Hôm nay,  

Góc Vườn

02/10/200600:00:00(Xem: 143669)

Bài số 1114-1723-436-vb8011006

 

Tác giả Võ Duy Tâm, 37 tuổi, cư dân Midway City, CA, hiện làm Civil Engineer. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một chuyện nhẹ nhàng về khoảng cách giữa những người lính già của cuộc chiến hơn 30 năm trước với thế hệ con cháu tại Mỹ.

*

Phía sau nhà của bé Kenny là một khu vườn xinh xắn. Nơi đó ông nội của em trồng khá nhiều cây ăn trái như cây apricot, peach, apple nhưng đặc biệt nhất là cây táo tàu ở góc vườn. Ông nói đất ở đó tốt, nắng ban trưa đã được cây Magnolia trước nhà che bớt nên không gay gắt lắm rất thích hợp cho cây táo vốn dĩ rất khó trồng ở thung lũng hoa vàng.

 Ngoài cây táo tàu ông còn trồng một cây phong lan, ba cây hoa hồng màu vàng, màu cam, màu đỏ và ít nhất là một chục cái chậu nhỏ chỉ toàn là cây ớt. Những loại ớt khắp nơi trên thế giới mà ông đã sưu tập từ mười mấy năm nay. Kenny biết ở góc vườn đó chính là thế giới rất riêng của ông nội.

Mỗi buổi sáng sớm trước khi được ba chở dến trường Kenny đã thấy ông ở ngoài đó loay hoay làm cái gì không biết. Buổi chiều thì ông đi bộ đến trường đón cháu rồi hai ông cháu đi bộ về nhà, về đến nhà thì ông lại ra góc vườn tỉa cây, tỉa lá cho đến lúc mặt trời lặn. Tuy nhiên gần 1 tháng nay từ khi Kenny được vào học lớp 5 thì Kenny đã bỏ thói quen xem Tivi mà ra sau vườn phụ giúp ông. "Góc vườn đó là của hai ông cháu". Kenny tin như vậy dù nó chưa hề hỏi ý kiến của ông nội nó.

Thật ra Kenny rất có lý để kết luận điều đó, bỡi vì nó đã được ông nội chỉ dẫn học cách tỉa cành hoa hồng như thế nào để cây dể đơm hoa. Nó học cách phân biệt các loại ớt, loại nào cay xé lưởi và loại nào ít cay hơn.

"Cây táo năm nay sai trái quá, chừng vài tuần nữa là bắt đầu chín. Nhưng sợ mấy cái con sóc nó rỉa hết trái thì phí quá"

Ông già loay hoay đi vòng quanh cây táo tàu đễ nâng những cành nhiều trái sợ khi trái lớn thì cành sẽ gảy. Ông đã thử dùng lưới phủ lên cây nhưng mấy con sóc cũng tìm cách chui lọt. Đột nhiên Kenny nghĩ ra một cách nó níu ông nó lại rồi nói

"ông nội ơi cháu có con chó doll bỏ pin vô vặn dây thiều thì nó sủa gấu gấu. Ông để phía sau gốc cây đi. Nghe tiếng chó sủa thì sóc sẽ không dám tới."

Ông già cười xoa đầu cháu:

"Nó sủa lớn thì làm sao cả nhà ngủ được con"

Kenny nhất định không chịu thua. Nó có cái tình kiên trì như ông.

"không đâu ông, nó sủa nhỏ lắm, không đánh thức ai đâu. Chỉ dọa mấy con sóc thôi mà"

Kế hoạch của Kenny như thế mà hiệu nghiệm, mấy hôm rày không thấy trái táo nào bị sóc ăn.

Cuối tháng 9 táo chín đều. Hai ông cháu hái đầy 2 rỗ lớn rồi đem bỏ tủ lạnh cho cả nhà ăn dần. Ông còn dạy mẹ của Kenny bỏ táo vô soup thì nước soup sẽ ngọt đầm không cần xài bột ngọt.

Một buổi chiều thứ bảy Kenny ngồi chơi dưới gốc cây táo trong khi ông nội của bé lom khom nhặt những trái táo rớt dưới đất. Kenny đang chơi trò chơi đánh nhau với những tên lính bằng mủ. Nó xới đất dựng hai ngọn đồi rồi còn đào thêm mấy cái hố nhỏ rồi đặt một vài "chàng" lính vô trong đó. Nó còn cẩn thận nhặt lá cây phủ lên đễ "lừa" quân địch. Kenny say mê với trò chơi đánh nhau và thỉnh thoảng nó la lên

"Surge, tiến lên"

Nó la lớn đến nổi ông nội nó cũng phải ngừng việc nhìn nó cười sặc sụa:

"Cháu bày trận đánh nhau cũng giống như ông hồi xưa lúc ông đi lính đó"

Kenny bỏ mấy con hình xuống rồi trố mắt nhìn ông:

"Ông hồi trẻ ông cũng đi lính hả ông. Ông có đánh nhau không""

Ông già đưa tay kéo tờ giấy báo đặt xuống đất một cách ngay ngắn rồi ngồi xuống cạnh bên thằng cháu. Ông đã già lắm rồi nên ông phải dựa lưng vào gốc cây mới thấy thoải mái.

"Cháu muốn nghe ông kể chuyện ông đánh giặc không""

"Cháu muốn nghe lắm, ông kể đi"

Nó nhích người lại gần ông hơn nữa rồi chăm chú nhìn ông.

"Hồi đó ông trẻ lắm, trẻ hơn ba của con nhiều là ông đã đi lính rồi..."

Ông già nhíu đôi mắt lại như cố nhớ lại quãng đời binh nghiệp của ông. Biết kể gì cho thằng cháu 10 tuổi này bây giờ" Trận đánh mậu thân 1968 đơn vị ông đánh bậc quân Việt Cộng ngay trong lòng thủ đô Saigon, hay là trận đánh ở Bình Long, An Lộc mùa hè đỏ lửa 1972"...Trận lớn, trận nhỏ, trận dài, trận ngắn, hàng trăm trận ông đã tham gia. Ồ thôi nhớ rồi, ông sẽ kể trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị. Câu chuyện này ông đã từng kể cho thằng.Hùng, ba của thằng bé Kenny. Ông nhớ thằng Hùng thích ông kể chuyện này lắm, cũng một câu chuyện mà ông kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần mà lúc nào nó cũng chăm chú nghe.

Rồi ông kể say sưa vì đã lâu rồi ông không được kể. Ông có tài kể chuyện lắm vì ông biết lúc nào phải nhấn giọng, lúc nào phải dịu giọng, lúc nào phải ngưng lại để tạo sự hồi hộp. Ông kể chuyện đánh nhau của 33 năm về trước mà như thể trận chiến ác liệt đó mới xảy ra ngày hôm qua. Ông nhờ từng chi tiết, từng chi tiết một..

"Trong làn khói bụi mịt mù, trung úy Mạnh thấy bóng kẻ thù chỉ cách ông chừng vài thước. Phải nhìn cho kỹ để khỏi lầm là đồng đội mình. Bọn chúng tôi tiến từng bước một là địch quân lùi đi một bước. Đạn bay tứ phía, đạn ở trên đầu, đạn lướt qua ngực, đạn xéo dưới chân. Tôi thấy bóng kẻ địch ngã xuống rồi tôi lại nghe tiếng thét của người bạn bên mình ngã quỵ vì vừa bị trúng đạn. Bọn chúng tôi quần nhau với quân địch từng tấc đất một, từng tấc đất một.."

Thằng Kenny ngồi nghe mà há cả mồm miệng. Ông nội nó kể chuyện hay quá, ông kể bằng miệng, bằng đôi mắt, bằng tay và thậm chí ông còn dậm chân thật mạnh lên vùng đất chung quanh cây táo làm bụi bay tán loạn cả một góc vườn.. Kenny tuy biết nói và nghe tiếng Việt rất rành nhưng có rất nhiều từ nó không hiểu. Tại sao lại là đạn bay tứ phía" Tứ phía là nghĩa gì, rồi những từ "xéo", "lướt", "quần nhau" nó không hiểu những từ lạ lùng đó nhưng không hề gì. Nó biết rằng trận đánh này ghê gớm lắm. Nó mường tượng ông nó, trung úy Mạnh ngày đó là một chàng trai tuấn tú hào hùng đang hô những tiếng xung phong. Và rồi nó cũng quơ tay quơ chân như ông của nó.

Câu chuyện đang đến hồi gay cấn đột nhiên nó nghe tiếng mẹ gọi vào nhà. Nó cố tình làm bộ không nghe mẹ đễ nghe cho hết câu chuyện của ông nội. Nhưng ông dừng lại vỗ đầu nó rồi nói

"Con vào với mẹ đi, ngày mai ông kể tiếp".

"Không tối nay cháu qua phòng ông ngủ với ông để ông kể cho cháu tới sáng luôn. Ngày mai chủ nhật cháu được ở nhà mà"

                              *********                                             

"Mom why can’ t I sleep over at Granpa room tonight""

"You have piano lesson early tomorrow morning. You need a good night sleep"

"I will have a good night sleep with grandpa. Grandpa is going to tell me stories of the war in Vietnam"

Thảo đang ngồi xức kem chống lão hóa, bỏ hũ kem xuống chị quay sang nói với chồng đang nằm đọc sách.

"Anh thấy chưa, em đã thấy không ổn rồi. Anh nói với ba đi, không nên kể mấy cái chuyện đánh nhau, chết chóc đó cho một thằng con nít 10 tuổi"

Hùng để sách xuống nhìn đứa con trai đang đứng bên mẹ với dáng điệu thành khẩn. Hùng nhớ tới thời thơ ấu của mình cũng như nó. Ngày anh 10 tuổi bằng tuổi thằng Kenny bây giờ thì ba của anh là trung úy Mạnh của binh chủng thủy quân lục chiến. Mỗi lần ba về là Hùng đòi ba kể chuyện đánh giặc của ba.

"Thằng Kenny là con trai mà em. Con trai mà ai lại không thích chơi trò đánh nhau. Hồi nhỏ anh cũng vậy"

Thằng Kenny thấy ba nó đứng về phe nó nên nó phụ họa thêm:

"Ông nội kể chuyện hay lắm mẹ ơi."

Thảo quay lại quở con:

"Mẹ không muốn con phải nghe những cái chuyện chém giết đó. Con nít gì mà biết làm chi mấy cái chuyện bạo động"

Rồi chị quay sang tấn công chồng:

"Ở Mỹ khác anh ạ. Những cuộc nghiên cứu cho thấy con nít mà expose với những chuyện bạo động sớm thì sẽ trở nên hung dữ. Đây là dẫn chứng khoa học đàng hoàng. Bộ anh muốn con mình lớn lên trở thành băng đảng hay sao""

Chị lấy hủ kem lên bỏ một ít kem vào lòng bàn tay rồi đưa lên mặt thoa đều. Cử chỉ có chút giận hờn.

"Thôi cha con anh làm gì thì làm. Em không dám khiển trách ba, nhưng cứ đem chuyện cũ ra nói hoài. Quá khứ đi rồi thì cho nó đi luôn. Người lớn nghe còn bắt mệt thì sao lại đem ra mà rỉ tai thằng con nít"

Anh Hùng thấy vợ giận làm anh cũng không vui. Dù sao thì vợ anh cũng có cái lý của bà ta. Mẹ nào mà không bảo vệ con. Anh không muốn làm cho vợ buồn nên cũng xiêu lòng nên kéo thằng Kenny đến nói nhỏ vào tai con

"Thôi con nghe lời mẹ đi về phòng ngủ đi con. Đừng làm mẹ giận. Khi khác thì ông sẽ kể tiếp cho con mà"

Kenny cũng không muốn làm cho ba mẹ buồn. Nó càng không muốn vì nó mà ba mẹ nó giận nhau nên nó thui thủi đi ra. Vừa bước ra khỏi phòng thì nó thấy có tiếng động phía vườn sau. Từ góc nhà bếp nhìn ra góc vườn, dưới ánh sáng lờ mờ của ánh trăng non mùa rằm tháng 8, Kenny thấy ông nội nó đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu ở góc vườn. Ông cố ngồi cho thẳng lưng nhưng lưng ông còng quá rồi mà dáng người ông trông càng nhỏ bé hơn bất cứ lúc nào.

Kenny đến gần ông nội, nó ngồi bẹp dưới đất đầu gối lên trên đùi ông. Ông già đưa bàn tay run run vuốt mái tóc của cháu. Kenny linh tính rằng ông đã biết được chuyện của ba mẹ nó lúc nãy.

"Ông đang nghĩ gì vậy ông"

Ông già đưa tay chỉ vào vầng trăng đang bị mây mù che khuất rồi nói:

"Ông đố cháu người ta có bao giờ nhìn thấy phân nữa bên kia của mặt trăng không""

"Thưa ông không. Cháu có học trong lớp science của cháu là điều này không thể xảy ra"

Kenny muốn giải thích thêm lý do nhưng nó không đủ ngôn ngữ tiếng Việt để nói rằng mặt trăng xoay quanh trái đất nhưng nó cũng quay quanh chính nó theo một trục nhất định.

Ông già xoa đầu thằng cháu nội

"Cháu ông giỏi quá. Cháu thấy không, có những điều ngoài tầm tay với có muốn cũng không được"

Kenny không hiểu rõ ông nó đang nói điều gì. Nó quay sang nhìn cửa sổ phòng ba mẹ của nó thấy vẫn còn ánh đèn và ba mẹ của nó còn đang nói chuyện gì với nhau nên nó rón rén ngồi sát bên ông rồi nói nhỏ vào tai ông:

"Cháu muốn ông kể hết câu chuyện đánh nhau hồi chiều. Ông kể cho cháu nghe đi"

Ông già thừ người xuống rồi lẩm bẩm:

"Tuổi trẻ còn trông về tương lai, tuổi già chỉ có gia tài quá khứ đễ lại cho con cho cháu.."

Kenny biết ông nội nó đang buồn chuyện gì đó. Nó biết ba mẹ nó vô tình nói chuyện quá lớn và ông nội nó có thể đã nghe hết. Đột nhiên nó thấy ba mẹ nó tàn nhẫn quá, vô tình quá. Nó không muốn nghĩ không tốt về ba mẹ nó nhưng lòng của nó như chùng xuống. Nó thấy hình như chỉ có nó là người duy nhất có thể thông cảm với ông. Nó không hiểu tại sao mẹ nó cứ bắt nó đi học đàn, học vỏ mà mẹ không hiểu rằng nó cũng thích được học, được nghe những câu truyện của ông nội.

Có tiếng ai đóng cửa sổ thật mạnh tay, nó quay nhìn về phòng của ba mẹ nó thì thấy ánh đèn vừa tắt.

"Ông kể đi ông"

Ông già nhìn thằng bé đang đưa mắt khẩn cầu:

"Cháu thật muốn nghe""

"Cháu muốn nghe, cháu phải nghe cho hết câu chuyện"Ông già đứng dậy một cách khó khăn. Ông ho gằn vài tiếng rồi đưa tay nắm lấy tay cháu:

"Khuya rồi ông và cháu phải đi ngủ. Ngày mai cháu phải đi học đàn sớm"

Kenny biết sự thỉnh cầu của nó sẽ không được toại nguyện.

"Vậy mai ông kể nha ông"

"Ông sẽ kể khi có dịp"

"Ông hứa""

"Vâng ông hứa"

Kenny nắm chặt tay ông nội. Nó đi trước, ông nó đi sau. Trong bóng tối dưới ánh trăng mờ, bóng dáng ông già 75 tuổi trông còn nhỏ hơn thằng bé lên mười. Nó dìu ông nó đi trong bóng tối nhưng nó biết rằng chỉ có ông nó là người sẽ dắt nó trở về quá khứ nào đó mà nơi đó nó thấy mình bỗng lớn lên, mạnh khỏe và cường tráng như ông nội nó ngày xưa đang xông pha giữa làn tên mủi đạn.

                                         ******                                                                    

Mùa táo lại đến, táo đã chín đều trên cây, Kenny đã bước vào những ngày đầu niên học. Năm nay nó đã lên lớp 6 và trổ mã hẳn ra. Nó có thể đưa tay hái những trái táo trên cành cao mà không cần phải bắt ghế.

"Con lấy cái rỗ này ra hái táo đi con."

Nó lấy cái rỗ bằng tre từ tay mẹ rồi đi ra góc vườn. Mẹ nó đi theo sau.

"Mẹ giúp con nhổ cỏ nha."

"Dạ."

Kenny hái đầy một rỗ. Thỉnh thoảng nó lựa những trái ngon đưa cho mẹ ăn trong khi bà đang lom khom nhổ cỏ ở góc vườn. Mẹ nó tính trồng thêm một cây phong lan nữa. Hai mẹ con làm việc trong yên lặng không ai nói với ai một lời.

Kenny nhớ đến ông nội, nhớ những lời dạy dỗ của ông, những câu truyện ông đã kể cho nó, chuyện cổ tích, chuyện lịch sử và cã cái truyện đánh nhau ở cổ thành Quảng Trị mà ông nó là nhân vật chánh, tất cả đã ăn xâu vào tìm thức nó. Nó nhớ lại có lần nó hỏi ông nó "Ông ơi tại sao ông trồng cây táo, cây hoa này hoa nọ, cây nào cũng đẹp cũng thơm tự nhiên ông trồng chi một đống cây ớt vậy ông"", thì ông nó đã trả lời rằng "Cuộc đời mà cháu, có ngọt ngào, có thơm tho thì cũng có lúc phải đắng cay chứ cháu".

Kenny nhìn những chậu ớt, từng cây hoa, và nhất là cây táo. Đúng rồi, ở cái góc vườn này ông nó đã đưa nó bước vào cái thế giới Việt Nam đầy màu sắc. Nó mơ hồ nhớ đến một vùng đất xa xôi nào đó mà lại gần gũi vô cùng.

Chị Thảo nhìn con đang trầm tư nghĩ ngợi, dường như hiểu con mình đang nghĩ gì, chị đứng dậy đưa tay vuốt bờ vai con rồi nói:

"Đưa rổ táo đây cho mẹ rửa rồi mẹ xắp lên dĩa cho con đem cúng ông nội. Nhớ thắp nhang cho nội nha con."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến