Hôm nay,  

Duyên Kiếp: Người Đàn Bà Tuyệt Vời

21/11/200600:00:00(Xem: 239248)

DUYÊN KIẾP: NGƯỜI ĐÀN BÀ TUYỆT VỜI

Bài số 1131-1740-453-vb2201106

*

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do,  hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA.     

*

Nàng sinh ra dưới một ngôi sao... cà nhổng!

Năm lên sáu, theo má tung tăng tới trường buổi học đầu tiên với cái cặp mới tinh và bình mực tím, có quai trên nắp để móc ngón tay vào mà cầm.  Đến lớp, bình mực chỉ còn có...cái nắp tòng teng!

Buổi học thứ hai, nàng nhảy chồm lên bàn để dơ tay lên khi cô giáo hỏi, "Ai biết hai cộng hai là mấy..."

Năm lên mười, đang học lớp năm, nàng thầm yêu trộm nhớ một anh học trò dễ thương cùng lớp, con ông quét dọn... sân trường!

Năm lên mười ba, một ngày mưa dầm dề, có bà thầy bói dạo ế khách ghé nhà nàng xin xem bói, và chỉ xin được trả công bằng...ăn bữa cơm.  Có năm chị em, mỗi người được bà "bói" cho nghe một phận, riêng nàng, bà ta "phán" rằng, "Con nhỏ này  khỉ khọn lắm, sau lấy chồng cảnh sát đây..."

Nghe lóm được chuyện này, có anh hàng xóm tên T, từ lâu thầm nhớ trộm yêu nàng từ ngày nàng còn thơ, lật đật bỏ học để đi đăng lính cảnh sát dù chưa tới tuổi quân dịch, với ước mơ rằng biết đâu nhờ nghe lén được duyên kiếp của nàng, mà rồi sau...sẽ lấy được nàng!

Năm nàng mười chín tuổi, đất nước điêu tàn, nhà nhà đói khổ vì giặc Cộng khốn kiếp.  Cha mẹ nghèo, anh chị em lại đông, nàng vừa tình cờ quen được một anh trai trẻ "thất cơ lỡ vận" là cha mẹ ép gả liền!  Chỉ tội cho anh cảnh sát quèn lối xóm, chỉ vì nàng mà bị Việt Cộng bắt đi "kinh tế mới" rồi chẳng bao lâu sau, chết bệnh ở đó!

Mẹ chồng nàng vốn người Bắc di cư, từ ngày lên làm mẹ chồng bất đắc dĩ, bỗng trở nên khắc nghiệt vô lối, chẳng chút thương xót đứa con dâu mới người Nam, mà làm đủ trò để khổ sở nàng...Quá khổ đau, nàng xin trở về nhà lại nhưng cha nàng không cho, chồng nàng lại mù quáng nghe mẹ hết lời.  Tuyệt vọng, nàng bèn nói vài lời gửi gắm đứa con gái nhỏ 18 tháng của mình cho ông chú chồng kế bên nhà, rồi uống thuốc ngủ tự tử.  Chồng nàng vội móc cổ họng cho nàng ói ra, nàng ngủ li bì hai ba ngày nhưng không chết!  Chồng nàng chợt tỉnh ngộ, bèn làm đơn xin được cấp nhà tập thể của xí nghiệp để dọn ra.  Thấy vậy, mẹ chồng nàng đành nhượng bộ, xin vợ chồng nàng ở lại thêm một thời gian...

Mồng ba tết năm Kỷ Mùi (1979), có hai người ban gái cùng xí nghiêp đến nhà rủ nàng đi coi bói năm mới.  Họ nói nghe đâu có ông thầy bói  nuôi "Ngải" ở hẻm đền Thánh "An Tôn" ngay ngã ba Ông Tạ, coi hay lắm.  Nàng liền xin phép mẹ chồng rồi đặt đứa con gái nhỏ ngồi lên chiếc ghế trẻ con gắn trên xe đạp, ngay trước bụng nàng, rồi cùng hai cô bạn, mỗi người một chiếc xe đạp mà đi.  Nhà ông thầy bói trong hẻm sâu hun hút, trên tường phòng khách có treo một khung ảnh lớn trong có nhiều ảnh nhỏ chụp đen trắng chụp cảnh ông ta đang nằm, ngồi ở nhà và cả khi đang đạp...xích lô. 

Từ ngày nghe ai xúi bẩy nuôi hàng chục chậu bông nho nhỏ trong phòng khách, chẳng đẹp đẽ gì hết, lại phải cho nó "ăn" trứng gà mỗi ngày...thì ông coi bói đông khách lắm, chả cần thuê xích lô đi đạp dạo kiếm ăn nữa.  Ông ta chỉ cần đốt nhang, lâm râm khấn vái, rồi cầm tay khách hàng cho có lệ, chứ lời nói cứ từ trong miệng tự nhiên "phun" ra, mà rồi sau đó ông ta chẳng nhớ mình nói gì ráo trọi!  Khi xem cô bạn thứ nhất, ông ta nói rằng, "Cô này vụng về chẳng biết làm ăn gì hết, mai mốt chỉ ở nhà giữ con...Chồng thì còn đang đi học, sau này ra trường phải đổi đi làm rất xa..." (Cô ta vừa lấy một anh sinh viên trường Nông Lâm Súc, ít năm sau anh ta ra trường, được cử đi làm "chuyên gia" Việt Cộng ở một nhà máy chế biến gỗ bên Lào, vì tốt nghiệp kỹ sư lâm nghiệp...Biết "làm ăn", về sau anh ta trở nên giàu có, nhưng cứ mỗi sáu tháng mới về nhà một lần!) 

Xem cô thứ hai, ông thầy ngải nói, "Cô này sẽ lấy chồng bộ đội, sau làm phòng tổ chức coi sóc sổ sách lý lịch  công nhân đây...(Nghe như mở cờ trong bụng, vì cô này là đoàn viên thanh niên, đang ngấp nghé kiếm anh bộ đội chuyển ngành nào đó để dễ tiến thân vào Đảng mà...làm giàu cho lẹ! Sau đó ít lâu, cô ta cũng "vồ" được một anh bộ đội Bắc Kỳ chuyển ngành hạng tép riu, nhưng nhờ vậy mà có Đảng, rồi thì do khéo lòn cúi, lâu rồi cũng thành trưởng phòng tổ chức của một xí nghiệp!)  

Đến phiên nàng, đứa con gái nhỏ của nàng dù mới chập chững biết đi, cũng cứ nhất định phủi tay ông thầy bói ra, không cho cầm tay mẹ nó.  Thế rồi, ông cũng nói xong, "Cái cô này với bà mẹ chồng đang lục đục lắm đây, nhưng mà không còn bao lâu nữa đâu...Số cô sẽ được đi nhiều nước...Chồng là người dong dỏng cao, da trắng, đeo súng như quân nhân, nhưng không phải bộ đội..."

Trên đường về, hai cô bạn cười nói không thôi, khen ông thầy ngải hết lời, vì họ cảm thấy mình "muốn gì được nấy", mới nghe sơ sơ cũng thấy đúng phóc rồi! Có điều về chuyện của nàng thì họ chê là...sai bét!  Họ chẳng biết gì về chuyện mẹ chồng nàng, nhưng theo họ, mới "giải phóng" chưa đầy ba năm...mà nói rằng số nàng được đi...nhiều nước, nghe sao vô lý quá...Đi Nga hay đi Tầu" Thêm nữa, thằng chồng "bá vơ, trói gà không chặt" của nàng, ai mà không thấy, làm gì mà lại quân nhân với súng ống, nghe nói nó lính "Ngụy" hồi đó thì có...Đúng là đoán...tầm phào!  Nàng cũng hoàn toàn đồng ý vậy, thì coi bói cho vui cũng đâu có sao, đâu có tốn bao nhiêu tiền mà lo...

Thế rồi, khi mẹ chồng nàng nghe kể lại câu,"...không còn bao lâu nữa đâu...", thì bà cũng muốn đi coi bói cái ông thầy ngải đó liền, vì bà ta đang toan tính chuyện vượt biên từ lâu mà chẳng thấy tới đâu hết...

Vậy mà, chưa kịp được nàng dẫn đi gặp ông thầy ngải, thì chỉ vài tháng sau, bà và thằng em út của chồng nàng, vượt biên thành công đến Nam Dương cái rụp...

Tám năm sau, vợ chồng nàng và đứa con gái nay đã lên mười, lên đường sang Mỹ, qua sự bảo lãnh của mẹ chồng nàng.

. . .

Cuối cùng, cái gì phải đến, sẽ đến.  Nàng bây giờ, nếu không...cà nhổng suốt ngày ở nhà, thì chắc phải đang bận "shopping" đâu đó trên chiếc Honda "Pilot" 2007.  Lại chỉ thích đeo có "diamond" mà thôi! Tây Tàu gì nàng cũng đã đi ráo.  Cũng may, nhờ nàng, mà thằng chồng nàng bây giờ cũng được...đeo súng như lính, vì nó là..."Cop" Mỹ.

Nàng, người đàn bà tuyệt vời, thích... cà nhổng đó, là...vợ tôi! 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến