống bên quê nhà và tình cảm dành cho quê hương dạt dào hơn. 

Mỗi lần họp mặt,  Ban tổ chức đưa lên một số hình ảnh quê hương,  nói đến những nét đẹp của quê nhà và đồng thời cũng kêu gọi bà con nhớ về cội nguồn,  nhớ về quê Cha đất Mẹ. Người lớn thì đa số đều thiếu tình đồng hương ở nơi đất khách quê người này,  vì sống rải rác xa nhau,  chẳng mấy khi gặp nhau để trò chuyện đối diện,  nên rất quí những buổi họp mặt này. Còn lớp nhỏ,  lớn lên ở đây,  bè bạn nơi trường học là chính yếu,  hàng ngày tuị nó xì lồ xì lào với nhau bằng tiếng Mỹ quen thuộc nên đến các buỏi họp mặt này,  nhiều khi tụi nó thấy lạc lõng. Tuy vậy cũng có nhiều gia đình đã giúp các em giữ tiếng Việt trong gia đình và hoà nhập với sinh hoạt đồng hương rất tốt đẹp. 

Gia đình tôi có lẽ là một trong những gia đình đã đưa các con đi lại thăm viếng bà con khắp nơi trong những dịp nghỉ Lễ,  mùa hè. Chúng tôi đã lên đến Sacramento,  San Francisco,  San Jose,  xuống tận San Diego rồi qua Phoenix Arizona,  Albuquerque New Mexico,  Denver Colorado để thăm những người bạn cư ngụ tại những thành phố đó. 

Dịp hè vừa qua,  tôi có người bạn mời dự đám cưới đứa con gái ở thành phố Calgary, tiểu bang Alberta,  Canada, đứa con lớn của tôi hỏi về người bạn cùng quê ở đó như thế nào,  tôi trả lời.

- Ở Calgary thì chẳng được mấy người cùng quê Bình Giã,  nhưng cũng vì vậy mà ba muốn tới đó để dự đám cưới,  vừa thăm những người bạn hơn hai chục năm chưa gặp lại,  vừa mừng đám cưới cho con bạn. Ba đi thì bạn của ba mừng lắm,  vì mình từ Mỹ xa xôi qua đó để chung vui với họ. Con có muốn đi không"

Thằng con lớn náo nức trả lời.

-Con đi với Ba được hả" Con cũng muốn đi cho biết Canada nữa chứ!

Vậy là hai cha con tôi cùng đi dự đám cưới ở Calgary. Đất Canada dài theo ranh giới phía Bắc nước Mỹ, vùng Calgary này nằm về phía Tây,  giáp ranh bang Montana nên thời tiết cảnh vật cũng chẳng khác gì Mỹ bao nhiêu.  Có lẽ chỉ khác khi người bạn ra đón từ phi trường về,  thằng con thấy bảng chỉ tốc độ giới hạn ở 100 nó nói.

-Ở Canada dễ dàng quá,  được chạy đến 100 miles!

Người bạn tôi cười.

-Chẳng phải 100 miles như bên Mỹ đâu con,  đây là 100kms,  có lẽ cũng chừng 65 miles đó thôi.

Những ngày tại Calgary gặp những người đồng hương thật vui vẻ,  có cả mấy người bạn nữa từ Oregon,  Colorado,  Virginia,  Georgia tới nữa,  đa số là bạn từ hồi còn quê cũ nay nhân dịp đám cưới tới tham dự để gặp nhau luôn thể. Khỏi nói là những câu chuyện vui như bắp rang,  đã hơn hai mươi năm không gặp nhau giờ thì hầu như tóc ai cũng đã nhuốm hoa râm,  nhưng vẫn cứ ngỡ như đang cùng chung mái trường năm xưa nơi quê mẹ Bình Giả. 

Thằng con trai được dịp nghe những câu chuyện xưa của tôi và những người bạn cũ. Từ hồi còn dắt bò ra ruộng,  tung tăng dưới mái trường làng đến lúc lên tỉnh học. Nó mường tượng ra quê nhà là những cánh đồng ruộng lúa phì nhiêu,  những đàn bò gặm cỏ dưới nắng chan hoà. Nó ước mơ được chạy chơi giữa cánh đồng cỏ xanh mơn mởn đó. 

Một anh bạn tôi nghe nó nói vậy bật cười.

-Con có biết là lúc ba con và chú còn đi bò chẳng phải là thanh bình như bây giờ đâu! Đi bò nhiều lúc sợ đạp phải mìn hay lựu đạn,  chưa kể có lúc để bò lạc đi xa các bác ở trong rừng thịt mất con bò nữa. 

Thằng con tôi không hiểu rõ lắm,  nhưng nó biết là thời còn nhỏ,  tôi và những người bạn chẳng có được thoải mái gì lắm với cuộc sống thiếu thốn nghèo khổ và chiến tranh. 

Sau chuyến đi Calgary về,  đến dịp Thanks Giving,  cả gia đình lại khăn gói lên đường qua Houston,  Texas,  cũng chỉ là đi thăm những người bạn đồng hương lâu ngày không gặp,  vì thực sự là gia đình tôi không có bà con ruột thịt gì ở đây. 

Tới Houston,  vào tối thứ Năm,  cả gia đình ghé vào nhà một người bạn từ thời còn ở Philippine trong trại tỵ nạn,  anh chị Lợi Hải đã sẵn sàng con gà Tây cho buổi tối Thanks Giving,  chúng tôi vui vẻ dùng bữa tối vừa trò chuyện cho tới gần sáng sau những năm dài không gặp.

Sáng sớm,  tôi gọi phôn cho anh Tuấn,  một người cùng quê Bình Giã đang là Hội trưởng đồng hương Bình Giã ở Houston,  anh mừng lắm chạy xe ra đón về nhà nghỉ ngơi. Sau đó anh hướng dẫn đi thăm bà con đồng hương cư ngụ quanh vùng đó. Gặp lại những bà con xóm giềng,  đâu đâu cũng thấy tình cảm đầm ấm của những người thân quen nơi quê nhà yêu dấu ngày xưa

Tôi gặp lại một người bạn cũ từ thời Tiểu học,  chào hỏi mà chẳng ai nhận ra nhau,  gần ba mươi năm xa cách,  thời gian đã làm xóa nhà hình ảnh niên thiếu trong trí nhớ. Chỉ sau khi được bà con nói rõ tên tuổi thì mới thấy ký ức xa xưa hiện về trong trí nhớ. Lúc đó mới nắm chặt tay nhau lần nữa,  vừa mừng vừa tự trách mình lãng trí nhớ không ra người bạn cũ. 

Tôi nói chuyện này với mấy đứa con,  nhắc nhở tụi nó về tình cảm đồng hương,  đồng bào trên đất Mỹ. Trong giới hạn đồng hương là một làng xã,  chúng ta đã thân tình nghĩ đến nhau,  nhưng chúng ta nên để giới hạn đó rộng lớn hơn là đồng hương Việt Nam,  để trên đất khách quê người,  chúng ta luôn luôn cảm thấy chung quanh ta là người hàng xóm,  là người Việt da vàng thân quen. 

Mấy đứa con trong gia đình tôi đã nhiều lần được dẫn đi thăm viếng bè bạn,  người đồng hương,  nên dễ dàng làm quen với những người bạn mới. Có lẽ vì thế mà dịp này,  môt lần vào chợ Hồng Kông ở Houston,  khi cả nhà đã ra xe để tiếp tục đi nữa,  chờ mãi chẳng thấy thằng con lớn,  tôi bảo thằng con thứ hai trở vào trong chợ xem sao. Nó đi ra nói.

-Anh ấy đang đứng nói chuyện với cô nào ở tiệm bán nhạc! Đang xin số phôn gì đó!

Vừa lúc cu cậu ra,  lên xe bị mẹ cằn nhằn.

-Chuyện trò gì mà lâu vậy,  cả nhà chờ cả mười phút rồi! Lại còn dụ xin số phôn nữa! Làm gì vậy"

Thằng con trả lời.

-Đồng hương mình mà mẹ,  ba mẹ đưa tụi con đi khắp nơi gặp bà con đồng hương Bình Giả. Còn con,  con có nhớ gì nhiều đến Bình Giả đâu. Con gặp ai cũng có cảm tưởng là đồng hương Bình Giả. Con thấy người Việt Nam mình rất dễ thân thiện. Lần đi trước ở San Francisco,  San Jose...  con còn vài người bạn quen mà con vẫn còn gọi phôn mà. 

Xem ra,  thằng con tôi đã thấm nhuần được cái tình nghĩa đồng hương,  hơn cả bà xã tôi nữa. Vừa lái xe,  tôi vừa cười với nó.

-Vậy là con đã hiểu tại sao cả mười năm nay,  ba chở cả nhà đi từ Nam đến Bắc Cali,  từ Phoenix tới Houston. Hãy cứ giữ những mối quan hệ tốt đẹp bè bạn,  khuyến khích nhau học hành,  nhắc nhở nhau về quê hương Việt Nam,  và nhất là nói tiếng Việt nhiều với nhau nữa. 

Thằng con thích chí vì được bênh. Nghĩ cho cùng,  nó đã gần hai mươi tuổi,  đã có thể lái xe đi một mình mà vẫn còn theo cha mẹ đi đây đó,  là một điều thật hạnh phúc cho gia đình. Có nó đi,  lũ em đứa mười bảy,  đứa mười ba,  đứa lên tám tất cả đều theo mà chẳng một lời thắc mắc nào cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến