Hôm nay,  

Cái Nghiệp Thay Con Nuôi Cháu

22/03/200700:00:00(Xem: 120335)

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH

Bài số 1223-1834-541vb5220307

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là chuyện một bà mẹ tự kể về cái nghiệp người già nuôi cháu.

Thưa bà con, phải nói cái nghiệp của tôi còn rất nặng. Tôi đã xuất gia hơn hai mươi năm nay khi còn ở bển, tưởng đâu là đã thoát nợ đời vậy mà không được.

Số là thằng Tốt con của tôi nó vượt biển năm tám mấy gì đó sang được bên Mỹ này. Sau một thời gian ở chung với bạn bè, nó tìm được việc làm vững chắc ở tiểu bang tên Duộc da, Duộc Xương gì đó, và lập gia đình. Thật ra thì nó đã có gia đình, vợ con hồi còn ở bển nhưng rồi lục đục sau khi nó vượt biển sao đó, giờ thì nó cưới vợ ở bên này. Tôi cũng mừng cho nó và cảm ơn Trời Phật đã độ và ban phước cho nó được cuộc sống an lành, có công ăn việc làm và có vợ con như người ta.

Thằng Tốt tính rất hiền lành, niềm nở, thông minh và lại chịu khó nên ai cũng thích nó. Từ nhỏ tôi đã cho nó vô chùa tu để học lấy cái hạnh để sau này ra ở đời ăn ở phải đạo với mọi người. Cách đây cỡ hai năm nó làm giấy bảo lãnh cho tôi qua bên này ở. Ai nấy đều khen nó và nói là tôi có phước có được thằng con hiếu thảo không quên mẹ mình. Tôi nghe lời khen đó cũng thấy vui vẻ trong lòng. Sau thời gian lo giấy tờ tôi sang Mỹ ở chung với vợ chồng nó. Lâu ngày mới thấy là cái nghiệp của mình vẫn còn nặng nề, nhứt là từ khi vợ thằng Tốt sinh được đứa con.

Lúc đầu khi mới qua thì tôi được thư thả đi hết cảnh chùa này đến cảnh chùa nọ, gặp gỡ đồng đạo ở khắp mọi nơi, vui vẻ khôn cùng. Dần dần tuy ở cảnh tiện nghi sung túc nhưng tôi thấy hình như nó thiếu thiếu cái gì đó mà hồi tôi có được khi còn sống đạm bạc tương rau ở bên nhà. Cái đầu trọc và bộ quần áo bà ba nâu sòng của tôi đi đâu cũng làm tôi thấy khác mọi người. Ra đường thì thấy ai cũng nhìn mình chăm chăm, kể cả bà con người Việt mình. Khi gặp ai tôi cũng mở lời chào là. - Mô Phật, chào ông bà! Mọi người đều đáp lại tôi với cái nhìn ngạc nhiên và có khi có vẻ cười tôi nữa. Tôi tự nhủ.

- Không sao. Mình đã xuất gia rồi thì không còn sống theo thế tục nữa. Ai cười thì cười mình tu cứ tu.

Khi sanh thằng Nhân ra được cỡ một tháng tên nó tiếng Mỹ là gì mà tôi cũng không biết, thì hai vợ chồng nó dẫn nhau về Việt Nam cả tháng để lại cho tôi nuôi. Cả hai tháng trời đó một mình tôi lo ăn, thay tã, tắm gội thằng bé rồi phải lo trong nhà không lúc nào hở tay. Tôi nuôi thằng bé khéo đến nỗi ai thấy cũng khen. Đến nỗi khi đem thằng bé đi khám bác sĩ ông cũng la lên là "Quào!" Tôi không biết tiếng "quào" nghĩa là gì nhưng nhìn nét mặt của ông tôi biết là ổng khen chớ không phải chê thằng cháu nội mình.

Khi hai đứa nó về thì lại đi làm. Tôi lại tiếp tục nuôi tiếp thằng nhỏ. Cháu mình thì mình nuôi không nói gì nhưng có cái là tôi thấy rất buồn vì thế thái nhân tình của con người bên này. Tôi vẫn thường than thở với người quen là "sao tôi thấy bên này không có tình người bà con à!"

Bên bển đối với người già cả xuất gia như tôi thì ai nay cũng đều lễ phép kính trọng, còn bên này thì họ đối xử "ai cũng như ai!" Già cả tu hành gì cũng không nghe được tiếng "thưa kính, dạ vâng", ngay cả con cháu trong nhà cũng vậy.

Hiện giờ tôi phải lo hết công việc trong nhà khi hai đứa nó đi làm. Ngoài việc sáng dậy sớm lo cho thằng Nhân, cho nó bú, khuấy sữa cho nó, tôi còn phải lo cho ba con chó trong nhà. Cho chúng nó ăn, hốt cứt rồi quét nhà, đổ rác. Làm quần quật từ sáng tới tối mà lắm khi còn nghe tiếng chê khen.

Bây giờ tôi chẳng đi đâu được vì không có ai coi thằng bé. Mỗi lần muốn cúng dường chùa thì lại phải kín đáo, nhín nhúc số tiền tụi nó cho sợ tụi nó la và không còn tiền để xài. Mới vừa rồi chùa Long Vân ở dưới phố có tổ chức Lễ Vu Lan mà tui cũng không được đi nếu không có giấy mời của chùa gởi cho tui. Tôi xin tụi nó về Việt Nam ở thì tụi nó trả lời thẳng là. - Má đi thì ai coi thằng Nhàn! Thôi để nó biết đi rồi hãy về!

Tôi nghe mà hết ý kiến! Lắm lúc có đứa đi làm về còn hỏi tôi cụt ngủn. “Cho thằng Nhân bú chưa"” Hay “Sao thằng nhỏ không khóc gì hết vậy” Tôi mới trả lời. - Hỏi cái gì kỳ vậy! Con nít mà nó không khóc thì mình phải mừng chớ!

 Nhiều khi tôi nghĩ rằng thôi mình cố gắng nhịn để trả cái nghiệp của mình. Đây biết đâu là cái thử thách của Trời Phật để mình tập bỏ được cái "sân".

Phật dạy là tất cả trên đời này đều là tạm bợ hãy ráng tu để trả cái nghiệp của mình mà thoát được cảnh luân hồi đau khổ. Khi ta càng trả được nhiều thì cái nghiệp sẽ sớm tiêu tan để ta thanh thoát trong lòng trước khi về cõi Phật. Tôi cứ nhớ mãi những điều đó trong mỗi tối lần chuỗi tụng niệm để cho gia đình con tôi được êm ấm, để cho cái nghiệp của tôi nhẹ bớt đi và không chừng đến ngày nào đó biết đâu có cuộc "đổi đời" thì sao"

Tôi rất thương thằng Tốt vì nó là một đứa con rất có hiếu. "Thôi mình hãy ráng chịu đựng để cho con nó vui". Tôi nghĩ lung tung như vậy cho đỡ buồn chán. Mỗi lần nhìn thằng cu Nhân càng ngày càng bụ bẫm ra tôi thấy cũng được an ủi phần nào vì tin là cái nghiệp của tôi đang từ từ nhỏ lại. Chết mồ! Thằng Nhân nó khóc ré đòi sữa kìa! Thôi tui xin chào bà con nhé. Mong Trời Phật gia hộ cho bà con được mọi điều phước đức. Mô Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến