Hôm nay,  

Chuyện Đêm Qua

27/11/200600:00:00(Xem: 844911)

CHUYỆN ĐÊM QUA

Người viết: PHAN

Bài số 1136-1745-457-vb7251106 

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một truyện ngắn đặc biệt nhiều tình tiết về những mảng tối trong cuộc đổi đời cực nhọc của người Việt tại Mỹ.    

*

 …Tin địa phương trên tivi mà tôi nghe được: Đêm qua ở Dallas, một tài xế taxi gọi báo cảnh sát "có người chết trên xe". Cảnh sát đến hiện trường  cùng với xe cứu thương, nạn nhân là một phụ nữ châu Á đã lớn tuổi. Bác sĩ cấp cứu cho biết: " Bà đã chết vì vỡ  tim ". Cảnh sát không nêu danh tánh nạn nhân để tiện việc điều tra vì trong bóp bà ta có rất nhiều tiền.

Thời gian đi qua hơi lâu rồi.

Lại đêm qua, tôi ngồi với ông gìa đầu bạc mà tôi quen biết cũng đã lâu. Chuyện kể của ông, nhắc lại tin tức hôm nào mà chỉ mình tôi nhớ. "chuyện đêm qua."

   . . .

Nắp quan tài đóng lại. Bà Lam thở phào, nước mắt ứa ra làm quan khách cũng nhỏ lệ tiễn biệt ông Robert. Một đời người hiền lành, cuối cùng cũng không có kết cuộc khác . Nghe nói, người vợ Mỹ của ông chết trẻ vì bệnh thương hàn đã nhiều năm, cô con gái độc nhất cũng bỏ cha đi vì ung thư gì đó. Ông mới về hưu vài năm nay, bước qua tuổi bảy mươi đã gìa xụ ì bệnh cao huyết áp và tiểu đường.

Ông ra đi sau một cơn nhồi máu cơ tim, đứa cháu ngoại duy nhất cũng không thấy mặt trong tang lễ. Có lẽ nó không hay vì từ nhỏ đã không liên hệ nhiều với ông ngoại. Lần cuối cùng ông gặp nó đã hơn mười năm, bây gìơ chắc nó cũng đã vợ con và quên luôn trên đời, nó có ông ngoại. Ông chỉ có ít bạn bè thân đang đứng quanh ông và người vợ Việt Nam mà ông chấp nhận vài năm qua.

Bà Lam vẫn đứng yên trong bộ đồ đen buồn tẻ của người góa phụ cô đơn, so với những bà bạn thì bà còn gọn gẽ hơn nhờ cuộc sống không con nhàn nhã, tiền bạc cũng không eo hẹp làm người ta gìa đi vì khó khăn. Nhưng không phải thế mà những người khác không xúc động, nhất là những người Mỹ - bạn ông Robert đều đã có tuổi. Họ đa số là thành phần có tiền nên lòng tốt cũng sẵn lắm! Nước mắt bà Lam mang đến họ sự thương cảm nên ai cũng hứa sẽ giúp bà khi cần thiết - sau tang lễ ông Robert. Bà đã biểu hiện thành công sự đau khổ của một người phụ nữ Việt Nam trưởng gỉa khi chồng chết. Những giọt nước mắt hối hận hay thương tiếc thì chính người nhỏ ra cũng mơ hồ! Chỉ biết:  "Đã gần xong vở kịch đời. Không còn xét nghiệm gì nữa đâu! "

Ngày mai bà được tự do sau sáu năm nhẫn nhục như con ở với một người tốt bụng rất vô tư. Bà còn nghị lực đứng đây là do tờ di chúc đã công bố: Toàn bộ tài sản của ông Robert đều thuộc về bà, không có phần đứa cháu ngoại đã thất lạc, dù sinh tiền ông đã cố công tìm kiếm với sự giúp đỡ của bà!

*

Thức dậy với căn nhà vắng lặng đến rợn người, không còn ông Mỹ già như con voi trắng, ngồi nơi ghế bành xem tivi. Bà Lam không còn phải phục vụ ai trên đời này nữa. Bây gìơ bà có quyền ăn ngủ tự do bất cứ lúc nào, muốn đi đâu đi không nhất thiết phải về đâu, lúc nào"

Giấc mơ trong đời đã thành sự thật đơn giản hơn bà nghĩ. Trong thâm tâm bà tưởng sẽ cực thân hơn với ông Robert và những căn bệnh của ông. Bà tính mười năm là ít, không ngờ có sáu năm. Cũng không đổ lỗi cho bà trọn vẹn được vì ông cũng hiểu biết về những căn bệnh của ông nhưng cứ đòi ăn thịt ba chỉ ram mặn, gìo heo hầm, húp nước mắm mặn rồn rột, tráng miệng một lúc hai ba trái xoài. Ông tin tưởng vào thuốc sẽ quân bình lại mỡ máu (choresteron) là điều dẫn đến cái chết - không phải lỗi bà.

Mà tại sao sau đám tang ông Robert, bà thường ngồi bất động cả buổi để chất vấn lương tâm"

Căn nhà vẫn lạnh lùng với bà là điều khó chịu. Bàn thờ Phật vẫn khói hương nghi ngút nhưng không còn có niềm tin nơi đó. Hoa qủa héo tàn cũng chẳng có ruồi bu. Có thật có Phật trong đời sống hay không là điều bà hoài nghi từ lâu. Nhưng sau đám tang lặng lẽ của ông Robert bà mới có thời gìơ nhiều hơn để củng cố đức tin trong mình - lung lạc. Bà càng đọc kinh sách càng hoang mang, ảo tưởng.

Phải thay đổi lối sống, cách sống cho một người cô đơn trong tuổi gìa. Bà đi Việt Nam liên tục nhiều chuyến để nguôi ngoai. Niềm vui mới nơi quê nhà cũng lấp liếm được phần nào cô đơn trong những đêm về sáng. Bà đang xây lại ngôi chùa tại quê quán cho sư sãi có nơi ăn chốn ở khang trang. Tiếng lành đồn xa không bằng chút lương tâm tạm lắng cho bà sống vui với đám cháu, mấy người em còn ở quê nhà. Sự nghèo khổ làm cho người ta dễ kính trọng người khác nhất là những người có tiền như bà bây gìơ. Nhiều khi cũng khó chịu với sự khúm núm qúa đáng của bà con thân, không thân. Bà thèm nghe ai mắng chửi… có lẽ đỡ hơn những lời khen ngợi hết sức nịnh bợ.

Bà trở về Mỹ để hoàn tất giấy tờ thừa kế đất đai, cơ sở làm ăn, căn nhà, và những tài khoản của ông Robert. Tiền bảo hiểm nhân thọ của ông không quan trọng, nhưng nếu tính hết thành tiền thì bà bỏ xa con số triệu đô la. Ba chữ: Bà triệu phú. Kể ra cũng không rẻ vì bà đã đổi bằng ba chữ: Bà trung tá.

Lại nhớ đến cái lão sĩ diện ấy mà ứa gan. Trên mảnh đất cơ hội này mà cứ sống cho sĩ diện thì thật là thất bại. Nhớ ông hồi trẻ đâu có dở hơi như thế. Bà hồi trẻ cũng hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh, mới lọt vô mắt xanh của người sĩ quan trẻ, lại cao ráo đẹp trai. Một đôi trai tài gái sắc đã từng là khuôn vàng thước ngọc trên rẻo đất quê bà. Nhưng sau ánh hào quang nào cũng là vũng tối mà chỉ người trong cuộc mới hết biết đường ra.

Bà không sanh đẻ được một đứa trẻ cho gia đình chồng nể mặt cũng là lý do họ hết tình nghĩa với bà. Đứng trước một quyền lợi thì tình nghĩa đứng sau. Bà mẹ chồng lén lút ra Trung để bồng bế, nâng niu đứa cháu nội được sinh ra từ một cô gái không ra gì, trong khi đứa con dâu danh chánh ngôn thuận thì bị lãng quên. Ong trời phán xét. Lão ấy như ánh sao vụt tắt cùng vận nước. Bước chân vô tù thì ngoài đời người ta quên lãng chứ ai chờ" Chỉ có bà thăm nuôi vì danh chánh ngôn thuận là dâu, là vợ.

Bà đã bỏ qua chuyện cũ để làm lại từ đầu trên quê hương thứ hai. Nếu ông ấy biết thân thì đã không mất vợ. Đầu tiên qua Mỹ, hai vợ chồng đi lựa rác cho vựa ve chai mà ở đây gọi là Recycle Center. Ong chủ Robert vợ chết, giàu có và tốt bụng. Ong chồng sĩ diện nghèo xác xơ lại ưa tự ái vặt, thử hỏi bà đâu phải thánh thần gì đâu mà không ngã về chiều thuận lợi. Sáu năm qua bà tủi nhục thầm lặng có ai hay" Một con ở gìa của ông chủ gìa, có phục vụ luôn cả chăn gối thì đúng hơn vợ chồng. Sự hào phóng trả công cũng thuận theo thiên lý chứ có gì đâu mà lời ra tiếng vào: Bỏ chồng nghèo, lấy Mỹ gìa vì tiền. Bà không có tiền, có ai cho bà không" Người ta chỉ tốt với người tốt hơn mình để mưu cầu trả ơn nên hai ngàn năm trăm năm qua chỉ có một ông Phật. Nếu người ta tốt với người xấu hơn mình thì thế gian bây gìơ, Phật thờ người chứ người đâu nữa để thờ Phật.

*

Bà đã hết cách để quên đi những chuỗi ngày mệt tâm khổ trí. Trong cố gắng tận cùng là bán hết nhà cửa, đất đai. Bà quyết định về Việt Nam sống chuỗi ngày còn lại của cuộc đời truân chuyên, hồng nhan bạc phận. Chút tình xưa nghĩa cũ sống lại dễ dàng nhờ đồng tiền dư gỉa. Bà trở lại thăm ông như một lời chia tay vĩnh viễn trước khi về Việt Nam mà bà nghĩ không quay lại Mỹ nữa, phần bà cũng sợ thằng cháu ngoại của ông Robert. Một ngày nào không may, nó lù lù xuất hiện đòi chia chác thì thật là phiền phức. Cho là ra Tòa, bà có giấy trắng mực đen bảo chứng thì cũng không thoát được bàn tay của đám luật sư. Ngồi nghĩ về sự chọn lựa "rời xa nước Mỹ" bà bằng lòng. Nghĩ đến người chồng cũ. Những mặn nồng xưa cũ, người đàn bà nào không khắc cốt ghi tâm. Thầy ngoài chùa cũng vừa nói: "Gìa rồi, mở lòng ra với tha nhân…"

Cái ông thầy nhìn toàn khắc khổ miền Trung đó, không lẽ tuệ nhãn tinh thâm đến đọc được lòng dạ người khác" Bà giận ông thầy vì cái Pháp danh mà ông tự đặt cho bà. Tại sao là Trung Giác" Sự cúng dường hào phóng của bà không đáng cái Pháp danh Đại giác, Thượng giác, Toàn giác… sao" Bà sẽ đi xây chùa cất miếu để xứng đáng với Pháp danh Tuệ giác mà bà đã nghĩ ra cho mình. Tuệ giác là Pháp danh đúng đắn với công đức của bà, cũng vừa cho người đời nể trọng vì chữ "tuệ" cũng nói lên một phần trí thức hơn hẳn của bà so với những bà gìa xì xụp lạy một cách mù quáng, vô tri.

"Gìa rồi, mở lòng với tha nhân… " Huống chi ông ấy là thân nhân. Rất thân và thật gần. Kết cuộc của từng người tùy theo số phận. Bà bước vô tuổi gìa với sự trọng vọng của thế nhân, không lo lắng về miếng cơm manh áo. Ong thì ngược lại. Bà quyết định đi thăm ông một lần. Nếu miệng đời có cho là không phải thì bà cho lại không gì! Bà không còn là người vợ thủy chung của người chồng khốn khổ. Nhưng không thể vô tình vì một chút lương tâm của người Phật tử  - chân chính trong bà.

*

Chiếc taxi quẹo vào aparterment mà hơn sáu năm trước bà đã bỏ ông để ra đi, để thực hiện giấc mơ đời. Sự cũ kỹ như những kỷ niệm đã hoen ố thời gian lần lượt đưa bà về mái ấm gia đình - không còn nữa.

Đứng tần ngần trước cánh cửa phòng mà bà nghĩ không ngờ có ngày mình lại về đây. Mấy lần đưa tay định gõ cửa nhưng chần chừ vì mặc cảm, một thứ mặc cảm lạ lùng của người muốn chuộc lại lỗi lầm nhưng không thắng nổi tính tự cao và lòng tính toán không ngừng.

Bà định quay về để chuẩn bị lại tinh thần cho một lần hội ngộ cuối cùng trong đời. Bà đến đây hoàn toàn không có ý trêu ngươi ông về sự giàu có của bà. Tình nghĩa vợ chồng không còn ràng buộc nhau nhưng lương tâm bà vẫn nhói lên những nửa đêm về sáng. Cái buốt gía mà sự từng trải, chút kiến thức tinh tường gì đó, gọi là xám hối gì đó. Làm sao chấp nhận được ý nghĩ: Mình thấp hèn và phản bội. Bà đến đây để cho ông ít tiền như bồi thường những tổn thất mà bà đã gây ra cho ông. Tự bà quy tội mình rồi ra gía bồi thường, ngớ ngẩn. Bà quen độc đoán từ hồi nào cũng không nhớ nữa, ngày xưa bà không thế. Những quyết định trọng hệ đều do ông, ông đã đánh mất niềm tin trong bà hay bà đã chối bỏ lòng tin nơi ông" Bà cho là duyên phận. Bàn tay ngại ngần vẫn không dám gõ cửa vì hổ thẹn, bà giận mình, quay gót rời xa.

Bước xuống những bậc thang lầu nhớp nhúa đồ ăn thức uống của bọn trẻ con tạp nhạp nhiều chủng tộc. Bà thèm được nắm một cánh tay đàn ông, đúng đắn nhất là cánh tay người chồng mà vì tiền bà đã bỏ ông. Hình như bà không che dấu nữa những cảm xúc thật lòng hiếm hoi nên để cho nước mắt được ứa ra nghẹn ngào.

Bàn tay đàn ông đỡ lấy tay bà trân trọng qúa! Họ nhìn nhau thật lâu trong chập choạng của buổi chiều tàn. Nắng còn vương vấn hàng cây huống chi con người đã đi qua ngũ thập tri thiên mệnh. Ong đưa bà lên căn phòng cũ của hơn sáu năm trước bà còn ở đây. Ong trở xuống thang lầu để bưng lên rổ quần áo mới đi giặt về, bảo bà chờ tôi chút: " Tôi qua mượn anh hàng xóm mấy lon bia ". Ong… hình như vui vẻ hơn xưa, sự vui vẻ tự nhiên không hề gượng ép làm bà xót xa thêm với mái tóc bạc nhiều, lưng ông đã khòm xuống thấy rõ.

Còn lại một mình trong căn phòng mà ngày xưa vợ chồng phải tính toán từng đồng mỗi cuối tháng để trả tiền mướn. Không có gì thay đổi nơi đây ngoài hai con người đã từng tay gối đầu ấp. Bà ngồi không sinh ngượng nên gấp cho ông mớ quần áo bạc thếch như lòng bà, đến cái tà lỏn không còn co giãn được cọng thun, ông buộc túm một cục vải bên hông làm bà hối hận đến ngất đi được. Bà bưng rổ quần áo vào phòng ngủ cho ông là lý do tạm chấp nhận được cho việc muốn nhìn lại chút mặn nồng xưa cũ.

Tấm trải giường cũ kỹ hẳn một bên, bên còn lại phẳng phiu như thường xuyên được dàn trải tâm tình thương nhớ. Ong lấy ngay quần áo của bà mặc vào cho cái gối ôm, tấm ảnh chân dung của bà ngày còn son trẻ nằm ngay ngắn trên chiếc gối mà áo gối do chính bà đã thêu tên hai người nơi góc dúng bèo. Hình ảnh mờ đi, mờ đi… bà không kềm chế nổi những giọt nước mắt không bao gìơ cạn của người phụ nữ dù có quái ác đến đâu thì cũng vẫn là phụ nữ.

Tiếng ông oang oang ngoài hành lang để cố tình hay vô ý cũng thế thôi, ông báo cho bà biết ông đã về: "Mở giúp tôi cái cửa, với…" Lẽ ra tiếp theo là chữ "em". Bà quay ra, quẹt nhanh giòng nước mắt còn nóng hổi.   

Ong đặt nhanh dĩa mực xào dưa leo, cà chua còn bốc khói xuống bàn, mùi cần tàu thơm lừng lên căn phòng ẩm mốc.

"Xin lỗi bà chờ lâu. Cái vợ anh hàng xóm thật là tốt bụng. Tôi bảo: bà về thăm tôi, thế là cô ấy cho mượn bia còn nói tôi đợi cô ấy đang xào mực. Đấy, cô ấy cho cả dĩa mực thơm lừng. Chiều nay nhà bọn nó có mà húp nước mắm."

"Thế anh lấy chi nhiều, không chừa cho họ ăn cơm với" "

"Nói đùa với bà thôi, cái vợ chồng trẻ ấy còn một nồi canh chua, nữa. Chúng nó còn cả một đời để chồng chan vợ húp khật khùng khen ngon. Chỉ tôi mới cần ăn miếng nóng, miếng thơm… được ngày nào hay ngày ấy! Thôi, nhậu đi chứ. Mặt trời lặn rồi, Chúa Phật lên chuồng sớm hơn gà, không ai thấy đâu."

Họ cùng nhau dọn bàn, ông tự nhiên bao nhiêu thì bà xót xa bấy nhiêu. Những đôi đũa không còn ra đôi đũa. Cái chén mẻ, cái dĩa hình hoa lan chỉ còm một bệt màu nhem nhuốc.

"Nào, cụng ly với bà cho thỏa chờ mong. Cạn nhá."

"Anh chờ em thật sao" "

"Gớm, cái bà này! Ai anh em với bà"  Tôi là chủ; bà là khách. Rồng đến nhà tôm… không ưng thì về. Tôi chẳng anh em với ai."

Bà chưng hửng với tánh khí đổi thay của ông. Cũng đành bấm bụng cho một lần trọn vẹn. Họ khề khà thế mà cũng chếnh choáng. Ong hỏi thăm, rồi bà thăm hỏi.

"Cái, ông thần ve chai của bà vẫn mạnh giỏi chứ" "

"Ong ấy mất rồi anh… ông ạ! "

"Thế à! Xin chia buồn cùng bà… không cho tôi hay để viếng người ta một lần."

"Em… tôi thấy không cần. Còn anh… ông, dạo này khỏe không" Còn đi làm ở nhà thương không" "

"Khỏe thì tôi chưa chết. Làm thì vẫn quét dọn ở nhà thương, quét đến chết cũng chẳng hết rác rưởi đời này! "

Đến đây thì họ ngồi nhìn nhau trong im lặng. Anh đèn vàng hiu hắt, khói trầm cay đôi mắt. Thời gian đọng lại trên gương mặt hai người hai ý nghĩ đã không còn chung lối. Ong uể oải đứng lên, vươn vai, ngáp vặt.

"Thôi, bà về đi. Cảm ơn bà đã đến thăm tôi. Mà tốt hơn là bà đừng đến nữa. Tôi không muốn bị quấy rầy trong cuộc đời này nữa…"

"Anh đuổi em thật sao" "

"Là tự bà đi đấy thôi."

"Được. Nếu anh đã nói thế! Em cũng chỉ về đây thăm anh một lần này nữa thôi. Em định thăm anh xong, em về Việt Nam và không qua nữa. Anh bảo trọng. Em nói trước là em không bồi thường gì cho anh, chỉ là dành dụm được thì em gởi anh chút đỉnh… cho đỡ cực tuổi gìa. Mong anh cầm lấy như tình nghĩa còn lại của mình."

Bà móc từ trong xách tay, đặt lên bàn cái phong bì vàng vàng, dầy cộm. Ong đổ tấm thân gìa xuống lại sofa, mắt nhìn về vô tận như người ta nhìn một vì sao đêm không bao gìơ tới được. Bà chờ quyết định của ông là lệnh tha hay lệnh bắt cho quãng đời còn lại của bà. Cuối cùng, ông mời bà về lần nữa cũng với giọng đều đều của một người đàn ông đã có tuổi và qúa nhiều bất trắc trong cuộc đời nên không có gì làm ông lạc giọng được nữa.

"Bà về đi. Cầm cả tiền về cho sự nghèo khó không bao gìơ ám ảnh bà nữa."

(Ông im lặng thật lâu trong không gian nghẹt thở của căn phòng đã nồng khói thuốc. Bà cũng bất động trên ghế ngồi như một tội nhân của thời đại phản bội này. Chúa Phật qủa thật đã lên chuồng sớm hơn gà. Bỏ mặc loài người chìm trong âm u của phản trắc, người này dẫm đạp lên lương tâm người khác rồi quên đi trong tiếng kinh cầu. Niềm tin thất lạc trong u minh của lầm than, khốn khó. )

Ông chậm rãi nhả ra những lời cuối cùng sau nhiều đắng cay của một đời người đã nếm trải đủ mùi vinh quang, khổ nhục.

"Phải như ngày xưa tôi chết bởi một viên đạn vô tình thì đã được: Tổ Quốc Ghi Công; Vợ Hiền Vuốt Mặt. Tôi đã sống đời trong cái chết. Và tôi đã chết từ lúc em đi trong xác thân này… nắm xương tàn của nay mai cần gì chôn cất mà em phải để lại đây những đồng tiền dơ bẩn. Em về đi. Tôi thành thật xin lỗi. Đã không lo đủ được cho em, đời này."

"Anh cũng còn được đứa con cho tuổi gìa. Em còn chi đâu mà ruồng rẫy đến… tận tuyệt."

"À! Chuyện ấy… bà vẫn để lòng đấy à" Tôi cũng nói thật một lần cho bà nguôi ngoai. Bây gìơ bà đã sẵn tiền trong tay, cũng nên đi để gặp lại mấy thằng đàn em vô tích sự của bà. Tát vào mặt mấy thằng vô dụng ấy: Chỉ biết cầm tiền chị Hai đi ăn nhậu, chẳng lấy được tin tức gì cho đáng đồng tiền bát gạo. Ngày tôi ở ngoài Trung, có tằng tịu với người ta, tôi xác nhận. Tôi cũng mong có đứa con cho mẹ tôi vui lòng, nhưng đứa bé sinh ra lai Mỹ thì sao là con tôi được" Mẹ tôi quýnh quáng tuổi gìa  - bà tha thứ."

. . .

Bà Lam lặng lẽ ra về trong cô đơn. Chiếc taxi chạy đi, để lại ngài cựu Trung tá đứng bên đời như một bóng ma dị chủng trên đất Mỹ phù du. Bóng tối của đêm nay dầy hơn chút nữa. Rồi tan đi dưới ánh sáng mặt trời của hôm mai. Nhưng chuyện đêm qua của những mảnh đời trôi dạt – vẫn  không bến đỗ.

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,334,174
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến