Hôm nay,  

Ở Sài Gòn Nhớ Cali

30/03/200700:00:00(Xem: 111234)

Tác giả: Kim N. C.

Bài số 1229-1840-546vb6300307

Tác giả Kim N.C., cư dân Anaheim, làm việc trong ngành Nails, từng góp nhiều bài viết đặc biệt và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Bài mới nhất của bà là chuyện về thăm quê hương cũ, nhiều chất cười mà cũng nhiều chất thơ.

. . .

* Xóm cũ

Khu cư xá Kiến thiết của tôi ngày xưa nay đã thay đổi khá nhiều. Con ngõ 281 đi sâu vào xóm Chuồng Bò với cái giếng nước trong veo giờ đây đã không còn nữa, nhà cửa thì cái cao cái thấp như cuộc đời của người dân Sàigòn, kẻ quá giàu và người thì quá nghèo, người thì tiêu xái cả ngàn đô la một đêm không tiếc nuối, kẻ thì cày cả tháng không được tới 50 đô la.

Những buổi sớm mai thức dậy, tôi vẫn còn được nghe tiếng rao hàng năm cũ, vẫn hàng bánh cuốn nghi ngút khói mà bà cụ ngồi tráng bánh nay lưng đã còng theo năm tháng.

Tôi trở về xóm cũ đứng bên gốc cây mận đang trổ bông của nhà hàng xóm, trong tâm  tưởng thầy bóng dáng thăng con trai bé bỏng cởi trần tắm mưa,  những ngày hè rực nắng  thằng út Bi đi vớt loăng quăng về nuôi cá, nó chổng mông  đưa tấm lưng trần ở xóm cầu sạn Lâm tì ni cùng lũ bạn. Mắt tôi chợt nhòa đi cùng lũ kỷ niệm của tháng ngày nhọc nhằn khó quên, xóm cũ với đời sống năm nào không biết ra sao ngày sau...

* Sàigòn...phố phường

Sàigòn hôm nay có cà phê bệt, tức là uống cà phê không bàn ghế,  chủ quán phát cho khách một tấm bìa  carton rồi ngồi bệt xuống đất,   khách cứ việc nhâm nhi ly cà phê bắp rang nhẩn nha nhìn ông đi qua bà đi lại

Sàigòn có nước mía siêu sạch làm an tâm quí khách việt kiều,  uống líp ba ga mà không sợ bị tào tháo rượt.

Sàigòn có phở 24 khắp mọi nơi, ngon, sạch mà không rẻ.

Sàigònc ó cà phê cao cấp, người dân thường  có nằm chiêm bao cũng  không bước vào nổi vì giá cả không nhẹ nhàng. Ở đó ta có thể gặp nhiều việt kiều và cả việt không kiều chút nào. Đó là những đại gia.

Chuyện nghe lỏm được từ cậu em tôi, trong một bàn tiệc khỏan đãi việt kiễu về từ Mỹ,  có người ở Cali có người  ở texas...

- Moa có một bài thơ hay lắm vừa được đăng báo bên Cali,  để moa đọc cho các toa thưởng thức:

“Chiều Cali xuống vội

Anh phóng vespa như điên trên freeway không đèn

lòng chợt nhớ em như chưa bao giờ được nhớ...”

Ông thi sĩ đang ngon trớn thì bị cụt hứng bởi một ông việt kiều khác ăn khoai môn  ngứa miệng  cắt ngang:

- Nè cha, cha ở bang nào thì tui không biết chứ cha ở Cali thì luật nào cho phép cha chạy vespa trên xa lộ" Cha nổ vừa thôi, bộ nhà  ở gần hãng bom  hả"

Thêm một câu chuyện nữa. lại nghe lóm trong bữa ăn khỏan đãi việt kiều về thăm nhà. Thằng cháu vốn ở Mũi Né lên thăm ông bác ở Cali về:

- Bác ơi, ở bển có nhiều trái cây giống bên mình không bác"

- Cái giống gì mà không có,   ngoại trừ 1 thứ mà bác ưa nhất thì bác chưa có thấy.

- Thứ gì vậy bác"

- Trái vú sữa

- Trời đất, tưởng gì, chứ thứ này ở đây thiếu gì, để cháu mua cho bác ăn. 1 đô thôi là mua được 3, 4 trái. Mà bác ở đâu bên Cali vậy bác"

- Bác ở vùng biển Newport, ở đây mùa hè bác thèm vú sữa gần chết mà chỉ thấy toàn là vú.. sửa không hà,  nhất là những ngày nóng 80,  90 độ  tụi nó phơi hàng tràn ngập ở biển. Khổ nỗi nhà bác ở ngay bờ biển, ngày nào cũng phải nhìn mấy trái vú.. sửa này chắc có ngày bác bị đau tim mà chết...

Thằng cháu mặt cứ nghệt ra như anh Cả đẫn không hiểu ông bác khả kính ngồi kia đang nói gì...

* Saigòn...thời thượng

Saigòn đang có mốt,   muốn được gọi là dân chơi thứ thiệt thì con trai phải  ăn mặc sao cho bóng bẩy,  da mặt  phải mượt mà bóng láng đụơc nuôi dưỡng bằng kem shishedo,   quần áo tươm tất nhìn sao cho giống công tử bột càng tốt. Con gái thì ngược lại, quần áo càng bụi cáng tốt, quần cứ xé te tua ra, tóc dựng xuôi dựng ngược 2, 3 màu,   ăn nói càng ngổ ngáo càng tốt. Hai đứa này mà đi cùng với nhau nhìn như một nữ anh hùng dắt theo đứa em miệng còn hôi sữa. Không đâu, 

chúng đang là bồ bịch của nhau  đấy...

Saigon đang là mùa chơi “Xì tốc". Buổi tối ngồi đợi chuyến bay đêm ở phi trường Đànẵng nghe mấy em đứng bán  ở các quầy hàng rôm rả bán chuyện thị trường chứng khóan mà chóng cả mặt. Chơi Stock đang là mốt thời thượng, là thời trang nhạc tuyển. Bạn không biết gì về xì tốc" ư" (Như tôi chẳng hạn...) Thì quả thật không văn minh chút nào. Sao lại thế, ...bạn phải biết up date chứ... kẻ nào không biết  đổi thay kẻ ấy sẽ bị..."bánh xe lịch sử nghiện nạt..... "....

Saigon đổi  thay  nhiều thứ,  này nhé,  khi đi ăn chung với nhiều gia đình họ đã biềt chia tiền  ra cùng trả,  không có màn bao biến. Cả nhà hàng cũng biết mang ra cái hộp togo để khách mang thức ăn thừa về.

Saigòn ngày nay các bà vùng lên đòi quyền sống, không thể để các ông đè bẹp mãi. Các ông cứ lải nhãi rằng ăn cơm nhà mãi cũng chán cứ đói ra ngoài xơi phở tái, rồi lại còn phát ngôn rằng...vợ là cơm nguội nhà ta..... nhưng các ông quên mất...nó lại là   “đặc sản" của thằng cha láng giềng.... Các ông coi chừng kẻo có ngày phải hát bài... my wife she ran away with my best friend... and I ...miss ...him...

Saigòn có buổi sáng tinh khôi đi bộ lòng vòng khu Tao đàn cũ, các cụ cao niên tập dưỡng sinh, qúy bà tập thể dục qúy tộc ở phòng khiêu vũ.  Điều đặc biệt đáng nói là quý ông chồng ở Saigòn lúc này tỏ ra rất cởi mở,  hăng hái cho vợ đi khiêu vũ 1 ngày 3 xuất  rồi đón về mà không hề than van gì cả, gười viết phỏng vấn chớp nhoáng một cụ bà khỏang 70 tuổi vừa bước ra  từ câu lạc bộ khiêu vũ:

  - Cụ ơi,  cụ đến đây mỗi ngày hở cụ"

- Vâng,  mỗi ngày,   ngày nào không đi thì cứ như thiêu thiếu cái gì,  không chịu được.

- Thế cụ  ông không đi với cụ ư"

- Ôi dào, ông ấy đi một mình còn không xong. Tôi vào đây tốn 20 ngàn cho ly nước,  vài ngàn "boa" cho lũ trẻ nó dìu mình đi đủ điệu,  "đã" lắm

Bà cụ kéo dài chữ  "đã"   nghe đã thì thôi.

* Mũi Né và dạlai hương

Một vùng biển còn thơm  mùi hoang dã,  những đồi cát vàng thơm nắng,  những sớm mai mặt trời lên êm ả,  những đợt sóng mặn  nồng long lanh ánh vàng, những con thuyền lặng lẽ dong buồm,  một Mũi Né đang chuyển mình cho bằng chị bằng em với nhũng bãi bể nổi danh thế giới

Mũi  Né với những khuôn mặt dân bản xứ hiền hòa,   mùi thơm tho của biển

Mũi Né và màu nắng bên giàn hoa giấy nhà ai.

Mũi Né đêm  về cùng tiếng thì thầm của  sóng

Và biển xoải mình chập chùng như giải lụa nhớ thương

* Đànẵng của tuổi thơ

Chuyến bay Saigon Đà Nẵng chỉ mất  60 phút, với phi cơ trưởng là một cô gái Việtnam trẻ tuổi, một nữ phi công  đầu tiên  được đào tạo sau chiến tranh, niềm tự hào cho nữ giới.

Đànẵng với sự phát triền mạnh mẽ về mọi mặt cùng đời sống hiền hoà.

Đànẵng đẹp tuyệt vời khu bán đảo Sơn trà

Đà nẵng lòng chùng xuống khi trở về  ngôi nhà cũ đường Lê thánh Tôn. ngôi trường nữ tiểu học nay đã đổi thay

Đànẵng là những trưa hè với gánh chè bắp chị Duyên,   với gánh xu xoa ăn với đường đen pha gừng, là gánh bún lá mắm nêm

Và  Đà Nẵng của những ngày hè rực rỡ màu hoa phượng đỏ thời thơ ấu...

* Cali và nỗi nhớ.. .

...Hi,   em,    Sàigon trời mưa hay nắng....

... Hi, dear. Sàigon đang nóng như lò lửa về đây mình tiết kiệm được tiền mua Shishedo vì nếu make up lên,   vừa bước ra khỏi nhà là nó trôi tuốt tuồn tuột.

- Sao,  em gái,  đã uống mấy chục ly  nước mía siêu sạch rồi"  Đã đá 10 tô phở 24 như hăm dọa" Đã chơi 20 dĩa ốc len xào dừa như mơ ước" Đã lên ngã tư quốc tế Nguyễn thiện Thuật nhậu hột vịt lộn cho đã cơn mê"

- Anh giai tính trù cho em gái biến thành cái tủ lạnh hả" Đừng lo. em sẽ..... Sao,  Cali  mưa hay nắng"

- Chắc vắng em nên Cali trời cũng ui ui. không mưa không nắng,   chỉ hiu hiu gió cho vừa.....

- Thôi đừng thơ thẩn nữa, đã ăn hết 20 hộp TV dinner  mệ nấu sẵn để trong ngăn đá chưa"

-Úi trời, cơm hoài ngán chết. Mệ đi rồi thì ôn mới có cơ hội đi ra ngoài xơi.... phở  Bolsa chứ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,393,888
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến