Hôm nay,  

Ông Yab Khùng

29/11/200600:00:00(Xem: 162515)

ÔNG YAB  KHÙNG

Bài số 1138-1747-459-vb3281106

*

Tác giả là một cư dân cao niên hưu trí tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là cách nhìn, cách ghi lại và nỗ lựckể lại chuyện một phần đời pha trộn hoài niệm và thực tại.

*

Cả nhà đang chờ bữa cơm chiều.

Có  đến 4 tháng rồi, em trai, con dâu, cháu nội mới về thăm nhà; mới có bữa cơm gia đình chiều nay; còn thường ra mạnh ai nấy ăn không chờ không đợi.

Đời sống, sinh hoạt, giờ giấc mỗi người mỗi khác mạnh ai nấy sống; nhiều khi cái tình "lạt như nước…. lã". Người Mỹ có câu "Eat together, stick together" có ăn chung thì mới gắn bó với nhau; không áp dụng được ở gia đình tôi.

Vừa ra khỏi phòng tôi líu lo.

- Bà ơi, tôi mới làm mấy câu thơ đố cả nhà nhé.

 Không chờ ai phản ứng tôi tới luôn.

- Đàn ông thích đến U.ta.

U em; u trán; sau ra u đầu"

Cô con dâu - Bắc Kỳ chính cống - lên tiếng.

- Bố chơi chữ, 4 chữ u lận; u em là vợ bé, u ta (Utah) là chỗ  đạo Mormon có nhiều vợ như Trung Đông đấy mẹ à.

Bà tôi vội vàng xáp lại gần:

- Ừ … thì cho u trán, u đầu này…này…

Tôi "di tản chiến thuật" tránh xa "bà chằng lửa" thanh minh:

- Ấy…ấy tôi đọc bài báo là mấy "trự" VC ngày nay ấy mà. Khi còn nằm hầm chui rúc thì có người vợ lo cơm nước đi làm cách mạng, về lại thủ đô 54 sau này chiếm Sài Gòn thì phải có một bà khác - khá khá một tí- để đi khánh thành, nhận cờ thi đua; chiêu đãi mấy anh trên trung ương, chụp hình lẻ loi- và khi đêm về lại có cô bồ nhí "du dương" cho khoái cái thân già và cái "ly kỳ" mấy ổng "phát" là bây chừ tôi lớn tôi lấy vợ là vợ lớn, hồi nhỏ tôi lấy là vợ nhỏ. Còn gì vui thú hơn là "lấy nháp lấy vợ" đi làm cách mạng "đựơc ăn cả ngả về….đất" được làm nháp, làm nháp mê ly khắp  nơi!

Gia đình hai con về bất ngờ nên tôi hội ý với vợ là ra mua  "fried chicken"  Kentucky gần nhà cho tiện nhưng dọn ra bàn thì hoàn toàn khác- lối trình bày là mỗi người  một dĩa.

Cháu nội hỏi món gì đây, bà tôi bào Poulet marango.

Món này tôi thường đãi bà ở nhà hàng Fregate Nhatrang, hồi chúng tôi mới quen nhau, nhưng với con cái tôi phịa là ngày tôi quen bả - rước vợ về dinh- về cư xá thì đúng hơn- chỉ nhờ mỗi ổ bánh mì "không người lái" chan xì dầu đen ngòm - vì tính cách "dạy dỗ tiết kiệm của bài học" nên bả thông qua nhưng lần nào tôi nói vậy cũng liếc nhìn tôi thiếu điều "đứt cái cần cổ."

 Trên đĩa, vài ba miếng thịt gà, khác đi là phủ lên một ít nước sốt chua chua, mặn mặn; sền sệt; một tụ nấm xào; một nhóm hủ tiếu xào  hành giá sống thịt ba chỉ; vài muỗng đậu đồ hộp; một miếng bánh mì chiên giòn và dĩ nhiên dấu biệt cái khoản khoai tây tán -graouvy; muỗng nĩa khăn ăn cho có vẻ ly kỳ long trọng chừa vụ finger bốc; và luôn thể dạy cháu  nội table maner - phong cách ở bàn ăn.

Bưng đĩa để bàn cháu nội dò hỏi:

- Đây là poulet marango sao"

Bà tôi vỗ đầu cháu:

- Ừa- mấy ông Tây ổng đặt cho văn hoa chữ nghĩa ấy mà; khi đoàn quân của vua Na pồ lê ông đến một địa danh là Marango thì thực phẩm không còn gì nhiều; mỗi thứ một ít; ông đầu bếp lại tử thương; nên đôn lên mấy ông thợ phụ tự "bào chế" một miếng thịt gà chiên nho nhỏ rồi hầm bà lằng mỗi thứ 1 ít để riêng từng nhóm trên đĩa, khó gì, mà này sao cháu nước miếng chảy tèm lem vậy"

- Tại cháu thấy ngon quá - rồi nhíu mày tìm chữ- sao không nói "cơm bò" cho rồi (combo tổng hợp) combo plate

Tôi buột miệng chen vào.

- Trời ơi dân xài toàn đồ xịn "Nai Đì" với "vẹo xác" lại chảy nước miếng món gà rù của bà nội thì xấu hổ quá cháu ơi.

(cha mẹ nó sắm đồ mắc tiền Nike, Versace) cả nhà vui vẻ ngồi vào bàn.

Con dâu đến Mỹ lúc 3,4 tuổi tiếng Việt cũng rành, tiếng Anh cũng giỏi - tôi moi óc tìm câu đố khác cho vui, rồi lên giọng ê, a.

- Water sao có ét xì (waters) (tiếng danh từ)

Sometimes gâu với me nì tại sao" (many waters)

Tiếng Anh, tiếng Việt trộn lung tung như bữa cơm chiều nay.

Sau đó tôi đã thua cuộc vì con dâu giải thích rành rẽ. Để chuyển mục tôi qua phần tiếng Việt.

- Thế đố con khi bán xe ở Saigon bây giờ Việt Cộng quảng cáo "TAY LÁI GẬT GU”  là gì"

Suy nghĩ, đắn đo chốc lát con dâu trả lời.

- Chắc họ muốn nói tay lái Tilt chớ gì bố! Dù lãnh lương hưu không được bao nhiêu, tôi cũng rất vui thua một chầu "All you can eat" ở King buffet ngày hôm sau, bù lỗ cho bữa cơm tự biên, tự diễn chiều nay.

Thế là bữa cơm gia đình qua đi "đầu xuôi, đuôi lọt" vì yếu tài chánh (lương hưu mà lỵ!)

Đúng ý đồ tiết kiệm, giản dị!

Thường ra những lúc trước đây khi còn đi làm đồng ra đồng vào dồi dào; con về lại báo trước; nên tội "tự tung tự tác" ra mua thịt quay bánh hỏi, vịt nướng chao, bánh bèo, bánh lọc…. Thì y như rằng, nàng "cúp cua" tiệm nail trở về- đi một đường nấu nướng món gì đó ly kỳ hấp dẫn hơn để tìm "đồng minh ăn uống" thế là món của tôi ế dài; và để tránh chật tủ lạnh tôi cố gắng "làm sạch thành phố" có khi cả tuần lễ. Rồi tối lại, một màn "sớ táo quân" nàng kể với mấy con nào là tôi la hét nóng tính, quần áo vất đầy nơi nơi, đi đâu lượm thượm quê mùa, nửa đêm về sáng "tác xạ trật lất" cái toilet bowl đủ thứ tội trên đời; những lúc như thế tôi lặng lẽ tản hàng đi tìm "chị T.V baby sit" cho rồi!

Tối nay bày biện um sùm, nào ly tách bát đĩa, nên tôi biết phận mình đi thanh toán dọn dẹp chớ không nàng lại cất lên cái điệp khúc "rửa chén là thước đo lòng yêu vợ của các ông chồng" sợ con dâu nghe được lại bắt chước bả; và rồi con trai lại y xì hoàn cảnh như tôi thì "khốn tựu" đời nó - con cái có đời sống riêng ở xa; nhà ít người dư 2 phòng cho share, và quái lạ thường là những cặp làm Nails. Nghề này "nhảy cóc" hoài (chủ o bế chiều chuộng như nàng dâu mẹ chồng) nên thay đổi chỗ ở luôn gần chỗ làm việc. Vì còn trẻ và người vợ phần lớn mới cưới từ VN đem sang, học nails cấp tốc, mơ mộng nhiều, hy vọng lắm, nên bất đồng xảy ra gây gổ, xô xát, rồi người vợ lại to tiếng "ai đồng ke, ai gâu" (I don't care, I go!) và một ngày đẹp trời chị vợ biệt tăm âm tín; để lại những anh chồng ủ rủ đuổi ruồi không bay, rồi ít lâu sau trả phòng ra đi theo tiếng gọi những mối tình mới.

Mùa World Cup đã qua đi; nhà vắng lặng không còn những pha la hét hào hứng!

Nghệ sĩ sân cỏ lừng danh Zidane xây dựng tiếng tăm 20 năm, chỉ một phút tức giận húc đầu vào ngực đối thủ thân bại danh liệt. Ngày ngày mỗi khi chiều xuống, hay buổi sáng nắng lên, tôi hay làm một cuộc xuất hành lang bang đây đó.

Trước đây, khi còn đi làm những ngày trúng mánh, sau này những lúc thắng bạc, tôi hay làm một vòng "khùng khùng điên điên" - vợ tôi bảo thế - thật thú vị! Chờ cho chạng vạng, mờ mờ ảo ảo; tôi đến mấy bà bán trái cây kế bên hông chợ hay quán ăn mua trên dưới 20 đô la, tôi không lựa để họ chọn hộ, thế là "bóng đêm gây nên hạnh phúc" họ đã "xuất khẩu" trái cây chín rục, héo úa mà họ sẽ xót xa đau lòng không bán được!

Và phần tôi về vừa ăn vừa kín đáo vất đi; vợ hỏi thì nói rất rẻ; rút kinh nghiệm cho lần mua "trái mít không bao giờ chín" đến 30 đô la, vợ chửi tơi bời khói lửa!

Cái thú vị là đóng vai ông "Lão tử thời đại mới" vợ nói nặng nhẹ gì cũng "tủm tỉm cười mím chi cọp nhìn trời hiu quạnh".

Sợ không lao động lại ăn uống nhiều tôi thường ra quán cà phê COHO- không phải coffee house- mà là cà phê của mấy anh HO, kêu một ly đen không đường cho ngang ngang không thấy đói - xù màn breakfast- và tôi có làm bài thơ để nhắc mình ăn uống cẩn thận.

- Ở nhà đi tới đi lui

Đi qua đi lại ĐỪNG vui gói mì

Ra phố cũng sợ béo phì

Cơm cháo, bún phở, bánh mì ngó lơ!

 Quán tương đối đắt khách, phần lớn anh em HO tụ hội nơi đây mỗi sáng trước khi đi làm một nghề tay chân gì đó mà một vị văn sĩ nào đó "thân ái" gọi xỏ là "Đội quân Restroom"

Chủ tương đối dễ chịu, nhiều khi uống mỗi ly cafe ngồi đồng vài bình trà cũng không phàn nàn gì.

Nhìn người qua kẻ lại, tôi thấy quần áo người phụ nữ VN nghèo nàn quá; khi còn trong nước là cái áo bà ba cái quần xaten đen; có khi cái quần lót của mấy chị vì một lý do khẩn cấp nào đó; là của ông chồng "mặc ké" và vào một ngày xui rủi ông chồng "hoảng hồn hoảng vía" khi thấy quần đùi của mình đỏ lòm; còn sang đây các chị xử dụng phong phú hơn nhiều quần tây sơ mi pull, tunic, Shirt, Short - sau mông thì như quần sọt phía trước thì như váy, đủ loại đủ kiểu không sao kể hết che đi các khuyết điểm của cơ thể chỗ to thì bó lại, chỗ thiếu thì độn vào!

Mấy bà mấy cô cũng hội nhập THÔNG MINH đi một đường  váy lụa cháo lòng, dài đến gót chân; đong đưa, mềm mại, uyển chuyển theo chiều gió, phần top là cái áo nho nhỏ với sợi SPAGETTI STRAP - nhỏ rức hững hờ trể tràng trên bờ vai thơ mộng che đi cái body đa y đà có đến 150lbs nom chừng 110 lbs thon gọn; hay có chị vì cái "tâm hồn ăn uống"mạnh mẽ con chuột cánh tay thành con chuột cống kềnh càng,  cũng dễ thôi xong ngay bằng cái áo với lantern Sleeve (tay phồng như lồng đèn) che đi bắp thịt cuồng cuộn võ sĩ; có chị lại về VN đi một đường permament make up (sắc đẹp vĩnh viễn) cái mồm đỏ choét, cái lông mày Mac Lê( lưởi mác, lưỡi lê) thấy nghe đà ghê sợ như chủ nghĩa CS hay cái mũi gồ ghề to tổ bố như mũi Mỹ trên khuôn mặt Á Đông.

Hồi nhỏ mới ra trường ông chuẩn úy tò te tôi có một cái à xum rất thú vị (assume= a lê hấp kết luận là…..)

Thấy các cô có cái lông mày tự nhiên, tôi gọi là lông mày trinh nguyên, y sì không tỉa gọt gì thì tôi đi một đường À XUM là cô ấy còn nguyên si không mất mát cái ngàn vàng. Không như ông Nguyễn Bính rên rỉ khi cô bạn gái về thành phố.

- Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều.

Còn tôi thì "hương đồng cỏ nội vẫn còn đây; vẫn còn đây" cụ thể, do đó là tiêu chuẩn để tôi tiếp cận một người con gái.

Trong kỳ về thăm quê hương, tôi được "hân hạnh" làm cố vấn sắc đẹp cho 1 cô cháu gái đã băm vài nhát và ê sắc (ế) đi o, sửa lại sắc diện tóc tai đầu cổ; đến khoảng lông mày tôi có bảo "đừng, đã bảo đừng" cháu đã nghe lời để nguyên y sì - và hình như có kết quả có người mối mai - có lẽ cũng có một ai đó đã À Xum như tôi chăng"

Một hôm nơi đây tôi gặp một người bạn cũ H.white coffee. Sở dĩ hắn có tên như vậy; vì lần đầu tiên ở phi cơ đi Mỹ du học sinh viên sĩ quan không quân, chiêu đãi viên hỏi uống gì, hắn quên chữ "Milk" nên nói như vậy mà cô ấy cũng hiểu.

Tôi với hắn có nhiều kỷ niệm vì tôi là "lái phụ" của hắn. Các bạn có ai trúng số an ủi lô độc đắc chưa" Cái thời mà Trần Văn Trạch hát bài "kiến thiết quốc gia chỉ 10 đồng thôi" Thế mà tôi với hắn đã hùn mua 100 tờ vé số và đã trúng lô an ủi độc đắc chỉ trật con số hàng đơn vị!

Hắn chửi thề um sùm.

- DM…xui quá rớt máy bay chết mẹ nó cho rồi.

Không ai dám đi copilot cho hắn, chỉ có tôi phải gồng mình - tôi xin phụ đề một tí cho quí vị dể hiểu, nếu trúng 1 triệu thì xem như 12000 đô (1964) thời đó lớn lắm đủ mua 1 căn nhà; xăng dầu 20-25 xu gallon nên cái đuôi 9/10 xu đỏ mới có nghĩa lý; còn bây giờ xăng hơn 3 đô galon thì thật là buồn cười; nhưng thói quen tập quán là vậy làm sao bây giờ! Mới đây chính phủ thông báo kỳ cuối cùng - đúc xu đỏ (penny) vì công đúc ra hơn value của nó!

Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại người trúng an ủi lô độc đắc "đau như bò đá" niềm đau càng lớn khi lô trúng càng to! Tôi hay mua Supper Lotto và "may mắn" tôi chưa trúng lô an ủi. Một ngày nào đó lô độc đắc lên đến 100 T, có vài 3 vị chỉ trật 1 con số trúng lô an ủi quá tức cho 1 phát vào đầu chết tốt; hay khùng khùng điên điên, nuối tiếc suốt đời, gây phiền cho xã hội Mỹ.

Ra đất Bắc hắn cùng tôi một đội; tôi làm đội trưởng, thật khó khăn sao vừa lòng anh em lại vui lòng quản giáo, mà hắn hay ngứa miệng "ăn nói linh tinh" và như thế đêm về thân xác rả rời cũng phải "ngồi đồng, mổ xẻ, phân tích, giúp nhau cùng tiến bộ!"

Nhiều lần tôi nhắc hắn "Nín thở qua sông" và hắn anh văn cũng khá tôi đùa "Do not insult crocodile until you've crossed the river" (đừng chửi rủa cá sấu đến khi đã qua sông) - và một lần hắn bị "vạ miệng"

Số là sau những ngày làm đất lên vồng đội tôi được tin tưởng" lắm mới giao việc trồng lạc. Nghe tin này anh em hồ hởi phấn khởi lắm- Trong niềm vui đó, khi đến bãi lao động, lúc phát dụng cụ (dụng cụ tập trung chỉ 2 người vác đi trước- bộ đội cầm súng đi sau thế sẵn sàng - sợ phản công) hắn bắt chước Hồ Chủ Tịch nói-

- Ai có dao dùng dao; ai có cuốc dùng cuốc, cây gỗ gậy gộc..v…v…

Vệ binh nghe thế, sợ hắn hô hào nổi loạn; cho ông mấy thoi; mấy báng súng; khóe miệng chảy máu; bắt ngồi riêng không cho về đội làm việc. Những hạt đậu giống no tròn mập mạp ngon lành hấp dẫn quá; ai cũng lén cho vào mồm! Một số anh em bị bắt gặp/ bị đấm đá tơi bời cũng không chừa tiếp tục lén hưởng cái lạc thú sau bao năm xa vắng này.

Mấy tuần sau; đám đậu như chó vá da beo không giống ai; tốn đất phải bỏ đi! Khi đêm về tôi lén cho hắn 10 hạt; dù cái miệng sưng vều, tôi cũng nghe tiếng nhai lộp cộp; hoà lẫn tiếng lộp cộp đó đây trong bóng đêm! Sau ngày ở Mỹ tôi nghĩ là quê hương mình giàu, đẹp "rừng vàng biển bạc đất đô la" trong tay người cộng sản chẳng khác gì cho những người tù đói khác chúng tôi đi trồng lạc.

Gặp tôi hắn mừng lắm hỏi.

- Sao cái lông vịt đâu rồi!

Chúng tôi cười vui.

Hồi VC đưa chúng tôi ra Bắc, trời lạnh lắm có lúc 3 độ c, tôi lại không có áo ấm, ai cũng thiếu thốn xin ai bây giờ; vả lại tôi luôn tâm niệm

- Cho không lấy; thấy không xin.

Nhằm một ngày lễ gì đó; bộ đội ăn mừng mấy chục con vịt. Như một tia chớp qua đầu; tôi thu gom toàn bộ lông vịt lồng vào giữa 2 T shirt Mỹ đã úa màu; trước ngực và sau lưng, cũng qua đi mấy mùa đông giá lạnh miền thượng du Bắc Việt. Sau này cái áo trong tẩm mồ hôi mục nát; mỗi bước đi rơi vài lông vịt anh em gọi tôi là: ông X…Mỵ Châu Trọng Thủy.

Khi tôi về Nam, thì hắn còn trong biệt giam, vì một vụ việc gì đó tôi không nhớ! Bây giờ sức khỏe hắn yếu lắm vì nhiều lần "cắc, cùm, cum ứ hơi ơi là ứ hơi" tiếng hát mở đầu bài "tiếng chày trên Sóc Bam Bo" anh em cải tạo trẻ hay hát đùa như vậy cho các bạn bị cắt = cắt cưa, cùm chân- cum là đánh đập!

Từ ngày qua Mỹ đến nay (95) cứ lãnh lương SSI đều đều (chừng $830) ở thì housing, chữa bịnh miễn phí v.v…

Trên toàn thế giới không có chính phủ nào lo cho người dân hậu hỉ hào phóng như vậy! Dù là dân nhập tịch như người Việt chúng ta.

Chúng ta tri ân chính phủ Mỹ, và rất nhiều người Mỹ tốt bụng khác; trong đó phải có bà Mỹ đen ở Alabama không chịu nhường ghế ngồi trên xe bus, và mục sư Martin Luther King; tranh đấu cho nhân quyền để chúng ta, con cái, và các thế hệ tiếp theo được hưởng đồng đều các quyền lợi như người Mỹ trắng, không kỳ thị; phân biệt đối xử như nhiều thập niên trước 1969 - trong quán ăn, rạp hát, xe bus, xe lửa, máy bay, siêu thị, trường học….

Các nước trên thế giới khi di dân nhập quốc tịch thì y như là "công dân hạng 2"

Nước Mỹ có nhiều vấn đề lớn, hóc búa nhất hiện giờ là chiến tranh Irac sa lầy, hứa hẹn một mùa bầu cử tới nhiều gây cấn, bàn cải về vấn đề rút quân, đưa các người lính trẻ Mỹ về với gia đình trong danh dự đúng hơn là hợp lý, chứ làm gì có danh dự chăng"

Theo tôi người Mỹ tham chiến các vùng trên thế giới với sứ mệnh cao cả, ý nghĩa cao đẹp, được chào đón danh dự vô cùng nhưng ra đi vẫn bị nguyền rủa! 

Các ứng cử viên Tổng thống tốt nghiệp những học viện danh tiếng, vẻ ngoài cũng sáng sủa, khỏe mạnh trả lời trôi chảy các câu hỏi hóc búa trứơc ống kính truyền hình trực tiếp cho dân chúng Mỹ theo dõi, tìm hiểu, chọn lựa người vào nhà trắng!

Tỷ lệ thắng phiếu chật vật khó khăn 40% đến 50% cử tri là đã khó rồi chứ không thể là 98-99-100% như VC; rồi lối giải thích lố bịch trơ trẽn là "lòng dân thương yêu vô hạn không thể bỏ cho ai khác!"

Trong các vị Tổng Thống Hoa Kỳ tôi thích TT Nixon nhất. Vươn lên từ 1 luật sư nghèo khó! "rớt cử" nhiều lần; thì 2 cô con gái khuyến khích "ứng cử nữa đi bố" và cuối cùng ông đã thàng công! Ông là một nhà chính trị giỏi, mưu lược, ý chí mạnh mẽ sắt đá tiến công với các đòn sấm sét mùa Giáng Sinh 72 đưa Bắc Việt vào thời kỳ đồ đồng, đồ đá và nếu chơi thêm vài phát tiếp thì đến "đồ lá" (nếu không có cái áo lông vịt chắc tôi cũng quấn lá chứ làm sao hơn!)

Từ chiến tranh du kích, chém vè, lẫn tránh vào dân chúng và vì nhân đạo chính phủ VNCH và quân đội Mỹ phải ngừng tay; giờ lịch sử 75 thành những đoàn quân LỘ DIỆN; hàng hàng lớp lớp, ngon xơi cho sức mạnh vũ khí HOA KỲ. Nếu Tổng Thống còn tại chức, vì danh dự Mỹ; ông sẽ xé rào  táp pi trọn gói (10 ngày 2 tuần) ngắn lắm để dân tộc Mỹ không mang nhục "Hội Chứng VN" - Hà Nội không vênh váo "đỉnh cao trí tuệ loài người tiến bộ" và dân VN không có tháng Tư đen đáng nguyền rủa!

Âu cũng là định mệnh, định mệnh đau buồn, đọa đày của dân tộc tôi, đất nước tôi. Là tổng thống của một đại cường quốc, biết bao phương tiện hùng hậu; nhà thương tốt nhất; bác sĩ giỏi nhất thế mà cuối đời sau khi bị stroke đột quỵ, lúc tỉnh lại được hỏi có tiếp tục chữa trị không" Tổng Thống đã trả lời "cho đi luôn" vượt diguity exit - ra đi trong danh dự! Tôi là một dân "quèn" và có lẽ có nhiều quý vị nữ nếu trong cảnh ngộ ấy chắc đi một đuờng năn nỉ "còn nước còn tát"

Khi tôi còn làm Security guard hàng năm trong mùa Noel tại các khách sạn sang trọng nhất San Jose, có những cặp vợ chồng già vui chơi trọn gói 2 ngày 24-25 ăn ở tốn đến 1600-1700 đô mà nào có vui chơi gì khi người vợ xê dịch bằng xe lăn (hay walker) ông chồng thì kéo theo bình oxy chen lấn khó khăn chỗ đông người, có lẽ chỉ có ý làm vui lòng con cái thực hiện chữ hiếu cho quí cụ!

Thường thì người già ngại di chuyển, không ưng "phá vỡ" thói quen, môi trường sống lâu đời của họ các đồ đạc lỉnh kỉnh cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của họ thuốc men, ly nước ngâm cái hàm răng giả mỗi khi đêm về; cây gậy, đôi dép, cái mắt kiếng, phương hướng vào toilet cho nên lối trả hiếu này theo tôi là không KHÔN NGOAN.

Chỉ có những tấm lòng, lời ăn tiếng nói cảm động, săn sóc ân cần, đầu tư thì giờ, nhiều lần thăm viếng, đem theo những đứa cháu ngoan ngoãn lễ phép nhất, mang hình ảnh cha mẹ chúng lúc trẻ thơ…..là những giây phút hạnh phúc nhất của các cụ!

Cũng trong dịp cuối năm này tôi thường có cái tâm lý trái ngược là giăng đèn kết hoa cây giáng sinh .v..v.. hay không "nhúc nhích" sắm sửa gì vì lý luận rằng "có vui gì đâu sau đó phiền phức tháo gỡ; khi thì nghĩ là không còn bao ngày nữa sao không vui vẻ! Có lẽ chiều hướng "TÍCH CỰC" là khôn ngoan hơn chăng"

Mấy năm trước ở miền Đông có một bà Mỹ đen làm custodiant (cai trường đại học) khi sắp qua đời đã tặng lại trường chỗ bà làm việc gần 35 năm 1 triệu đô la làm mấy vị khoa trưởng "sửng sờ" vô cùng kinh ngạc"

Đây là một việc làm thật khôn ngoan; thành thử những ông nhà giàu cở Bill Gate (tỉ phú Microsoft) hay bất cứ ai; trong khả năng hạn hẹp của mình; trong hoàn cảnh điạ bàn mình ở thực hiện phần nhỏ bé của mình vì mục đích NHÂN ĐẠO - đổi đời, xoa dịu những khổ đau của con người.

Trong chiều hướng đó cái "mầm già văn nghệ" (xin quí vị hiểu cho là lớn tuổi mới tập sự viết chứ không có ý lõi đời từng trải) tôi kính tặng tất cả 2 câu thơ sau đây:

Ai ơi ghi nhớ trong đầu

Chết nghèo là DỐT chết giàu là NGU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến