Hôm nay,  

Làm Ông Ngoại Rất Thích Thú.

13/04/200700:00:00(Xem: 119093)

Người viết: Phùng văn Phụng

Bài số 1240-1851-557vb6130407

*

Tác giả Phùng văn Phụng, định cư tại Mỹ theo diện HO đã 13 năm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Ngày Đầu Tiên Đến Nước Mỹ”. Sau đây là bài viết thứ hai.

*

Hai năm gần đây, sắp tới tuổi về hưu, tôi bớt lo công việc đi bán bảo hiểm như gọi điện thoại cho bà con, để đến từng nhà họ, trình bày chương trình bảo hiểm nhân thọ. Tôi dành thì giờ chiều thứ tư đến nhà cháu ngoại ở Pasadena, ngủ ở nhà vợ chồng con gái út, để gần gũi hai cháu ngoại và chiều thứ sáu đến đón chúng nó, một gái Michelle 10 tuổi và một trai Colby 5 tuổi về ở với ông bà ngoại hai đêm thứ sáu và thứ bảy để phụ con gái lo việc học võ, học đàn piano, sinh hoạt hướng đạo, đi nhà thờ cũng như chở đi học giáo lý và việt ngữ ngày chúa nhật. Con gái có tiệm Nails vì mở cửa luôn ngày Chúa nhật nên không có thì giờ lo cho các cháu cuối tuần.

“Đố Bi ông ngoại thương ai"" Tôi hỏi cháu Colby, tôi thường gọi vắng tắt là Bi:

Bi trả lời: "Ông ngoại thương bà lai ".

Tôi hỏi: “Ông ngoại thương bà lai mà bà lai là ai""

- “Là bà ngoại đó.” Cháu trả lời liền:

Cháu biết ông ngoại thương nó nhưng nó nói tránh đi và nói thương bà ngoại. Có lúc tôi hỏi nó:

“Đố Bi ông ngoại thương ai""

“Ông ngoại thương con, chị Michelle, má-my, đa-đy, dì uyên, cậu Tý, Boy “(cháu ngoại của em ruột).

Tôi thường nói với các bạn rằng tôi không hiểu sao kỳ lạ quá, tự nhiên tôi thấy thương cháu ngoại vô cùng hơn là thương con cái mình nhiều, tôi có cảm giác thương cháu gấp trăm lần thương con nữa. Tôi hỏi bạn tôi như vậy. Những người đã có cháu ngoại hay cháu nội đều thường trả lời :

“Ờ sao tôi cũng thấy vậy. Không hiểu tại sao mình thương nó quá sá đi."

Còn những người chưa có cháu thì bảo: “Chuyện đó tôi không biết tôi chưa có cháu, tôi chưa có cảm nghiệm đó."

Tôi đi tìm mấy bài báo dạy con, dạy cháu về đạo làm người cắt bỏ vào bao thơ đề tên sẵn cho các cháu, mỗi cháu là một bao thơ gồm có những bài như:

- Gởi lại cho con của Jackson Brown Jr.”

- Thơ của Tổng Thống Lincoln

-  Bài “sau dễ là khó“ để sau này khi các cháu lớn lên, mình không còn nữa thì có những tài liệu để các cháu đọc, hướng dẫn thành người với tất cả ý nghĩa của chữ “người“ sống hạnh phúc và hữu dụng cho xã hội, có ich cho tha nhân, biết yêu thương người kém may mắn hơn mình như nghèo khổ, tàn tật, đui mù. Tôi cũng thường nói với các con, các cháu rằng:

“Ưu tiên một các con các cháu cố gắng dạy cho chúng nó nên người."

Sau đó, ưu tiên hai, mới nói đến chuyện hướng dẫn chúng nó học thành tài, học thành bác sĩ, kỹ sư , nhà văn, nhà báo hay làm bất cứ nghề gì mà chúng nó ưa thích."

Cho nên tôi hay nói với các con trước hết phải cố gắng dạy chúng nó trở thành người hữu dụng, biết điều, có nghĩa là biết sống, biết nghĩ đến người khác, đến người chung quanh.

Ông ngoại hỏi Michelle: “Con có thương người khác không""

“Con yêu hết mọi người.” Michelle trả lời:

“Vậy mùa chay này con có giúp cho người nghèo, tàn tật không"” Tôi hỏi:

- Con gởi ông ngoại hai đô la rưởi. Michelle nói và đưa ông ngoại 5 quarter.

Gần tới ngày lễ Phục Sinh tôi hỏi:

“Ông ngoại sắp gởi về Việt Nam cho người nghèo con có gởi không" "

“Con gởi ông ngoại hai đô la rưởi nữa là 5 đô la."

Tôi đưa thêm 15 đô la để gởi cho Phó Tế Vũ Thành An 20 đô la vào quỹ Têrêsa giúp các cụ già đau yếu, bịnh hoạn ở Viêt Nam.

Hơn mười năm liên tục, thứ bảy nào, tôi cũng vô văn phòng để gọi điện thoại trong “phone book", tìm khách để đi đến nhà bà con mà bán bảo hiểm. Ngày nào cũng đi đến từng nhà, cố gắng gặp hai người mỗi ngày để trình bày chương trình bảo hiểm nhân thọ, ai có nhu cầu, muốn tham gia thì tôi làm đơn. Nhưng khi đứa con gái hỏi tôi:

“Ba có thể giúp con chở Michelle đi học nhạc, học đàn piano được không"

“Được chứ “Tôi trả lời ngay, không chần chừ gì cả, mặc dầu tôi sẽ mất sáng thứ bảy là buổi sáng tôi phải vào văn phòng để gọi điện thoại, hẹn với khách để đến nhà họ vào tuần sau. Lý do đơn giản tôi trả lời ngay là tôi quá thương cháu ngoại.

Ba năm liên tục tôi đã làm “nghề phụ ", sau nghề chính là đi bán bảo hiểm, đó là “nghề “đưa đón cháu ngoại đi học thêm và đi sinh hoạt cũng như đi nhà thờ.

 

*

Mỗi sáng thứ bảy tôi đều chở Michelle đến chỗ học nhạc để Michelle tập đàn piano, tôi cũng mang theo cuốn sách để đọc hay đem theo máy computer để viết bài, cho nên trong khi Michelle làm việc tôi cũng làm việc, nhưng không phải làm bảo hiểm, mà đọc sách để mở mang tinh thần, do đó tôi không bao giờ “boring “cả. Lúc này, sáng thứ bảy tôi chở cháu đi học võ Thiếu Lâm. Buổi chiều học nhạc, buổi tối đi hướng đạo và chở hai cháu đi nhà thờ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể. Chúa nhật đi học giáo lý và Việt ngữ. Có hôm Bi làm biếng không muốn đi học và cháu nói:

"Ông ngoại con biết tiếng Việt hết rồi con không thèm đi học đâu""

“Con đọc chữ Việt được chưa"”

“Con đọc được rồi mà ngoại.”

Cháu nói như vậy chứ bảo chúng nó thay áo quần đi học, chúng nó cũng ngoan ngoãn đi. Mỗi lần đi học, ông ngoại thường đưa hai đô la để sau khi tan học, mua kẹo hay bánh mì, thịt nướng mà ăn. Mỗi lần đi đến nhà thờ đón cháu về sau giờ học cháu chạy ra đưa cho ngoại “túi sách”để ngoại cầm lấy, giữ giùm, rồi “te te “đi đến chỗ bán hàng mua thức ăn, sau đó chạy lòng vòng trước sân nhà thờ, đòi ở lại chơi với các bạn, lượm mấy cục đá chọi ra xa lấy làm thích thú lắm.

Ông ngoại bảo:

“Thôi về các con"

“Chút nữa đi ngoại. Con đang vui mà. Bảo đi học thì không chịu đi, lúc về, bảo về vẫn còn muốn nấn ná ở sân nhà thờ.”

Có hôm đi về sớm hai đứa đều nói:

“Ông ngoại cho con vào Macdonald mua nước ngọt thôi để con chơi đi ngoại, không mua đồ ăn, tốn tiền ngoại"

Chúng nó sợ ông ngoại tốn tiền muốn vào chỗ “Play place “mà thôi để có chỗ mà chạy nhảy. Ông ngoại lần nào cũng chìu chúng nó nên bà ngoại thường nói :

“Lúc nào ông cũng chìu chúng nó hết. Trời lạnh lắm, đi về nhà sớm đi coi chừng bị cảm lạnh đó."

“Bà ngoại kêu con về kìa". Tôi nhắc nhở.

“Hai mươi phút nữa đi ngoại.”Hai cháu ngoại cùng lên tiếng một lúc.

“Ừa mười phút thôi nha.”Tôi nói.

Vậy mà cũng hơn hai mươi phút sau bà ngoại gọi điện thoại nhắc nhở hai ba lần nữa các cháu mới chịu rời khỏi khu vui chơi của Mac Donald, ra xe mà về.

Mỗi lần phát thưởng cuối năm là cứ nhắc:

“Ông ngoại đi dự lễ của con nghe. Chụp mấy lần hình cháu Michelle đứng chung với cô giáo, với Hiệu trưỏng của trường cháu học, cháu hảnh diện lắm. Kỳ này có tổ chức đi Patin ông ngoại xuống dẫn con đi nghe.

“Để má-my con chở"”

“Má-my mắc làm, không đi được.”

“Chứ ông ngoại không đi làm sao"”

“Ông ngoại nghỉ được mà.”

Vì thương cháu, tôi không hẹn với khách để xuống dưới Pasadena chở cháu đi trượt Patin Trong khi trượt thì Bi 4 tuổi rất sợ, chị của Bi là Michelle dẫn Bi từng bước, tùng bước nhẹ nhàng ra Pist để cháu tập đi. Chạy một lúc thấy mệt, kiếm ông ngoại và đòi ăn Pizza, xin ông ngoại mấy đô la để chơi gắp đồ chơi. Bắt được con gấu đem đến khoe ông ngoại và tiếp tục gắp nữa, nhưng không “thắng”được thì Bi cứ đòi thêm tiền để tiếp tục gắp .

Dự lễ “Family Fun Night “ở trường của hai cháu, có tổ chức vui chơi cho các cháu nhỏ, có quà bắt thăm, Michelle và Bi nhất định đòi ông ngoại đưa đi. Mua mấy chục phiếu mất hết mấy chục đô la để bắt thăm hơn ba chục món quà, chờ đợi từ buổi chiều ở trường của hai cháu vì đi đến đây rất sớm. Hai cháu mua phiếu để vào khu có các trò chơi dành cho các em . Cuối cùng sau khi bắt thăm hết hơn ba chục món quà, hai cháu không trúng gì cả. Bi đã khóc mùi, khóc nức nở, phải chờ đợi, phải nhỏ nhẹ giải thích ẩm nó, an ủi nó, hun vào trán nó, nó mới chịu về.

Về tới nhà má nó hỏi:

- Sao con khóc"

- Con bắt thăm không "thắng"

Ba nó nói :

“Không phải “thắng "mà là không may mắn trúng, có gì mà con khóc"”

“Con không “thôi” khóc được.”

 *

“Con ráng học đàn, ông ngoại sẽ chở con đi nhưng ông ngoại già con có chở ông ngoại đi không" “Tôi hỏi cháu Michelle:

“Chừng nào ông ngoại già con chở ông ngoại đi.” Cháu trả lời.

Tôi rất thích bản nhạc “Kinh Hòa Bình”của thánh Phanxicô có mấy câu như “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm & đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu ".

Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.

Chính khi thứ tha là khi được tha thứ.

Nhất là câu tôi rất mê là: “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời ".

Tôi có hỏi cô giáo dạy nhạc chừng nào cô có thể dạy cho cháu bản nhạc “Kinh Hòa Bình “này. Tôi nói: “Mấy năm nay tôi dẫn cháu đi học nhạc chỉ ao ước cháu đàn được bản này"

Bản nhạc này khó lắm phải hai, ba năm nữa mới dạy cháu được vì các nốt cách xa nhau quá, tay cháu còn nhỏ chưa thể đánh được."

Biết vậy nhưng tôi vẫn hỏi cháu Michelle:

“Con có biết đàn bản nhạc “Kinh Hòa Bình “không"

“Bản nhạc này khó lắm.”Cháu trả lời.

Tôi nói:

“Chừng nào con đàn được bản này ông ngoại mới chết để khi tiễn đưa ông ngoại ở nhà thờ, con ngồi vào chỗ để đàn piano bên trái nhà thờ, gần ca đoàn, chính con phải đàn bản này để cho ông ngoại nghe nha."

“Con không học đàn bài này đâu để ông ngoại không có chết.”cháu Michelle trả lời.

 

*

Mỗi thứ tư hàng tuần, tôi không hẹn với khách hàng, tôi dành buổi chiều và buổì tối để xuống vui chơi, trò chuyện, đùa giởn với hai cháu ngoại. Kiểm soát bài vở home work chỉ cho cháu các bài toán, xem Cu-Bi đọc sách và ký tên vào sổ theo dõi của nhà trường. Tối ông ngoại ngủ chính giữa, hai cháu ngủ hai bên vì đứa nào cũng dành nằm gần ông ngoại vậy mà khi về nhà của ông bà ngoại ở khu Bellaire thì hai cháu nhất định phải ngủ chung với bà ngoại mới được.

Chiều thứ sáu cũng không đi bán bảo hiểm để đi đón các cháu về nhà sớm, có chúng nó, không khí gia đình thấy ấm cúng hơn, vui vẻ hơn.

Đâu có niềm vui, hạnh phúc nào hơn khi được chở các cháu đi học . Tôi trở thành người bận rộn cuối tuần hai ngày thứ bảy và chúa nhật là hai ngày dành cho hai cháu ngoại thương yêu của tôi.

Nhiều khi chúng nó đòi vào tiệm Mac Donald tôi không chịu vì sợ ăn thứ dầu mở hoài có hại cho sức khỏe của các cháu.

Michelle nói:

“Con hỏng thương ông ngoại nữa đâu ". Mỗi lần nghe cháu nói “con hỏng thương “ông ngoại là lòng tôi cảm thấy có cái gì đó rung động, cảm giác đau đau và tôi phải chịu thua chúng nó, không thể nào không chìu chúng nó được.

Tôi hay nói đùa với mấy người bạn làm chung trong văn phòng rằng các con của mình muốn “gây khó khăn, đau buồn “cho mình chỉ cần cấm không cho ông bà thăm cháu nội, cháu ngoại là làm cho ông bà “đau đớn nhất “mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến