Hôm nay,  

Chọn Rể Việt Kiều: Lỗi Tại Ai?

04/10/200600:00:00(Xem: 212738)

Bài số 1115-1724-437-vb2021006

Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài bằng e-mail. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Sang Mỹ, ông sẽ…. ông sẽ…” Lần này, bài thứ ba, là  chuyện kể về đề tài “gả con cho Việt kiều”, giống như một bi kịch ba hồi.

*

Nhà ông bà trùm Vọng rộn lên như ngày tết. Nhất là bà, cứ cuống cả lên. Vụt chạy ra chợ, vụt chạy lên nhà, vụt xuồng bếp. Không vộI sao được, ngày mai đến rồi. Bao mong mỏi đợI chờ. Lòng bà như mở cờ.

Thật ra Vọng là tên chồng, Trần Cao Vọng, chứ tên bà là Nguyễn thị Ngợi. Hồi xưa nhà bà cũng có của ăn của để, vài mẫu tư điền. Thấy người ta bảo như vậy là khá lắm, bà còn bé chưa biết gía trị nó lớn làm sao. Bố bà cũng là chức sắc trong làng. Được dân làng gọi ông Phó Lý. Bà là con độc nhất. Mấy người anh chi của bà sinh ra đều chết yểu. Có người ghen ghét bảo là hồn oán. Miệng đời vẫn vậy. Bởi nhà có của lại là con một, bà mới lớn lên đã có khối anh trong làng ngấp nghé. Con gái một ông phó Lý, vai vế, thì còn phải nói. Sở dĩ ông lấy được bà, không phải vì ông giàu, nghèo là đằng khác. Bởi nghèo quá nên ông đi lính Tây. Sau vài năm về được gọi là anh Bếp. Về quê với bộ đồ Tây màu cứt ngựa, đi giày ''Săng-đá'' trông oách lắm. Hồi ấy, giai trong làng quanh năm chỉ mặc quần ta áo nâu đầu đội nón lá hay quấn khăn chứ có ai biết đôi giày là gì. Mặc như ông trùm hồi ấy thì ''tân thời'' lắm. Bà mê cái bộ râu cá chốt của ông, trông hay hay là! Ông lại được đi mãi bên Tây, bên Tàu, văn minh, khác hẳn nhửng anh giai làng.

 Lấy chồng,  đời bà cũng chỉ sinh ra đươc  cô Mộng Ước. Người ta  lại xấu miệng bảo tại xưa ông đi lính chắc ác  lắm  nên hiếm con, giời phạt!!!  Chả phải là  ''Bạc như dân, bất nhân như lính'' ấy à" Bao nhiêu ước mơ ba dồn cả vào cô con gái. Riêng cô, vì là con một, lại được cưng chiều nên chả bao giờ phải mó tay vào việc gì. Học hành thì cũng chỉ làng nhàng, xong lớp chín là thôi, ở nhà chuẩn bị lấy chồng! Ấy ! Bà vẫn thường bảo: Con gái học nhiều cũng chẳng làm gì. Theo bà, con gái học cao thi chỉ có ế. Bà nói cũng có lý. Con gái có hai cái kị: Xấu và học cao. Đàn ông thường không thích lấy vợ giỏi hơn mình. Còn các cô có học một tí thì thường tự cao, không thể lấy anh dân cày. Hóa ra cao thì không với tới, mà thấp thì chẵng dám trèo cao. Bởi vậy, có nhiều cô ngấp nghé tuổi ''quá thì'', thú thật,  anh dân cày hỏi cũng lấy, nhưng khổ nỗi nói ra không được. Bề ngoài, vì sĩ diện vẫn phải làm cao, chỉ biết ''Chết ở trong lòng một ít'' mà thôi.

Con gái bà không sắc nước hương trời, nhưng được cái trắng trẻo trông cũng dễ coi. Nhất là không phải dầm sương, dãi nắng nên vóc dáng cũng ra vẻ con nhà. Bởi rảnh rỗI, chả phải làm gì, cô hay đọc tiểu thuyết. Cô đâm mê những mối tình trai lơ. Thấy những minh tinh, tài tử trên báo cô cũng thầm ước được như thế. Ước thì ước thế thôi, chứ trong cái xã này có chàng nào ra vẻ đâu. Đuợc đứa nào kha khá một tí thì tếch ngay ra tỉnh, lấy vợ rồi biệt luôn, rặt chỉ còn lại những anh làng nhàng, cuốc đất.

Năm ngoái cũng có một đám. Thấy gọi là Bác Sĩ, mãi Cái Sắn. Chả biết người ngợm làm sao, chỉ nghe nói là làm ăn khá lắm. Bác sĩ thì cô thích mê rồi chẳng còn ý kiến gì nữa. (Có mà mơ cũng chả thấy!) Chỉ tội nghe nói ở vùng sông nước cô không thích mấy. Giá anh ấy ở thành phố thì tốt quá. Bà trùm gắt lên:

-''Vợ chồng lấy nhau có tiền, có của rồi sau này muốn ở đâu mà chẳng được'' Đúng rồi; Có tiền mua tiên còn được nữa là.

 Ngày gặp mặt cô hơi thất vọng, trông dáng anh đen đen. Giọng nói của anh làm cho cô h"i ngờ ngợ, không có vẻ trí thức như cô nghĩ. Sau này mới biết, anh chỉ là y tá thú y, học có vài tuần trên huyện, về đi chích... lợn dạo. Thế là cô kiên quyết từ chối, bởi cô không thể hình dung ra mình là ''phu nhân'' anh họan lợn được. Mà ngay bà trùm cũng nghĩ như vậy. Bà ngh" con bà phải lấy kỹ sư hay bác sĩ chứ nhất định không thể khác. Mà khổ nỗi, kỹ sư hay bác sĩ đào đâu ra" Điều này làm bà đâm lo. Mấy tháng trước, nhà con mẹ Hợi, không biết ai giới thiệu mà có thằng Việt Kiều về cưới ngay đứa con gái. Từ cái dạo ấy, đi đâu mặt con mẹ ấy cứ vênh lên, nhìn phát ghét! Bà ghen thầm trong bụng:

-''Mà đứa con gái nhà Hợi thì đen đen, vất vả như quỉ, chứ có được trắng trẻo như con gái bà đâu.''

-''Ừ nhẩy ! Giá mà có ai làm mối.. '' Một thoáng ý nghĩ vụt nảy trong đầu. Đơn giản thế mà bà không nghĩ ra.Từ đó bà hằng mong ước con gái bà lấy Việt Kiều.

Thời buổi ''chó nhảy bàn độc''. Nhiều đứa chẳng chữ nghĩa gì, có tí tiền cứ gọi là xem người như rác vậy. Có anh mới ngày nào chạy gạo từng bữa, đi Mỹ vài năm về, cứ như ông Hoàng ấy. Mà lạ một điều, ở Mỹ nó có khác. Sang bên ấy chỉ một thời gian là ai cũng giàu, nói đến tiền cứ như rác. Nhất là anh nào cũng giỏi, cấm có thấy đứa nào cuốc đất như ở nhà đâu nhá. Nghe bảo người mình giỏi giang, sang bên ấy,  Mỹ nó thích lắm. Nó nuôi cho ăn học hết, còn học là còn nuôi. Thích thật! Chả thế mà có đứa ở nhà làm cu li, chữ nhất cũng không biết, thế mà chỉ mới vài năm về, toàn là kỹ sư cả. Nói đâu xa, ngay cái con mẹ bán bánh mì ngóai đầu chợ ấy. Hồi còn ở nhà, cả đám mẹ con chỉ trông vào cái xe bán  dạo. Đói thì chưa đói nhưng cái rách thì thấy rõ. Thế mà, nghe nói bây giờ học Đại Học gì rồi đấy nhá! Năm ngóai mẹ con dắt nhau về ăn tết cấm có ai nhận ra. Bà thầm nghĩ:

 -''Giá con gái bà mà sang được bên ấy thì còn phải nói. Đẹp, giỏi như nó... ''

Cái sự tiền bạc thì bà chả để tâm mấy. Nhà bà có mỗi hai vợ chồng. Nó có không gởi về cũng chẳng đến nỗi túng thiếu. Nhưng nói thì nói vậy chứ thế nào nó chả gởi. Rồi những đứa cháu bà lâu lâu về thăm, chúng nói rặt tiếng Mỹ nghe mà thích thích là!. Muốn là muốn thế nhưng chưa biết làm thế nào. Bà hằng để tâm tìm cơ hội. Mà cái tính quyết đóan của bà: đã muốn là bà dùng hết cách. Thế nên trong nhà, bà chỉ huy, còn ông chỉ ấm ừ cho qua chứ cấm biết gì đâu. Mọi việc là do bà hết. Hồi trước, ông có đứa cháu ngòai Bắc, đói quá tính vào nhờ chú giúp công việc làm ăn. Nghe nói trong này sẵn việc. Vợ chồng nó tính xin ông bà cho ở nhờ, nhưng bà không chịu. Ông đau lòng lắm, lén lút giúi cho nó tí tiền rồi bảo nó đi. Chẳng biết vợ chồng nó nghĩ sao không nhận. Sau này bà căn vặn biết được chửi ông té tát. Cạch đến gìa! Phần vì quen bị bà sai khiến, phần vi ìmặc cảm ăn nhờ vợ, mọi chuyện ông buông xuôi, để bà quyết tất. Ông biết cái tính của bà, trước khi hỏi đã có câu trả lời rồi, hỏi là hỏi thế thôi. Thế nên, ông chả dại dây vào. Cứ ngày ngày đánh bộ pyjama đi ra đi vào làm cảnh.  Nhưng riêng chuyện này bà có ''bàn'' với ông. Nghĩa là chuyện kiếm cho cô Mộng Ước một tấm chồng Việt Kiều ấy mà! Gì chứ cái chuyện con gái ông lấy Việt Kiều thì còn gì bằng. Thế là ông bà thống nhất nhé! Lúc nào bà cũng phân bua, chuyện trong nhà tôi cứ phải bàn vớI ông ấy một tí kẻo sau này...

  *

Ngày mai cậu ấy về rồi. Vì thế bà cuống cả lên. Bà đã gọi thợ sơn lại cái nhà cho nó mới, hợp màu với  bộ salon da đắt tiền. Ấy! Sọm sẹm quá người ta lại tưởng mình bám lấy người ta vì tiền. Ba nghĩ cũng đúng. Nhiều người trong nước họ cũng có mặc cảm như vậy. Có khi bạn bè thân lâu ngày không gặp, thế mà, có người vì sĩ diện không dám đến gần, sợ bị hiểu lầm. Bà muốn tạo cho cậu một cảm nghĩ: lấy con bà là may mắn, (nghe người ta còn bảo con gái sang bên ấy có gía lắm)  .. mà không sợ phiền hà về sau. Đàn bà hay có những cái khôn vặt bất ngờ là thế! 

Gần đây ra đường gặp ai hỏi bà cũng giả lả:

- Chả biết cô cậu ấy quen nhau bao giờ. Thời buổi này các cô các cậu ấy văn minh lắm! Tôi là tôi .. kệ! Chả biết gì sôố..t..

- Vâng cám ơn bà ! Nghe đâu cậu ấy sắp làm bác sĩ nay mai rồi ấy ạ!

- Ấy!! Duyên là duyên giời định ấy mà! Có muốn tránh cũng không được .. phải không bà "

Trả lời như thế nhưng trong lòng  bà như mở cờ. Đầu đuôi câu chuyện nó là như thế này; Từ lúc có ý định kiếm cho con gái tấm chồng Việt Kiều, Bà để tâm cô Thơm có cậu em ở Mỹ. Thế là bà lân la làm quen. Hồi trước có gặp cô ở đâu bà nhìn như không thấy. Nhưng dạo này mỗI lần gặp  cô xa xa là bà đã vồn vã:

 ''Gớm đi đâu sớm với chị Thơơm.. ''hay, thân mật hơn:

 ''Ấyyy! Ghé vào nhà tôi chơi tí đã..''.

Nhưng sự việc mới chĩ dừng ở đấy thôi, chưa ''tiến bộ''được. Đùng một cái dịp may nó tới. Cái nhà anh chồng cô Thơm văng cổ ra ốm, mà lại ốm nặng.  Nghe nói đi nhà thương dăm cây chưa đủ. Xưa nay ai cũng biết cô Thơm vất vả nuôi con, còn anh chồng giờ bắt tội ốm quặt quẹo quanh năm. Tiếng là nhà có người đi Mỹ, nhưng chẳng ăn thua. Bố mẹ cô gía rồi sang bên ấy có làm được gì . Còn thằng em c"m có thấy nó thư từ hay giúp đỡ gì. Nghe bảo nó còn đi học. Thi thỏang bố mẹ cô  thương con có gởI cho dăm chục, chả thấm vào đâu! Biết cô Thơm đang kẹt, bà mang tiền đến cho mượn:

- Ấy! Chỗ chị với tôi có gì mà ngại, giúp đỡ nhau một tí gọi là. Thôi chị cứ cầm lấy!  Lúc nào có giả tôi cũng được...

Nói thế rồi bà cùn cụt ra về, để Cô Thơm ngơ ngác nhìn theo. Từ trước tới giờ đã ai mượn không được của bà một đồng, thế mà ... Ai cũng biết nhà bà khá lắm, nhưng cứ gọi là chặt hơn lạt buộc nhé! Thế mà hôm nay .. Cô Thơm cảm động với sự rộng rãi ấy lắm. Từ chỗ cảm phục đến thân thiện không xa.

Toan tính của bà cứ thế tiến dần, biến cô Thơm thành đồng minh thân tín. Bà khôn như ranh, chả  bao giờ dại nói thẳng ý định mình ra, chỉ đưa đẩy xa xa thôi. Có khi còn nói ngược lại là đàng khác:

- 'Khổ quá! Có mấy đám Việt Kiều muốn cưới nó, mà tôi chẳng muốn nó lấy chồng xa, chỉ có mỗi mình nó ..''

Găp dịp, bà hay kín đáo khoe con gái bà:

- 'Mọi việc trong nhà trông cả vào cô ấy đấy! Không có nó có mà chết ấy chứ.. chị ạ..''

- Việc gì nó cũng giỏi! Có khi tôi mà không nghe nó thì  có mà mất hết. Có học có khác phải không chị"

Điều gì người ta nghe mãi cũng thành tin.  Tuy chẳng học tâm lý tâm liếc gì cả, nhưng bà trùm biết rằng cứ kể cho cô Thơm nghe riết những  ''nhân đức''  con gái bà,  cô Thơm sẽ trở nên thành tin, có khi con mãnh liệt hơn cả bà là đằng khác. Bởi lâu nay, chính cô cũng thầm ao ước kiếm cho thằng em một người vợ nết na. Với lại, được thông gia với bà trùm thì còn gì bằng"

Riêng thằng em cô, chả biết nó học hành gì mà hơn mười năm giời vẫn còn học. Bố mẹ cô nói nó chả giúp đỡ gì cả, có khi còn đòi thêm tiền để đi học. Phần thương em, phần thương bố mẹ, cô lo lắm, nhưng biết làm thế nào. Cô nghĩ, hay cứ lấy vợ cho nó, được con vợ giỏi giang thì bố mẹ cô cũng đỡ khổ. Mà biết đâu chừng  vợ chồng nó ơn cô, nghĩ tới gia đình cô sau này. Thế là, chính cô gọi điện sang cho bố mẹ. Cô ca tụng cô em dâu tương lai hết lời, nào là: nết na, giỏi giang, nào là hiền lành.v.v  Kết cuộc, bố mẹ cô đành xuôi theo:

- Ừ! Thì mọi sự trông vào bố mẹ mày ở nhà. Tao bây giờ cũng gìa rồi. Lấy vợ cho nó. Chả biết nó học hành gi mà vất vả, có khi cả tuần chả thấy mặt đâu. Giá có con dâu nó ở nhà thì đỡ vắng vẻ. Nó dại, nhỡ tao có làm sao thì lấy ai giúp đỡ "

*

Cậu Jimmy về tới nhà, đã 12 giờ đêm rồi. Vào phòng cậu với tay bật giàn nhạc, mới vòi tiền bà già mua tháng trước, lấy cớ học hành căng thẳng quá cần giải trí. Nằm vật xuống giường, mệt mỏi sau chầu nhậu tối qua. Ông bà bô thường không để ý, bởi cậu đi về thất thường. Đi thì thôi, về tới nhà là lăn ra ngủ, ngay bố mẹ cậu muốn gặp cũng khó. Ông bà già rồi, chẳng làm gì ra tiền, chỉ trông vào tiền cấp dưỡng. Bà cố coi dăm đứa trẻ để kiếm thêm thu nhập, chẳng được bao nhiêu, nhưng hễ cậu muốn gì là phải chiều ngay. Lần trước cậu đòi mua cái xe đời mới, ông bà không có tiền, cậu giận bỏ nhà đi mấy tuần, làm ông bà sợ cuống lên. Sợ cậu mà bỏ học thì chết! Biết thế yếu của ông bà già, cậu tha hồ vòi vĩnh. Lúc thì tiền mua sách, lúc thì nộp tiền thi v.v..Cậu phán là ông bà phải nghe! Của đáng tội, cậu cũng có đi học đấy chứ! Ngày nào chả đi. Bạn bè bảo cậu đi Đại Học để  ''học đại '' ấy mà! Nhưng hễ có dịp là cậu chìa ngay cái thẻ Sinh Viên ra cho mọi người biết cậu đang học Đại Học. Có mấy ai biết cậu chưa vượt qua được lớp English. Buổi sáng thức dậy tà tà tới trường cho có lệ. Ấy thế mà còn bị  ''Drop'' lớp liên tục. Buổi chiều đi dũa nail kiếm tiền xài cho những buổi tụ tập ban đêm. Mấy môn học thì cậu không rành chứ hộp đêm thì cậu rõ lắm. Vào trường cậu nổi tiếng nịnh đầm. Cậu chịu khó tìm hiểu, hễ có em nào mới sang, trông được mắt là cậu mon men làm quen. Nhận ''take-care'' gia đình em. Nhưng cuộc tình đó cũng chỉ tồn tại tớI khi cậu kiếm được mối khác hờI hơn, theo cậu nói. Bởi thành tich như vậy nên trong trường cô nào cũng hãi cậu. Cậu cóc cần, quay ra cua các em trong quán café đèn mờ, vừa có chỗ lui tới lại vừa chịu chơi. Trong khi đó, bố mẹ cậu cứ như '' ếch ngồi trong trống''. Thập phần tin rằng cậu thành bác si nay mai, nên luôn thương cậu vất vả quá:

 ''Tội thân! Học hành từ sáng sớm tới nửa đêm mới về thì sức nào mà chịu được! Chả vậy mà làm ''quan đốc'' cả huyện cũng chưa có lấy một người''.

*

Hồi này đang chán đòi. Cậu mới bị con bồ đá một cái đau quá! Cũng lỗi tại cậu. Ai bảo hở ra cho nó biết" '' Mẹ! Hay là có đứa nào nói ra  ..'' Cậu thầm nghĩ. Dù sao đi nữa thì bây giờ nó cũng ca bài Sang Ngang rồi!  Nói cho công bằng ra thì thành tích Sở Khanh cậu chưa thua ai.  Nhưng cậu ''Sở'' thì được chứ để con gái nó đá thì còn mặt mũi nào" Tụi nó biết được nó cười vào mặt cho ấy chứ. Đành rằng cậu có thương yêu gì nó, cặp với nó chả qua để đào mỏ. Nhưng cậu thấy bị tổn thương thành tích lắm.  Buồn quá,  cậu đang không biết làm gì cho khuây khỏa thì bà già lại mang chuyện về VN lấy vợ ra bàn với cậu. Thật đang buồn ngủ gặp chiếu manh! Cậu cũng đang tính về một chuyến. Nghe  mấy thằng bạn chúng nó nói: Việt Kiều như cậu mà về VN thì cứ gọi là như ông Hoàng nhé ! Mới nghe kể sơ sơ thôi mà tay chân cậu nó run cả lên, muốn bay về ngay, nhưng chưa đào đâu ra tiền. Mới đẽo bà già một dàn máy, bây giờ đòi nữa thì chắc không có. Cậu biết rõ như vậy chứ không phải đóan. Nếu không, cậu đã có hàng trăm lý do để moi tiền rồi. Thế mà! Lạy Chúa tôi, sướng nhé! Tuy vậy, cậu càng tỏ ra hờ hững để bà già phải năn nỉ. Ấy! Có vậy mới moi được thêm ti tài chứ! Về VN mà không có tiền thì về làm gì" Cậu thầm nghĩ: ''Chuyến này về có em đưa đón thì .., nhưng không biết mặt mũi con bé nó ra sao. Chắc cũng coi được, chứ không thì bà ấy tìm cho mình làm gì" Thôi cứ coi như đi chơi  một chuyến ''xả sui''. Cậu vẽ ra trong đầu một chương trình hấp dẫn. Như vầy, như vầy ..

*

Suốt đêm, bà Trùm Vọng như không ngủ. Riêng cô Mộng Ước chả phải nói. Kiếm cớ mệt, cô vào giường từ chập tối. Tim cô cứ đập thình thịch, đầu óc cứ căng như dây đàn. Bao nhieu câu hỏi đặt ra. Không biết anh ấy có bồ chưa" Không biết anh ấy có đẹp trai không" Không biết sang đấy làm gì" Không biết bà mẹ chồng có khó tính không" Bao nhiêu cái ''không biết'' ấy nó cứ làm cho đầu óc cô muốn nố tung ra. Người ta gặp chuyện vui hay buồn quá thường không ngủ được. Thế nên, cô trằn trọc mãi. Đã qua nửa đêm mà cô còn nghe ba trùm lịch kịch, chuẩn bị cho ngày mai. Hình như bà cũng mừng như cô nên không ngủ " Đòng hồ trên tường mới điểm ba giờ. Bà trùm  đã gọi cô dậy. Cô có ngủ đâu, nhưng vẫn làm như ngủ say lắm, ra vẻ ''chả có chuyện gì quan trọng! '' Con gái cô nào chả vậy.

Hồi này ra đường mấy đứa bạn cứ xuýt xoa:

- Nhất mày nhá! Một bước lên bà!

- Thích nhá! Bao giờ cưới nhớ mời nhá!

Cô đỏ mặt lên vì sung sướng, nhưng lúc nào cũng gắt lên, làm ra vẻ không thích đùa! Gắt thế thôi chứ trong lòng cô muốn được người ta trêu mãi.

Sáng nay cũng vậy, phải đợi đến khi bà trùm gắt lên cô mới uể oải bước ra sân rửa mặt. Vào phòng đóng cửa. Cô mở rương lấy ra mấy bộ đồ ướm thử. Phân vân không biết chọn bộ nào; mặc dù hôm qua đã thử mãi. Câu dặn dò cứ văng vẳng bên tai:

-''Nhớ nhá! .. Mày làm sao đấy thì làm''  càng làm cho cô mụ cả người đi.

Lên xe, ngoài gia đình nhà chị Thơm, cực chẳng đã, bà trùm phải mời chú em ông trùm đi cho có vẻ ... Ý bà muốn mời mấy bà bạn đi cho nó hãnh diện, chả gì con rể tương lai của bà cũng là bác-sĩ, mà bác-sĩ Việt Kiều chứ ít đâu! Nhưng ông thấy quê quê không chịu, nên bà đành thôi.

*

Mới sáng sớm mà phi trường đã ồn ào, kẻ đón người đưa. Bà trùm cảm thấy lâng lâng trong lòng. Đã bao đêm thao thức tính suy. Nhiều lần nhìn cô gái rượu ra vào mà thơ dài. Đành rằng con gái bà lấy chồng thì chẳng khó, nhưng lấy thằng dân cày thì bà không muốn. Đã có mấy đám dạm hỏi nhưng toàn những đứa ''vai u, thit bắp''. Con bà như bông bưởi mà lại. Nỗi lo cứ lớn dần theo năm tháng. đến quặt quẹo đi ấy chứ. Cứ để vài năm nữa ''nhỡ thì'' có khi thằng dân cày nó cũng chả thèm. Ấy thế mà hôm nay, nỗi lo ấy tan biến nhanh chóng, chỉ còn lại niềm vui. Bà cười nói suốt chuyến đi. Đến phi trường bà nhanh nhẹn như con gái. Lo cho hết mọi người thức ăn, nước uống. Sáng nay, gần tới phi trường ông định tấp xe vào quán cho mọi ngươi ăn sáng nhưng sợ trễ giờ, bà gạt phăng đi. Gì thì gì bà không thể ''chết vào giờ thứ hai mươi lăm'' được. Bà không muốn hỏng kế hoạch, mặc dù mãi mười một giờ máy bay mới đáp. Bà lăng xăng chuẩn bị như chính bà sắp đi xa. Còn ông chú em ông trùm thì hỉ  hả, chả phải vì thằng cháu hờ chết tiệt, mà vì chả mấy khi bà chị dâu thảo nảo thế. Chưa gì đã mời trưòc rằng:

-''Đón cháu về, mời chú ở lại dùng bữa cơm gia đình''.

Ăn của ai chứ ăn của Việt Kiều thì lương tâm không phải áy náy, cứ tự giác! Tội gì không hưởng" Còn bà chị keo cú của ông, cả năm cũng chẳng thấy mời thằng em lấy một bữa. Tiếng là có ông anh giàu có nhưng sơ múi gì đâu. Ông vừa nghèo lại vừa đông con. Không biết người nghèo thường đông con hay vì đông con nên nghèo. MỗI lần vừa thấy  bóng ông ra chơi là bà chị rên rỉ phân bua; nào là anh ông chả làm được gì, nào là mình bà không lo đủ, nào là v.v..  Ông dù có muốn ra mượn anh tí tiền mua gạo cho con cũng đành chào thua. Mà có phải lúc nào ông cũng ra vay mượn đâu. Nhiều lúc nhớ anh chi muốn ra chơi thôi. Dần dà tình anh em trở nên lạnh nhạt.

Bà chỉ thích chơi với nguời có của thôi. Vừa được tiếng sang, vừa không sợ người ta mượn bợ. Nói của đáng tội, ai mượn thì còn được, chứ thằng em ông ấy cho nó mượn, nó không có gì trả thì giết nó đi à! Lý luận của bà cứ như chặt sắt vậy, nên dù có thương em đến đứt ruột thì ông trùm cũng chỉ đành hẹn kiếp sau!  Ông biết  hôm nay bà mở lòng ra vì lí do riêng chứ chẳng phải vì thương thằng em đói rách. Ông biết mình không có ''tiêu chuẩn''

Cô Mộng Ước đứng ngồi không yên. Chuyến đi hôm nay là vì cô. Chính cô mới là ''cây đinh' trong biến cố này. Mồ hôi cô rịn ra lấm tấm, dù thời tiết cuối năm lạnh lạnh. Cô vừa mừng vừa hồi hộp.  Mừng vì lấy được chỗ xứng đáng. Ngay quê cô có đứa nào lấy được bác-sĩ đâu. Về mặt này thi đúng là làm cho cô sướng ''tỉnh người ra''. Nhưng lo thi cũng lo lắm. Chả phải mười lo như người ta bảo, nhưng có dễ đến mấy chục cái lo ấy chứ! Cô tách riêng ra thật xa, nơi yên tĩnh, đẻ niềm vui gặm nhấm trái tim cô. Lúc này mối tình trở nên linh thiêng, cao cả quá! Cô không muốn những tiếng cười hay thái độ dung tục của những người chung quanh làm vẩn đục lòng cô.Thả hồn theo mơ mộng, với cuộc sống xa hoa nơi xứ người. Rối từ nay mọi người chung quanh sẽ nhìn cô với con mắt thèm muốn. Cô nghĩ mình tốt phước và thầm cảm phục bà mẹ sáng suốt. Có những điều cần thiết cô không ngờ mà bà vẫn thấy. Bà luôn miệng dặn dò:

'Con gái như một bông hoa cho ngườI ta ngắm. Nó về đây hăng bao nhiêu con mắt ngườI ta nhìn vào. Mày phải ý tứ...''

Ý bà muốn nói là cô phải cẩn thận đừng để cho cậu ấy chán thì hỏng. Xưa nay cô vẫn tự hào tuy không đẹp nhất nhưng cũng là con nhà. Nhưng hôm nay lời dặn dò của bà bỗng dưng làm cho cô thấy có phần nao núng. Bởi thế, cô tự nhủ phải: ''Phòng bệnh hơn chữa bệnh''

Bà trùm cuống cả lên: ''Giời"! Máy bay xuống rồi mà nó đi đâu"'' Bà sai mấy đứa đi kiếm cô Mộng Ước.. Ă thì ra mải mơ mộng, 11 giờ lúc nào mà cô không hay. Vớ được cô, bà hộc tốc nắm chặt tay cô, xăm xăm bước, cứ làm như bỏ ra thì cô trốn mất!

Hành khách trên tàu lục tục bước ra. Tiếng gọi nhau ý ới. Những khuôn mặt rạng rỡ, tiếng nói cười. Cậu Jimmy khệnh khạng kéo chiếc va li, toàn đồ bà cụ mua cho làm quà. Tai cậu đeo một cái head-phone, mắt diện thêm cặp kính trắng, gọng vàng trông ra vẻ trí thức. Cái bóp đầy thẻ quảng cáo căng phồng sau đít, với xâu chìa khóa cài ở lưng quần trông quê kệch. Bà chị từ xa trông thấy vẫy tay gọi í ới. Mọi người vây quanh lấy cậu, tranh nhau kẻ nói, người cười. Cậu luôn miệng ''dzềề, dzềề..'' tai cậu có nghe gì đâu, bởi mắt cậu đang đảo tìm xem, em cậu là cô nào" Bà trùm tinh ý lắm. Cầm tay con gái, nở nụ cười tươi, đưa đẩy:

-'Gơớ..m mới đi có mấy năm mà nhớn hẳn ra, gặp ngoài đường đố có nhận ra..''

Bà cốt để cậu nhìn cô Mộng Ước đang bẽn lẽn bên cạnh. Ấy ngầm giói thiệu khéo đấy!  Còn điều bà nói không nhận ra cậu thì đúng. Hồi còn ở nhà cậu đen như củ súng. Làm xe ba gác thì trắng với ai" Sang bên ấy có cái ăn cái mặc trông trắng trẻo ra. Ấy là chưa nói diện thêm cặp kính như thế kia thì có khác gì bác sĩ. Có ai thấy cậu đeo kính bao giờ" 

Trứơc khi về, cău mất công năn nỉ bác sĩ cắt cho cậu cặp kính này. Sinh viên trường ''Medical'' mà không đeo kính trông không có vẻ. Hôm nay cậu diện vào, Làm sao nhận ra được! Chuyện trò tưởng chừng không dứt, chỉ khổ ông chú đứng nắng chịu trận. Ông thấy mình thừa thãi, chỉ mong thủ tục chong chóng lên còn về đánh chén!

- Ấy, Thôi thôi! Lên xe hết đi rồi còn về kẻo chết nắng. Anh ấy còn ở nhà chơi mãi chứ đi đâu.

Ông giục mọi người. Thật ra, cái thằng cháu hờ chết tiệt đối với ông chẳng có nghĩa lý gì. Bụng thì đói như cào. Nghĩ đến bữa cơm đầy hứa hẹn làm ông nuốt nước dãi ..

Lên xe, mọi người xếp cậu bên cạnh bác tài, nhưng cậu lấy cớ nắng, nhường cho ông chú mặt khó đăm đăm, để xuống giao lưu tình cảm vớI em cho thân mật. Cô Mộng Ước theo bài mẹ dặn, ra vẻ con nhà lắm. Ngồi bên cậu mà cô quay sang bên kia. Cô làm ra vẻ hờ hững, chả quan tâm gì đến cậu Jimmy săn đón bên cạnh. Cô còn tỏ ra ''khó chịu '' khi ngồi với con giai lạ. Mỗi lần cậu gợi chuyện, cô làm như miễn cưỡng phải trả lời. Ấy!  cái sự ''miễn cưỡng'' ấy nó cũng chỉ có vài ngày đầu thôi. Lõi đời như cậu lại được sự khích lệ ngầm của bà trùm, cô cậu như cá gặp nước vậy. Chả quản tốn tiền, ông bà bàn nhau mua một cái Dream mới tinh. Trước là để cậu ấy nhìn vào mình cũng có của, sau là để cho chúng nó đi đây đó với nhau. Mà cái giống ở đây, giai gái mà đi với nhau rồi cứ gọi là ván đã đóng thuyền rồi nhá! Đừng có đứa nào tơ hào. Bà tính đâu ra đấy chứ chẳng chơi. Ôi thôi anh chị bám lấy nhau cứ như là sam ấy. Hết đi Saigon lại ra Vũng Tàu, vợ chồng cũng không bằng.

 Những lúc không đi đâu, anh chị dựa vai nhau âu yếm lắm. Cô kể:

 ''Lúc trước cũng có mấy đám Việt Kiều về đòi cưới em, nhưng. ..''

Ai chứ cậu Jim ''đi guốc'' trong bụng cô rồi. Con gái đứa nào chả vậy! Không ai hỏi thì đành chịu, chứ hễ quen ai là y như rằng kể ra hàng lô, hàng lốc những anh theo, những đám đòi cưới.  Toàn là những anh đẹp giai, học giỏi, con nhà giàu ..Cậu biết thừa, làm ranh gì có! Tuy vậy, cậu  cũng làm ra vẻ xúc động với mối tình của cô lắm. Cậu thở dài ra chiều mệt mỏi:

- ''Ở bên ấy anh bận lắm, chă..ẳ ng có thời giờ quen ai. Mẹ anh bảo lấy vợ đi. Mà em coi! Còn thời giờ đâu mà nghĩ chuyện vợ con. Suốt ngày chỉ có nghiên cứu. Vắng anh một ngày thì không biết bao nhiêu lần nhà thương nó réo. Bởi vậy, bên ấy anh sống cứ như là thày tu ấy!

- ''Anh giỏi giang vậy thiếu gì cô mê.'' Cô dò xét.

- Ừ.. thì cũng có đấy. Chúng nó theo mà anh có đẻ ý đâu. Nhiều bà ở bên ấy cứ đánh tiếng làm mối cho anh, nhưng anh bảo anh còn bận lấy xong cái bằng bác sĩ đã. Họ không vừa ý, đâm giận cả mẹ anh. Khổ .. , vợ con vào rồi bận rộn chuyện học hành.

Cô Mộng Ước cảm thấy một niềm kiêu hãnh trong lòng. Một người ''tài đức'' như cậu thì tìm đâu ra! Số cô thày bói nói đúng. Hậu vận tốt, không chê vào đâu được. Hôm trước cô rủ mấy đứa bạn lên chùa xem bói. Nghe thày bói nói cô bán tín bán nghi. Hôm nay ngồi đây thì cô thấy lời thày nói có phần đúng. Cô âu yếm ngả đầu vào vai người chồng ''lý tưởng'' tương lai, tận hưởng niềm hạnh phúc. Trong đầu cô một chân trời mới đang mở ra. Không hề nhận ra lẽ phải. Mà có ''không phải'' bây giờ cô cũng cố biện minh cho nó  ''phải''. Ngươi đàn bà khi yêu thì ''trái tim để trên đầu,'' người ta bảo vậy. Câu chuyện cứ thế tiếp diễn.. Rồi cậu nói:

  -  Cưới em xong anh tính chả làm ở bệnh viện nữa. Anh mở phòng mạch riêng. Em ra đấy phụ anh. Anh có thằng bạn làm phòng mạch. Cuối tuần nào nó cũng năn nỉ anh ra phụ nó. Làm không hết việc. Nghe nói nhà vợ nó muốn nhượng lại cơ sở làm ăn ở bang khác cho nó. Nó tính để lạ cho anh với giá rẻ. Chỉ khổ một cái là từ trước đến giờ anh chả để tâm tới tiền bạc. Đời anh sống vì khoa học ..  nên không sẵn tiền.

Cái này cậu nói thật. Làm ranh gì cậu có tiền. Khi nói dối người ta thường không nói  dối 100%, mà thường chỉ khoảng 90% thôi, còn 10% là sự thật. Có vậy nó mới tự nhiên không ngượng miệng. Thế nên, cậu bảo không có tiền thì đúng quá rồi chứ gì nữa. Có thể nói cậu rách nữa là khác. Hôm về, bà cụ phải rút mấy ngàn tiền tiết kiệm ra cho cậu. Cậu còn mượn ''nóng'' của con ghệ hờ mấy xấp nữa. Mẹ! Về chuyến này phải chơi ''hết tay'' mới đã. Túng thì làm liều chứ không biết bao giờ mới có mà trả. Cậu chẳng bận tâm những ngày sắp tới. Cậu sống rất thực tế. Ở đây mọi người ngưỡng mộ cậu, lại có em bên cạnh chiều chuộng ''hết lòng, hết sức'' thì tội chó gì mà nghĩ ngợi cho mệt đầu. Cậu vốn xưa nay lười lắm. Dưới mắt mọi người, cậu thuộc tầng lớp siêu nhân. Biết thế, cậu càng làm ra vẻ khác người. Sáng sớm cậu hay khệnh khạng ra quán cà phê. Một mình một bàn ngay cửa quan để ai vào cũng thấy cậu. Gặp bạn bè khố rách khi xưa cậu làm ra vẻ không nhận ra. Buổi trưa trời nắng chang chang cậu lại quấn khăn bông chạy ''Jogging''. Túi quần sau cắm lá cờ Mỹ phản quang trông hết sức lố bịch. Nhiều người thậy cậu lố lăng quá, rủa thầm sau lưng. Cậu cóc quan tâm, chỉ biết rằng hôm nay cậu đang hưởng hạnh phúc. Cậu muốn xóa đi cái mặc cảm đói rách khi xưa.

*

Bà trùm hả hê sung sướng. Đời bà có nhiều cái may. Hồi đổi tiền bà chả mất gì. Lúc trước người ta ít nghĩ đến giữ vàng. Chỉ sau này bị đổi tiền nên ai cũng sợ, không còn tin vào đồng tiền nữa. Vốn kỹ lưỡng, lại thấy vàng không mất giá mà dễ cất, nên bà hay mua về rồi đào lỗ chôn.  Vi thế, khi đổi tiền bà chả mất cái gì mà lại còn được lời.  Trong khi, có nhieu người mất hết tài sản phải bán nhà đi kinh tế. Lúc ấy nhà rẻ như bèo, có khi cho không. Bà mua luôn mấy căn ngoài mặt đường. Sửa lại cho thuê buôn bán. Giá nhà đất bây giờ lên như diều, bà trở nên giàu có. Con gái bà bỗng dưng một bước lên bà ''bác sĩ''. Ai cũng khen gia đình bà có phước.  Rồi  bây giờ bà nghĩ:'' Chả mấy chốc nữa nó đi sang Mỹ sống với chồng. Lúc ấy ông bà ở với ai"'' Nó có bàn với bà bán hết mấy căn nhà cho chồng nó mở phòng mạch, rồi vài năm nữa ông bà sang sống với vợ chồng nó. Chúng nó bận rộn như vậy, rồi con cái nó ai trông coi" Mình có giữ cũng chẳng làm gì nữa. Giờ già rồi, gả chồng cho nó rồi vợ chồng nó ở đâu mình ở đấy.

Riêng cậu Jimmy thỉnh thoảng lại có điện thoại ở Mỹ gọi sang. Cô Mộng Ước lo lắm. Mỗi lần điện thoại kêu là tim cô giật thon thót. Cậu bảo đấy là mấy đứa con gái ở Mỹ gọi (") Hễ cậu đi đâu là y như rằng chúng nó kiếm! Cậu tức tối:

- Anh đã bảo mấy thằng bạn rồi, đừng có cho đứa con gái nào biết số điện thoại của anh. Thế mà không biết làm sao chúng nó có, chán thật!

Thực ra cậu dựng lên câu chuyện để nói phét. Có cô nào thèm gọi cậu. Số là trước khi về cậu nói khó với thằng bạn: ''Mày chịu khó thỉnh thoảng gọi cho tao xem mấy con ghệ tao chúng có nói gì không nhá! Đây! Tao đưa cho mày mấy cái thẻ. Ráng giúp tao một chuyến...''

Cô Mộng Ước thì còn biết giời đất gì nữa. Giờ cậu là thần tượng của trái tim cô, cậu nói gì mà cô chả tin. Nghĩ đến mấy đứa con gái Mỹ, cô đâm hãi: ''Chắc phải cưới gấp kẻo nhỡ ra  .. '' Bà trùm cũng nghĩ vậy. Người ta chẳng nói lấy vợ là lấy liền tay hay  sao. Nếu cậu ấy không sẵn tiền thì bà bỏ ra tất, chả mất đi đâu.

*

Sự việc cứ tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Bây giờ thì bà chẳng còn phải lo lắng gì nữa. Mọi sự được như ý. Ngày cô Mộng Ước lên máy bay theo chồng, bà cũng khóc nhưng khóc vì vui sướng. Rồi một ngày không xa nữa, cũng tại phi trường này, mọi người sẽ tiễn đưa ông bà theo vợ chồng anh chị bác sĩ. Những gặp dịp nào bà cũng nói: ''Của đáng tội! Vợ chồng tôi có muốn đi đâu. Ở đây với các ông các bà cho vui, nhưng khổ nỗi vợ chồng anh chị ấy bận rộn lắm. Chả có ai săn sóc nhà cửa ..Khổ!'' Miệng bà nói ''khổ'' nhưng mắt bà tỏ ra rạng rỡ lắm. Thế là ông bà lại mong chờ ngày lên đường, sống đời sống mới.

*

Bà ngồi trong buồng co chân, lấy vạt áo chùi nước mắt. Ông trùm thở dài. Đầu óc ông mụ mẫm như người mất trí. Sao cuộc đời lại có lúc như thế này. Ngực ông thắt lại. Chính tai ông đã nghe. Nếu chỉ nghe nói lại chưa chắc ông đã tin.

Đằng này chính con gái ông gọi điện về. Nó khóc lóc, kể khổ. Sự thật phũ phàng ập trước mắt nó. Tất cả không đúng như lời thằng ấy kể. Sang tới đây, nó nói đưa tiền cho nó gởi nhà băng. Thế rồi, chả biết gởi ở mãi đâu mà cả tháng sau mới thấy mò về, mặt mũi hốc hác. Người ta nói hắn đi Casino thử thời vận, nướng sạch số tiền ông bà đưa cho cô sang lập nghiệp. Rồi bây giờ hắn lại nói rằng hắn thấy không hợp với cô nên đổi ý, hắn cần thời gian suy nghĩ lại. Và nếu cơ sự như vậy, có lẽ, con gái ông sẽ bị tống xuất về lại nay mai với đứa con trong bụng!

Bà đổ lỗi cho ông làm cha mà không sáng suốt dạy con, rằng ông không hề can ngăn hay lên tiếng, rằng tại ông mà nên cớ sự v.v.. Ông thở dài đau khổ. Vốn tính nhu nhược, thực ra ông cũng có lúc hơi ngờ ngợ, nhưng biết rằng có nói cũng vô ích khi bà đã quyết. Nhưng hôm nay ông phải đặt lại vấn đề: ''Lỗi Tại ai" Tại bà" Tại tôi" Hay tại .. . chúng ta"''

Ý kiến bạn đọc
10/12/201804:00:51
Khách
Truyen nay tao lao qua, tai sao ong gia di linh tay ma lai de con sau 75 de lay viet kieu, da vay con bang bo kheo dao cong giao voi ten ba trum vong, ong nay bi benh tam than hoang tuong va xau tinh. Sad
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,996,168
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến