Hôm nay,  

Người Đàn Bà Bí Ẩn

22/11/200600:00:00(Xem: 244049)

NGƯỜI ĐÀN BÀ BÍ ẨN NHÀ ĐƯỜNG HEWES

Bài số 1132-1741-454-vb3211106

*

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do,  hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA.  Bài mới lần này của ông là chuyện ma ở My.  

*

Sau hơn năm năm sống khá êm đềm trong căn apartment hai phòng bệ rạc trên đường Maple, thuộc thành phố Orange, nơi hai đứa con nhỏ của tôi được sinh ra, vợ chồng tôi đi đến quyết định là đã đến lúc phải dọn đi nơi khác.  Dãy apartment đó có sáu căn nhà một tầng mặt đường.  Căn thứ nhất ngay góc ngã tư, nhà tôi là căn thứ hai.  Ở cuối dãy có một phòng để máy giặt máy xấy, loại máy bỏ tiền cắc vô mà dùng, dành cho bà con trong toàn dãy xử dụng.  Dạo gần đây, căn phòng này bị đập khóa, đêm nào cũng có người vào "ị" ba bốn bãi thù lù thật dơ dáy trên nền, nhưng lại đái vào...máy xấy!  Khi gia đình tôi mới dọn vào, thì hàng xóm còn có vài gia đình Mỹ, nay thì họ đã dọn đi từ lâu, chỉ còn lại toàn bà con Mễ và gia đình tôi mà thôi.  Ông bà Mỹ già kế bên dọn đi sau khi xe của họ đậu trên đường trước nhà bị ... đẩy một bánh lên lề ban đêm bởi một ông xay rượu "hit and run" nào đó! Đêm nào, cũng có một vài xe đậu ngoài đường bị đập kiếng, chiếc xe van Aerostar của tôi cũng không tránh khỏi số phận đó!  Lại có đêm đang ngủ, tôi phải lăn xuống đất mò mẫm tìm điện thoại trong bóng đêm để gọi 911, vì "gang" Mễ bắn rầm rầm trước cửa nhà ...còn cái "alley" đằng sau dãy apartment, thì đêm nào chó cũng xủa tới gần sáng vì bọn mua bán "drug" ước hẹn nhau giao dịch ở đó!

Ngày ấy, tôi còn làm nghề thẩy báo cho tờ Register, và vừa chuyển lên trường CSUF từ Fullerton College.  Thế rồi, sau hơn một tháng tích cực tìm nhà cho thuê trên báo, tháng hai năm 93, gia đình tôi dọn vào một căn nhà hai phòng ở đường Hewes, cũng thuộc thành phố Orange.  Đây là một căn nhà nhỏ khá cũ kỹ xây từ thập niên 40, và là căn thứ ba, cuối cùng, bên tay phải trong một con hẻm cụt.  Đối diện cũng có ba căn xây y hệt, có điều hai căn đầu hẻm thì mặt tiền nhìn ra mặt đường, chỉ có cửa garage của họ thì nằm bên trong đầu hẻm.  Nhà tôi một bên thì sát vách với cái garage cho hai xe, với cửa hông trổ ra sân cỏ sau nhà, trong garage lại có chỗ cho máy giặt máy xấy thật tiện.  Hông nhà bên kia còn có một lối đi nhỏ thông từ sân trước ra sân sau nơi có một giàn bông giấy lớn thật xinh đẹp.  Trước nhà là cái sân cỏ nhỏ với một cây dâu ta cổ thụ cành lá xum xuê quanh năm rất thơ mộng, nhưng đến mùa hè thì rụng đầy trái dâu ta nho nhỏ mầu đen, rất dơ và có ruồi!

Vợ chồng tôi rất hài lòng với căn nhà này, vì trong "xóm" thật ra chỉ còn có bốn gia đình, hai căn đầu hẻm thích đậu xe của họ ngoài đường trước nhà, garage thì chỉ để chứa đồ đạc, nên không mấy khi họ đi vào hẻm mà gặp gỡ những người trong "xóm".  Căn thứ hai bên dãy của tôi là gia đình bác Ba, có hai vợ chồng già sống với anh con út và cô con dâu mới.  Đối diện nhà bác Ba là gia đình môt anh người Phi làm nghề đưa thơ nhưng có vợ Mễ và một thằng con nhỏ lên hai.  Còn đối diện nhà tôi là cặp vợ chồng Mỹ, có đứa con gái mười bốn hay lén lút đứng hút thuốc sau hàng rào sân trước nhà nó (cũng là sân trước nhà tôi, ngăn bởi cái hàng rào đó). 

Lối xóm chỉ có mấy gia đình đều biết rõ nhau, nên người lạ mặt chẳng có lý do gì bén mảng vào khu này cả, cho nên cuộc sống ở đó riêng biệt, an toàn, và  hai đứa con nhỏ của tôi có thể chơi loanh quanh bứt bông trước nhà hoặc đạp xe đạp ba bánh của nó từ sân trước vô garage rồi ra sân sau mà tụi tôi chẳng phải lo lắng gì hết.  Để bà xã khỏi phải ra "Bolsa" mỗi cuối tuần giặt xấy quần áo như lúc còn ở apartment, tôi lập tức lên Sears mua ngay một cặp máy giặt xấy về gắn trong garage liền, tha hồ mà giặt lúc nào cũng được.  Tôi cũng mua ở Sears một bàn bi da lỗ về để trong garage cho cha con chơi với nhau lúc rảnh.  Còn xe của tôi thì đậu trên sân trước garage vẫn còn rộng chán mà chả lo bị trộm cắp gì nữa. 

Nhà thì có hai phòng ngủ kế bên nhau, nằm ở cuối một lối đi hẹp ở giữa, dẫn ra phòng khách.  Một bên của lối đi là nhà tắm.  Kế phòng khách là một phòng ăn nhỏ.  Đằng sau tường phòng khách là nhà bếp, thông với nhau bằng một cánh cửa.

Năm ấy đứa con gái lớn của tôi chưa đầy mười sáu tuổi, còn hai đứa nhỏ thì một thằng lên bốn, đứa gái út mới bẩy tháng.  Tôi chọn căn phòng ngủ có cửa sổ nhìn ra sân trước nơi có cây dâu ta để dễ bề quan sát phía trước nhà khi cần, còn đứa con gái lớn thì được căn phòng có cửa sổ nhìn ra sân cỏ sau vườn.

Đời sống ở đó êm đềm, thoải mái, và yên ổn rất nhiều so với lúc còn ở thuê apartment.  Vợ chồng tôi cuối tuần nào cũng kêu bè bạn nghèo lại chơi, để nướng sườn Đại Hàn, uống bia trò truyện tâm tình với nhau ở vườn sau nhà, trong khi lũ con còn nhỏ lon ton quấn quít chơi loanh quanh. Ngày ấy tôi còn thẩy báo kiếm ăn, và đêm đêm ngồi học ở cái bàn tròn trong nhà bếp đèn tuýp sáng choang đến hai ba giờ sáng ... Cuộc đời còn nghèo khó nhưng hạnh phúc lắm ...

Thế rồi, khoảng hai tháng sau đó, một đêm, tôi đang miệt mài vật lộn với bốn "chapter" của môn "U. S. Corrections" ở bàn nhà bếp cho cái "test" sáng mai lúc chín giờ, định bụng sẽ học xong vào khoảng bốn giờ sáng rồi thì đi nằm vài tiếng cũng khỏe.  Bỗng nhiên, tôi bị giật thót người, vì trong đêm thanh vắng, bỗng có tiếng TV lao xao trong phòng khách tối thui! Tôi nghĩ chắc mình vì tập trung đầu óc vào sách nhiều quá thành ra tai bị ... lùng bùng rồi, hay là TV nhà hàng xóm chăng" Nhưng nhìn lên chiếc đồng hồ tròn trên tường nhà bếp, kim đồng hồ chỉ đúng phóc ba giờ sáng, chẳng lẽ có người còn coi TV vào giờ này sao... Tôi bèn đứng bật dậy định bụng sẽ bước ra phòng khách, vén cái màn cửa sổ lớn nhìn ra ngoài xem nhà hàng xóm nào còn coi TV giờ này mà vặn lớn vậy!

Rồi thì, vừa bước chân tới cái cửa mà ngăn nhà bếp với phòng khách, tôi phải khựng lại ngay lập tức ... Trời đất, có một người đàn bà trong chiếc áo ngủ trắng toát, đang ngồi vắt vẻo, chân tréo lên nhau, trên thành ghế bên phải của cái "sofa" bự kê sát ngay cái cửa sổ lớn phòng khách, còn cái TV 25" của tôi thì đang đổi đài liên tục, từ đài có hình với tiếng đến đài "off air" chỉ toàn lấm chấm li ti và âm thanh rè rè! Tôi biết ngay mình đã ... gặp ma rồi, thế mà đành đứng chết trân chẳng làm sao nhúc nhích gì được, cỡ 10 giây là ít.  May thay, người đàn bà đó bỗng từ từ mờ đi rồi tan biến luôn tại chỗ!

Chẳng biết nghĩ làm sao, mà tôi lại quay người bước trở vào nhà bếp, rồi ngồi phệt xuống chiếc ghế bàn học mà thở phì phò gần mười phút vì tim đập thình thịch không làm sao kềm chế được!  Người đàn bà đó, vì ngồi nghiêng một bên trên thành ghế, nhưng nhờ ánh sáng hắt ra từ TV, tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt bên trái của nàng.  Đó là một người đàn bà da trắng tuổi từ 25 tới 30, vóc dáng cỡ 5 4, 130 lbs (làm gì có ma nào nặng vậy, lại méo mó nghề nghiệp nữa rồi), có khuôn mặt xinh đẹp và vóc dáng kiêu kỳ của nàng Winona Rider trong film "Bram Stoker s Dracula" mà tôi chỉ được xem vài năm sau đó...

Tôi chẳng dám tắt đèn bếp, cũng chẳng dám ló mặt ra phòng khách để tắt cái TV đang kêu rè rè vì đang bị chỉnh trúng ngay đài "off air" nhằm lúc ... "nàng" bỏ đi (xin gọi tên "nàng" là "Winona" cho tiện).  Bước nhanh về phòng ngủ với vợ con, tôi thao thức gần tới sáng mới thiếp đi một lát cho tới khi vợ đánh thức dậy kêu đi học.  Không muốn vợ con sợ, tôi chẳng hó hé một câu ...

Đêm sau, tôi ngồi học ở bếp mà lòng cứ thấp thỏm, chẳng học được gì hết, vừa gần 12 giờ đêm là chui vô giường rồi.  Thao thức một chút rồi cũng ngủ quên hồi nào không biết.  Đêm ấy, bà xã tôi và tôi phải choàng tỉnh và ngồi bật dậy cùng lúc vì làm như có ai đang đập cửa rầm rầm liên tục ở nhà trước ... Chẳng kịp đắn đo suy nghĩ gì hết, tôi phóng mình xuống đất chạy ào ra phòng khách, thì chỉ thấy cái xe đua màu đỏ chạy bằng "remote control" của thằng con trai tôi ... đang liên tục de lại lấy đà, rồi lủi hết ga thẳng vô tường từ hồi nào!  Tôi chỉ còn có nước chụp nó lại, rồi mở bụng tháo pin ra.   Trở lại phòng ngủ, vừa bực bội vừa khó ngủ lại, cho rằng chiếc xe đua của thằng nhỏ bị "mát" điện rồi chạy mà thôi, thì bỗng nhiên cây đàn "Mandolin" đồ chơi của thằng con để đâu đó trong phòng ăn bỗng ...kêu tưng tưng một chập!  Hai vợ chồng tôi im thin thít chẳng dám nhúc nhích, nhưng tôi vẫn quyết chẳng hé môi với vợ về nàng "Winona" gặp trong phòng khách đêm trước.  Nhìn đồng hồ bàn, chỉ mới ba giờ lẻ năm sáng!

Hai đêm kế, tôi ngồi học mà cứ thấp thỏm nhìn đồng hồ từng chập, và cuối cùng quyết định gấp sách đi ngủ vào lúc hai rưỡi sáng, vì biết rằng ba giờ sáng là giờ ... của "nàng", vậy thì mình tốt hơn đã trùm mền trong giường rồi!  Khoảng ba giờ sáng đêm thứ nhì, vợ chồng tôi bị đánh thức dậy vì đứa con gái lớn ôm mền mở cửa phòng bước vào, vừa khóc vừa nói rằng có bà mặc áo ngủ trắng dở mền che mặt của nó lên, rồi kê sát mặt bà ta vào mặt nó và la lên, "Boo !"

Vợ chồng tôi chẳng biết làm sao, vì trên giường đã có bốn người rồi, đành cho nó nằm dưới đất cạnh giường.  Chưa hết, năm phút sau thằng "robot" đồ chơi của thằng con tôi bắt đầu ... lên tiếng từng câu một, đâu đó trong phòng khách! Thằng "robot" màu vàng này, cao bằng cái bình thủy của Tầu, có chín cái nút vuông khác mầu kế nhau, nằm ngay ngắn trước ngực.  Mỗi nút, khi ấn vào, mắt thằng "robot" sẽ chớp đèn lia lịa, đồng thời nó sẽ nói một câu tiếng Anh ngắn ngủi khác nhau, từ chào đón đến hỏi thăm.  Tuy nhiên, thằng "robot" cũng có một nút tròn "On/Off" ngay lỗ tai trái của nó.  Nếu muốn ấn chín cái nút vuông trước ngực cho nó nói, trước tiên phải ấn nút "On/Off" trước, và sau năm phút nếu không "chơi" với nó nữa, thì nó tự động "Off" để tiết kiệm pin.  Tôi hiểu rằng phải có ngón tay ai ấn vô tai thằng "robot" trước khi ấn vô bụng nó thì nó mới nói, nhưng đành nằm im nghe nó nói được đủ ... ba câu giữa đêm khuya thanh vắng!

Đêm kế, vợ chồng tôi vừa thuyết phục vừa bắt đứa con gái lớn phải ngủ trên giường trong phòng của nó, vì thật là vô lý nếu nó cứ phải nằm duới đất trong phòng bố mẹ, mà nếu nói ra nguyên do tại sao thì lại làm em nó sợ! Để cho nó an tâm, tôi để hai cửa phòng ngủ mở toang gần như có thể nhìn thấy nhau.  Lại đúng ba giờ sáng, vợ chồng tôi phải choàng dậy vì tiếng radio ồn ào lải nhải trong phòng con gái!  Tôi chạy qua phòng nó, bật đèn lên thì thấy nó nằm co quắp trên giường, trùm mền kín mít từ đầu tới chân, nhưng chắc chẳng thể nào ngủ được vì sợ lắm!  Chiếc radio cassette nhỏ dài, màu xanh dương hiệu Sanyo của nó trên bàn học chẳng ai đụng tới mà đang nói oang oang lao xao đài AM.  Tôi thò tay tắt cái radio đi, tắt đèn buồng, rồi trở về phòng.  Chừng mười phút sau, tôi nghe tiếng cái quạt máy đứng trong phòng của nó, dựng gần cửa ra vào, quay vù vù với số lớn, rồi thì nghe một cái "rầm" thiệt lớn ... cái quạt bị xô đổ xuống đất thiệt mạnh! Đêm đó, vợ chồng tôi, và chắc chắn là đứa con gái lớn, chẳng ai ngủ được ...

Sáng sớm hôm sau, nghe đứa con gái kể rằng, người đàn bà trong cái áo ngủ trắng toát đó đi vào phòng nó từ cái cửa sổ nhìn ra sau vườn.  Bà ta chắp tay sau đít đi tới đi lui trong phòng để coi những tấm "post" lớn với hình các ca sĩ Mỹ, mà con gái tôi dán đầy trên tường trong phòng của nó (teenager mà!), và sờ mó đồ đạc trong phòng hết cái này đến cái khác, vì nó tuy trùm mền kín mít, nhưng vẫn hí mắt nhìn ra coi tình hình nếu xấu thì vùng dậy chạy...

Vừa tội nghiệp cho đứa con gái, vừa lo buồn vì không biết phải làm sao, vợ chồng tôi đã có lúc bàn đến chuyện dọn ra!  Bà xã tôi bèn sang nhà bác Ba hàng xóm để xin ý kiến người lớn xem sao.  Vợ chồng bác khuyên bà xã tôi về cúng cho "nó" đi.  Tuy nhiên, vợ chồng tôi thà dọn ra chứ không cúng ma quỉ.  Vậy thì, sẵn nhà thờ Phật, vợ chồng tôi bèn nhang khói liên tục ba ngày đêm hết lòng cầu xin cho nàng "Winona" được giúp đỡ mà siêu thoát ...

Một tuần liền, nàng "Winona" của tôi không trở lại... Tôi vẫn để mở cửa buồng ngủ mỗi đêm cho con gái đừng sợ, nhưng không có gì xảy ra hết.  Một sáng, đứa con gái kể cho vợ chồng tôi nghe, đêm trước nó thấy bà ta đứng ngay trước cửa buồng, tươi cười nhìn về phía giường nó, rồi biến mất ...

Thế rồi, gia đình tôi sống đầy hạnh phúc ở đó thêm ba năm nữa, cho đến khi tôi được cái "job" counselor trong tù, đủ khả năng dọn ra để mua căn nhà ở Anaheim.

Đã mười ba năm rồi, từ ngày tôi gặp nàng "Winona" xinh đẹp mà hơi ... quậy đó (người với ... ma đẹp nào mà chẳng quậy!), tôi vẫn luôn nghĩ đến nàng.  Tôi tin rằng nàng chắc phải cỡ tuổi mẹ tôi bây giờ nếu nàng còn sống, mà thà chết đi khi còn trẻ đẹp như vậy vẫn hơn... Tuy nhiên, theo tôi, người sống có nơi của người sống, và người chết cũng có chỗ của họ.  Vậy thì lý do gì "Winona"  đã không về chốn của nàng, và với  một khoảng thời gian khá dài từ ngày nàng qua đời, có thể từ 1940, 1950, 1960... cha mẹ, chồng con, anh chị em của nàng, chắc hẳn chẳng còn mấy ai trên đời này, hoặc đã già "khú đế" rồi, vậy thì vì sao nàng vẫn vấn vương"

Còn mấy ông "Probation Officer, Parole Officer" của Department of ... Hell Security" đang ngồi ăn phở uống cà phê sữa đá ở đâu mà không lo đi tìm... dẫn nàng về, hay là thấy nàng quá đẹp nên ... du di ngó lơ sao đây"

Tôi ước mơ, trong một nghiệp kiếp nào đó, sẽ được nhìn thấy nàng lẫn nữa, vẫn trong chiếc áo trắng tinh nhưng với cặp cánh thiên thần, nhẹ nhàng thanh thoát giữa bầu trời sao lấp lánh...

Ôi! Nàng Winona của tôi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến