Hôm nay,  

Làm Ông Ngoại Rất Thích Thú.

13/04/200700:00:00(Xem: 119050)

Người viết: Phùng văn Phụng

Bài số 1240-1851-557vb6130407

*

Tác giả Phùng văn Phụng, định cư tại Mỹ theo diện HO đã 13 năm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Ngày Đầu Tiên Đến Nước Mỹ”. Sau đây là bài viết thứ hai.

*

Hai năm gần đây, sắp tới tuổi về hưu, tôi bớt lo công việc đi bán bảo hiểm như gọi điện thoại cho bà con, để đến từng nhà họ, trình bày chương trình bảo hiểm nhân thọ. Tôi dành thì giờ chiều thứ tư đến nhà cháu ngoại ở Pasadena, ngủ ở nhà vợ chồng con gái út, để gần gũi hai cháu ngoại và chiều thứ sáu đến đón chúng nó, một gái Michelle 10 tuổi và một trai Colby 5 tuổi về ở với ông bà ngoại hai đêm thứ sáu và thứ bảy để phụ con gái lo việc học võ, học đàn piano, sinh hoạt hướng đạo, đi nhà thờ cũng như chở đi học giáo lý và việt ngữ ngày chúa nhật. Con gái có tiệm Nails vì mở cửa luôn ngày Chúa nhật nên không có thì giờ lo cho các cháu cuối tuần.

“Đố Bi ông ngoại thương ai"" Tôi hỏi cháu Colby, tôi thường gọi vắng tắt là Bi:

Bi trả lời: "Ông ngoại thương bà lai ".

Tôi hỏi: “Ông ngoại thương bà lai mà bà lai là ai""

- “Là bà ngoại đó.” Cháu trả lời liền:

Cháu biết ông ngoại thương nó nhưng nó nói tránh đi và nói thương bà ngoại. Có lúc tôi hỏi nó:

“Đố Bi ông ngoại thương ai""

“Ông ngoại thương con, chị Michelle, má-my, đa-đy, dì uyên, cậu Tý, Boy “(cháu ngoại của em ruột).

Tôi thường nói với các bạn rằng tôi không hiểu sao kỳ lạ quá, tự nhiên tôi thấy thương cháu ngoại vô cùng hơn là thương con cái mình nhiều, tôi có cảm giác thương cháu gấp trăm lần thương con nữa. Tôi hỏi bạn tôi như vậy. Những người đã có cháu ngoại hay cháu nội đều thường trả lời :

“Ờ sao tôi cũng thấy vậy. Không hiểu tại sao mình thương nó quá sá đi."

Còn những người chưa có cháu thì bảo: “Chuyện đó tôi không biết tôi chưa có cháu, tôi chưa có cảm nghiệm đó."

Tôi đi tìm mấy bài báo dạy con, dạy cháu về đạo làm người cắt bỏ vào bao thơ đề tên sẵn cho các cháu, mỗi cháu là một bao thơ gồm có những bài như:

- Gởi lại cho con của Jackson Brown Jr.”

- Thơ của Tổng Thống Lincoln

-  Bài “sau dễ là khó“ để sau này khi các cháu lớn lên, mình không còn nữa thì có những tài liệu để các cháu đọc, hướng dẫn thành người với tất cả ý nghĩa của chữ “người“ sống hạnh phúc và hữu dụng cho xã hội, có ich cho tha nhân, biết yêu thương người kém may mắn hơn mình như nghèo khổ, tàn tật, đui mù. Tôi cũng thường nói với các con, các cháu rằng:

“Ưu tiên một các con các cháu cố gắng dạy cho chúng nó nên người."

Sau đó, ưu tiên hai, mới nói đến chuyện hướng dẫn chúng nó học thành tài, học thành bác sĩ, kỹ sư , nhà văn, nhà báo hay làm bất cứ nghề gì mà chúng nó ưa thích."

Cho nên tôi hay nói với các con trước hết phải cố gắng dạy chúng nó trở thành người hữu dụng, biết điều, có nghĩa là biết sống, biết nghĩ đến người khác, đến người chung quanh.

Ông ngoại hỏi Michelle: “Con có thương người khác không""

“Con yêu hết mọi người.” Michelle trả lời:

“Vậy mùa chay này con có giúp cho người nghèo, tàn tật không"” Tôi hỏi:

- Con gởi ông ngoại hai đô la rưởi. Michelle nói và đưa ông ngoại 5 quarter.

Gần tới ngày lễ Phục Sinh tôi hỏi:

“Ông ngoại sắp gởi về Việt Nam cho người nghèo con có gởi không" "

“Con gởi ông ngoại hai đô la rưởi nữa là 5 đô la."

Tôi đưa thêm 15 đô la để gởi cho Phó Tế Vũ Thành An 20 đô la vào quỹ Têrêsa giúp các cụ già đau yếu, bịnh hoạn ở Viêt Nam.

Hơn mười năm liên tục, thứ bảy nào, tôi cũng vô văn phòng để gọi điện thoại trong “phone book", tìm khách để đi đến nhà bà con mà bán bảo hiểm. Ngày nào cũng đi đến từng nhà, cố gắng gặp hai người mỗi ngày để trình bày chương trình bảo hiểm nhân thọ, ai có nhu cầu, muốn tham gia thì tôi làm đơn. Nhưng khi đứa con gái hỏi tôi:

“Ba có thể giúp con chở Michelle đi học nhạc, học đàn piano được không"

“Được chứ “Tôi trả lời ngay, không chần chừ gì cả, mặc dầu tôi sẽ mất sáng thứ bảy là buổi sáng tôi phải vào văn phòng để gọi điện thoại, hẹn với khách để đến nhà họ vào tuần sau. Lý do đơn giản tôi trả lời ngay là tôi quá thương cháu ngoại.

Ba năm liên tục tôi đã làm “nghề phụ ", sau nghề chính là đi bán bảo hiểm, đó là “nghề “đưa đón cháu ngoại đi học thêm và đi sinh hoạt cũng như đi nhà thờ.

 

*

Mỗi sáng thứ bảy tôi đều chở Michelle đến chỗ học nhạc để Michelle tập đàn piano, tôi cũng mang theo cuốn sách để đọc hay đem theo máy computer để viết bài, cho nên trong khi Michelle làm việc tôi cũng làm việc, nhưng không phải làm bảo hiểm, mà đọc sách để mở mang tinh thần, do đó tôi không bao giờ “boring “cả. Lúc này, sáng thứ bảy tôi chở cháu đi học võ Thiếu Lâm. Buổi chiều học nhạc, buổi tối đi hướng đạo và chở hai cháu đi nhà thờ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể. Chúa nhật đi học giáo lý và Việt ngữ. Có hôm Bi làm biếng không muốn đi học và cháu nói:

"Ông ngoại con biết tiếng Việt hết rồi con không thèm đi học đâu""

“Con đọc chữ Việt được chưa"”

“Con đọc được rồi mà ngoại.”

Cháu nói như vậy chứ bảo chúng nó thay áo quần đi học, chúng nó cũng ngoan ngoãn đi. Mỗi lần đi học, ông ngoại thường đưa hai đô la để sau khi tan học, mua kẹo hay bánh mì, thịt nướng mà ăn. Mỗi lần đi đến nhà thờ đón cháu về sau giờ học cháu chạy ra đưa cho ngoại “túi sách”để ngoại cầm lấy, giữ giùm, rồi “te te “đi đến chỗ bán hàng mua thức ăn, sau đó chạy lòng vòng trước sân nhà thờ, đòi ở lại chơi với các bạn, lượm mấy cục đá chọi ra xa lấy làm thích thú lắm.

Ông ngoại bảo:

“Thôi về các con"

“Chút nữa đi ngoại. Con đang vui mà. Bảo đi học thì không chịu đi, lúc về, bảo về vẫn còn muốn nấn ná ở sân nhà thờ.”

Có hôm đi về sớm hai đứa đều nói:

“Ông ngoại cho con vào Macdonald mua nước ngọt thôi để con chơi đi ngoại, không mua đồ ăn, tốn tiền ngoại"

Chúng nó sợ ông ngoại tốn tiền muốn vào chỗ “Play place “mà thôi để có chỗ mà chạy nhảy. Ông ngoại lần nào cũng chìu chúng nó nên bà ngoại thường nói :

“Lúc nào ông cũng chìu chúng nó hết. Trời lạnh lắm, đi về nhà sớm đi coi chừng bị cảm lạnh đó."

“Bà ngoại kêu con về kìa". Tôi nhắc nhở.

“Hai mươi phút nữa đi ngoại.”Hai cháu ngoại cùng lên tiếng một lúc.

“Ừa mười phút thôi nha.”Tôi nói.

Vậy mà cũng hơn hai mươi phút sau bà ngoại gọi điện thoại nhắc nhở hai ba lần nữa các cháu mới chịu rời khỏi khu vui chơi của Mac Donald, ra xe mà về.

Mỗi lần phát thưởng cuối năm là cứ nhắc:

“Ông ngoại đi dự lễ của con nghe. Chụp mấy lần hình cháu Michelle đứng chung với cô giáo, với Hiệu trưỏng của trường cháu học, cháu hảnh diện lắm. Kỳ này có tổ chức đi Patin ông ngoại xuống dẫn con đi nghe.

“Để má-my con chở"”

“Má-my mắc làm, không đi được.”

“Chứ ông ngoại không đi làm sao"”

“Ông ngoại nghỉ được mà.”

Vì thương cháu, tôi không hẹn với khách để xuống dưới Pasadena chở cháu đi trượt Patin Trong khi trượt thì Bi 4 tuổi rất sợ, chị của Bi là Michelle dẫn Bi từng bước, tùng bước nhẹ nhàng ra Pist để cháu tập đi. Chạy một lúc thấy mệt, kiếm ông ngoại và đòi ăn Pizza, xin ông ngoại mấy đô la để chơi gắp đồ chơi. Bắt được con gấu đem đến khoe ông ngoại và tiếp tục gắp nữa, nhưng không “thắng”được thì Bi cứ đòi thêm tiền để tiếp tục gắp .

Dự lễ “Family Fun Night “ở trường của hai cháu, có tổ chức vui chơi cho các cháu nhỏ, có quà bắt thăm, Michelle và Bi nhất định đòi ông ngoại đưa đi. Mua mấy chục phiếu mất hết mấy chục đô la để bắt thăm hơn ba chục món quà, chờ đợi từ buổi chiều ở trường của hai cháu vì đi đến đây rất sớm. Hai cháu mua phiếu để vào khu có các trò chơi dành cho các em . Cuối cùng sau khi bắt thăm hết hơn ba chục món quà, hai cháu không trúng gì cả. Bi đã khóc mùi, khóc nức nở, phải chờ đợi, phải nhỏ nhẹ giải thích ẩm nó, an ủi nó, hun vào trán nó, nó mới chịu về.

Về tới nhà má nó hỏi:

- Sao con khóc"

- Con bắt thăm không "thắng"

Ba nó nói :

“Không phải “thắng "mà là không may mắn trúng, có gì mà con khóc"”

“Con không “thôi” khóc được.”

 *

“Con ráng học đàn, ông ngoại sẽ chở con đi nhưng ông ngoại già con có chở ông ngoại đi không" “Tôi hỏi cháu Michelle:

“Chừng nào ông ngoại già con chở ông ngoại đi.” Cháu trả lời.

Tôi rất thích bản nhạc “Kinh Hòa Bình”của thánh Phanxicô có mấy câu như “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm & đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu ".

Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.

Chính khi thứ tha là khi được tha thứ.

Nhất là câu tôi rất mê là: “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời ".

Tôi có hỏi cô giáo dạy nhạc chừng nào cô có thể dạy cho cháu bản nhạc “Kinh Hòa Bình “này. Tôi nói: “Mấy năm nay tôi dẫn cháu đi học nhạc chỉ ao ước cháu đàn được bản này"

Bản nhạc này khó lắm phải hai, ba năm nữa mới dạy cháu được vì các nốt cách xa nhau quá, tay cháu còn nhỏ chưa thể đánh được."

Biết vậy nhưng tôi vẫn hỏi cháu Michelle:

“Con có biết đàn bản nhạc “Kinh Hòa Bình “không"

“Bản nhạc này khó lắm.”Cháu trả lời.

Tôi nói:

“Chừng nào con đàn được bản này ông ngoại mới chết để khi tiễn đưa ông ngoại ở nhà thờ, con ngồi vào chỗ để đàn piano bên trái nhà thờ, gần ca đoàn, chính con phải đàn bản này để cho ông ngoại nghe nha."

“Con không học đàn bài này đâu để ông ngoại không có chết.”cháu Michelle trả lời.

 

*

Mỗi thứ tư hàng tuần, tôi không hẹn với khách hàng, tôi dành buổi chiều và buổì tối để xuống vui chơi, trò chuyện, đùa giởn với hai cháu ngoại. Kiểm soát bài vở home work chỉ cho cháu các bài toán, xem Cu-Bi đọc sách và ký tên vào sổ theo dõi của nhà trường. Tối ông ngoại ngủ chính giữa, hai cháu ngủ hai bên vì đứa nào cũng dành nằm gần ông ngoại vậy mà khi về nhà của ông bà ngoại ở khu Bellaire thì hai cháu nhất định phải ngủ chung với bà ngoại mới được.

Chiều thứ sáu cũng không đi bán bảo hiểm để đi đón các cháu về nhà sớm, có chúng nó, không khí gia đình thấy ấm cúng hơn, vui vẻ hơn.

Đâu có niềm vui, hạnh phúc nào hơn khi được chở các cháu đi học . Tôi trở thành người bận rộn cuối tuần hai ngày thứ bảy và chúa nhật là hai ngày dành cho hai cháu ngoại thương yêu của tôi.

Nhiều khi chúng nó đòi vào tiệm Mac Donald tôi không chịu vì sợ ăn thứ dầu mở hoài có hại cho sức khỏe của các cháu.

Michelle nói:

“Con hỏng thương ông ngoại nữa đâu ". Mỗi lần nghe cháu nói “con hỏng thương “ông ngoại là lòng tôi cảm thấy có cái gì đó rung động, cảm giác đau đau và tôi phải chịu thua chúng nó, không thể nào không chìu chúng nó được.

Tôi hay nói đùa với mấy người bạn làm chung trong văn phòng rằng các con của mình muốn “gây khó khăn, đau buồn “cho mình chỉ cần cấm không cho ông bà thăm cháu nội, cháu ngoại là làm cho ông bà “đau đớn nhất “mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến