Hôm nay,  

Một Góc Nhìn Khác Trong Khoa Học Không Gian

11/02/200700:00:00(Xem: 111316)

Một Góc Nhìn Khác Trong Khoa Học Không Gian

 

Người viết: Bùi Thanh Liêm

Bài viết cho Việt Báo vb8110207

*

Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu (Vũ Thành Long) một khoa học gia gốc Việt hiện làm việc trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ và là giáo sư bán thời gian tại đại học Florida Tech. Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả bài viết “Mùa Hè Năm Ấy”, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 và nhận giải danh dự. Sau đây là bài ông “viết nhanh cho Việt Báo từ mũi Kennedy, Florida, ngày 18 tháng 1, 2007.

 *

Tôi còn nhớ năm xưa có đọc được một câu thơ của Cao Tần, trong đó có một câu như sau:

Mai mốt ông về có thằng túm hỏi

Mày qua bên Mỹ học được củ gì"

Lâu quá, tôi không còn nhớ nguyên vẹn bài thơ, chỉ nhớ đại khái tác giả nói lại với người bạn ở Việt Nam là nếu muốn biết thì cứ đưa thử cây chổi quét nhà!

Tôi tuy không giỏi quét nhà, nhưng lại thấy câu thơ đó rất chí lí, nó làm tôi băn khoăn, ừ nhỉ! mai kia về Việt Nam thiên hạ hỏi làm gì bên Mỹ, chẳng biết trả lời thế nào. Trả lời thật là làm trong ngành không gian thì sợ bị chúng nghĩ là nói phét.

Năm 2002, chúng tôi về thăm quê bố mẹ ở làng Cổ Lễ, Nam Định ở tận miền Bắc xa xôi. Nhằm lúc có người bà con túm hỏi: "Cháu làm gì bên Mỹ"" Lúc đó tôi phân vân không biết đường trả lời. Ở cái làng nhà quê này, chung quanh là nông dân đi chân đất, nếu mình nói chuyện không gian e không đúng chỗ, cho nên tôi trả lời qua loa cho xong.

Vâng! Đúng đấy thưa bạn, không riêng ngành khoa học không gian, mà bất cứ ngành nghề gì, hễ càng đi sâu vào chuyên môn thì càng khó có thể giải thích cho công chúng nghe việc làm của mình bằng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu. Hôm nay,  tôi xin mạo hiểm làm cái chuyện khó khăn này.

Hiện nay tôi đang làm cho cơ quan hàng không và không gian Hoa Kỳ, thường được biết đến qua cái tên tắt là NASA. NASA có tất cả 10 trung tâm khác nhau nằm rải rác ở nhiều tiểu bang trên nước Mỹ; mỗi nơi có một trách nhiệm khác nhau. Tôi tham gia trung tâm Marshall ở Huntsville năm 1989, rồi sau đó xin chuyển về trung tâm Kennedy năm 2002 và làm việc cho đến ngày hôm nay.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm trong công việc, từ chế tạo, phân tích đến nghiên cứu các dự án liên quan đến hệ thống phản lực, ngày hôm nay công việc chính thức của tôi là tham gia trong nhóm chế tạo dàn phóng mới cho thế hệ phi thuyền tương lai.

Tưởng cũng nên nói rõ là đoàn tàu con thoi hiện tại còn lại 3 chiếc (Atlantis, Discovery, và Endevour) sẽ được cho về hưu vào năm 2010, thay vào đó là một loạt phi thuyền mới mang dáng dấp của phi thuyền Apollo của thập niên 60 và 70. Có điều khác thế hệ phi thuyền tương lai này sẽ to hơn và dùng hệ thống phản lực phức tạp và mạnh hơn, vì thế dàn phóng hiện tại của tàu con thoi sẽ không được tái xử dụng.

Dàn phóng là một bộ phận quan trọng trong quá trình xây dựng và thiết kế phi thuyền, vì không có nó thì làm sao vận chuyển phi thuyền từ nhà chứa ra bãi phóng và từ đó tiến vào không gian.

Dàn phóng phi thuyền là một hệ thống lưu động, khi mang phi thuyền đến bãi phóng sẽ được nối liền với tháp phóng và hệ thống đẩy lửa.

Tháp phóng được đặt cố định là dùng để vận chuyển hàng hóa, dụng cụ, và phi hành gia. Dàn phóng có một cấu trúc rất phức tạp, bao gồm hệ thống điện, nước, nhiên liệu, vân vân. Nội chuyện phân tích trọng lượng thích hợp cho dàn phóng và các hệ thống linh tinh cũng là chuyện không đơn giản, tất cả các kỹ sư chế tạo từng bộ phận một phải làm việc ăn khớp với nhau, chẳng hạn như nhóm kỹ sư điện phải xác định rõ cần phải cung cấp bao nhiêu kilowatts, cần chạy bao nhiêu kilomet dây cáp, và thiết kế của họ có làm trở ngại nhóm kỹ sư lo hệ thống dẫn nhiên liệu; đường dây điện và ống dẫn nhiên liệu cần bao nhiêu khoảng trống trên dàn phóng. Đó là  chúng ta chỉ mới đơn cử một thí dụ nhỏ.

Hệ thống đẩy lửa, nằm bên dưới dàn phóng cũng là một bộ phận then chốt. Trước khi rời dàn phóng ống hỏa tiễn phản lực sẽ cho thoát một đám lửa khổng lồ, nhiệm vụ của hệ thống đẩy lửa được chế tạo để đưa hệ thống khí thải xa khỏi dàn phóng. Nếu không có hệ thống này thì lửa và khí thải sẽ dội ngược trở lên, có thể làm nổ tung phi thuyền. Vì đám lửa hỏa tiển này rất nóng (3 đến 4 nghìn độ C), cho nên bề mặt của hệ thống đẩy lửa được chế tạo bằng một hợp kim đặc biệt.

Thêm vào đó, trước và sau khi bộ phận động cơ được khởi động, hàng trăm nghìn gallons nước sẽ được tưới vào dàn phóng. Mục đích của hệ thống nước không những để giữ cho dàn phóng nguội mà còn để kiềm chế các bức xạ âm thanh. Sóng âm thanh xuất phát từ hệ thống phản lực mang một sức công phá ghê hồn, nó có thể làm hủy hoại vỏ phi thuyền và thậm chí năng lượng âm thanh có thể biến thành năng lượng chấn động, có thể làm hỏng các trọng tải nhạy cảm nằm bên trong phi thuyền.

Tôi vừa kể sơ cho bạn nghe một vài chi tiết xung quanh dàn phóng phi thuyền, hy vọng giúp bạn hiểu thêm một tí về một khía cạnh khác của ngành khoa học không gian. Riêng về công việc hiện tại của tôi, nếu nói công tác trong nhóm chế tạo dàn phóng mới cho thế hệ phi thuyền tương lai thì quá chung chung.

Nói một cách cụ thể hơn, công việc của tôi là dùng phân tích tính toán để tiên đoán môi trường xung quanh dàn phóng khi phi thuyền được khởi động và rời dàn phóng. Đợi đến lúc cho phóng phi thuyền để biết điều gì sẽ xảy ra thì quá trễ rồi, do đó nhóm chế tạo cần phải có khái niệm về những dữ kiện như áp suất, nhiệt độ, sóng âm thanh, chấn động, từ đó họ mới có thể chế tạo các bộ phận cần thiết để khắc phục môi trường này.

Làm sao mà có thể tiên đoán chính xác được các dữ liệu này trong khi phi thuyền tương lai chưa ra lò" Hẹn gặp lại bạn đọc trong một bài viết khác!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,216,151
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến