Hôm nay,  

Quê Xưa, Một Góc Cuộc Đời

10/09/200600:00:00(Xem: 132210)

Bài số 1095-1704-417-vb8100906

Dương Hoàng Yến là một tác giả trẻ, cư dân Memphis, TN, cô cho hay “qua Mỹ đã lâu nhưng vẫn cố gắng viết tiếng Việt”. Cô từng có bài dự Viết Về Nước Mỹ  ký bút hiệu Hoàng Yến, trùng với bút hiệu của một tác giả khác tại San Jose, nên từ nay là Dương Hoàng Yến. Mong Yến sẽ tiếp tục có thêm bài mới.

*

Vứt hết đống hành lý sang một bên cho mẹ và các cô dì dọn dẹp, tôi lững thững bước ra khoảng sân trống trước nhà. Những giọt nắng chiều óng ả chiếu xiên qua cành hoa phượng vỹ rồi ngã xuống mặt đường tạo thành những hình thù nhảy muá lơ thơ. Bầu trời nơi đây xanh biếc, ẩn hiện những áng mây hững hờ trôi. Một cơn gió thoảng qua làm tung đám bụi đường, chúng nhảy múa điên cuồng rồi nhẹ nhàng lắng xuống như tìm lại giấc ngủ không trọn vẹn. Không khí ở Sàigòn không trong lành và nhẹ nhõm như ở Mỹ nhưng nó thắm đượm một cái gì đó mộc mạc khó có thể tìm thấy bất kỳ một nơi nào khác.

Một chú bé đứng thập thò ngoài ngõ như đang tìm kiếm một ai. Tuyền vội vàng từ nhà bước ra. Thằng bé nhoẻn miệng cười toen toét chào:

- Chị Tuyền, con Như đâu rồi. Nó bảo em hôm nay sang nhà nó xem Việt Kiều ở Mỹ về.

Tôi và Tuyền thoáng nhìn nhau rồi phá lên cười rộn rã trước câu nói ngộ nghĩnh cuả chú bé. Tuyền quay sang ký cái đầu khét nắng cuả nó rồi chỉ vào tôi trả lời:

- Việt Kiều nè. Mấy Việt Kiều khác thì mệt nên ngủ hết rồi. Tối Như ăn cơm xong, chị kêu nó kiếm em.

Thằng bé nhìn tôi ngờ vực rồi nhíu mày nói tiếp:

- Việt Kiều sao đen giống Việt Nam bên này quá. Em tưởng Việt Kiều phải sang trọng trắng trẻo lắm mà. Thôi em về, tối em qua.

Tôi cảm thấy buồn cười trước cái nhìn hơi đặc biệt cuả chú bé.  Trong khi chúng tôi ơ Mỹ đi phơi nắng cho đen thì người ở quê nhà lại cho trắng trẻo là sang trọng.

Tôi tắm rửa và thay vội bộ đồ cuả Tuyền cho thoáng mát. Tuyền chở tôi đi trên một chiếc xe được xếp vào hạng sang trong nước. Dọc hai bên đường đầy ấp những hàng quán chỉ mới mọc lên sau này để đáp ứng phong trào ăn chơi cuả thiên hạ. Vườn táo ngày xưa mà chúng tôi chiều chiều vẫn vào hái trộm nay trở thành một quán café mập mờ đèn mầu. Trên những tầng  cao ốc và hình như trải dài suốt con đường là những bảng lớn vẽ đủ thứ khẩu hiệu      “Dân Giàu Nước Mạnh”, “Độc Lập Tự Do” và “Hạnh Phúc Ấm No”. Thật mai mia thay khi ngay dưới chân những toà nhà và những bảng hiệu đó là những người già và trẻ em la liệt ngồi để chờ đồng tiền bố thí cuả khách qua đường. Đi môt khoảng thì lại có vài người vứt rác hoặc đổ nước ra lòng đường môt cách hồn nhiên quen thuộc.  Hình như nhà nước Việt Nam phô trương một cách hơi quá đáng.

Tuyền dừng xe trên một bãi đất rộng thênh thang và bước nhanh về phiá những quán ăn gần đó. Mùi khói cuả đồ nướng xông lên làm cay nồng sống mũi thế mà mọi người vẫn nhí nhố chuyện trò. Khung cảnh nơi đây ngột ngạt với những chiếc bàn thấp lè tè và vài cây quạt máy trên trần nhà cứ buồn bã quay phành phạch. Có lẽ trong cái dơ của bụi đường có cái ngon đặc biệt cuả thức ăn nên quán này đông nghẹt khách. Chúng tôi đành nhượng bộ ngồi chung với một đôi nam nừ ăn mặc sặc sỡ.

Sau khi tôi gọi vài món ăn mà Tuyền cho là ngon nhất tiệm thì không lâu sau một cô gái bước đến bàn chúng tôi và chầm chậm nói.

- Hai chị xem phiếu tính tiền trước rồi gọi luôn mấy món khác nhen"

Tôi thoáng nhìn phiếu tiền rồi mỉm cười đưa cho Tuyền xem. Cô thở dài miễn cưỡng rồi gật đầu quay sang bảo cô gái:

- Được mà! Nếu không đủ tiền tôi rưà chén một tháng cho chị!

Cô gái mỉm cườI tế nhị rồi thoăn thoắt bước đi. Tuyền liếc mắt một cách hờn dỗi và định nói cho tôi nghe một chuyện gì đó thì bỗng người con gái chung bàn với chung tôi buột miệng lên tiếng:

- Có tiền thì phải ăn mặc cho sang trọng và xài phone phải mới nhất thì thiên hạ mới nể. Người ở đây quan trọng vẻ bên ngoài lắm cho nên càng tỏ ra văn minh sành điệu thì càng ấn tượng. Uả mà hai người từ đâu đến"

- Quận X.   

Tuyền vui vẻ đáp lời và tỏ ra đồng cảm với cô gái.

- Thiệt hả" Ba cuả anh này là quận trưởng quận X đó. Tụi này ít đi chơi ở quận X lắm vì ai cũng quen tên biết mặt, hô nể nang quá cũng làm mình khó chịu.

- Thế hai người còn đi học không"

Không biết câu hỏi cuả tôi có phải là vớ vẩn lắm không mà hai người đó phá lên cười hóm hỉnh. Cô gái tươi tỉnh đáp.

- Nhỏ này nghỉ học từ năm lớp 10 rồi. Còn bạn trai mình nè. Học lớp 12 rớt lên rớt xuống thế mà ba ảnh vẫn xin cho ảnh một chân trong đại học y khoa. Ngộ ghê!

Cô gái khẽ nháy mắt một cách tinh nghịch nhìn chúng tôi. Tôi khẽ cười trước câu nói khôi hài đó.

Không khí lúc này trở nên diụ dàng hơn khi một số người bước ra khỏi quán. Một thằng bé lấm lem chân đất chạy vòng vòng dọn dẹp và phụ đỡ những  gã đàn ông say xỉn ra xe. Họ hát những lời hát nhảm nhí của một tác giả nào đó rồi ném tờ 5000 đồng cho thằng bé một cách hào phóng Thằng bé phủi phủi tờ giây bạc rồi lại nhanh chân chạy ngược vào quán để làm những chuyện lặt vặt khác.

Hai bên đường trời đã nhá nhem tối để nổi lên những bảng hiệu Neon rực rỡ. Chốc chốc một vài cơn gió thoáng qua làm mát rượi con người giưã cái bầu không khí nặng nề. Xa xa tiếng còi xe inh ỏi vang lên hoà lẫn tiếng thờ hổn hển cuả nhịp thời gian trôi. Một người đàn ông giận dữ bước vào quán. Ông đá lăn chiếc ghế ngay lối ra vào và trừng mắt nhìn quanh. Ông nhìn thấy thằng bé lập tức nắm lấy đầu nó và tát một cái thật mạnh vào mặt nó. Nó lom khom bò dậy và khóc tức tửi. Ông định chạy đến đá vào người nó thì một số người cản ông laị. Ông hét lên thật to và chỉ vào mặt thằng nhỏ:

- Thằng cô hồn kia có phải lúc nãy dọn dẹp bàn mày chôm cái điện thoại di động cuả tao" Chủ quán đâu" Sao cho dân mất dạy như này phục vụ khách chứ"

Bà chủ quán bước ra chưa kịp hỏi han gì thì quay qua thằng bé mà mắng xối xả.

- Thằng kia mày có lấy không thì trả. Nếu không tao bắt mày lên công an thì đừng trách tao.

Rồi bà quay sang từ tốn đáp lời người đàn ông đó còn bàn tay thì bà xoa xoa lồng ngực hắn một cách thân thiết.

- Anh thông cảm cho em. Để em hỏi rõ đuôi đầu. Em mớI cho nó vô làm 3 tuần nay vì nó nói nó cần tiền để đóng học phí. Anh uống đở lon nước nhá.

Bà hắng giọng rất nhẹ, chỉnh lại cái áo rồi chỉ vào trán thằng bé.

- Mày liệu hồn mà khai cho thật nghen. Cái gánh xoi của mẹ mày tao bảo đảm không nuôi đủ mấy chị em mày ăn học đâu. Có lấy thì đem ra để chú đây tha cho mày.

 Thằng bé thút thít nói:

- Hồi nãy con dọn bàn với chị Hà mà. Tụi con không có thấy gì hết. Con không hiểu sao chú lại nói con nữa.

 Người đàn ông đó chu tréo:

- Cái gì" Không mày thì ai. Mày dọn bàn rồi lại lấy xe cho tao. Tao thấy có mày là gần tao nhất.

Tôi theo dõi câu chuyện từ nãy giờ và hình như cảm thấy nhiều điều vô lý nên tôi đứng lên và bước đến chổ thằng bé. Tôi đỡ nó dậy và nắm lấy bàn tay nó. Tuyền và hai ngườI chung bàn lúc nãy củng rảo bước theo tôi. Tôi nhìn người đàn ông và tế nhị bảo.

- Nếu chú muốn biết có đánh rơi điện thoại ở đây thì chú mượn điện thoại của chủ quán để gọi thử. Không bằng chứng sao chú đánh người như thế. Cô chủ quán cho mượn nhờ phone đi.

Bất chợt tôi bắt gặp ánh mắt lấm lét của cặp trai gái ngồi chung bàn lúc nãy. NgườI con trai chợt nhìn tôi rồi chuyền ngay một vật gì chớp chớp trong tay cho cô gái. Trong nháy mắt cô thả lỏng bàn tay và đá nhẹ chiếc phone về phiá chậu hoa gần đó. Lập tức chiếc phone chạm vào đất thì rung lên và một dòng nhạc du dương tiếp nối. Người đàn ông mừng rỡ nhặt nó lên và quay sang nói.

- Thì ra nó ở đây. Ê nhỏ, hồi nãy tao đánh oan mày. Tao đền cho mày 20000 ngàn nè. Huề nhau nhé.  Còn cô nữa, để coi cho cô bao nhiêu đây.

Tôi gạt tay lên trước cái vẻ suy nghĩ khó coi cuả ông và nghiêm nghị bảo:

- Không cần. Tiền này chú có vẻ cần hơn. Cháu chỉ muốn chú biết rằng danh dự của một ngườI đáng hơn 20.000 ngàn đó.

Ông nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ quái rồi rút nhanh ra khỏi quán. Mỗi người một câu tha hồ bàn luận rồi họ lại trở về bàn để tiếp tục say. Tôi nhìn cặp nam nữ. Đã tính nhếch miệng nói “À, Ra đây là công tử của  ông quận trưởng X.”

Nhưng thôi. Tôi chán nản bỏ về. Chú bé lúc nãy hổn hển thở khi nó gặp được tôi ngoài bãi đậu xe. Nó cầm xấp tiền trên tay mệt mỏi nói.

- Chị trả dư tiền nè.

Tôi mỉm cười nhìn nó rồi chià cho em thêm tờ một trăm ngàn và vò đầu nó bảo.

- Chị cho em tiền này đề cho em phụ mẹ ở nhà. Còn tiền đó thì em nói là chị cho mấy người phục vụ. Ráng học cho giỏi để mai mốt không ai coi thường mình.

Tôi không biết em có hiểu tôi muốn nói gì chăng nhưng tôi đọc được trong mắt em những niềm vui khó tả. Tôi lại càng không biết ở giữa một cái xã hội như thế này thì ai mới thật sự là người có tài để mà trọng khinh" Một cơn mưa rào rơi xuống cuốn trôi đi hết những cát bụi trên đường phố. Thế sao mưa không cuốn trôi đi luôn những nghèo nàn của cuộc sống tại góc cuộc đời này, mưa nhỉ"

Memphis. TN 2005

DƯƠNG HOÀNG YẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,683,754
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến