Hôm nay,  

Tôi Đi Giũa Nail

24/12/200600:00:00(Xem: 307122)
  • Tác giả :

Tôi Đi Giũa Nail

Người viết: XYZ
Bài số 1160-1768-480-vb8241206

Tác giả tên thật Phạm Đình Ninh --  đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2006 với bài viết "Anh đã mừng đưa em sang đây." Bài viết của ông thường thể hiện tính lạc quan vui vẻ và tấm lòng tử tế, nồng hậu. Bài mới nhất của ông lần này là chuyện đi làm Nail: đi học, đi thi và đi giũa.

*

Trước khi viết bài này, tôi có nói với chị Cả của tôi:
- Chị à, tui định ca cẩm về cái chuyện đi học nail, đi thi nail rồi đi làm nail để phải "chịu đời" với ba cái chuyện bực mình, nhưng sợ bị "nhàm hàng" vì bà con mình lên "hàng" này nhiều quá nên tui còn lưỡng lự đó chị.
Không ngờ, bả quát ngay vô mặt tôi:
- Cái gì mà "nhàm hàng"" Mỗi chuyện là một kinh nghiệm khác nhau. Mỗi người viết mỗi khác nhau, làm sao "nhàm hàng" được " Viết đi! Tui đón đọc đây nè, anh Hai!
Trời đất... ! Bình thường bả hiền khô hà, mà nay sao bả trổ dữ quá vậy trời!
Vậy là tôi "xuống tay" bắt đầu gõ lóc cóc về cái chuyện này. Bắt chước phim bộ Hồng Kông hay Đại Hàn, tôi chia cái chuyện giũa nail này ra làm ba tập.
* Tập một:Tôi đi học "giũa".
 Cái việc tôi đi học giũa này là do "nó" chọn tôi chớ tôi không có chọn "nó" à nghen!
Chắc cũng giông giống như phần lớn dân Mỹ da vàng của mình. Nghề giũa này thì học nhanh để có cái cần câu... bánh mì cũng nhanh. Thêm nữa, người mình có cái lợi thế là rất khéo tay, Mỹ nó cũng công nhận như thế, nên khi mình nhào vô thì nó phải "de" ra.
Sau khi bà xã tôi có bằng nail, đi làm có đồng vô đồng ra rồi thì tôi từ giã... "Mr. Mom" và lớp ESL, để đi học giũa part-time vì tôi còn phải đến trường đón Tí Anh, đến babysitter đón Tý Em, nên thời gian học phải bị kéo dài ra. Nhưng tôi không nản chút nào vì đi học nail vui lắm, đủ cả nam-phụ-xồn xồn-trẻ, đủ cả các sắc dân Việt-Miên-Lào, điểm thêm một vài em Mễ làm cảnh nữa.
Thiệt tình mà nói, tôi phải ráng học cho thiệt chăm chỉ, hai mươi phút ra chơi thì tôi vẫn ở lại trong lớp mà thực tập những gì vừa học qua, vì tôi chỉ có một con đường duy nhất đó để... trả bill trả nợ mà thôi   No choice!
Nhớ hồi nhỏ còn đi học, thầy giáo và ba má tôi thường nhắc nhở là thời giờ qua đi nhanh lắm đó, đừng có lơ là bỏ phí rất uổn, nó qua đi mất rồi thì không lấy lại được đâu. Mà tôi đâu có chịu nghe, bây giờ mới thấy quý, mới thấy thấm thía, mới biết chắt chiu từng ngày từng giờ từng phút. Ở cái xứ siêu công nghiệp này, con người phải chạy đua với cái kim giờ, với cái kim phút đó. Những điều tôi vừa nghĩ đó nghe quá cũ rích, nhưng thực tế là vậy, nên tôi phải tự nghiêm khắc với mình. Tôi tự nhủ mình như vậy. Dứt khoát thế thôi!  
Khi "nhập môn", cái khổ nhất mà ai cũng phải "chấp nhận... thương đau" đó là cái mùi hóa chất. Không những nó làm cho mình khó chịu ngay tức khắc mà còn di hại về sau nữa. Lần đầu hít phải mùi acetone là mũi tôi hơi bị nồng, mắt cay cay, da ưng ửng đỏ. Những lần bị dị ứng như thế là mấy... mấy cái bill cái nợ nó lại vờn qua lượn lại trước mặt mình, nên tôi phải ráng gồng mà chịu đựng thôi, vì có ai... ráng gồng giùm cho mình đâu. Có người bị hách xì hơi liên tục, chảy nước mắt ràn rụa phải bỏ học luôn, thiệt tội nghiệp.
Bài học đầu tiên là học làm "chân nước"; khi hơi nhuyễn tay rồi thì tiến lên học làm "tay nước". Cầm cái kềm cắt da mà tay tôi phát run lên vì sợ cắt chảy máu người làm mẫu. Rồi còn massage nữa chớ, phải xoa xoa bóp bóp sao cho người làm mẫu cảm thấy "đa đã phê phê" thì mới ăn tiền. Nói nhỏ quý vị nghe, tôi khoái cái step này lắm, vì mình được xoa được bóp "người ta" thả giàn miễn phí mà không sợ bị "xu" chút nào -- tức là bị thưa kiện đó.
Chẳng biết tôi xoa xoa bóp bóp thế nào mà ba bốn cô đồng môn  trẻ gặp tôi cứ mè nheo: "Chú massage cho cháu nghen... ! Chú massage cho... i... em nghen...!". Vậy là xem như tôi đã có chút ít tiến bộ trong cái step này rồi. Nói chơi cho vui vậy thôi chớ các học viên thường thay phiên làm model (làm mẫu) cho nhau để thực tập cho quen tay nghề của mình.
Qua màn sơn móng tay móng chân, tôi ngán nhất là sơn mấy màu đậm -- đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím -- thất sắc đó, nên đụng tới chúng là tôi... "thất sắc" ngay; nếu lỡ bị lem, mà clean không khéo thì nó lại nhòe nhoẹt tùm lum ra, càng khổ thêm nữa, mà tôi thì cứ... lỡ hoài hà. Tôi rất thích sơn màu... clear, kế đến là màu baby pink; hoặc là... không sơn màu gì hết, khỏe vô cùng. Thỉnh thoảng, mấy lớp tiểu học gần đó dẫn các cháu học trò nhí đến cho học viên thực tập làm chân tay nuớc với giá tượng trưng. Cha mẹ các cháu thật tử tế, cho các cháu thêm một đồng để "tip" cho chúng tôi. Cầm đồng tiền "tip" từ tay các cháu mà tôi nhớ tôi thương hai nhóc của tôi lắm, vì chúng chưa được sung sướng như các cháu này.
À quên... ! Phải nói tới chuyện học lý thuyết nữa chớ. Mỗi buổi học, từ tám tới mười giờ sáng là phải học lý thuyết. Cái môn này thì ngán như cơm nếp. Ba cái tên hóa chất bằng chữ La Tinh thấy sao lạ quắc, đọc đi đọc lại mà nghe như mình đang... rang bắp, và có dễ gì thuộc đâu. Thôi thì cũng ráng, thi đậu rồi quên phắt đi cho khỏe. Tôi nghĩ ra cách học thuộc mặt chữ, hoặc liên tưởng đến những âm nào na ná như tiếng Việt mình cho dễ nhớ. Tôi chợt thấy mình... "thông minh cực kỳ". Lấy kinh nghiệm hồi đi học chữ, học ngày nào xào ngày nấy; nên buổi sáng học tại trường, tối đến xong việc nhà thì học lại liền; chớ để dồn bài đợi đến gần ngày thi mới vùi đầu chúi mũi vô mà học thì khổ lắm; nhất là ở xứ này, đủ thứ chuyện trên đời nó quần mình thì càng khổ gấp bội. Phần tôi, nhờ đã cùng bà xã học cho bả khỏi nản, nên lúc này tôi mới đỡ khổ phần nào.
Giờ nói đến chuyện học làm móng bột, tức là làm móng tay giả. Phải tập làm móng bột trên ngón tay giả trước, khi quen rồi mới được làm trên ngón tay thật. Có lần, tôi dán cái "tip" (móng giả) lên móng thật của người mẫu, vì không khéo, nên keo nó dán ngón tay tôi với ngón tay người mẫu dính chặt vào nhau, gỡ không ra; vậy là "hai đứa xồn xồn tôi" dắt nhau đi ngâm nước, chặp lâu mới gỡ ra được. Mấy cô cậu tre trẻ được dịp chọc quê: "Cô chú xứng đôi quá, tình quá! Dắt nhau đi shopping đó hả!", rồi vỗ tay cười rần lên. Quê một cục! Quê thấy mồ!
Cái khóa tôi học giũa đó phải trải qua hai tiết trời nóng và lạnh, nên việc đắp bột khá vất vả, chưa biết canh bột sao cho "vừa phải" để đắp một cái "là vừa là gọn" liền.
À, cái vẻ mặt của học viên khi chăm chú thực tập thì mỗi người mỗi vẻ coi tức cười lắm nghe. Có người khi đắp bột thì cái miệng cũng... đắp theo, khi giũa móng thì cái miệng cũng... giũa theo. Nghiã là, có người thì meo méo miệng, có người thì ha há miệng, có người thì thè thè cái lưỡi, có người thì liêm liếm cái môi... Thôi thì đủ kiểu... "nhát ma" khách. Trông tếu vô cùng.     
Có lần, tôi vừa thơ thới nhịp nhịp bàn chân vừa ung dung... liêm liếm cái môi mình mà tập làm nửa bộ full set cho một bạn học nữ trẻ. Bất ngờ cô ấy hỏi:
- Chớ... chú làm gì dzậy"
Tôi vừa giũa giũa vừa nhỏ nhẹ đáp:
- Thì... tui đang làm nửa bộ full set.
- Thôi đi chú... ! --
Cổ kéo dài cái giọng mềm như tơ như lụa.
- Thôi sao được! Tui cần phải làm dzậy để kiếm chút cháo chớ!   Tôi thiệt tình trả lời.
- Chú... dòm...  xuống bàn coi... ! -- Cổ dịu giọng lại.
Dòm xuống bàn mới biết, thì ra tôi đang nhịp nhịp bàn chân tôi lên... bàn chân cổ.
- Sorry nhen!
- Không sao... a... n...  chú...! -- Cổ cười mỏng, cái mặt sượng trân.
Cô Kim A và Cô Kim B giảng dạy, chỉ vẽ tận tình lắm. Hai Cô thường đến nói chuyện thân mật cởi mở với học viên để khuyến khích học hành, nhất là các học viên lớn tuổi, dễ bị nản.
Giũa lui giũa tới thì cũng đến ngày nạp đơn đi thi. Khi tôi học hết khóa, bà xã tôi xin chị chủ tiệm cho tôi đến tập làm, gọi là "tập bắn đạn thiệt" cho quen tay, cho dạn tay, chỉ bằng lòng. Với lại, chỉ cũng cần có một thợ nam để nhờ việc mở cửa sớm, đóng cửa trễ. Khi tôi đã kha khá tay nghề rồi thì gần như chỉ giao tiệm cho vợ chồng luôn, vì chỉ bận đi... casino. Nhờ vậy mà tôi làm cũng khá nhuyễn.

* Tập hai: Tôi đi thi "giũa".
Trước ngày thi mấy hôm, tôi phải dợt lui dợt tới vài lần cái bài thi thực hành cho thiệt nhuyễn dưới sự giám sát của... bà xã tôi. Gớm, bả kỹ quá, kỹ đến nỗi có lúc tôi muốn... sùng lên. Nhưng phải vậy mới được chớ. Biết tôi sắp... sùng, bả vuốt vuốt tóc tôi, rồi dỗ ngon dỗ ngọt, nhắc đi nhắc lại: "Anh ráng đậu cái một cho khỏe, nghen!"   Tôi cảm động đáp: "Ừa... ! Anh sẽ ráng!". Cũng nhờ tôi đã dợt trước với bả hồi bả dọn thi năm trước, nên chuyện này tôi thông qua không khó mấy.
Còn chị chủ tiệm thì nhiệt tình làm sao! Chỉ nói:
- Anh ráng đậu cho ngon lành đi. Có bằng rồi, tôi nhờ hai ông bà coi giùm tiệm, để tôi còn rảnh rang mà đi... "múa quạt" ở casino chớ!
Mười ngón tay của tôi, thì bốn ngón chỉ có một chút được gọi là móng vì tật bẩm sinh khi vừa lọt lòng mẹ. Thấy vậy, chị chủ mới làm bốn cái móng giả cho nó coi được một chút. Tôi nhờ chị hàng xóm -- chớ không phải cô hàng xóm -- làm model cho tôi thi. Chỉ sốt sắng lắm, vì chỉ cũng có ý đi học giũa như tôi, nên nhận lời để đến coi cái không khí thi nó ra làm sao.


Tôi nhớ ở trường nail, học viên kháo với nhau, trên Stateboard có bà giám khảo người Việt mình, tên X. hay S. gì đó, coi thi khó "dzàng trời" đó nghen! Bả coi kỹ lắm. Lạng quạng là fail ngay tại chỗ đó!
Vào phòng thi, trước hết là tôi muốn coi cái bà giám khảo đó ra làm sao mà thiên hạ "ớn" quá vậy.
Khỏi phải chờ đợi lâu, trước giờ thi chừng mươi phút, bà giám khảo xuất hiện với "bộ cánh" vest đen, nổi bật bên trong là chiếc áo sơ mi trắng, ve cổ áo rùn rùn và hai cổ tay sơ-mi cũng rùn rùn, điệu lắm. Da mặt trắng hồng mà hơi... lạnh. Hình như bả chẳng thèm cười... miếng nào. Chắc tại cái chức nghiệp nó khiến bả phải... đóng tuồng như vậy. Thiệt khó mà đoán được tuổi bả -- người sang có khác!
Phòng thi im lặng như tờ. Phổ biến nội qui thi xong, bà giám khảo dặn dò thiệt kỹ, còn nhấn mạnh là, người model không được nhắc nhở thí sinh gì hết, tốt nhất là không nên nói một tiếng nào, nghiã là phải... câm như hến. 
Thi lý thuyết "abcd tô" xong, nghỉ chừng tiếng đồng hồ thì thi thực hành. Bắt đầu thì thi "set up" bàn, rồi thi làm "tay nước". Tôi biết, các giám khảo của Stateboard rất chú trọng đến vệ sinh, sát trùng và an toàn cho cả khách lẫn thợ. Nên tôi "biểu diễn" cái màn rửa tay và sát trùng dụng cụ nhiều lần lắm, đến nỗi chị model phải sốt ruột, khẽ máy môi lí nhí nhắc: "Coi chừng, không kịp giờ, anh!"   "Tui biết... !".
Vậy mà tôi lại đi rửa tay và sát trùng, chỉ lại nhắc. Chợt bà giám khảo lạng đến chỗ tôi, tôi lại... đi rửa tay và sát trùng, ý muốn cho bả biết là "Tôi sạch sẽ lắm, kỹ lắm đó à nghen...!".
Bả bỏ đi, lạng qua chỗ khác. Chị model lại lí nhí nhắc: "Đừng rửa tay nữa, coi...". Mới nhắc có mấy tiếng thì bà giám khảo quay lại, lạng đến. Ủa sao bả thính tai giữ vậy cà! Lần này, bả gõ gõ cây bút chì lên bàn, tôi ngước nhìn lên thì bả đặt ngón tay trỏ lên đôi môi mọng như nho, khẻ suỵt một tiếng. Và, tôi đã hiểu ý.
Khi thi làm móng bột, tôi "biểu diễn" một màn nhỏ keo dán "típ" bằng một động tác rất ư là an toàn cho tôi và model. Đến phần thi làm "chân nước", tôi vớt bàn chân phải của chị model đang ngâm trong chậu nước lên, chỉ bỏ xuống; tôi lại vớt lên, chỉ lại bỏ xuống; tôi lại vớt lên, lần này chỉ không thèm bỏ xuống nữa. Vậy là tôi làm cái bàn chân phải này.
Tôi làm sạch, và gọn một cách tự tin chi lạ trong suốt buổi thi.
Khi ngồi chờ công bố kết quả thi trong phòng họp ở Stateboard. Chị model nói:
- Anh quýnh quá hay sao mà dzớt bàn chân phải của tui lên! Theo lời anh dặn, tui đã "dọn sẵn" bàn chân trái "ngon lành" cho anh rồi, mà anh lại...
Tôi sực nhớ ra:
- À há... ! Tui quên mất! Tại bà giám khảo cứ lạng tới chỗ mình wài làm như bả... ghiền tui lắm dzậy, nên tui bị "nớ-vợch"... chớ sao!
- Chắc tại bả nghe tui lí nhí nhắc anh, nên bả mới quần... chớ sao!
- Hèn gì... !
Kết quả, tôi đậu. Mừng quá, tôi quên hết mọi chuyện, ôm chầm lấy chị model, suýt ... hun một miếng thì may quá chỉ tránh kịp.
Mà cũng vì mừng quá, tôi lại quên gọi phone báo ngay cho vợ tôi và chị chủ tiệm biết cái tin tôi "đậu cho ngon lành" và mừng, rất mừng này.
* Tập 3: Tôi đi "giũa"
Thế là tôi chính thức được thu nhận vào tiệm nail của chị chủ... "casino".
Thời gian đầu, tuy đã có bằng nhưng chưa "chiến" gì mấy, nên tôi chỉ được làm chân tay nước cho khách nhí hay highschool cho quen... "chiến trường" cái đã. Rồi dần dần tôi được cho fill một vài móng lẻ tẻ của khách dễ tính. Chừng ba bốn tháng sau thì tôi fill được nguyên bộ, sơn phết không đến nỗi tệ. Rồi tiến lên làm full set cũng khá ngon lành.
Nhớ có lần làm "chân nước" rồi massage cho một "em" khách Mễ có hẹn -- vì nó chỉ chịu tôi làm mà thôi -- tôi chợt nghe có tiếng cưa gỗ hay xay lúa đâu đây, ngước mắt nhìn lên, thì ra cái nàng khách ruột của tôi vì "phê" quá mà đi vào giấc điệp hồi nào không hay, lại "vô tư" há mõm ngáy khò khò nữa chớ. Thấy... thương dễ sợ!
Tin tưởng hai vợ chồng tôi có thể "build" được khách nên chị chủ ấy rút lui dần dần vào... casino. Khách quen và khách walk-in cũng theo... chân chỉ mà rút qua tiệm khác. Chắc quý vị cũng đoán ra vì sao rồi. Vậy là vợ chồng tôi lặng lẽ giao tiệm lại cho chị chủ "casino" rồi cũng... rút đi tìm tiệm khác. 
Ở tiệm thứ nhì này, khách khá đông, nhưng vợ chồng tôi chẳng sao tranh lại được với các cô thợ trẻ tỏ mắt lẹ tay. Tiệm này có cô thợ be bé tên Tracy lanh và lém lắm -- nếu không muốn nói là láu một cây. Tay thì làm mà Tracy cứ liếc mắt dòm chừng ra cửa, thoáng thấy khách bước vào là cổ xí ngay: "Con đó của Tracy nha!" hoặc: "Con đó có hẹn với Tracy đó!". Tôi nghe bắt "nực gà" luôn, mà nghĩ lại mình là người lớn, chẳng lẽ mình lại... , nên thôi, cứ làm như mình đui mình điếc không thấy không nghe gì hết. Mà anh chị chủ lại hiền quá, cứ để mặc nó muốn "múa sao thì múa".
Nhưng rồi "ăn quen, chồn đèn mắc bẫy", một hôm, cô bé đó bị một "nữ lưu đồng nghiệp" trị cho một trận bằng một cái tát tai nhá lửa, vị "nữ lưu" ấy còn thét ngay vào mặt anh chị chủ: "Ông bà không biết làm cái con... mẹ gì hết!", rồi túm đồ nghề đi luôn. Cô bé Tracy kia co vòi quịt mặt chừng một tuần rồi lại chứng nào tật nấy. Chẳng biết nó là thá cái gì với anh chị chủ mà sao nó vẫn trơ trơ ra đấy.
Vợ chồng tôi chịu đựng ỏ đây chừng nửa năm, thấy cũng chẳng khá gì vì nó phức tạp quá, nên lại khăn gói quả mướp đi tìm nơi "đất lành chim đậu".
Ở tiệm thứ ba này, xem qua thì ổn rồi. Cô chủ trẻ nhưng khéo xử sự với thợ lắm. Đâu đó thật rõ ràng, nhất là chia khách cho thợ, tránh mếch lòng nhau. Biết tôi "có tuổi kém mắt chậm tay", nên khi có khách mà đến phiên cổ thì cổ lại nhường cho tôi. Nhưng -- lại nhưng   cũng có một chút lấn cấn. Đó là, có một cô thợ nhỏ tuổi nhất, là "thợ mới nhú", vậy mà lại lanh chanh tự cho mình cái quyền chia khách cho các bậc anh chị trong tiệm. Một hai lần thì chẳng nói làm gì, nhưng nhiều lần quá, nên tôi buộc phải nói xa nói gần: "Con rắn bình thường thì chỉ có một đầu. Nếu nó có hai đầu thì nó là con... quái vật". Có lẽ cô đó đã thấm ý phần nào nên thấy cái chuyện lanh chanh kia có giảm đi chút ít. Cũng may là thời gian sau, cô này đi nơi khác, cái gai trước mắt những thợ còn lại đã tự động biến mất.
Tiệm này ở cạnh một thành phố khá phức tạp nên cũng hơi "nhợn" phần nào. Có mấy cô khách quá "ba trợn", làm xong, quịt tiền tỉnh bơ bằng đủ cách. Có một cô khách -- trạc trung niên, dáng vẻ trông đàng hoàng tử tế lắm -- tôi làm full set, chị bạn tôi làm "chân nước". Sơn xong, nó đeo kính lên săm soi bộ set tôi vừa làm, nó nói kính này mờ quá để nó ra xe lấy kính khác tỏ hơn, rồi nó ra xe và... biến luôn. Vậy là tụi tôi mất toi cả công lẫn tiền.
Vợ tôi làm "chân tay nước" cho một cô khách khác, nó trả tiền đàng hoàng. Hôm sau nó trở lại với cái toa thuốc trên tay trị giá một-trăm-ba-mươi đô-la, nó nói vợ tôi làm chân nó bị nhiễm trùng. Có trời cũng không biết nổi thật hư ra sao. Vậy là vợ tôi phải bấm bụng mà chịu trả số tiền thuốc ấy cho nó.
Rồi có một cô khách, chị bạn của tôi -- là một tay thợ giỏi lâu năm -- làm bộ set cong cho nó, sắp sửa sơn thì nó nói làm không đúng ý, nó bắt sửa lui sửa tới, nó lại nói không đúng ý nữa, rồi quày quả đứng dậy, mồm nói: "Shit... ! Shit... !", đi ra một bề. Tụi tôi nhìn theo mà ngao ngán mà ngậm đáng nuốt cay, cô chủ chỉ nói: "Thôi cho nó đi đi, không thì nó làm ỏm tỏi lên thì mình sẽ bị mất thêm khách". Ôi thôi, ba cái chuyện ngang ngược này nói quanh năm suốt tháng cũng không hết. Có những khách xách cặp chân đất cát dơ dáy hôi thúi đến cho thợ mình... rửa ráy, vân vân và vân vân. Tôi cũng có vài ba khách hẹn cho "tip" hậu, nhưng dần dần vì không chịu nổi cái tỉ mỉ quá đáng, cái sai vặt vô lý của khách nên tôi bỏ lơ luôn cho thợ khác làm. Cái tính đàn ông của mình không chịu được như thế. Phải tận mắt nhìn thấy thợ nail bị đì lên đì xuống, bị dằn xóc ra sao mới biết được đức tính chịu đựng nhịn nhục của thợ như thế nào.
Nghĩ cho cùng, thật là tội nghiệp cho quý bà quý cô của mình, qua đây tuy làm có tiền nhưng phải chịu đựng bao cay đắng khổ nhọc nhục nhằn. Chẳng dễ gì ăn đâu.
Tuy thế, cũng có nhiều khách tử tế lắm. Làm xong cho tiền "tip" và kèm theo lời cám ơn vui vẻ. Đến những ngày lễ lộc (Valentine s Day, Mother s Day, Father s Day, Thanksgiving Day, Christmas Day, New Year... ) thì tặng hoa tặng thiệp. Chủ và thợ chúng tôi cũng được an ủi phần nào, tạm quên đi và cũng chấp nhận luôn những chuyện bực mình do cái đám khách "ba trợn" đưa đến để yên tâm thanh toán những cái bill mà cứ mỗi cuối tháng lại tới tấp bay về, và phải chi cho xăng cho chợ nữa chớ. Nếu không thì...
Nếu tình cờ có dịp quý vị đến cái mall nhỏ ở góc đường Nor.   Bud., mắt liếc nhìn vào một tiệm nail nhỏ nằm khuất sau tiệm Mac Donald, sẽ thấy có một gã đàn ông không mấy đẫy đà đeo kính lão tóc hơi hơi muối tiêu, vừa nhịp nhịp bàn chân vừa liêm liếm cái môi vừa đắp đắp giũa giũa thì... người ấy là tôi đó.

Los Angels,  06

Ý kiến bạn đọc
26/02/202115:26:18
Khách
https://genericviagragog.com viagra price
22/02/202103:12:21
Khách
where to get chloroquine <a href=https://chloroquineorigin.com/#>chloroquine phosphate generic name</a> chloroquinr
26/10/201620:45:41
Khách
Hi...hi...chu viet rat hay, nhung cung con vai truong hop do ban hon nua tu nhung ong khach ba tron, ban quan dui toi lam chan, roi ngoi de het "cai cannon da het dan" ra bieu dien cho khach nu coi, cai nay that la kinh di
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến