Hôm nay,  

Đi Máy Bay: Rắc Rối Cuộc Đời

09/10/200600:00:00(Xem: 225486)

Người viết: TRẦN QUỐC SỸ

Bài số 1119-1728-441-vb8081006

*

Tác giả Trần Quốc Sỹ sanh năm 1952 tại Nam Định, Việt Nam. Di cư vào Nam năm 1954, từng phục vụ trong Không Quân Việt Nam. Định cư tại Nam California từ 1975. Nghề nghiệp: Kỹ sư cho Rainbow-Mykotronx Inc. Torrance. "Nghề tay trái" của ông là giảng viên traffic school tại National Traffic Safety Institute (NTSI). Tới với giải thưởng ngay từ năm thứ nhất, ông Sỹ là tác giả góp nhiều bài viết giá trị và đã nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài mới nhất của ông là chuyện rắc rối đi máy bay thời báo động mầu cam.

*

Chiều thứ Sáu, tôi đang ngồi trước cái computer để trên bàn giấy, chăm chú vẽ cho xong cái hoạ đồ thì Mike, tên xếp trực tiếp, xuất hiện trước cửa văn phòng:

-Eh Steven, mày sửa soạn đi công tác gấp, thứ Hai lên đường.

Tôi quay lên nhìn nó:

-Mày có nói đùa không vậy"  Sao mày không cho tao biết sớm"

Nó cười đểu:

-Sorry man, tao cũng mới biết thôi.  Và mày là thằng may mắn trong group được chọn để làm công tác này.  OK, chiều nay mày có thể về sớm, sửa soạn sáng thứ hai lên đường.

-Mà tao phải đi đâu" Làm gì" Đi bao nhiêu lâu"

-Scranton, Pennsylvania, một tháng.  Về phần công tác tao sẽ cho mày biết sau.

Tôi kêu lên thảng thốt: 

-Scranton"  Lên trên cái Army Depot base đó hả"  Trời ơi, mày có biết trên đó giờ này lạnh như thế nào không"

Mike nói một hơi: 

-Tao biết.  Nhưng điều đáng mừng là mày không phải đi một mình, thằng Alan Wicks, thứ ba nó sẽ lên trên ấy với mày.  Bên East Coast office cũng sẽ cử hai người cho công tác này.  Mày biết Mark Smiler chứ gì" Nó sẽ cùng đi với một tên kỹ sư nữa ở bên đó.  Công tác của tụi bay là sẽ nâng cấp nhu liệu cho khoảng hai ngàn TEK-9V units và cùng lúc sửa sai một vài cái lỗi lầm về design của tụi mechanical engineers.  Công tác này dự tính xong trong vòng một tháng nhưng tao hy vọng tụi bay sẽ xong trước ba tuần.

-Một tháng"  Không được đâu, mày biết tao phải dạy traffic shool cuối tuần mà.

-Sorry, tao biết, nhưng công tác này khẩn và quan trọng, mày không đi không được.

Tôi cười đau khổ:

-OK, nhưng xin mày nhớ dùm cho tao việc này vào thời gian performance review năm tới nhé.

-OK, tao sẽ nhớ.  Bây giờ mày xuống gặp con Cindy, bảo nó lo vé máy bay và khách sạn.  Tao sẽ email cho mày chi tiết về công tác.

Tôi chạy vội xuống nhà gặp Cindy, con nhỏ tóc vàng làm thư ký cho department.

Vưà thấy tôi, Cindy đã nói ngay:

-Steven, Mike đã cho tôi biết anh sẽ đi công tác tại Pennsylvania.  Tôi đã đặt vé cho anh. Anh khởi hành sáng thứ Hai, 6 giờ 25, phi trường LAX.

-Trời, sao lại 6 giờ sáng.  Sao cô không cho tôi đi trễ hơn chút.

-Xin lỗi, vì anh đi gấp quá, tất cả các chuyến bay khác đều hết chỗ.  Chỉ còn chuyến này.

Nói xong Cindy đưa cho tôi một tờ giấy in:

-Đây là iteniary (chương trình bay) của anh.  Tôi cũng đã đặt phòng cho anh tại khách sạn Marriot Residence Inn và mướn cho anh một chiếc xe.  Chúc anh đi may mắn.

Tôi liếc nhìn tờ iteniary.  Khởi hành 6 giờ 25 sáng, đi Chicago với hãng United Airline.  Đổi máy bay ở Chicago, và đến Scranton, 4 giờ 45 chiều.

Chuyện nhân viên phải bất thình lình đi công tác của hãng này không có gì là lạ.  Nó xảy ra như cơm bữa, nhưng đây là lần thứ nhất nó xảy ra cho tôi. 

Sáu năm làm ở đây, tôi đã rất nhiều lần đi công tác xa cho hãng.  Thời gian đi thường thay đổi, lúc thì dăm ngày, lúc thì một tuần, có khi cả tháng, nhưng chưa bao giờ tôi đi công tác mà không biết trước, ít nhất là một tuần lễ. Tôi hơi bực mình một chút nhưng cũng thấy vui vui.  Lâu lâu đi công tác một lần, giống như đi nghỉ xả hơi, khỏi phải nhìn mặt xếp vài tuần.  Ngoài ra sự tự do, thoải mái, lúc về còn dư ra một ít tiền công tác nữa.  Chỉ tiếc một điều là trời đang vào giữa đông, nếu không, tôi sẽ bảo bà xã cuối tuần bay lên, rồi hai đứa cùng nhau lái xe qua New York du lịch.

Nhấc điện thoại lên tôi gọi cho Hồng:

-Alô em hả" Anh đây.  Em sắp phải bị ngủ một mình rồi.  Anh phải đi công tác cho hãng, ít nhất là ba tuần mới về.

-Chừng nào anh đi"  Đi đâu"

-Scranton, Pennsylvania, sáng thứ hai anh bay sớm.

-Sao gấp vậy anh"  Bên đó mùa này lạnh lắm.

-Anh biết, nhưng công tác khẩn, anh phải đi, không đi không được.  Chiều nay xếp cho anh về sớm chuẩn bị.

Chiều Chủ Nhật, Hồng bảo tôi:

-Anh đưa em đi chợ.  Em mua hai con cá tối nay mình nướng da dòn.  Em biết anh thích món này.  Lên trên đó không có đồ Việt Nam ăn đâu.

Tôi đồng tình:

-Mua thêm tôm, mực nữa nghe em, mình nướng vỷ cuốn bánh tráng.

-Ừ, anh gọi điện rủ anh chị Quang, anh chị Châu qua ăn cho vui.

Chiều tối hôm đó, vợ chồng tôi, vợ chồng Quang và vợ chồng Châu, sáu người làm hết hai con cá, ký tôm, ký mực và thùng bia Corona.

Ăn xong, sau khi tiễn khách ra về, tôi giúp Hồng dọn dẹp rồi đi sắp vali chuẩn bị cho chuyến bay sớm sáng mai.

Hồng sắp cho tôi một vali tổ bố, quần áo, dày vớ, khăn, mũ, găng tay đầy đủ.

Nàng nói:

-Em vừa check computer xem thời tiết.  Trên đó tháng này lạnh lắm, ban ngày 24 độ, ban đêm 19 độ.  Anh nhớ mặc cho ấm kẻo bệnh thì khổ.

-Hôm qua anh có ghé Walmart mua đôi giầy đi tuyết và bộ đồ ngủ hơi ấm rồi.  Em đừng lo, anh không sao đâu.

-Sáng mai mấy giờ mình đi"

-6 giờ 25 máy bay cất cánh.  Từ đây ra phi trường cũng mất hơn nửa tiếng, mình rời nhà 5 giờ thiếu 15 là vừa.

Lục đục chuẩn bị vali mãi đến gần 11 giờ đêm tôi và Hồng mới lên giường đi ngủ.  Tôi làm một giấc cho đến khi cái đồng hồ báo thức kêu tít, tít lúc 4 giờ sáng.

Hơn một giờ đồng hồ sau, Hồng dừng xe cho tôi xuống trước cửa phi trường, nơi trạm khởi hành của hãng hàng không United Airline (hãng hàng không với câu châm ngôn bất hủ "Hãy bay với bầu trời thân thiện").

Trời vừa hừng sáng, gió thổi nhẹ hơi lành lạnh. 

Phi trường nhộn nhịp với người đi, kẻ đến, xe cộ ngược xuôi.

Tôi kéo Hồng sát vào mình, hôn nhẹ lên trán nàng, nói nhỏ:

-Ở nhà ngoan, anh đi vài tuần anh về.

-Anh đi bình yên.  Nhớ gọi điện thoại cho em khi tới Scranton.

-OK.  Anh sẽ gọi cho em ngay.

Tôi chờ Hồng lái xe đi khuất rồi mới khệ nệ một tay kéo cái vali tổ bố, nặng chắc cũng ngót nghét cả trăm pound, một tay xách cái cặp trong đựng cái laptop, nối đuôi với đám hành khách đang sắp hàng chờ đến phiên mình check in để gởi hành lý.

Đoàn người dài thậm thượt chậm chạp nhích từng bước về phía trước.

Sau 15 phút đợi chờ, cuối cùng rồi cũng đến phiên tôi.

Người nữ nhân viên của United đứng đầu hàng, chỉ về phía phải, bảo tôi:

-Please go to counter number 11 (Xin vui lòng đi đến quầy số 11).

Tôi kéo cái vali đi về phía quầy 11.

Đến quầy, tôi ngạc nhiên vì không có ai làm việc ở quầy 11 cả.  Nhìn bên cạnh, tôi thấy một cái màn ảnh computer, dưới có những hàng nút bấm.

À, thì ra, để tiết kiệm, họ để hành khách tự check in bằng hệ thống điện toán.

Trên màn ảnh có dòng chữ:

"Please enter your confirmation code:________" (Xin điền số xác nhận)

Tôi móc tuí lấy tờ chương trình bay mà Cindy đã đưa cho tôi, cẩn thận bấm từng số

Màn ảnh chớp chớp rồi hiện lên giòng chữ:

"Please wait" (Xin chờ)

Sau vài giây chớp chớp, màn ảnh lại hiện lên dòng chữ:

"Welcome Mr. Steven Tran.  Your ticket indicates you re in stand-by status.  Do you wish to continue"" (Chào ông Steven Tran.  Vé của ông thuộc loại dự phòng.  Ông có muốn tiếp tục không")

Hả" Sao thế này" Tại sao tôi vé máy bay của tôi lại thuộc loại dự phòng"  Oh, Cindy, what did you do"

Tôi đứng phân vân vài giây và sau cùng ấn vào nút "yes". 

Sau vài giây, màn ảnh lại hiện lên chữ:

"Very good.  Now we will print your boarding passes.  Please take your boarding passs and proceed to gate C17" (Tốt lắm.  Bây giờ chúng tôi sẽ in vé lên phi cơ cho ông.  Xin vui lòng cầm vé và đi đến cổng C17).

Tiếng sè sè của cái máy in vang lên và vài giây sau hai cái vé lên phi cơ cùng tờ biên nhận từ trong khe hở phía bên dưới màn ảnh chạy ra.

Tôi với tay cầm ba cái vé, đang phân vân phải làm gì với cái vali nặng chình chịch của mình, thì từ xa, một cô nhân viên của United chạy đến:

-Ông đã có vé rồi, xin ông vui lòng đặt vali của ông lên bàn cân.

Tôi khệ nệ nhắc cái vali bỏ lên bàn cân.  Cô nhân viên bấm bấm vài nút và cái máy lại cho ra một tờ giấy dài hình chữ nhật.  Cô với tay cầm tờ giấy, xé phần đuôi và dán phần đầu vòng qua quai xách va li của tôi.  Xong cô nhấc vali và bỏ lên bàn cuốn để đưa vali vào bên trong.

Cô bấm phần đuôi vào tờ biên nhận của tôi vào nói:

-Đây là giấy nhận hành lý của ông.  Ông xong rồi.  Xin ông đến cổng C17.

Tôi cầm giấy tờ, cám ơn cô và đi đến cổng kiểm soát.

Kể từ sau ngày sau vụ khủng bố 9-11, vấn đề an ninh ở phi trường được xiết chặt, thủ tục kiểm soát được thi hành gắt gao.  Hành khách đi phi cơ bị phải đi qua cổng kiểm soát và bị khám kỹ lưỡng để đề phòng bọn khủng bố mang vũ khí hoặc chất nổ lên phi cơ. 

Tại cổng kiểm soát, tôi phải trình vé lên phi cơ cùng bằng lái xe cho nhân viên an ninh phi trường, sau đó, cởi áo khoác, cởi giày, cởi giây nịch, móc túi lấy hết mọi thứ bỏ vào cái chậu nhựa, mở cặp lấy cái laptop computer ra bỏ vào một cái chậu nhựa khác,  đặt tất cả lên bàn cuốn để chúng đi qua máy quang tuyến, còn tôi phải đi qua cổng dò kim loại.

Tôi đi qua cổng kiểm soát mà không gặp trở ngại. 

Mang giây nịt, mặc lại áo khoác, xỏ giầy, tôi xách lap computer đi lên cổng C17.

Lên tới phòng đợi, thấy còn sớm, tôi bách bộ tới tiệm cà phê mua một ly cà phê nóng với hy vọng là cà phê sẽ xua đuổi được cái ngái ngủ còn lẩn quất trong tôi.

Cầm ly cà phê nóng trên tay, tôi trở về phòng đợi tìm một cái ghế trống trong góc phòng, mắt nhìn mông lung ra ngoài trời.

Qua lần cửa kính trong, tôi đưa mắt nhìn những chiếc phi cơ từ từ qua lại, hoặc đang cất cánh hay hạ cánh ngoài phi đạo xa tít, cùng những hoạt cảnh lên xuống hàng hoá của những nhân viên phi trường cùng những nhân viên phụ trách phần kiểm soát phi cơ trước khi phi cơ bắt đầu một phi vụ.

Những hình ảnh này đột nhiên đã mang tôi về với quá khứ của hơn 30 năm về trước, khi tôi còn là một quân nhân thuộc binh chủng Không Quân.  Ngày đó, tôi cũng từng làm cái việc mà những người nhân viên dưới kia đang làm.  Cũng kiểm soát phi cơ trước những phi vụ.  Chỉ khác chăng là những chiếc phi cơ mà tôi phục vụ ngày xưa chỉ là nhưng phi cơ của quân đội, nhỏ hơn, cũ kỹ hơn chứ không đồ sộ, to lớn, đẹp đẽ như những chiếc phản lực cơ ngày nay.

Đang miên man trở về với quá khứ, bỗng tiếng người nữ nhân viên nơi cổng vào vang lên trong loa phóng thanh, kéo tôi về với thực tại.

-Kính chào quý khách, xin quý khách chuẩn bị để lên phi cơ.  Bắt đầu, chúng tôi xin mời các quý hành khách có vé hạng nhất, những quý hành khách lớn tuổi, hoặc những gia đình có có trẻ nhỏ, xin tiến về phía trước để lên tàu.  Những quý hành khách khác xin chờ.

Người ta lũ lượt đứng dậy, sửa soạn và tiến về phía cửa.   Riêng tôi, biết vé mình thuộc loại hạng nhì và vì đã có số ghế nên tôi vẫn ngồi yên, kiên nhẫn chờ thiên hạ lên trước rồi mình lên cũng không muộn.  Vả lại, tôi nghĩ thầm, chẳng đi đâu mà vội, chiếc phi cơ kia sẽ không bỏ tôi lại đằng sau đâu mà sợ.

Khi thấy hàng bắt đầu thưa, tôi từ từ đứng dậy, xách cái laptop đi về phía cửa vào phi cơ.  Đến gần cửa, tôi luồn tay vào túi trong bên trái của cái áo da lấy vé lên tàu.  Bỗng tôi tái mặt.  Cái túi trống không.  Đưa tay lần hết các túi quần,  cũng không có nó.  Tôi lục lại túi áo trái của cái áo da một lần nữa, rồi túi phải, rồi túi trong, túi ngoài, túi quần trước, túi quần sau ... tất cả mọi chỗ.  Cũng không có. 

Hay là mình để trong mấy cái ngăn của cái laptop"  Tôi chợt nghĩ.

Tôi đặt laptop xuống cái ghế cái ghế trống, lục lọi mọi ngăn, nhưng cái vé lên tàu vẫn biệt tăm.  Quái, sao kỳ vậy"  Tôi nhớ rõ ràng là mình đã cất ba cái vé vào túi áo da trước ngực mà, sao bây giờ lại không có.  Rõ khổ.

Cô nữ nhân viên đứng soát vé lên tàu, thấy tôi lúng túng lên tiếng hỏi:

-Tôi giúp được gì ông không"  Hình như ông không tìm thấy vé lên tàu, phải không"

Tôi bối rối:

-Vâng, cô nói đúng.  Tôi đã bỏ chúng vào trong túi áo da mà sao bây giờ chúng lại biến mất.  Bây giờ tôi phải làm sao"

Cô nhìn tôi, cười nhẹ:

-Đừng quá lo lắng.  Chuyện này thường xảy ra với hành khách. 

Cô chỉ tay về cái quầy phía tay phải:

-Ông tới cái quầy đằng kia, nhân viên ở đó sẽ in cho ông một giấy lên tàu khác.  Xin ông nhanh chân, phi cơ sắp sửa phải rời chỗ đậu.

Tôi hấp tấp tới quầy phục vụ, nói với người nhân viên đang phụ trách ở đó:

-Tôi đi chuyến này nhưng dường như tôi làm thất lạc vé lên tàu.  Xin làm ơn in cho tôi vé khác.

Người nhân viên là một chàng Mỹ đen trung niên, nhìn tôi cười, nói có vẻ diễu cợt:

-Tại sao anh lại làm vậy"  OK, không có gì phải lo, xin anh cho tôi xem bằng lái xe.

Tôi móc bóp, lấy bằng lái xe đưa cho anh ta.  Anh ta cầm bằng lái xe và gõ vào bàn phím của cái computer.  Bỗng sắc mặt anh nghiêm lại.  Anh quay nhìn tôi, rồi lại nhìn vào màn ảnh của computer, gõ vài nút, rồi lại quay lên nhìn tôi, rồi lại nhìn vào mành ảnh, rồi lại gõ vài nút. 

Linh tính cho tôi biết là có chuyện không ổn.

Tôi chưa kịp lên tiếng hỏi thì anh lắc đầu nhẹ, quay lên nhìn tôi, bằng giọng thật nghiêm, anh hỏi:

-Làm thế nào anh lên được đây"

Tôi trố mắt nhìn anh:

-Hả, anh nói vậy có nghĩ gì"  Thì tôi check in dưới nhà, đi qua cổng kiểm soát an ninh và lên đây.

Anh vẫn nghiêm giọng:

-Ông Trần, computer của chúng tôi cho biết là ông chưa từng check in.  Ông không có vé lên tàu, chỉ có mỗi cái bằng lái xe.  Tôi không hiểu làm cách nào ông lên được đây nhưng chúng tôi buộc lòng phải tạm giữ ông lại vì vấn đề an ninh.

-Cái gì"  Tạm giữ tôi lại"  Ông không nói đùa chứ"

-Dạ thưa không, tôi không đùa.  Chúng tôi phải giải quyết, xem xét về trường hợp của ông trước khi cho ông lên phi cơ.  Nhưng chúng tôi không thể cho ông lên chuyến này vì đã trễ, phi cơ sẽ rời chỗ đậu trong vòng vài phút.

-Trời ơi, vậy còn hành lý của tôi"

Nghe tôi nói đến hành lý, anh ta hốt hoảng hỏi nhanh:

-Hành lý"  Hành lý nào"  Computer cho biết anh chẳng có hành lý gì cả. 

Rồi anh giơ tay lên trời:

-Trời ơi, bây giờ mới phiền. Ông Trần, ông có biết là chúng ta đã vi phạm luật an ninh hàng không rồi không"  Xin lỗi, tôi buộc lòng phải gọi nhân viên an ninh.

Nói xong hắn nhấc phôn lên và gọi phòng an ninh phi trường.

Trong khi hắn điện đàm với với nhân viên an ninh, tôi đứng ngẩn người suy nghĩ.   Tôi nghĩ đến những rắc rối sẽ phải đối diện với nhân viên an ninh phi trường mà thấy lòng lo lắng tột cùng.  Tôi không thể hiểu tại sao sự việc lại xảy có thể xảy ra như thế này.  Chuyện tưởng nhỏ xíu không có gì mà bây giờ lại sắp sửa xé ra to. 

Tôi sống trên đất Mỹ đã ba mươi năm, đã dùng phi cơ làm phương tiện chuyển vận cả trăm lần, nhưng chưa bao giờ tôi bị trục trặc về giấy tờ, hành lý.  Tôi đã từng được nghe nhiều câu chuyện đáng giận, đáng buồn từ những nạn nhân của các hãng máy bay.  Nào là có tên nhưng không có chỗ, nào là máy bay bị trục trặc kỹ thuật phải đình hoãn, nào là phải ở khách sạn qua đêm, nào là mất hành lý, vân...vân... Nhưng không bao giờ tôi nghĩ nó lại xảy đến cho tôi, một người luôn may mắn, luôn lạc quan và luôn nhìn đời bằng cặp mắt kính màu hồng.  Cho đến ngày hôm nay, bây giờ tôi mới thấm thía câu "chuyện gì cũng có thể xảy ra được".

Mười lăm phút sau, một người nhân viên an ninh phi trường xuất hiện.  Người nhân viên của United Airline chỉ tôi và nói :

-Đây là ông Trần.  Ông ta nói rằng ông đã check in dưới nhà, đã đi qua cổng an ninh để lên đây, nhưng ông ta lại không có vé lên tàu.  Ông ta nói vé của ông bị thất lạc, còn hành lý thì ông cho biết đã check in trong chuyến bay này.  Tôi xin giao ông ta lại cho anh để giải quyết.

Người nhân viên an ninh cầm bằng lái xe của tôi, hất hàm nói:

-Xin ông đi theo tôi.

Tôi xách laptop lẽo đẽo đi theo anh ta, xuống từng dưới của toà nhà.  Anh dẫn tôi đến một căn phòng, kéo ghế cho tôi ngồi, đóng cửa rồi nói:

-Xin ông kể lại cho tôi nghe diễn tiến từ lúc ông đến cửa phi trường cho đến giờ.

Tôi chậm rãi kể lại cho anh ta nghe mọi chuyện, rằng tôi được hướng dẫn đến quấy số 11, tôi tự check in với cái computer, vé máy của tôi tự nhiên trở thành dự phòng, tôi đã gởi hành lý và đã đi qua cổng kiểm soát an ninh, và tôi không hiểu tại sao vé lên tàu của tôi bị thất lạc.   Anh ta chăm chú nghe tôi kể, ghi chép vào một quyển sổ nhỏ, xong anh cầm bằng lái xe của tôi, nhìn và gõ lọc cọc vào cái bàn phiếm của cái computer trên bàn.  Anh chăm chú đọc vào những dữ kiện màn hình một lúc và sau cùng anh ta ngửng lên, nói:

-Tôi đã check hồ sơ lý lịch của anh.  Tất cả đều tốt.  Tôi tin lời khai của anh là sự thật.  Rất may, không có gì là nghiêm trọng cả.  Tôi rất ân hận những chuyện này đã xảy đến cho anh.  Rất tiếc là tôi không thể làm gì hơn là trả anh về cho nhân viên của hãng United để họ giải quyết.  Có lẽ họ sẽ xếp đặt cho anh đi chuyến tới.

Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng vẫn thắc mắc:

-Thế còn hành lý của tôi thì sao"

-Xin lỗi, việc đó ngoài thẩm quyền của tôi.  United Airline sẽ giải quyết cho anh.  Bây giờ xin anh đi theo tôi.

Người nhân viên an ninh đưa tôi tới văn phòng giám thị của United Airline, giao tôi cho một nữ nhân viên, vắn tắt nói cho cô ta biết về tình trạng của tôi.  Xong anh bắt tay tôi, không quên chúc tôi may mắn và quay lưng rời bước.

Người nữ nhân viên của United, dường như là người gốc Latinô, mời tôi ngồi và chỉ vào cái bảng tên trên ngực, nói:

-Tôi là tên Monica Martinez.  Tôi là giám thị ban phục vụ khách hàng, tôi có thể giúp gì được cho ông"

Một lần nữa, tôi lại phải kể từ đầu đến cuối cho cô ta về những diễn tiến đã xảy ra.

Monica cũng chăm chú nghe, rồi lại bấm, lại gõ vào bàn phiếm của máy điện toán.  Một lúc sau, cô trao cho tôi 3 cái vé và nói:

-Ông Trần, bây giờ đã gần 9 giờ sáng.  Tôi đã cho ông vào danh sách hành khách của chuyến bay 9 giờ 35 khởi hành ở cổng B14.  Đây là vé lên tàu của ông ở đây, vé lên tàu ở Chicago và biên nhận chuyến bay.  Xin ông nhanh chân, họ sẽ bắt đầu cho hành khách lên phi cơ trong vòng 10 phút nữa.  Rất tiếc là ông sẽ phải đi qua cổng kiểm soát an ninh một lần nữa.  Chúc ông may mắn.

-Thế còn hành lý của tôi"

-Thưa ông, chúng tôi không biết giải quyết cách nào vì computer cho biết ông đã không check in một kiện hành lý nào cả.  Việc ông có thể làm là khi đến Scranton, ông điền vào mẫu khai mất hành lý, mô tả vali của ông, United Airline sẽ tìm và cho ông biết trong vòng 48 giờ.  Ngoài ra chúng tôi không thể làm gì hơn được.  Thành thật xin lỗi ông.  Bây giờ xin ông nhanh chân lên cổng B14, kẻo trễ.

Biết nói gì thì cũng bằng thừa, tôi cám ơn Monica, đứng lên xách laptop theo Monica ra khỏi phòng mà lòng cảm thấy thật bất an.

Monica đưa tôi ra cửa và chỉ đường cho tôi đến cổng kiểm soát an ninh.

Mọi thủ tục an ninh lại được lập lại. 

Cởi áo da, cởi giày, cởi dây nịch, móc túi bỏ hết vật dụng vào một cái chậu, lấy laptop ra khỏi bao, bỏ vào một cái chậu khác rồi đặt mọi thứ lên bàn cuốn cho chúng qua máy quang tuyến, tôi đi qua cổng dò máy kim loại.

Qua được cổng kiểm soát, tôi mặc áo, mang giày, cẩn thận bỏ ba cái vé vào túi áo trong, kiểm soát lại lận cuối rồi hối hả đi lên cổng B14.

Đến cổng, tôi thấy hành khách đang lục tục sắp hàng lên tàu.

Lần này, tôi trình vé lên tàu mà không bị một trở ngại nào.

Gieo mình trên cái ghế nhỏ, chật chội của phi cơ, tôi thở dài não ruột.  Công trình bà xã sắp cho một vali lớn mà bây giờ trên người tôi chỉ mặc một cái quần jean, một cái áo polo, và khoác bên ngoài cái áo da. 

Không biết tôi có còn nhìn thấy cái vali thân yêu của mình không"

Tối hôm qua, tôi đã định bỏ cái áo da này vào vali, vì nghĩ rằng trời ở Cali còn ấm, tôi chưa cần đến nó.  Đến Scranton, lấy hành lý xong, tôi lôi nó ra mặc cũng không muộn.  Nhưng Hồng bảo tôi:

-Anh cứ mặc trên người.  Lỡ hành lý có thất lạc thì cũng còn có áo, không sợ lạnh.

Thiệt tình, cái miệng bà xã tôi ăn mắm ăn muối, nói bậy nói bạ mà trúng phóc.

Bây giờ tôi mới thấy cám ơn nàng.  Nếu tôi không nghe lời Hồng, không mặc cái áo da trên người thì bây giờ nó cũng đã cùng chung số phận với những quần áo khác.

Ít ra, với cái áo da này tôi sẽ không sợ bị lạnh cóng khi đến Scranton.

Tôi móc điện thoại cầm tay gọi cho Hồng và kể cho nàng nghe những gì đã xảy ra.  Hồng an ủi tôi bảo tôi đừng quá lo lắng, mọi chuyện rồi cũng sẽ êm đẹp.

Tôi hy vọng là thế.

Sau hơn 4 tiếng đồng hồ tung mây, lướt gió, chiếc phi cơ hạ cánh xuống phi trường O Hare của Chicago lúc 2 giờ 45 chiều.  Vì tôi trễ chuyến bay sáng nay, nên chuyến bay chuyển tiếp của tôi ở O Hare cũng đã rời phi trường.  United Airline xếp cho tôi đi chuyến 6 giờ 30 chiều đi Scranton.

Còn hơn 3 tiếng nữa mới tới giờ lên máy bay, tôi tìm đến một nhà hàng kiếm gì ăn cho đỡ đói vì sáng đến giờ chưa có gì vào bụng.  Vì muốn giữ giá vé thấp hầu có thể cạnh tranh với các hãng máy bay khác, United Airline cắt giảm chi phí đến mức tối đa.  Họ không cho hành khách ăn trưa như ngày xưa, ngoài một bao đậu phọng cỏn con củng một ly coca nhỏ xíu, chỉ uống một ngụm là hết.

Ăn xong cái hamburger, uống hết ly bia Buds, tôi trở về phòng đợi để chờ lên phi cơ đi Scranton.  Gần 3 tiếng đồng hồ không biết làm gì, tôi mở laptop viết lại những gì đã xảy ra, định bụng sau này sẽ gởi đăng Việt Báo.

Hơn 6 giờ, tiếng loa phóng thanh gọi chúng tôi lên tàu.  Vì Scranton là phi trường nhỏ xíu nên từ Chicago về Scranton tôi cũng được ngồi phi cơ nhỏ xíu.  Tuy vẫn thuộc loại phi cơ phản lực, chiếc phi cơ này chuyên để bay những đường gần, đến những thành phố nhỏ khắp nước Mỹ.  Chúng chỉ có sức chứa tối đa là 50 người.

Dường như cái sự rắc rối vẫn chưa buông tha tôi. 

Tôi lên máy bay gần nửa tiếng mà nó vẫn chưa nhúc nhích taxi ra phi đạo.  Một lúc sau, tiếng người phi công vang lên trong loa phóng thanh cho biết là phi cơ bị trục trặc kỹ thuật không thể cất cánh được. 

Sau đó, tất cả hành khách được mời xuống phi cơ vào lại phòng đợi để United Airline tìm cách giải quyết.  Cô nhân viên ở phòng đợi nói là rất có thể chúng tôi phải ở lại Chicago đêm nay.

Nhưng cuối cùng thì sự may mắn cũng đã đến với tôi.  Hơn nửa giờ sau, chúng tôi được thông báo chuẩn bị lên phi cơ, nhưng không phải chiếc hồi nãy mà là chiếc khác được United Airline thay thế.

Sau hơn 2 giờ bay, tôi bước xuống cửa phi trường Scranton lúc 11 giờ 30 đêm.  Phi trường nhỏ nên chúng tôi phải đi bộ từ cửa phi cơ vào trong trạm đến.  Ngoài trời gió thổi nhẹ, tuyết bay lất phất.  Trên cái hàn thử biểu, con số 20 độ F màu vàng sáng rực.  Tôi co ro, kéo cao cổ áo da, cùng đám hành khách lục tục vào trạm.

Việc đầu tiên là tôi tìm đến quày bán vé của United để hỏi tin tức về cái vali của tôi.  Người phụ nữ đứng tuổi ở quầy vé, có gương mặt thật phúc hậu, sau khi nghe tôi trình bày đầu đuôi mọi chuyện, lại gõ gõ vào bàn phím.  Bỗng bà ta ngửng lên, mặt lộ sắc vui, nhìn tôi nói:

-Ông Trần, computer cho biết là vali của ông có trên chuyến bay này.

Thật không còn nỗi vui nào hơn, nhưng tôi vẫn hỏi lại cho chắc:

-Bà nói thật không"  Bà có chắc không"

Bà ta nhìn tôi cười thông cảm với sự lo âu của tôi:

-Anh là hành khách độc nhất tên Steven Tran.  Vali của anh sẽ xuống ở bàn quay số 1 đằng kia.

Tôi cám ơn bà ta và hối hải đi về phía bàn quay số 1.  Hoà mình cùng gần năm mươi hành khách đứng chung quanh cái bàn quay, tôi kiên nhẫn chờ đợi, mà trong lòng khấn nguyện trời phật cho lời bà nhân viên kia là sự thật.Bỗng có tiếng chuông báo động vang lên và cái bàn quay từ từ di chuyển theo chiều kim đồng hồ.   Từ cái lỗ cửa sổ, từng cái va li bên trong trong chạy ra, tuột xuống theo cái cầu tuột và rơi xuống bàn quay.  Tôi dán mắt nhìn từng cái một.  Một phút, rồi hai phút, rồi năm phút trôi qua, cái va li của tôi vẫn chưa thấy đâu.  Hành khách đi chung chuyến bay với tôi đã nhận được hành lý và lục tục ra về. 

Nơi bàn quay số người chờ đợi bắt đầu thưa dần.

Lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi lo lắng tột cùng, không biết rồi mọi việc sẽ ra sao.

Trong vali, ngoài quần áo tôi còn có nhiều vật dụng cần thiết.  Nỗi thất vọng vừa chợt nhen nhúm trong lòng tôi thì bỗng vụt tắt vì, ô kìa, cái va li lớn màu xanh dương đậm, nơi xách tay có cột một cái nơ màu xanh lá cây nhạt, xuất hiện nơi cửa sổ và ngoan ngoãn tuột xuống bàn quay.  Đúng là vali của tôi rồi.  Tôi chạy vội tới nhắc bỗng nó lên khỏi bàn quay ra ngoài, cúi người xuống hôn nhẹ lên nó như người vừa tìm được một báu vật qúi giá.

Vừa kéo cái vali về phía chỗ mướn xe, tôi móc điện thoại cầm tay gọi cho Hồng và cho nàng biết tôi đã đến Scranton và đã nhận được vali của mình.  Hồng cười bảo tôi, thấy chưa, em bảo là mọi chuyện sẽ êm đẹp mà. 

Một lần nữa, bà xã tôi lại đúng.

Tôi về đến khách sạn Marriot Resident Inn lúc cái đồng hồ trên tường chỉ 12 giờ 20.

Bây giờ ở Cali mới có 9 giờ 20 nhưng tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Trút bộ quần áo trên người, tôi phóng lên cái giường King size êm ái, kéo mền ngang cổ làm một giấc cho đến sáng. Trong giấc mơ, tôi thấy phi cơ của mình đáp xuống một vùng đất thật hoang vu với tuyết phủ trắng xoá.  Tôi thấy mình kéo cái vali nặng đi trên lớp tuyết dày về phía cuối chân trời.

Ý kiến bạn đọc
30/10/202111:44:49
Khách
cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tadalafil & dapoxetine</a>
24/02/202017:34:46
Khách
Legale Levitra http://buyciaonlinex.com/# - Buy Cialis Cialis Viagra Differenze <a href=http://buyciaonlinex.com/#>Cialis</a> Cialis 20mg Tadalafil Prix
27/12/201907:50:38
Khách
drug war timeline <a href= http://stesolid.iwopop.com >http://stesolid.iwopop.com</a> cough remedy home
09/03/201902:15:31
Khách
jay baruchel alison pill toshiba tablets for sale pharmacy in the news
01/02/201923:35:19
Khách
family health center newburgh ny https://www.getraenke-fleischmann.de/meridia.html prescription zombie contact lenses
20/01/201906:45:37
Khách
liquid chlorine vs tablets https://reifen-palacek.de/alvalin-kaufen.html online prescriptions without prescriptions
16/01/201920:46:38
Khách
rio hondo mental health https://reifen-palacek.de/alvalin-kaufen.html kindred healthcare employee benefits
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,692,029
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Nhạc sĩ Cung Tiến