Hôm nay,  

Tìm Nhau

18/01/200700:00:00(Xem: 176569)

TÌM NHAU

Người viết: Nguyên Phương

Bài số 1179-1791-499-v5180107

Tác giả cho biết bà vượt biên và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Loạt viết về nước Mỹ đầu tiên của Nguyên Phương gồm ba bài, cho thấy cách viết giản dị mà sống thực. Sau đây là bài viết thứ năm của bà, một truyện tình đẹp.

*

Lan vuốt tóc, chùi giọt mồ hôi lấm tấm trên trán. Trong giờ thi môn vật lý,  Lan như đánh vật với những quang phổ,  lúng túng mãi chưa làm xong.

- Lan đợi tôi làm xong tôi sẽ giúp Lan.

Lân, anh bạn đứng thực tập bên cạnh thì thào, anh chàng này là một sinh viên xuất sắc, giờ thực tập anh thường chỉ thêm cho Lan những gì Lan không hiểu, nên anh biết hôm nay Lan bốc phải một cái đề "hóc búa"  mà Lan có nhiều lần thắc mắc hỏi anh.

Sau khi anh làm xong bài của anh, anh nhanh nhẹn giúp Lan làm tiếp cho xong.

Chuông reo, đã hết giờ, bài của Lan cũng vừa xong.

- Cám ơn anh, không có anh chưa biết Lan phải làm sao.

- Không có gì đâu Lan, xin đừng bận tâm.

 Thầm cám ơn người bạn tốt bụng Lan ra xe phóng về nhà, Chưa tới nhà đã thấy chiếc xe dzíp đậu ở cửa, Lan phóng vội vào nhà quên cả mệt nhọc, Ngọc đang ngồi trong nhà, quần áo còn vương mùi thuốc súng.

Mải học thi Lan quên rằng ngày hôm nay Ngọc được về phép.

- Thi cử làm sao em"  Anh về tới nơi vội đến em ngay để xin phép Mẹ cho em chiều nay đi ăn bữa tiệc mừng chiến thắng của sư đòan anh.

- Anh đã nói chuyện với Mẹ chưa"

- Anh đã gặp Mẹ và Mẹ đã đồng ý nhưng với đìều kiện không được về sau nửa đêm.

Chàng cười và tiếp:

- Cô bé Lọ Lem của Mẹ đấy.

- Anh chỉ hay trêu em.

- Thôi để anh về nhà thay quần áo, nghỉ ngơi một chút sẽ quay lại đón em.

 Buổi chiều chàng quay lai, với một nhánh lan rừng trên tay.

- Dù ở nơi chiến trường anh vẫn luôn nhớ đén Lan, trước khi trở về đơn vị anh còn nhớ ngắt theo cánh lan rừng này để mang về tặng em.

Không một món quà nào quý giá hơn bông lan rừng này, không một tâm tình nào nồng thắm hơn lời chàng. Lan lặng yên đón nhận tình cảm chân qúy của chàng.

Họ yêu nhau đã được một năm, mỗi lần nghỉ phép của Ngọc là những chuỗi ngày thần tiên, họ ríu rít bên nhau, Đi chơi, đi ciné, đi dạo trên con đường Duy Tân cây dài bóng mát. Với họ nơi nào cũng trữ tình, khung cảnh nào cũng nên thơ, đôi khi Ngọc đưa Lan về những khung cảnh đồng quê để chỉ cho Lan thấy quê của chàng.

Ngọc thích nhất những áng tơ trời chàng thường kể cho Lan nghe, khi còn nhỏ những lần về thăm nhà nhiều khi chàng lang thang trên con đê làng để nhìn ngắm những áng tơ trời lãng đãng trong không gian, la đà trên giòng nước, để nghe cái tĩnh mịch của một buổi hòang hôn. Vì vậy Lan ao ước được về thăm quê của chàng, những chiều đó hai kẻ yêu nhau đắm mình trong thiên nhiên, trong cái đẹp tuyệt vời của tơ trời vương vấn....

- Em nghĩ gì vậy Lan.

Lan giật mình

- Em đang nghĩ đến những áng tơ trời của anh.

- Thôi sửa sọan đi, kỳ này anh được nghỉ lâu, em cũng thi cử xong anh sẽ xin Mẹ cho em về thăm quê anh lần nữa.

Buổi tiệc mừng chiến thắng của sư đòan chàng thật vui, thật nhộn nhịp, nhưng Lan không mấy thích nàng chỉ thích những giây phút chỉ có hai người và thiên nhiên..

Có những điều cả hai thích rất giống nhau, thích nhìn hòang hôn trên bãi biển, thích nhìn mưa rơi... khi Ngọc ở bên Lan chàng thóat ra hẳn một thế giói khác, thế giới không có súng đạn không có mùi thuốc súng....

  Chiều nay mưa rơi rả rích Lan ngồi bên khung của sổ, mơ màng nhớ đến lần đầu gặp Ngọc.

Thuở ấy khi mới thi đậu xong tú tài, ông anh nhất định bắt Lan phải theo ngành Dược, chính anh đi ghi danh cho Lan, chính anh đi tìm pharmacy xin cho Lan đi thực tập. Ngày đầu tiên anh đã đưa Lan đến tận cửa pharmacy, Lan bỡ ngỡ ngại ngùng ngày đầu tiên mình trở thành cô sinh viên.

Bản tính rụt rè, Lan vào ngơ ngác tìm chỗ ngôi, một anh chàng sinh viên đã đẩy chiếc ghế bên cạnh anh và chỉ cho Lan ngồi xuống., buổi học đầu tiên rồi cũng qua đi, Lan thấy chóng mặt vì những danh sách lá cây khô, hóa chất, sách vở phải có.

- Chị có biết chỗ mua lá cây khô không, tôi có anh bạn học trên một lớp nếu chị muốn tôi sẽ hỏi giùm chị,

Anh chàng sinh viên tốt bụng và nhanh nhẩu, Lan thấy có cảm tình ngay và hân hoan nhờ chàng  hỏi hộ.

Vừa chạy xe về đến nhà, vào nhà khi quay lại đóng cửa thì đã thấy anh bạn mới quen đi tới, mỉm cười Lan chào:

- Nhà anh cũng ở gần đây"

- Vâng

Câu trao đổi ngắn ngủi nhưng cũng đủ để làm Lan bâng khuâng.

Và rồi ngày nào cũng vậy họ không về cùng nhau nhưng khi nào Lan về đến nhà thì cũng thấy Ngọc đi tới và mẩu đối thọai ngắn ngủi càng ngắn hơn và thay thể bằng nụ cười mà thôi.

Rồi năm học trôi qua, sau kỳ thi cuối năm và suốt mùa hè năm đó Lan không gặp Ngọc, Lan vốn rất lãng mạn, một tình cảm đã len lén vào trong Lan, Lan vẫn thường nhớ đến Ngọc.

Đầu niên học sau, Lan gặp lại Cầm, một cô bạn học cùng niên khóa trước. Cầm vồn vã đến bên Lan

- Lan ơi bồ khỏe không hè có vui không" Mình có ngừoi bạn cần mua sách cũ bồ để lại nhé của mình mình bán mất rồi.

- Mình còn, để hôm nào mình mang lại cho Cầm

- Lại nhà mình chiều nay đi.

- Ừ,  thôi 3 giờ chiều mình lại.

Cầm cười cười vui vẻ gật đầu.

Đúng giờ Lan xuống xe, bấm chuông nhà Cầm, Cầm ra tận cổng đón Lan vào nhà.

Lan hoa mắt chăng" Ngọc ngồi đó trong bộ quân phục.

- Chào cô Lan,

Lan ngạc nhiên

- Chào anh,

Cầm đến bên Lan giới thiệu

- Anh Ngọc là ông anh họ của mình, hôm nay anh về phép ghé lại chơi nhà mình.

Rồi Cầm đi vào nhà pha nước. Mặc dù đã quen nhau cả một niên học nhưng sao giờ thật xa lạ, ở nhà Mẹ thường nói Lan là "ngậm hột thị" không biết nói chuyện, nên giờ này sao khó khăn quá.

- Cô Lan khỏe không" Kỳ thi năm ngoái tôi thi hỏng, phần thực tập tôi đã pha chế nhầm nên bị gọi nhập ngũ.

- Thảo nào Lan không gặp lại anh trong niên học này.

...

 Lần về phép này Ngọc bị cảm, Lan phải đến nhà Ngọc thăm, cả nhà đi vắng Ngọc lên cơn sốt nặng, Lan luýnh quýnh vô cùng.

- Mọi khi anh cảm Mẹ hay cạo gió cho anh, anh thấy dễ chịu lắm, bây giờ em chịu khó lấy tấm thẻ bài cạo gió giùm anh đi, dầu ở ngăn tủ đằng kía.

Không còn cách nào hơn, Lan làm theo lời chỉ dẫn của Ngọc.

Cạo gió xong rửa tấm thẻ bài, vô ý nàng cất tấm thẻ bài vào trong ví, ngồi chơi với Ngọc một lúc rồi nàng ra về.

Khi Ngọc khỏi bệnh, Lan mới sực nhớ đến tấm thẻ bài, đưa trả lại Ngoc nhưng Ngọc muốn Lan giữ làm kỷ niệm.

Tháng tư năm 1975, cả nước xôi động, Ngọc bặt tin nơi chiến trường, Lan lòng như lửa đốt, không có cách gì liên lạc được với Ngọc. Bà chị Lan hối thúc cả gia đình phải ra đi.

- Hay Mẹ cho con ở lại chờ anh Ngọc rồi chúng con sẽ đi sau.

- Không được con ạ, Mẹ không thể để con một mình ở lại

Theo Mẹ ra đi, Lan vô cùng hoang mang không tin tức của Ngọc. 

Lên đến trại Guam Lan lang thang khắp nơi hỏi thăm nhưng Ngọc vẫn biệt vô âm tín. Những ngày

Khi được phép liên lạc về Việt Nam, Lan viết bao nhiêu thư về địa chỉ cũ, nhưng chẳng có hồi âm

Định cư ở California Lan theo bạn bè dự lớp luyện thi bằng tương đương, nhưng rồi đành bỏ dở, cơn nhức đầu đến với Lan thường xuyên. Tâm hồn Lan rối lọan, ba tháng một lần Lan phải đi bác sĩ tâm thần,

Những chiều mưa đứng trên cửa sổ nhìn xuống, thấy một cặp tình nhân che chung một chiếc dù cũng làm hồn Lan chùng xuống còn đâu "chiều mưa ngày nào sánh bước bên nhau"...

Thời gian trôi, Lan ổn định trở lại, vào làm việc cho một cơ quan thiện nguyện.

Nơi đây Lan quen với Tuấn, Tuấn dành nhiều cảm tình cho Lan nhưng Lan vẫn dửng dưng, tình cảm không thể vượt quá tình bạn.

Một buổi chiều tan sở trời mưa tầm tã. Lúc đến sở Lan vội chạy vào sở quên không tắt đèn xe, hết bình điện, xe không nổ máy. Lan chạy vào sở cầu cứu may thay Tuấn chưa ra về, Tuấn đã đội mưa, câu điện cho xe Lan, Lan cảm động nhưng không hề rung động.

Lan như một cái xác không hồn, sáng đi làm tối về nhà, vào phòng cuộn mình trong nỗi nhớ. Nụ cười hiếm hoi trên môi Lan.

- Đã mười năm trôi qua, giờ này chắc Ngọc đã có vợ con rồi, con ưng cậu Tuấn đi, mẹ thấy cậu ấy cũng đàng hòang và đã theo con cả mấy năm rồi.

- Thưa Mẹ con cũng thấy anh Tuấn tốt nhưng sao con chỉ có thể xem anh ấy như một người bạn mà thôi.

Mẹ Lan đã về ở chung với cô em của Lan để trông nom cháu, Lan sống một mình trong căn apartment, ra vào như một cái bóng. Lan không bao giờ nhấc phone, chỉ chờ nghe lời nhắn trong máy nếu là cô em hay là mẹ Lan gọi thì Lan mới nói chuyện.

Một năm có cô bạn từ thời trung học qua chơi, đúng vào dịp Trưng Vương hội ngộ, cô bạn năn nỉ Lan đi dự:

- Mày đi với tao một lần này đi, tao từ Úc qua vào đúng dịp này hai đứa đi chơi cho vui

- Thôi cho tao ở nhà đi, tao không muốn gặp bạn bè, phút vui nào rồi cũng tàn, lúc ra về nỗi buồn càng thêm mênh mông.

- Ba chục năm mình mới gặp nhau thôi đi với tao đi.

Miễn cưỡng Lan đi với bạn, không tìm đâu ra chiếc áo dài xanh, mầu xanh của thuở học trò, của những ngày thứ hai được mặc để làm lễ chào cờ.

Xoay sở rồi cũng xong, Lan mượn được một chiếc áo dài xanh, quần trắng, giầy trắng, đeo thêm một chuỗi hạt trai, đủ bộ đồng phục của các "mợ Trưng Vương" nơi hải ngọai, hai người tung tăng đi như những ngày còn là nữ sinh.

Đến nơi, thật đông người, gặp nhau tay bắt mặt mừng, ồn ào như một cái chợ những tiếng mày tao những tiếng cười nói lao xao, những khuôn mặt rạng rỡ...

Mở màn bằng màn chào quốc kỳ, rồi cũng có hai cựu nữ sinh ăn mặc giả hai bà Trưng và vài chục chiếc áo dài xanh tiến lên sân khấu để cùng hát  bài "Trưng Nữ Vương". Trưng Nữ Vương lau phấn son quên thù nhà...

Lan hầu như quên được nỗi buồn, hòa mình trong rừng áo xanh đó. Những câu truyện nở như pháo rang. Vui nhất là một giáo sư đã gọi buổi họp này là một buổi họp của "những bô lão của thế kỷ thứ 21". Các "cụ" đã quên mất mình đã già, đóng kịch hát múa tưng bừng......

Phút vui rồi cũng tàn, sau buổi hội ngộ đó Lan và cô bạn chia tay, Lan trở về cuộc sống âm thầm.....

Ngày lễ Thanksgiving gần tới, mọi người tưng bừng tụ họp ăn uống. Càng gần cuối năm những ngày lễ lớn cho gia đình xum họp, lòng Lan càng thêm lạnh giá. Những buổi tối lang thang qua những căn nhà giăng đèn sáng chưng, Lan thầm nghĩ trong nhà chắc ấm cúng lắm. Chỉ có mình mình cô đơn.

Một buổi chiều rời sở  ra về lòng nhớ Ngọc đến quay quắt, Lan lái xe đến bờ biển lặng nhìn mây nước trôi, thả hồn mình lang thang, trời tối lúc nào nàng không hay, cơn giông kéo đến mịt mù nàng cũng không cảm biết, nhớ đến một chiều nào ngồi bên Ngọc nghe Ngọc kể đọan kết của một cuốn phim chàng vẫn thích,  một người đàn ông ôm xác người yêu trong tay ngồi trên biển vắng suốt một đêm cho đến sáng cảnh sát tới mới kéo được xác người con gái ra khỏi tay người đàn ông.....

- Are you OK" It is raining.

Tiếng nói mang âm huởng Việt Nam của một người đàn ông kéo nàng trở về thực tại. Một chiếc áo mưa được khóac lên người nàng. Một cánh tay ấm áp đưa ra dìu Lan ra bãi đậu xe. Một cảm giác thật lạ lùng đến với Lan, như trong cơn mơ Lan trả lời bằng tiếng Việt.

- Cám ơn anh.

Người đàn ông nghẹn ngào không nói nên lời

- Xin... xin lỗi có phải là Lan.

*

Do thần giao cách cảm họ đã cùng nhau đến bãi biển trong một buổi chiều mưa để cùng nhớ lại một kỷ niệm xưa và...họ đã gặp lại nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,706,698
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến