Hôm nay,  

Bong Bóng Nhiều Mầu

22/10/200600:00:00(Xem: 209515)

BONG BÓNG NHIỀU MẦU

Người viết: TRẦN NGUYÊN ĐÁN
Bài số 1130-1739-452-vb7211006

Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân MD. Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Mỗi bài viết của ông thường là một đề tài tiêu biểu: đồng tính, ngoại tình, tình dục, tình bạn, tình yêu, tình cha con. Lần này, bài viết thứ 9, là chuyện con cái có bố mẹ ly dị.

*
Con đố daddy bong bóng có mấy mầu, con bé cắc cớ hỏi khi tôi đang thiu thiu ngủ trên bãi cát nóng, nóng quá mà daddy ngủ được. Nó múc một lon Coke nước biển đổ lên người tôi. Tôi vẫn ngủ.

Sao daddy không trả lời con"

Đã dặn con rồi, tôi mở mắt, bố không thích con gọi daddy, bố muốn con gọi bố. Gọi daddy bố sẽ không thèm trả lời.

Yes bố, nó hờn mát. Không thèm chơi với bố nữa, con sẽ đi tìm mommy.

Nó nói tiếng Việt đúng văn phạm như tiếng Mỹ vậy, tôi muốn khen nó một câu nhưng khi nó nhắc tới mommy nó thì tôi muốn nhắm mắt lại và ngủ luôn. Thấy tôi không nhúc nhích nó buồn bã ngồi thu gối lại nhìn ra biển.

Bong bóng có mười mầu, tôi mở mắt ra nói đại và vỗ nhẹ vào cánh tay để trần của nó, con bé quay lại cười.

Con tưởng bố chết rồi chứ

Nói bậy. Con mong bố chết lắm hả.

Câu nói hơi quá tầm hiểu biết của một đứa bé tám tuổi. Sao lại mong bố chết. Why. Nó đổi đề tài.

Sao bố với mommy giận lâu quá vậy"

Tôi ngồi dậy phủi cát trên lưng, nheo mắt nhìn ra biển.

Cũng xế rồi, bé Nấm Hương đói bụng chưa, bố con mình đi ăn.

Sao bố không trả lời câu hỏi của con"

Thôi con gái đừng hỏi bố câu đó nữa được không, bố sẽ trả lời tất cả những câu hỏi nào của con, ngoại trừ câu đó.

OK đi ăn. Nó đứng dậy nắm tay tôi, bàn tay bé tí xíu dính đầy cát.

Ăn xong bố chở con đi chơi nữa nghe, tối thật là tối hãy về nhà mommy.

Sao vậy con"

Con không thích cái ông bạn người Mỹ của mommy, ổng có đôi mắt xanh như mắt mèo, mà con không thích con mèo. Ổng hay theo sát bên mommy, con không có lại gần mommy nhiều được.

Tôi nắm tay con bé đi ngược lại bờ biển. Biển bắt đầu có sóng lớn hơn, gió cũng nhiều. Tôi gượng cười cúi xuống khuôn mặt rám nắng đỏ hồng của Nấm Hương:

Sao con hỏi bố bong bóng có bao nhiêu mầu chi vậy"

Bây giờ thì nó không trả lời tôi, nó vừa đi vừa cúi xuống nhìn dấu chân nó nghiêng nghiêng trên cát.

*
Đó là một trong những buổi chiều cuối tuần tôi được phép gặp con và chở nó đi chơi. Chúng tôi ngồi trong một quán ăn cạnh bờ biển. Con bé cúi xuống dùng dao và nĩa cắt miếng beefsteak một cách thành thạo, bắt đầu nói nữa.

Sao con thấy bố ở có một mình"

Chứ con muốn bố ở mấy mình"

Mommy ở hai mình.

Kệ mommy, bố khác.

Con muốn về ở luôn với bố cho bố có hai mình. Bố có muốn không"

Tôi nhìn con, nó nói câu ấy với nét mặt thản nhiên.

Bố không muốn sao"

Tôi quay mặt đi không muốn cho con nhìn thấy sự xúc động của mình. Mới ngày nào tôi còn để nó ngủ gà gật trên bụng, hôm nay nhìn nó thấy lớn bất ngờ. Tôi không thể làm lơ câu hỏi ấy.

Bố muốn chứ, nhưng người ta không cho phép.

Người ta là những ai"

Là quan tòa, là những luật sư, là ...

Kệ họ, nếu bố muốn, con sẽ nói, con sẽ nói với mommy là con không thích ở với mommy, mommy sẽ để con đi.

Mommy sẽ rất giận con.

Nhưng mommy có ông bạn Mỹ rồi, mommy đâu có cần con nhiều. Bố mới cần con. Bố nói muốn đi, con sẽ nói được mà.

Nó nói một cách quả quyết, nhìn tôi chăm chú.

Muốn, nhưng mà mommy giận con, rồi mommy sẽ lại giận thêm bố nữa, mommy sẽ nói là bố xúi con.

I don't care, con bé ngước mặt lên vẻ bướng bỉnh. Mà bố cũng không cần sợ mommy giận thêm, vì mommy đã giận rồi.

Nó cúi xuống, vẽ vời:

Con đi học về sẽ nấu cho bố ăn, con biết nấu cơm, chiên trứng.

Tôi muốn ôm con tôi vào lòng và hôn lên tóc nó, hôn lên trán nó, hôn lên má nó.

Nghe bố.

Gì"

Sao bố không trả lời con"

Nó nghiêng đầu qua, cố chọc ghẹo tôi.

Con đố bố bong bóng có bao nhiêu mầu"

Bây giờ thì tôi lại không trả lời câu hỏi của nó. Tôi quay nhìn ra biển để con tôi không nhìn thấy hai giọt nước mắt đã lăn ra trên má.

*
Hôm nay con bé có vẻ tư lự. Con hôm nay sao vậy" Học ở lớp thế nào"

Học không có sao.

Cái gì có sao"

I hate him.

Ai"

Ông Mỹ bạn  mommy. Mommy đã hứa chở con đi shoping mua một cái áo đầm đi birthday bạn con nhưng ổng về rủ mommy đi thế là mommy bỏ rơi con.

I hate him too.

Con đã nói với mommy rồi.

Nói gì"

Nói là con muốn về ở với bố, vì bố ở một mình.

Mommy nói sao"

Con bé có vẻ do dự. I have to talk to you something. Khi nào có chuyện gì hơi nghiêm trọng thì nó nói bằng tiếng Anh.

Chuyện gì con"

Mommy hỏi là bố xúi con hả, rồi mommy giận lắm.

Thấy chưa" Bố đã nói với con rồi.

I don't care. Kệ mommy, con nói không phải bố xúi, đó là tự con.

Rồi momy nói sao.

Of course mommy không muốn. Nhưng con vẫn cứ nói.

Thôi được rồi cám ơn con nhưng bố không muốn nói chuyện đó nữa, mình nói chuyện khác.

Bố ơi.

Gì con"

Con muốn về ở với bố thật mà.

Chứ bố đâu có nói con nói láo đâu. Tôi cố chọc ghẹo nó.

Bữa nào bố tới gặp mommy đi, bố nói với mommy.



Mommy không muốn gặp bố.

Nấm Hương nhìn ra biển, đôi mắt nó sẫm lại. Tôi nhìn thấy nét buồn trong mắt nó, đôi mắt của một đứa bé tám tuổi. Sao mà nó lớn vậy. Trái tim tôi thắt lại.

Thôi bữa nào bố sẽ đến nói, nhưng con phải đứng bên cạnh ủng hộ bố nghe.

Thật nghe bố.

Thật.

Bữa nào"

Tôi nhắm mắt lại, đôi mắt quắc lên của vợ tôi, đôi môi mím lại, và những lời nói cay cú tuôn ra ... tôi rùng mình.

Để bữa nào rồi tính sau, bây giờ đi chơi đi con, bố nhức đầu quá.

I love you, con bé thình lình nói.

I love you too, tôi ôm nó vào lòng.

Bố có biết bong bóng có mấy mầu không" Nó ngước mắt lên, lấy tay xoa cái cằm đầy râu của tôi.

*
Nấm Hương ngồi trên xích đu chờ tôi như mọi buổi chiều thứ bảy khác. Nhưng tôi nhận ra ngay khuôn mặt nó buồn bã và đôi mắt rõ ràng là mới vừa khóc xong.

Con sao thế, con gái"

Nó không trả lời.

Nói bố nghe đi. Tôi vỗ về nó.

Nó vẫn yên lặng.

Tôi đến ngồi bên nó trên xích đu và nhận ra chiếc xe Toyota mầu bạc của vợ tôi còn trong garage, mọi hôm cô ta bỏ đi trước khi tôi đến.

Mommy còn ở nhà hả"

I hate her, nó bật thốt lên.

Kìa con, con không được nói vậy. Mommy yêu con.

No, she doesn't love me. She hate me.

Con...

Con bé òa lên khóc. She didn't let me be with you. She yelled at me.

Hiền xuất hiện ở cửa, tôi nhìn lên và thấy vẻ căm hận hiện lên trong mắt cô ta:

Như vậy chưa đủ sao" Anh còn muốn quấy rầy gì tôi nữa" Tại sao anh không để cho tôi yên" Tại sao anh xúi nó về ở với anh"

Cô ta tuôn hàng tràng những ngôn ngữ hằn học.

Tôi cố nén giận:

Tôi không quấy rầy cô, tôi đến để đón con tôi như luật pháp quy định. Nó nói gì với cô đó là việc của nó. Nó thấy thế nào thì nói như thế.

Thấy thế nào" Tôi với anh không còn liên hệ gì, tôi muốn sống thế nào là quyền của tôi, anh có quyền gì"

Tôi cảm thấy quá chán ghét con người tệ bạc đó:

Tôi không có quyền gì cả. Nhưng con gái cô có quyền, nó có quyền nói lên những cảm nghĩ của nó.

Chứ còn anh tốt lắm hay sao. Anh ...

Chuyện giữa tôi và cô luật pháp đã phân xử, như thế nào thì tự cô đã hiểu. Tôi yêu cầu cô không nên nói bậy trước mặt con.

Tôi chỉ nói sự thật. Nó muốn hiểu thì cho nó hiểu luôn.

Tôi cười khinh bỉ:

Ở trong cô không có cái gì là sự thật hết. Cô biết điều thì im đi.

Anh dám...

Bố.

Nấm Hương nhìn tôi với đôi mắt hoảng sợ:

Bố đừng nói nữa. Mình đi chơi đi.

Không đi đâu cả. Hôm nay ở nhà. Hiền hét lên.

Tôi bước tới nắm tay Nấm Hương đứng dậy. Hiền nhào tới:

Để nó ở đó, anh không được dẫn nó đi chơi hôm nay.

Luật pháp cho phép tôi làm điều đó hàng tuần, cô không có quyền ngăn cản. Tôi nắm tay con bé dẫn đi.

Mày ...

Mommy. Không được hỗn. Con bé kêu lên, đó là lời mẹ nó dạy mỗi khi nó bướng bỉnh cãi lời.

Mày dám ... Hiền giằng tay con bé ra khỏi tay tôi. Cô ta thật quá quắt, tôi không thể nhường nhịn được nữa.

Cô có buông tay con bé ra không, tôi bảo.

Anh dám làm gì tôi. Cô ta hét lên.

Mommy, daddy, Nấm Hương kêu lên, òa khóc. Buông con ra, đau tay con.

Tôi vung mạnh tay. Nấm Hương tuột tay ra khỏi tôi và mẹ nó, quay người bỏ chạy. Tôi chạy theo con. Hiền chạy theo tôi, nhưng cả hai không ai bắt được con bé. Mặt đất bắt được nó, nó vấp một hòn đá và ngã chúi trên nền xi măng của driveway.

Tôi kêu lên, Hiền cũng kêu lên.

*
Con bé tỉnh lại trong bệnh viện, đầu quấn băng trắng. Cả hai cha mẹ ngồi bên cạnh giường không ai nói với ai một lời nào, mỗi người tự nói với chính mình. Bên trong tranh chiến, bên ngoài lạnh lùng, mắt nhìn ra ngoài cửa sổ bệnh viện. Thỉnh thoảng tôi quay lại nhìn con. Nó vẫn thiếp ngủ, khuôn mặt tái xanh.

Bố, mommy. Nó rên khẽ.

Cả hai cùng quay lại. Cả hai bàn tay nắm hai tay con. Cả hai cùng nói:

Con ...

Hiền chảy nước mắt:

Khỏe chưa con, khỏe rồi về với mommy.

Tôi định nói một lời thật chua chát, thật cay đắng, nhưng tôi giữ lại được. Mà hình như... điều ấy cũng không còn trong tôi bây giờ.

Bố...

Con bé nói, dường như vẫn còn ở trong trạng thái mơ màng.

Hôm nay con không muốn ra biển, con muốn ở nhà chơi.

Ừ thì ở nhà ...

Bố.

Gì con.

Bố biết bong bóng có mấy mầu không"

Tôi bóp chặt tay con, cố gắng mỉm cười:

Mau hết đau rồi bố sẽ dẫn con đi chơi.

Sao con hỏi mà bố không trả lời" Bong bóng có mười tám mầu mà, chính bố nói đó, bố nhớ không" Bố hứa cứ mỗi lần birthday con bố sẽ mua cho con
thêm môt cái bóng bóng mầu khác, cho đến khi con mười tám tuổi. Mà Bố quên rồi, năm nay birthday tám tuổi của con Bố không có tới nhà mommy và không có mua cái bong bóng nào hết.

Hiền cúi xuống nắm chặt tay con, nhìn chăm chăm vào mặt nó.

Còn tôi, tôi biết phải trả lời gì cho con tôi bây giờ" Tôi đứng dậy bước tới cửa sổ nhìn xuống mặt đất phía dưới. Mặt đất thì yên tĩnh. Nhưng lòng người không yên tĩnh. Chẳng bao giờ yên tĩnh. Dường như lúc nào cũng có sự xáo trộn. Như thể nếu nó không xáo trộn thì nó không yên.
Tôi nghe có tiếng chân rất nhẹ phía sau lưng, tôi quay lại.

Đó là Hiền, người vợ cũ của tôi hai năm trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến