Hôm nay,  

Nằm Mơ Thấy Mình

16/09/200600:00:00(Xem: 271652)

Người viết: TRẦN NGUYÊN ĐÁN

Bài số 1101-1710-423-vb7160906

Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân MD. Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Mỗi bài viết của ông thường là một đề tài tiêu biểu: đồng tính, ngoại tình, tình dục, tình bạn, tình yêu, tình cha con. Lần này, bài viết thứ 8, được ông viết bằng một dạng mới: đối thoại từ đầu đến cuối, nhưng không có dấu chấm hỏi (").

1.

Để tôi kể cho ông nghe những giấc mơ của tôi, nó cứ lập đi lập lại trong nhiều năm, kể từ khi tôi biết mình là một người đàn ông cho tới bây giờ.

Biết là một người đàn ông, ý ông là.

Cứ hiểu theo nghĩa thông thường là một người không còn là một cậu con trai ngây thơ trong trắng nữa.

OK, hiểu.

Giấc mơ ấy luôn luôn bắt đầu bằng một cuộc đi tìm. Tìm một nơi nào đó thật vắng vẻ, căn phòng của một hotel nào đó nằm xa thành phố có thể được xem như là một nơi vắng vẻ. Vào căn phòng ấy, lên giường nằm chờ đợi, và rồi một tiếng gõ cửa, một người lách mình vào, thật nhẹ, đến bên giường, leo lên giường nằm với mình, ngay cả không biết mặt người ấy là ai.

Rồi sao nữa.

Rồi sau đó trong khi cả hai đang nằm ôm nhau, quay mặt lại với nhau thì có tiếng động mạnh nơi cửa, không rõ vì sao mà họ có thể đi vào phòng mà không cần mở cửa. Họ tàng hình hay sao ấy. Đó là những người thân của mình, là vợ là con là bạn là họ là hàng, ở đâu mà đông thế. Họ đứng thành một đoàn ngay trước mặt mình, rõ ràng là bắt tại trận rồi. Họ không nói gì cả, chỉ nhìn mình bằng những cặp mắt khinh bỉ. Những cặp mắt ấy còn ghê gớm hơn là ngàn lời nói. Những cặp mắt làm mình phải nhắm mắt lại, vơ vội lấy cái mền để che vội hai tấm thân trần trụi, nhưng chẳng còn cái mền nào để che, họ lấy mất hết rồi. Nhưng che làm chi, cái đáng che là nỗi xấu hổ thì không thể che được. Và ước ao được chết. Chết ngay. Nhưng cũng không thể chết.

Những cặp mắt ghê gớm thật, tôi cũng từng trải qua.

Thật sao.

Hình như thế.

Những giấc mơ làm mình sung sướng, vì tìm được một người, nhưng cũng vô cùng đau khổ vì đã làm mất rất nhiều người. Mình không muốn mất ai, mình muốn giữ hết, nhưng làm sao được, mình chỉ có thể giữ một trong hai điều đó.

Và bao nhiêu năm rồi.

Tôi đã nói với ông rồi, nhiều năm lắm, từ những ngày mình biết mình là một người đàn ông.

Tôi cũng hơi thắc mắc về chuyện làm sao mà ông biết mình là một người đàn ông.

Một buổi trưa mùa hè, lúc cả nhà đi đâu vắng, lúc đó tôi là một đứa con trai muời sáu tuổi. Tôi chạy chơi với lũ bạn đá banh về, chạy vội vào phòng tắm định tắm một trận cho mát. Tôi biết nhà không có ai. Tôi cởi bỏ áo quần từ bên ngoài, tồng ngồng mở cửa phòng tắm, và thấy một người đàn bà ở trong đó, không mặc quần áo. Tôi hét lên lùi lại, nhưng không lùi được, tôi đứng như bị trời trồng, như bị thôi miên, mắt dán chặt vào một điểm. Và rồi một bàn tay lôi tôi vào hẳn bên trong. Như thế đó.

Tội nghiệp thằng bé.

Nhưng nào đã hết. Năm tôi mười tám tuổi thì cha tôi có đem một người lính về nhà làm việc nhà. Hắn không có vẻ gì là khả nghi hết, cho đến một đêm kia khi tôi đang ngủ, tôi có một phòng riêng nằm xa phòng cha mẹ và các anh em. Tôi nằm mơ thấy mình bắt nhằm một con rắn trơn tuột, là con vật tôi sợ nhất đời, tôi hét lên và mở mắt ra, trong tay tôi không phải là con rắn, mà là một ..., người lính đang giữ chặt tay tôi dưới vùng bụng trần trụi của anh ta, anh ta thở hổn hển và nói thầm vào tai tôi những lời rất gấp rút, như thể nếu tôi phản ứng thì anh ta sẽ bóp cổ tôi chết. Cho tới khi tay tôi ướt đẫm một chất nhờn sền sệt và anh ta ngã vật ra, nằm im như chết.

Anh ta tiếp tục làm việc đó nhiều đêm sau, và mỗi lần mỗi cách khác. Mà tôi không hề phản đối. Tôi ngoan ngoãn làm theo những gì anh ta bảo tôi làm.

Như thế có nghĩa là.

Ông cũng hiểu rồi, những ngày đó tôi không biết tôi là ai, tôi làm theo những gì bản năng tôi thôi thúc. Khi người lính tiếp tục làm việc đó với đứa em trai của tôi thì nó tố cáo với cha tôi và anh ta bị đuổi. Buổi sáng anh đi, anh gặp tôi dưới gốc cây muồng vàng trước nhà, nắm tay tôi, nói nhỏ: chúc vui vẻ. Nhưng từ đó tôi không còn là một đứa con trai vui vẻ nữa. Tôi trở nên trầm mặc, xa lánh mọi người, tôi sống như thể  mang một căn bệnh nan y không chữa trị được. Khi tôi thi đậu tú tài, bằng tất cả nỗ lực còn sót lại, tôi đăng lính. Vào mùa hè 1972, một người lính chết ngoài trận mạc là một chuyện dễ dàng. Tôi không phải là một người can đảm, tôi sợ tiếng súng và xác người chết, nhưng gặp địch là tôi lao về phía trước, bắn điên cuồng, tôi mong một viên đạn, hay một trái lựu đạn, hay một quả pháo, nổ tung tôi lên, tan tác, không còn một dấu vết gì của sự hiện diện tôi trên đời này nữa. Nhưng giờ này tôi còn có mặt ở đây, ngồi nói chuyện với ông thì ông biết kết cuộc là thế nào.

I am verry sorry.

No, you are not. Rồi sau đó, ông có muốn nghe nữa không.

Ông cứ nói đi, tôi nghe.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi chạy một mình ra bến Bạch Đằng, cố gắng leo lên tàu, suýt bị người ta hất lọt xuống sông, nhưng tôi nắm chặt lấy sợi dây mà tôi hy vọng là cái neo cuối cùng cho đời tôi. Tôi đến Mỹ, những năm đầu tôi cố gắng đi học lại, và lấy được bằng cử nhân. Tôi đi làm cho một hãng tư. Và một câu chuyện mới lại bắt đầu ở đây. Ông chủ hãng người Mỹ lớn tuổi có một người vợ Việt Nam còn trẻ, bà ta thường đến văn phòng chồng vào buổi chiều để đón ông ta về, gặp những nhân viên trong hãng bà ta vui vẻ chào. Tôi thường tránh những tia nhìn khác lạ của bà ta mỗi khi bà đi ngang qua phòng làm việc của tôi. Tôi đã có kinh nghiệm, tôi cẩn thận đề phòng. Nhưng cũng không thể nào đề phòng được. Tôi có thể chiến đấu với người đàn bà đó dễ hơn, nhưng chiến đấu với tôi thì quá khó. Tôi biết một cái gì đó trong tôi đòi hỏi, thôi thúc, tôi muốn thử lại những cảm xúc của tôi, tôi đôi khi nhìn lại bà ta, cũng những cái nhìn khác lạ. Cái gì tới thì tới. Buổi chiều đó không hiểu sao tôi nấn ná ở lại sau giờ làm việc, tôi biết ông chủ đi vắng hôm đó, người nhân viên cuối cùng cũng rời khỏi hãng. Tôi vừa chờ bà ta tới vừa hy vọng bà ta không tới. Tôi mong bà ta không tới nhiều hơn. Nhưng bà ta tới, đi thẳng vào phòng tôi, khóa cửa lại.

Thật sự mà nói thì lúc ấy lương tâm tôi cũng cắn rứt dữ lắm. Tôi biết là tôi không nên làm thế, như thế là tội, là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Nhưng tôi chỉ là một thanh niên trẻ chưa có kinh nghiệm, với những nham thạch nóng bỏng bên trong miệng núi lửa, mà bà ta là một phụ nữ có chồng. Tôi lùi lại cho đến khi lưng đụng tường không lùi được nữa thì thôi, tôi đầu hàng bà ta. Nhưng tôi hy vọng rằng bà ta chỉ dùng tôi như một món ăn mới, ăn rồi thì thôi. Tôi cũng chẳng yêu gì bà ta. Tôi không ngờ những sóng gió nổi lên từ đó.

Thật sự là tôi không tìm thấy điều tôi cần sau lần vụng trộm đó. Tôi cứng đơ không cảm giác. Tôi bắt đầu sợ hãi mình. Sau lần đó, tôi cố gắng tránh bà ta. Nhưng bà ta bám tôi sát sạt, ban đầu còn kín đáo, càng ngày càng lộ liễu, bà ta lái xe đến nhà tôi, gọi điện thoại và nhắn vào máy là nếu tôi không mở cửa thì bà ta sẽ tự tử chết ngay trong xe ngay trước nhà tôi. Có lần bà ta làm mặt giận tôi trước mặt các nhân viên khác và nắm tay tôi lôi đi vào phòng giám đốc mà không kiêng nể gì hết. Tôi càng lúc càng hoảng sợ, và  nỗi sợ hãi trở thành cơn ác mộng hàng đêm. Tôi mơ thấy mình bị người đàn bà ấy giết. Tôi âm thầm bán nhà, và âm thầm quit job, tôi rời khỏi tiểu bang đó trong một chuyến bay đêm, đi như một kẻ trộm, như một kẻ tội đồ.

Vài năm sau đó, do bạn bè thúc đẩy, tôi cưới người đàn bà bây giờ là vợ tôi. Tôi không yêu gì người phụ nữ này, nhưng cô thật lòng yêu tôi và muốn gây dựng với tôi,  tôi muốn thử lại tôi lần nữa, lần này nghiêm túc hơn. Tôi muốn sống một đời sống bình thường. Thật kinh khủng, ông biết không, ngay trong đêm đầu tiên, tôi khám phá ra rằng tôi không có một chút hứng thú nào trong việc chăn gối, thần kinh tôi như tê liệt và tôi đã làm việc đó như một sự cưỡng bức, I mean, như là một việc tôi bị cưỡng hiếp vậy. Dù vậy thì tôi cũng phải cố gắng, tôi quyết định là dù thế nào đi nữa, tôi phải được hồi phục. Cho đến khi ...

Khoan, cho tôi đi lấy nước uống cái đã, ông làm tôi hồi hộp quá, câu chuyện còn dài không.

Còn dài lắm, nhưng nếu ông thấy mệt thì tôi sẽ nói tóm tắt lại, thật ra thì đây mới là vấn đề. Cho đến khi tôi gặp lại một người trong sở làm, người đó là người bạn trai cùng trường với tôi những năm tôi còn học ở trung học tại Việt Nam, tôi khởi sự giao du với anh ta. Anh ta thông minh, nhạy cảm và ân cần. Ban đầu tôi tìm đến anh ta như một người bạn thân thiết để tâm sự, để tìm sự cảm thông những khi căng thẳng và bức xúc, nhưng mối liên hệ giữa chúng tôi ngày càng khắn khít, chúng tôi đi với nhau nơi này nơi kia, ban đầu còn là công tác, nhưng sau thì tôi kiếm cớ để đi. Tôi đi như để chạy trốn một cơn ác mộng, thì một cơn ác mộng khác phủ chụp đến, lần này thì tôi không thể tránh. Bởi vì lần này là do tôi chủ động. Tôi chủ động tấn công anh ta một lần trong khách sạn. Và sau đó, tôi biết rằng nếu anh ta từ khước tôi, thì tôi sẽ không sống nổi. Dù anh ta làm tình làm tội tôi đủ mọi điều, tôi cắn răng chấp nhận. Tôi không thể sống thiếu anh ta nữa. Tôi khám phá ra rằng đây mới thật sự là cuộc đời tôi.

Cho tôi hỏi, có phải những giấc mơ lập đi lập lại hàng đêm mà ông kể cho tôi nghe đó là những chuyện có thật. Và người ở trong khách sạn với ông đó là.

Người bạn trai của tôi. Ông biết không, anh ta chết trong một tai nạn xe cộ cách đây một năm. Từ đó, những giấc mơ ấy là những nỗi ẩn ức có thật. Tôi sống như bị hụt hơi, cố gắng một cách tuyệt vọng để che giấu tông tích, cố gắng một cách tuyệt vọng để che đậy nỗi đau khổ. Tôi khổ, tôi cũng không muốn làm cho ai khổ, tôi biết vợ tôi yêu tôi, còn tôi, thì yêu con tôi. Chẳng thà tôi ngoại tình với một người đàn bà khác còn dễ chấp nhận hơn, ông có nghĩ vậy không.

Vậy thì tại sao.

Ông đừng hỏi tại sao. Bây giờ ông có thể đi. Vợ tôi sắp đến đây, cô ta nói cô ta có chuyện quan trọng cần nói với tôi. Tôi nghĩ là tôi biết chuyện quan trọng ấy.

Ông có cần gì tôi không, tôi thấy ông có vẻ hoang mang bất định lắm.

Nếu có thể được, xin ông cho tôi một lời khuyên, tôi biết ông là một bác sĩ tâm lý giỏi. Bây giờ, nếu vợ tôi đến và nói với tôi rằng cô ta đã biết hết tất cả sự thật, tôi phải làm gì.

Ông có thể nói tất cả sự thật như đã nói với tôi nãy giờ, và tùy theo thái độ của cô ấy, nếu cô ấy có thể tha thứ cho ông, và vẫn muốn sống với ông, và nếu ông thấy sống được, thì cứ tiếp tục sống.

Ông có thể cho tôi hỏi.

Ông cứ hỏi.

Ông có thật sự muốn sống một đời sống bình thường không.

Ông biết không, những lần đi chơi với vợ con tôi, tôi quên nói với ông là tôi có một đứa con trai năm tuổi, nhìn những gia đình khác, những cặp vợ chồng khác nắm tay nhau, ôm nhau, hôn nhau cách tự nhiên, tôi thèm khát được như thế và nguyền rủa mình.

Nếu ông thật sự muốn, tôi nghĩ là ông sẽ sống được. Có một số người có thể sống được. Trong hai điều cần phải chọn lựa, luôn có một điều trổi hơn. Nếu mình muốn một cái gì hơn, cái đó sẽ hơn.

Ông sao thế.

Tôi chỉ cảm thấy hơi chóng mặt.

Ông có tin chắc như thế không.

Tôi không chắc, có lẽ.

Còn nếu cô ấy không tha thứ và muốn bỏ tôi.

Tôi không biết.

Tôi sẽ phải làm gì. Tôi có thể chọn cái chết không.

Không, đừng. Đừng bao giờ làm thế.

Kìa cô ta đến rồi. Chào ông.

Nắm tay tôi đây này. Nhớ là có một người rất cảm thông cho ông. Bình tĩnh ông nhé, ông nhớ số điện thoại của tôi mà, phải không. Gọi cho tôi khi ông cần.

2.

Tôi không ngờ gặp lại ông hôm nay, bao nhiêu năm rồi ông nhỉ.

Sáu năm bảy tháng mười lăm ngày. Tôi nhớ rõ ngày ấy, khi ông đứng dậy bước ra và vợ tôi bước vào.

Ông bây giờ thế nào.

Cám ơn ông rất nhiều. Phải nói là tôi đa tạ ông, ông đã cứu sống tôi. Tôi không biết là trước đó vợ tôi trong lúc tuyệt vọng đã đến gặp ông và ông đã khuyên cô ấy tha thứ cho tôi và giúp đỡ tôi làm lại cuộc đời. Cô ấy đã nghe lời ông. Cô ấy đã nói với tôi như thế. Nhiều lần tôi muốn gọi cho ông để cám ơn nhưng cô ấy bảo tôi đừng gọi, vì chính ông muốn thế, ông không muốn tôi gọi cho ông. Tôi muốn biết tại sao. Khi vợ tôi bước vào phòng hôm ấy, cô không đi tay không, mà với một bó hồng tươi trong tay với một nụ cười. Cô nói là cô muốn nghe tất cả sự thật về tôi, cô hy vọng mọi sự sẽ tốt hơn. Sự khuyến khích của cô giúp tôi có đủ can đảm kể cho cô nghe tất cả những gì mà tôi đã kể cho ông. Cô nói thật ra cô đã biết tất cả những điều đó trong một lần cô khám phá ra những bức thư của người bạn trai tôi gửi cho tôi và những hình ảnh chúng tôi chụp chung với nhau trong những lần đi xa mà tôi dấu kỹ dưới những ngăn tủ, cô muốn chính tôi nói ra tất cả sự thật và cô bằng lòng tha thứ và giúp tôi sống đúng với những gì tôi muốn sống nếu tôi thật sự muốn. Tôi nói với cô là tôi muốn sống như một người đàn ông bình thường. Cô đã giúp tôi sống cuộc đời bình thường đó trong hơn sáu năm qua. Chúng tôi có thêm một đứa con gái rất dễ thương. Bây giờ tôi không còn nằm mơ thấy lại những giấc mơ đó nữa.

Ông thật sự hạnh phúc chứ"

Không hoàn toàn như thế. Nhưng tôi tập mỗi ngày.

Ông đã tập thế nào.

Vợ tôi là một người Cơ đốc, I mean, Christian. Ông biết chữ này chứ. Chính vì điều ấy mà cô đã có thể tha thứ cho tôi. Cô ấy giúp tôi trở thành một Christian. Những khi lòng tôi sóng gió trở lại, tôi quỳ xuống cầu nguyện, tôi tin là có một Đấng ở trên cao yêu tôi và nghe tiếng kêu cầu tha thiết của tôi, biết nhu cầu của tôi. Và rồi tôi đứng dậy, với tấm lòng thanh thản.

Chúc mừng ông.

Tôi quên hỏi thăm ông, bây giờ ông thế nào, đời sống vẫn tốt đẹp chứ.

Không. Gia đình tôi đã tan vỡ, chúng tôi đã li dị.

Vì sao. Ông là một bác sĩ tâm lý mà.

Bác sĩ đôi khi có thể giúp đỡ cho nguời khác, nhưng không thể giúp chính mình. Vì những giấc mơ ông kể cho tôi nghe ngày ấy cũng là những giấc mơ của chính tôi. Ông đã tìm được một giải pháp, còn tôi thì không. Bây giờ ông không còn nằm mơ thấy lại những giấc mơ đầy ẩn ức đó nữa nhưng tôi, tôi vẫn phải miệt mài với nó hàng đêm, qua hàng tháng hàng năm, tôi vẫn nằm mơ thấy mình... đi tìm.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến